a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

HAI CÂU CHUYỆN HAY






                                                                    




                                                                             








 "O' HARE"

> - O'Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago !
>> - Al Capone,  1 tên gangster khét tiếng một thời ở Mỹ.
>> -  Easy Eddie là luật sư của Al Capone.
>>Sau đây là 2 câu chuyện thật:
>>>Có rất nhiều Quân nhân Mỹ can trường trong thế chiến thứ Hai.Một trong những anh hùng đó là Trung Tá Phi Công Hải Quân Butch O'Hare.Trung Tá O'Hare là Phi Công khu trục tùng sự trên Hàng Không Mẫu Hạm Lexington trong vùng biển khu vực Nam Thái Bình Dương.
>>>
>>>Chuyện thứ nhất
>>>>Một hôm toàn thể phi đoàn của ông được giao phó thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh và gia nhập đội hình bay, liếc nhìn bảng phi cụ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về tầu được. Trung tá O’Hare báo với Phi ĐoànTrưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình của phi đoàn và quay trở lại hàng không mẫu hạm.
>>>Trên đường về tầu, bỗng nhiên, trung tá O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: dưới thấp xa xa trước mặt ông là nguyên một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tìến về hải đội Hoa kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhìệm vụ và hải đội không còn ai bảo vệ cả. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không còn thời gian để báo với hải đội những nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi phá tan và chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.
>>>Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình đoàn oanh tạc cơ Nhật, với bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh đỏ rực, ông tấn công tới tấp bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hải đội Hoa kỳ.
>>>Cuối cùng, đoàn phi cơ Nhật bối rối và chuyển hướng. Thở ra nhẹ nhõm, trung tá O’hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo lại sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng hùng hồn nhất.Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.
>>>Đó là ngày 20 tháng 2 năm 1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ.
>>>Năm 1943, trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường của thành phố Chicago , quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare. Dịp nào đó nếu dừng chân tại phi trường O’Hare, xin hãy đi thăm khu kỷ niệm O’Hare, nhìn tận mắt Huân Chương Danh Dự đã gắn lên ngực áo của ông. Khu lưu niệm này nằm giữa Terminal 1 và Terminal 2.
>>>Chuyện thứ hai
>>>Hơn mười lăm năm trước đó, tại thành phố Chicago có một người mang biệt danh là Easy Eddie. Trong thời gian này, Trùm tội ác Al Capone hầu như làm chủ thành phố. Capone nổi tiếng không do các hành động anh hùng mà vì các việc làm bóc lột, tàn nhẫn và hung ác. Thành phố Chicago , qua Capone, tràn ngập những nơi bán rượu lậu, các động mãi dâm và các vụ giết người không gớm tay.
>>>Easy Eddie là luật sư của Al Capone. Chắc chắn Eddie rất giỏi. Việc rành rẽ và biết lợi dụng các kẽ hở pháp luật của Eddie đã giúp Capole nhởn nhơ ngoài vòng tù tội. Để tỏ lòng biết ơn, Capole trả công Eddie rất hậu. Không chỉ về tiền bạc mà còn chu cấp về tài sản nữa. Chẳng hạn như gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, kín cổng cao tường và thừa mứa các tiện nghi của lúc đó với kẻ hầu người hạ ngay trong nhà. Lâu đài này lớn đến độ chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago . Dĩ nhiên với cuộc sống giầu có quyền thế của kẻ đương thời, làm sao Eddie có thể nhận và hiểu được những khốn cùng của xã hội chung quanh.
>>>Như mọi người, Eddie có một yếu điểm. Có một con trai và Eddie thương con vô cùng. Cậu bé có đủ thứ ở trên cõi đời, toàn những loại thượng hảo hạng: quần áo, xe cộ ngay cả trường học nồi tiếng vì giá cả tiền bạc không thành vấn đề, không gì có thể ngăn cản được. Mặc dù liên hệ chặt chẽ và chìm ngập trong tội ác, Eddie cũng đã có những cố gắng dậy con thế nào là phải và trái.
>>>Vâng, Eddie đã cố dậy cậu con trai vượt lên từ cuộc sống nhớp nhúa của chính mình, ước mong con sẽlà người tốt.. Cho dù giầu có và quyền thế xiết bao nhưng vẫn có hai thứ Eddie không thể cho con được, hai thứ mà chính Eddie đã chót bán cho Capone: làm gương và để lại cho con niềm danh dự.
>>>Qua nhiều đêm trằn trọc thao thức, Eddie quyết định việc để lại danh dự cho con cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa hơn là cho con cuộc sống giầu có với những đồng tiền từ máu và nước mắt của người khác. Phải thay đổi hoàn toàn những việc làm lầm lỡ trước kia, phải báo với chính quyền những sự thật vế Al Capone. Eddie cố gắng rửa sạch những nhơ nhớp trên cái tên của mình, ngõ hầu cho con biết thế nào là trung thực và ngay thẳng.
>>>Để hoàn tất mọi chuyện, Eddie phải ra trước toà làm nhân chứng chống lại ông Trùm, biết rằng giá phải trả sẽ không nhỏ. Hơn tất cả mọi chuyện trên đời, Eddie muốn phục hồi tên tuổi mình, hy vọng sẽ để lại cho con tấm gưong và niềm danh dự.
>>>Eddie ra trước toà làm nhân chứng, Trùm Al Capone vào tù. Vài tháng sau, Eddie gục ngã trong cơn mưa đạn trên một con đường lẻ loi ở Chicago . Eddie đã để lại cho con trai một món quà lớn nhất trên thế gian này, mua bằng giá cao nhất là sinh mạng của chính mình.
>>>Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau ? Trung tá phi công Hải Quân Butch O’Hare là con trai của Easy Eddie. Ước mong qúy vị cũng ngậm ngùi và cảm khái như tôi khi đọc những giòng này






-- 
THANH LAM

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

TÌNH CHINH NHÂN

    

                                                                                                 






TÌNH CHINH NHÂN( TOÀN LÀ TÊN BÀI HÁT XƯA)










                                                               Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
                                                                        Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
                                                                              KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
                                                                             LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
                                                                             Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
                                                                         Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
                                                                               NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
                                                                       Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
                                                                                   Hương thầm còn mãi TÌNH XA
                                                                       Bướm HOA THẠCH THẢO còn ra nổi này
                                                                           CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
                                                                         THU SẦU cô quạnh tháng ngày đơn côi
                                                                                   SUỐI MƠ chất chứa ngàn đời
                                                                          Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
                                                                               ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
                                                                           ĐÊM ĐÔNG buốt giá tình yêu ngỡ ngàng
                                                                                 ĐÒ CHIỀU chưa tiễn đưa sang
                                                                            NỔI LÒNG sao biết  thiên đàng ái ân
                                                                                       TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
                                                                            DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
                                                                                 NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
                                                                           DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
                                                                                   Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
                                                                           Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU                                                           
                                                                                   Lặng nhìn từng GIỌT MƯA THU
                                                                             Nghe như TUYẾT LẠNH uẩn u sao đành
                                                                                    Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
                                                                             Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh nổi niềm
                                                                                      THU SẦU chẳng phải của riêng
                                                                                Mà sao mãi thấy PHỐ ĐÊM hững hờ
                                                                                      ĐÒ CHIỀU chở mấy vần thơ
                                                                                Chở nàng thi sỉ TÌNH BƠ VƠ sầu
                                                                                   Ôi NHỮNG ĐỐM MẮT HỎA CHÂU
                                                                        NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
                                                                                  MONG NGƯỜI CHIẾN SỈ sa trường                                                                                          
                                                                           Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
                                                                                           Để ai GIẤC  NGỦ CÔ ĐƠN
                                                                                 Để cho CÔ BÉ DỖI HỜN phòng the
                                                                                 Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
                                                                          TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắc lòng
                                                                              Quạnh hiu gối chiếc phòng KHÔNG
                                                                          NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
                                                                                     NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
                                                                                GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
                                                                                Bao giờ em bước SANG NGANG
                                                                           Để thôi GIỌT LỆ ĐÀI TRANG không còn
                                                                                    GA CHIỀU ngóng đợi héo hon
                                                                                TẦU ĐÊM NĂM CỦ vẫn còn đâu đâu
                                                                            Từng đem TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
                                                                          Cho em biết SẮC HOA MÀU NHỚ thương



                                                                     


                                                                               













                                                                                                










                                                                                       










  Cho em ĐÔI BÓNG BÊN ĐƯỜNG
  Sá gì giá lạnh ĐÊM ĐÔNG
  Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng  
  NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
  Nghìn trùng MẤY DẬM SƠN KHÊ
  ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
  Tình yêu NHƯ CÁNH VẠT BAY
  LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
  Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
  ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
  NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
  NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
  Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
  TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
  Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
  Cho dù NGĂN CÁCH nếu hai mai đầu
  Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
  NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
  Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
  HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
  VẮNG XA vẫn mãi đợi chờ
  Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
  Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
  QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
  Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
  Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
  MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
  CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
  VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
  NƯẢ ĐÊM THỨC GIẤC lòng tương tư sầu
  Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
  Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
  Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
  Là em THEO LÁ VÀNG BAY mất rồi
  Dẫu cho CAY ĐẮNG TÌNH ĐỜI
  NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
  Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
  Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
  Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
  NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
  Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
  Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
  Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
 TÌNH YÊU TRÃ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
  MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
  THA  LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
  Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ







   Ôm sầu LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
  Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
  Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
  Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
  NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
  Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
  MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
  ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
  AI RA XỨ HUẾ hắc hiu tháng ngày
  Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
  KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
  TÌNH YÊU CÁCH BIỆT đôi nơi
  NGẬM NGÙI cắn chặt bờ môi nhạt màu
  BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
  NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
  Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
  ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
  Thật  tình ANH BIẾT EM ƠI
 DƯ ÂM ngày mộng ngàn đời khó quên
  CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đèm
  MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên chuyện tình
  NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
  Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH tính sau
  TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
  Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
  CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
  ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
  TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
  SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
  Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
  ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
  TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
  BIỆT LY em tiễn cành hoa hồng vàng                                                                                 
  NỔI LÒNG mang tận quan san
  Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
  Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
  Xem như GIÂY PHÚT TẠ TỪ trong đêm
  Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
  RỪNG CHƯA THAY LÁ gọi tên bốn mùa
  Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
  Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
  Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
  VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
  Trử tình TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
  CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng lãng du
  Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
  MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
  Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
  LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
  Đắm chìm THU VỚI NÀNG THƠ
  CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
  Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
  BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
  Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
  NGHẸN NGÀO lệ đắng giọt đài trang tuôn
  Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
  NẾU  MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
  TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
  GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
  Phận nghèo mang KIẾP CẦM CA
  ĐIẸU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
  THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
  GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
  Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
  SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
  Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
  CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
  BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
  Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
  Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
  NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
  Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
  PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao xuyến lòng
  LẶNG THẦM hoa tím bên sông
  Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao  nàng
  KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
  ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
  Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
  Để riêng em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI
  Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
  CÁNH BUỒM CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm                                                                         
  CHIỀU VỀ trên những đồi sim
  TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
  Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
  Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
  Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
  BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
  Lối về hẹn một ngày mai
  ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ sánh vai tình hồng
  Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
  Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
  Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
  Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLY nghìn trùng
  Đường chiều phủ kín MƯA  RỪNG
  NGƯỜI GIÀU CỮNG KHÓC trời rưng rưng sầu                                                             
  Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
  Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
  PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
  ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ bước chân âm thầm
  Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
  Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
  Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
  Dẫu rằng em vẫn BƠ VƠ cuối tuần
  Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
  BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
  chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
  Người đi chinh chiến vui vầy nước non
  Bao giờ sông núi vẫn còn
  TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
  TÌNH ANH BIỂN RỘNG sông dài
  Trời vào xứ mộng THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM
Không biết tên tác giả
( Do Giang Do chuyển )










Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

ĐẾN CUỐI ĐỜI CÒN GÌ ĐỂ TIẾC


ĐẾN CUỐI ĐỜI CÒN GÌ ĐỂ TIẾC

                            http://www.limitedeverything.com/wp-content/uploads/2011/11/poetrylifequotenoregretsshortworthit-0aa6c619e79a344ba81ecb557f22d7e8_h.jpg
Ðến cuối đời, có gì để tiếc?
Vũ Quí Hạo Nhiên

Một bài viết của một cô y tá người Úc dạy mình nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài viết được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.”
Có một trang blog chỉ in lại bài này thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.”
Bài viết mang tựa đề “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” cho thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.
Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Ðây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn.
Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô.
Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com.
1. “Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác.”
Ðây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Ðiều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Ðến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.”
2. “Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.”
Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.”
3. “Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.”
Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.
4. “Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.”
Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Ðời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm. Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Ðến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.
5. “Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn.”
Ðiều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Ðến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc

HỌC SINH THƠ HUY CẬN


Học Sinh


Gió thổi sân trường chiều chủ nhật
- Ôi! Thời thơ bé tuổi mười lăm                                                        
Nắng hoe rải nhặt hoa trên đất
Đời dịu vừa như nguyệt trước rằm.                                                    
Bốn vách nghiêm trang tiếng đọc bài
Đầu xanh dặm chục, nét văn khôi
Chiều xuân chim sẻ vô trong lớp
Ông giáo trông lên; chúng bạn cười.

Lén mắt thầy, xem lại bức thư
Của người cô họ, chú hiền từ
Bàn tay vơ vẩn đưa trang sách
Mộng tưởng phiêu lưu bức địa đồ.

Đôi guốc nằm hiên kéo bốn mùa
Tiền nhà ít gửi, biết chi mua!
A’o dài cọ mãi đôi tay rách,
Gương lược thăm hoài tóc ngắn thưa.

Chủ nhật nhiều khi chán nản ghê
Tung tăng sân bóng chạy tư bề
Bên vườn ông đốc dăm hoa nở
Đêm tới mau mau hái trộm về.

Lên gác yên tâm nghĩ sự đời
Hương nồng quanh gối vẩn vơ chơi>
Giường bên cửa sổ, cây đưa mắt,
Không chịu mùng che để ngó trời.

Họ sống bình yên, bước lặng thinh.
Không nghe hoa bướm gọi bên mình.
Hừng hờ đi giữa hương yêu mến
Chân bước chưa khi rộn ái tình.

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.




CHIẾC XE ĐẠP NGÀY XƯA ẤY



ịnh Tâm 3 là tên trường của tôi thời tiểu học đến lớp 9, năm đó là năm học 82-83, chúng tôi thân nhau từ lớp 6, bộ 6 chúng tôi có Mỹ Linh, Thúy Hà, Phượng Linh, Thu Loan, Băng Tuyết, và tôi. Tên của tôi không có chữ lót ngoài chữ Thị.



Mỹ Linh nhà gần cô giáo chủ nhiệm tên Thơ, người Tiều, Thúy Hà  ở gần nhà  Mỹ Linh con chủ trại đóng hòm, nhà có cây táo rất to kế bên cổng ra vào, Phượng Linh nhà gần ngã ba ‘’Trà Men’’, Thu Loan nhà gần cầu ‘’Thiên Hộ’’ , nhà Thu Loan có nhiều cây táo, cây me bên cạnh ao, và rất rộng, Băng Tuyết nhà rất bình thường, gần nhà Thu Loan, còn nhà tôi gần trường, chỉ đi bộ hai phút là đến cổng trường. Năm học cuối cấp này, chúng tôi lại cải vả nhau và thế là bộ 6 trở thành bộ 5, còn tôi thì một mình, phải thi đua học để làm sao ngang bằng nhóm này, vì trong nhóm có nhỏ Mỹ Linh học rất giỏi và thông minh, những bạn kia thì ăn theo. Nhưng giờ đây, tôi phải chơi một mình, không cùng bàn cùng nhóm nữa, tôi rất buồn và đơn độc suốt một năm học, cả nhóm bọn họ, tôi chỉ nể Mỹ Linh vì nhỏ rất thông minh, mỗi ngày đi bộ một mình đến trường hai buổi, những lúc rảnh tôi hay ngồi trước hành lang lầu hai, nhìn xuống phía dưới đường xem người qua lại, vì đây là con đường chính dẫn vào trung tâm. Tôi thường ao ước được đi xe đạp đến trường, mà nhà tôi chỉ có một chiếc xe đạp nữ inox sườn dẹp, rất nặng, không có gắn giỏ phía trước cho hợp với mode thời bấy giờ, tôi biết thời đó cả Tỉnh Sóc trăng chỉ vỏn vẹn sót lại chừng vài chiếc như thế.

Đến cuối năm học, kết quả cả năm, Phượng Linh thì đựơc cấp bằng khen’’ học sinh Giỏi’’, tôi chỉ thua 0.1 điểm môn văn thế là cô chủ nhiệm không cho tôi vào danh sách. Tôi rất buồn vì không có sự công bằng ở đây, ai cũng biết sức học của chúng tôi trong nhóm. Sau lễ phát giải thưởng cuối năm, tôi chỉ được Xếp’’họs sinh Tiên Tiến’’. Nhưng năm đó chúng tôi phải nổ lực hết tốc độ để được vào Trung Học Hoàng Diệu.

Chúng tôi chơi chung với nhau nhiều năm như thế, nhưng lại không nói chuyện với nhau cả năm vì những việc cải vả trẻ con. Vào ngày thi tốt nghiệp lớp 9, tôi ngồi kế Băng Tuyết, vì trùng tên nên tôi ngồi kế bên nhỏ, sau khi làm bài văn, tôi ngừng bút và ngồi đọc lại bài đã làm, nhỏ Băng Tuyết kế bên chưa làm vì đề bài rất khó và ‘’có bẩy’’ của nguời ra đề, không khéo thì làm trật đề là ăn ‘’zero’’, mà như vậy thì rớt chắc, tôi rất tự tin bài làm của mình, nhỏ Băng Tuyết kế bên khều tôi và hỏi :
“Đề này làm sao?”
“Chỉ dẫn chứng những gì trước thời gian có truyện của chị Dậu, còn những gì sau đó đừng kể ra sẽ lạc đề” tôi trả lời.

Sau đó dẩn chứng vài bài cụ thể, thế là nhỏ hiểu và bắt đầu viết. Sau khi thi xong tôi được kết quả rất cao, có bạn học rất giỏi nhưng dẫn chứng sai và bị điểm dưới trung bình, khóc bù lu bù la. Nhưng tôi không thể vui trọn vẹn vì đúng ra với số điểm của tôi, tôi được tuyển thẳng vào trường Hoàng Diệu, nhưng vì tôi không được học sinh giỏi cuối năm nên tôi phải thi chuyển cấp, nhỏ Phượng Linh cũng bị thi vì nhỏ học đâu có giỏi ngoài cái “hên”. Sau khi tốt nghiệp tôi chuẩn bị ráo riết cho kỳ thi vào THHD. Vào ngày thi, tôi làm bài rất tốt, sau khi thi Ba Má tôi gửi số báo danh cho "Củ" Na của tôi (theo tiếng gọi người Tìều nghĩa là Cậu) xem kết quả. Củ tôi tên là Quang dạy môn toán trường THHD. Sau khi chấm điểm thi xong, Củ chạy lại nhà tôi báo cho Ba Má tôi là tôi được 9.75 điểm môn Toán, sau vài học sinh đạt điểm 10. Lúc đó tôi rất bực tức, vì không hiểu sai ở điểm nào mà bị trừ như thế, nhưng dù sao tôi cũng được tổng số đạt điểm cao vô trường HD lúc đó.
Ngày nhập trường đã đến, ngày 05-09-83, tôi đã được toại nguyện, cưỡi trên chiếc xe đạp Mini mà cũng là chíếc xe đạp của chị thứ năm tôi để lại, chiếc xe đạp đã được sử dụng nhiều năm từ chị Năm đến chị Huệ rồi chị Bảy, rồi đến lượt tôi xe vẫn còn rất mới. Các Chị tôi xài rất kỹ mỗi tuần đều lau chùi bóng loáng, nào câm xe, sườn xe, chuông xe, vành xe.v. vv... Nên tôi cũng phải tuân theo qui luật này, do chị tôi dặn sau khi TN THHD lên SG, các chị tôi đều nhắc nhở phải chạy cẩn thận chăm sóc xe cho kỹ, nên tôi không dám quên lời dặn này, gia đình tôi gồm năm trai. Chị em tôi gồm năm gái mà Ba tôi hay gọi Ngũ Long Công Chúa cho vui nhà. Chúng tôi cách nhau hai tuổi, nhưng chị Huệ tôi và chị bảy tôi cách nhau đến bốn tuổi. Khi chị Huệ tôi lên SG thì chỉ còn chị Bảy tôi học lớp 12, tôi thì bắt đầu vô lớp 10. 
Ngày đầu nhập học, tôi vui mừng khôn xiếc vì được mặc quần áo mới, áo trắng quần đen với chiếc xe đạp Mini này. Lòng vui không tả được khi ngày đầu đứng trước cửa trường Hoàng Diệu, thấy mình đã là cô thiếu nữ trưởng thành. Tiến vào trong sân trường chúng tôi phải dắt bộ xe đạp vào bên trong không được chạy vào, nếu mấy nam sinh nghịch phá chạy vào bên trong sân trường, thì có Bác bảo vệ yêu cầu xuống xe dẩn bộ.Bác bảo vệ là người bạn, quen anh hai tôi, làm việc và sống tại Pháp nhiều năm, Bác trở về sau năm 75, tôi không hiểu tại sao Bác chấp nhận làm bảo vệ trường Hoàng Diệu. Bác biết tôi là em anh Hồng vì tôi có nói cho Bác khi tôi có dịp nói chuyện với Bác.

Khi vào được danh sách lớp 10A4 khoa Anh Văn, tôi đã gặp lại Phượng Linh, Thu Loan còn Băng Tuyết, Mỹ Linh, Thúy Hà học lớp 10A3, thế là chúng tôi lại làm hòa và học cùng, vì kế lớp nên bọn chúng tôi hợp lại chơi với nhau như xưa, nhưng Mỹ Linh phải nghĩ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn hay do chuẩn bị đi nước ngoài. Thế là cả bọn chỉ còn lại năm đứa, tôi được xếp ngồi bàn nhứt vời Hoàng Oanh và Phượng Linh, Mỹ Trinh, bàn sau chúng tôi là Dinh, Thịnh, Ngân. Sau khi phân công chức vụ của lớp ngày đầu đi học, tôi cũng ít quan sát xung quanh bạn bè, chỉ biết lớp và trường thì hoàn toàn xa lạ, chỉ có Phượng Linh,Thu Loan là bạn bè cũ, tất cả đều là bạn từ các nơi trong Tỉnh ST đến, nào là Trường Khánh, Phú Tâm, Đại Tâm.v.v.v…và các phường trong Tỉnh ST. Cô giáo chủ nhiệm là cô Chuyên, một bạn nữ là Dung làm lớp trưởng, lớp tôi khoảng hơn 35 bạn nam nữ.

Hàng ngày, tôi vẩn cưỡi xe đạp đi về vào buổi chiều,  còn chị tôi sử dụng vào buổi sáng, chiếc xe vẫn lăn trên đường mà chẳng bao giờ bị hư cả, nên chúng tôi rất quý, vì các chị tôi xài cẩn thận và Ba tôi hay chăm sóc xe thường xuyên, nên xe ít khi bị hư hao trên đường.


Học được vài tháng, chúng tôi bắt đầu quen trường lớp và bạn mới, trong đó có nhóm nam Dinh, Thịnh, Ngân là rất thân nhau, cả ba điều cao ráo nhưng Dinh, Ngân thì đẹp trai hơn, còn tôi, Phượng Linh, Thu Loan, Mỹ Trinh thì cùng nhóm. Một hôm, Dinh hỏi tôi sau giờ học tan trường:
‘’Cho Dinh mượn tập lịch sử của Tuyết ‘’
Tôi liền lấy ra tập lịch sử cho Dinh mượn, ngày mai sau giờ tan học Dinh gọi tôi và nói:
‘’Cho Dinh gửi trả lại tập’’
Tôi mang về nhà và có linh cảm cái gì đó cồm cộm, tôi đành mở ra quả nhiên đó là một bức thư kèm tấm thiệp xinh xắn, với vài dòng thơ ngây ngô tuổi học trò
‘’Cô bạn có đôi mắt tròn xoe,
Làm lòng tôi xao xuyến…’’

Tôi hết hồn và vội lấy ra xé ngay, vì sợ chị tôi hay bạn bè thấy thì không hay, từ đó mỗi ngày Dinh đều gửi thư cho và hẹn tôi gặp tại nhà cô Chuyên chủ nhiệm, lúc đó Thương học cùng lớp quê ở Trường Khánh cũng ở cùng cô, Thương là học sinh giỏi của Trường Khánh, chúng tôi gặp nhau tại nhà Cô nhưng chẳng nói gì, chỉ ngồi chơi nghe cô nói chuyện thôi, và cứ như thế Dinh hẹn tôi những lần sau đến nhà Cô. Chúng tôi thư từ và hẹn họ qua lại, nhưng tôi không thích chuyện này, vì cả lớp hình như biết cái gì đó mà giữa chúng tôi đâu có điều gì xảy ra, tụi bạn trêu trọc và ráng ghép tên tôi với D, tôi rất bực và từ đó ghét Dinh, tôi không thích nói chuyện với Dinh nữa. Tôi rất vô lý vì bạn bè ráng ghép, thế là tôi không nói chuyện với Dinh, sau đó Thịnh chuyển thư Dinh cho tôi, tôi từ chối và nói:
“Thịnh nhắn Dinh đừng gửi thư nữa”
Những chuyện này chỉ có tôi và Dinh, Thịnh, Ngân biết, những bạn khác đều không biết điều bí mật này. 

Hàng ngày tôi và Phượng Linh chạy xe đạp đến trường, có lần Dinh chạy xe đạp qua mặt tôi và Phượng Linh, Dinh lạng qua lạng lại thế là “ùm một cái” Dinh té trước mặt xe đạp của tôi và Phượng Linh, cả hai đều cười khúc khích nhưng không dám cười lớn sợ Dinh quê.
Phượng Linh nói ‘’đáng đời, bày đặt cua gái’’.

Lớp 10, là thời gian chuyển tiếp từ lớp 9 lên trung học, đối với các môn học đều thay đổi rất nhiều như từ số học chuyển sang Đại số, nói chung là chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, có bạn học rất giỏi lớp 9 hay tiểu học khi sang lớp 10 thì thành học sinh trung bình, cụ thể là Thương, vì môn Toán là môn khó nhất và các môn khác như Sinh Vật, Hóa Học cũng thế, đối với môn Toán chúng tôi phải tìm thầy học thêm ngoại khóa, lúc đó Thu Loan tìm ra được cô KA gần nhà dạy Toán cho chúng tôi, cô mới ra trường nên phương pháp dạy không hay lắm, nhưng lúc đó không biết ai khác nên chúng tôi phải đi học như vậy, Cô KA ở gần nhà Thu Loan nên bọn chúng tôi gồm năm đứa mặc dù học khác lớp, nhưng chúng tôi đóng tiền học cho cô, học tại nhà Thu Loan. Nhờ thế mà năm lớp 10 tụi tôi học khá môn này.

Vào gần dịp tết dương lịch, trường HD có tổ chức văn nghệ do học sinh biểu diễn, tôi sáng tác một điệu múa cho lớp, sau đó cô Thủy dạy thể dục giúp cho lớp múa hay hơn, sau đêm chúng tôi biểu diễn khoảng gần 10h tối. Vì quá trể Hoàng Oanh yêu cầu chúng tôi về nhà nhỏ ngủ, tụi tôi gồm bốn đứa, thế là quyết định về nhà nhỏ ngủ và báo với gia đình ngủ lại nhà bạn, khoảng 11h tối anh của Hoàng Oanh là Quách Huy Chiến người học cùng khóa với chị tôi khoa Pháp văn, anh Chiến là người sáng tác nhạc thiếu nhi khi anh Chiến chỉ có 10 tuổi, và đoạt giải xuất sắc người sáng tác nhỏ nhất, anh rất có năng khiếu về nhạc lý chắc do di truyền của Cha anh, nên anh đàn rất hay. Lúc này tôi rất thích nghe anh đàn cho cả đám chúng tôi nghe, anh đàn cho tôi hát, cứ thế gần sáng chúng tôi mệt nhừ và đi ngủ.

Từ dạo đó, tôi để ý đến anh Chiến, anh Chiến học sáng tôi học chiều, khi anh Chiến tan học tôi vào học, anh Chiến chạy xe đạp sườn ngang màu xám, tôi với chiếc xe Mini inox. Anh Chiến cũng thích tôi, nên chúng tôi gặp nhau hò hẹn đi dạo vòng quanh ST, thực sự ST thì nhỏ nên đi đâu ai cũng thấy, nhưng chúng tôi mỗi người một chiếc xe đạp cứ thế mà đi. Cả lớp tôi điều biết chuyện tôi và anh đi dạo với nhau trên những con đường của ST. Thế là Dinh nghe thấy, Dinh rất khó chịu, nhưng không làm được gì. Chuyện chúng tôi là thế chỉ chạy xe vòng vòng quanh phố thế thôi.

Hè lớp 10 lại đến, ngày cuối cùng chúng tôi tổ chức ăn bánh và uống nước, tiệc chia tay nho nhỏ của lớp 10A4. Quỳnh học cùng trường biết tôi và anh Chiến, và là bạn trai của Thương cùng lớp, Quỳnh ghé lớp đàn hát cho chúng tôi nghe, Quỳnh đàn hát rất hay, Dinh thấy thế, nghĩ là bạn trai tôi nên rất khó chịu. Ngày đó, Dinh có vẻ mặt khó chịu đến ai cũng nhận ra, nên mấy bạn tôi càng chọc tôi hơn. Kết quả cuối năm tôi được học sinh Tiên Tiến theo danh từ được gọi thời đó. Kết thúc năm học lớp 10.

Lớp 11 lại đến, Chị tôi đậu ĐH TH ở Thủ Đức, thế là lớp chị kế tiếp ra đi, để lại chiếc xe đạp này cho tôi. Mỗi sáng tôi có nhiệm vụ thức sớm nấu nước pha trà cho Ba Má tôi, và chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà rồi cưỡi chiếc xe đạp đến trường. Tôi lại được đi học buổi sáng. Thầy Duyên chủ nhiệm lớp 11 A4, thầy dạy Toán và Chính Trị, thực sự chúng tôi lúc đó còn mệt hơn năm lớp 10, vì thầy dạy tệ quá, chúng tôi tất cả đều đi tìm học thêm môn toán như thầy Nhị và Thầy Hưởng, hai thầy dạy toán rất giỏi, tôi cũng học thêm môn Lý của Cô Ánh. Môn Lý và môn Toán tôi học rất khá năm lớp 11, tôi bắt đầu hứng thú trở lại hai môn này. Nhưng chúng tôi rất sợ giờ toán thầy Duyên, vì thầy dạy tệ quá. Một hôm thầy bệnh, chúng tôi ghé thăm nhà, nhà thầy ở Đại Tâm có trồng rất nhiều rau cải ngay cả mía, tôi còn nhớ ăn một khúc mía thầy chặt cho chúng tôi. Thầy dễ thương lắm, nhưng vì dạy môn Toán, thì thầy không truyền đạt hết cho chúng tôi kinh nghiệm của Thầy, nên chúng tôi rất ngại giờ dạy của thầy. Năm lớp 11 chúng tôi phải làm lao động công ích rất nhiều, nào là đào ao nuôi cá sau trường, trồng khoai, lúa vv... Dinh lúc đó làm lớp phó LĐ nên giúp tôi rất nhiều những ngày lao động như thế. Khi trường có đố vui để học, tôi, Dinh và một bạn khác được tham gia cùng nhóm, thế là tôi nói chuyện lại với Dinh, nhưng cũng rất ít. Dinh rất thông minh, trả lời nhanh chóng các câu hỏi, mà tôi thì phản xạ chậm hơn nên không có cơ hội nhấn chuông, Dinh nhường tôi trả lời được vài câu, chúng tôi lại nói chuyện huyên thuyên với nhau kể từ đó, trừ chuyện tình cảm nam nữ.

Thời gian này tôi cũng hay đi dạo cùng anh Chiến, nhưng ít lại do việc học thêm quá nhiều, chuẩn bị cho thi ĐH nên tôi rất hạn chế gặp anh. Kết quả năm này tôi cũng là học sinh Tiên Tiến.


Vậy mà được hai năm học HD với chiếc xe đạp Mini là bạn đồng hành của tôi mỗi ngày đến trường. Hè năm lớp 11 lại đến, tôi phải lên SG học luyện thi ĐH, tôi lại xa nó, tôi rất nhớ nó vì nó chưa bao giờ giờ hư trong hai năm trời đi học. Lên SG tôi lại đi bằng xe đạp của chị tôi để lại, nhưng nó không là xe Mini bánh nhỏ nữa, mà là xe đạp với bánh to, vì Thành Phố SG rất lớn nếu chạy xe đạp Mini thì không biết bao giờ đến đích. Sau ba tháng hè, trở lại ST, tôi rất bận bịu cho việc học, không gặp lại anh Chiến vì tôi không muốn bận bịu chuyện nam nữ, điều này ảnh hưởng rất lớn cho việc học. Anh Chiến tìm đến nhà tôi và xin chị tôi cho gặp, nhưng lúc đó tôi không muốn gặp anh Chiến, anh Chiến năn nỉ chị tôi nhiều lần thế là chị tôi khuyên tôi nên gặp anh Chiến, anh Chiến rất muốn đi chơi với tôi nhưng tôi không muốn, thế là tôi vô tình nói:
“Thôi, Tuyết bận lắm, anh Chiến đừng tìm Tuyết nữa”.
“Anh Chiến biết, nhưng chỉ lâu lâu đi chơi thôi mà ‘’anh Chiến nói:
“Không được đâu, Tuyết xin lỗi”

Rồi chúng tôi chia tay nhau từ đó, anh Chiến rơm rớm nước mắt khi chia tay tôi, tôi thấy tội, nhưng lúc đó tim tôi khép lại vì tôi chưa yêu anh, mà chỉ là cảm giác thích có người quan tâm của thời bồng bột. Chia tay anh Chiến, và từ đó tôi không thích đàn hát gì nữa cả.

Lên lớp 12, thầy Thạnh chủ nhiệm chọn những học sinh các lớp từ khá trở lên, các bạn cùng lớp là những học sinh khá giỏi từ các lớp khác. Thế là cả nhóm bạn chơi chung, chúng tôi chỉ còn lại Mỹ Trinh còn lại những bạn khác như Phượng Linh, Thu Loan điều chuyển sang lớp khác, Mỹ Trinh ngồi kế tôi học rất giỏi, lớp tôi 12A1 có bộ tứ nam Sư, Hải, Tâm, Anh điều là thần đồng, họ rất giỏi Toán, Hóa, Sinh, ước muốn của ba bạn là trở thành Dược Sỹ. Không thể nào học qua ba bạn này vào ba môn đó. Nhưng Lý là sở trường của tôi và Toán hệ 12 năm, mà thời đó các bạn đều bỏ, vì học Tích Phân, Lượng Giác, mà các bạn khác không quan tâm nhiều, tôi nghe lời Chị Năm tôi phải tập trung TP, LG vì nó liên quan rất nhiều với môn Toán ở ĐH. Tôi được chị tôi để lại bộ đề thi ĐH môn Toán do Thầy Hưởng viết rất hay, chị tôi nói:
“Nếu em giải hết mấy bài này, không sợ gì cả khi đi thi”

Tôi được Thầy cho làm Thủ Quỹ lớp, chức vụ này không lấy gì làm hãnh diện, mà còn bù lỗ hoài. Nhưng được việc là lúc nào thầy hay bạn cùng lớp đến tìm tôi, năm đó tôi bệnh hoài do học quá nhiều. Và lúc này chúng tôi phải lao động vào buổi chiều, như cạo tre làm màn tre xuất khẩu, mấy chuyện này tôi cũng ít làm vì Dinh lúc nào cũng giúp tôi, từ đó tôi thấy vậy nói chuyện lại với Dinh, thế là bạn cùng lớp hay chọc phá tôi và Dinh. Nhưng lúc đó tôi không còn giận và ghét Dinh nữa, chỉ nói chuyện như hai người bạn thân thiết. Dinh giúp tôi ngoài việc lao động, còn các môn học hay bài học khó, Dinh rất thông minh môn Toán, Lý, Hóa, và trí nhớ rất tốt trong các môn học như Lịch Sử, Địa lý. Mình học bài thấy mồ mà lúc nào cũng thấp điểm hơn Dinh, vì Dinh học ít hiểu nhiều, còn tôi thì ngược lại.

Năm đó tôi được thầy Thuận gửi đi thi học sinh giỏi Lý Tỉnh Hậu Giang (Tỉnh Cần Thơ ngày nay tách ra với Tỉnh Sóc Trăng), nhưng sau kỳ thi này tôi không đạt kết quả cao. Năm học lớp 12 là năm rất bận rộn và khó khăn, tôi phải đi học thêm Toán, và Anh Văn, vì thi tốt nghiệp là bốn môn Toán (là môn bắt buộc), Lý hay Sinh Hóa (sẽ được thông báo cuối học kỳ một), môn Văn( là môn bắt buộc) và Anh Văn, hay Sử, Địa (sẽ được thông báo cuối học kỳ một). Chúng tôi tập trung cho việc học thi ĐH là Toán, Lý, Hóa cao độ, phải học thêm và học nhóm, lúc đó tôi và Mỹ Trinh hay học chung ở nhà tôi, chúng tôi ít quan tâm đến môn Anh Văn của thầy.

‘’Tụi em lo thi đậu đại học, coi chừng thi rớt tốt nghiệp ‘’thầy nói:

Sau khi thi học kỳ hai xong, là kết thúc năm học lớp 12 Hoàng Diệu, chúng tôi được nghĩ rất nhiều môn, do thầy cô bận chấm thi và chuẩn bị thi tốt nghiệp. Mỗi lúc không có giờ học, chúng tôi Mỹ Trinh, Đào hay trốn ra ngoài ăn vặt như chè sưng sa hột lựu, bún nước lèo vv… khi ra cổng gặp Bác bảo vệ đâu có ai được ra, nhưng do Bác biết tôi nên cho chúng tôi ra khỏi cổng trường trong giờ chúng tôi nghỉ, còn lớp khác thì học. Ăn ngon thỏa thích rồi trở lại lớp, nói chuyện về những ngày sắp tới, tôi thì ít tâm sự với ai ngoài Mỹ Trinh, tôi cũng chẳng nói với Mỹ Trinh là tôi thi vào ĐH nào, và sẽ làm gì ở đâu? Mỹ Trinh cũng tốt tính ít hỏi khi tôi không muốn nói.

Khi học kỳ hai trôi qua, kết quả tôi được học sinh Tiên Tiến. Kết thúc những ngày thức khuya học bài, dậy sớm nấu ăn rồi mới đi học. Tôi khăn gói ngay sau khi thi TN, lên SG chuẩn bị học tiếp cho kỳ thi ĐH. Em kế tôi là người sử dụng cuối cùng chiếc xe đạp Mini này, chiếc xe đạp đã chuyên chở chúng tôi hàng ngày hai buổi đến trường, mà chỉ thời Trung Học Hòang Diệu chúng tôi mới được sử dụng, nó chất chứa biết bao nhiêu tình cảm của chị em tôi, nó chứng kiến biết bao buổi hẹn hò của năm chị em chúng tôi, vì là “Ngũ Long Công Chúa”, nên chúng tôi được liệt vào danh sách nữ sinh “không xấu xí” của Hoàng Diệu, nên không tránh khỏi có những “đuôi dài …”.

Đang học thi, vào khoảng cuối tháng 6 tôi nhận được điện thoại của Dì tôi gọi: “Con đậu TN điểm rất cao”.

Tôi vui sướng lắm, lúc này lòng thanh thản để chuẩn bị cho những ngày thi sắp tới, kỳ thi gay go hơn nhiều và quyết định sự thay đổi cho học sinh Hoàng Diệu cũng như cá nhân tôi.

Những ngày học ở SG và Dinh đã tìm gặp tôi, do Ba tôi cho địa chỉ nhà tôi, Dinh mời tôi đi uống nước, lúc đó tôi đang ở đường Lê Văn Sỹ (hay Trương Minh Giảng Quận ba trước 75). Dinh học ĐH Bách Khoa (hay Phú Thọ trước 75), tôi học Thủy sản SG. Dinh ghé nhà tôi chơi và nói chuyện với chị tôi, chị tôi rất thích Dinh vì Dinh đẹp trai và học cùng ngành với chị tôi, nên chị tôi rất thích nói chuyện về những gì liên quan nghề nghiệp, Dinh mời tôi đi chơi, chị tôi nói:

“Đi đi em”   
Tôi thì nghĩ Dinh như một người bạn, cùng quê chứ chẳng nghĩ gì khác, đi chơi vài lần Dinh lại bắt đầu tỏ tình:
“Dinh muốn Tuyết là bạn gái Dinh, Tuyết thấy sao?
“Tại sao ?” tôi hỏi ?
“Vì mình rất thân nhau, từ lâu rồi”. Dinh nói
“Đúng là thân nhau chứ đâu có yêu nhau”, tôi trả lời
“Dinh muốn tiến xa hơn”. Dinh tiếp
“T không nghĩ thế”

Vài năm sống ở SG, Dinh ở ký túc xá Bách Khoa, chúng tôi dời về Quận 5. Dinh sống rất gần nơi chúng tôi ở, thỉnh thoảng Dinh ghé sang chơi, chúng tôi chuyện trò vui vẻ như hai người bạn thân thiết cùng quê, không hơn không kém. Vì lúc đó tôi cũng đã yêu chút xíu một người khác. Nên tình cảm chúng tôi chỉ thế thôi, không tiến xa hơn được.


Khoảng năm 91-92 là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau, Dinh không còn kiên nhẫn và nói:
“Tuyết có tình cảm gì với Dinh không?
“Tuyết nghĩ vẫn vậy, không thể xa hơn được’’
“Dinh muốn xa hơn Tuyết đồng ý không?
“Tình bạn vẫn là tình bạn khó mà thay đổi được Tuyết’’ tôi tiếp
“Như vậy Tuyết chỉ xem Dinh như bạn thôi hả?
Tôi cười “ừ, thế thôi”.

Sau này, Dinh lập gia đình và nay làm Giám Đốc Cho Công Ty Giao Thông Vận Tải Tỉnh ST khấm khá lắm.

Hè năm 1997 trở về ST, tôi thăm lại Hoàng Diệu và tặng quà cho các em học sinh nghèo học giỏi, và Thầy Cô có hoàn cảnh khó khăn. Tôi gặp lại Thầy Duyên, Cô Ánh, Cô Thủy, Thầy Thạnh, Cô Chuyên, tôi vui mừng không tả xiết vì đâu thể gặp được cả ba Thầy Cô Giáo Chủ Nhiệm mình khi xưa cùng lúc, vì các Thầy cô vẫn còn đó và khỏe mạnh, đó là niềm may mắn của tôi trong đời gặp lại Thầy Cô ngày xưa. Khi trao phần quà cho các em, tôi không khỏi bồi hồi xúc động như những ngày tôi vào ngưỡng cửa Hòang Diệu.

Chiếc xe đạp này của năm chị em chúng tôi sử dụng, tôi cho lại con gái người đồng nghiệp, vì cháu rất cần một chiếc xe đi học hàng ngày như tôi, tôi thấy thế và cho nó lại cho bạn tôi. Cho dù có nhiều thay đổi thăng trầm trong cuộc đời, nhưng tôi vẫn cứ muốn nhìn thấy chiếc xe đạp inox ngày xưa mãi mãi, hy vọng một nơi nào đó người sử dụng nó vẫn sử dụng chiếc xe đạp này.

Xe đạp xưa không còn đồng hành với chúng tôi và Ba tôi cũng không còn chăm sóc nó nữa, vì Người đã ra đi vĩnh viễn cũng như chiếc xe đạp ngày xưa ấy, chẳng biết nó còn tồn tại chăng? Mong rằng một nơi xa xôi nào đó nó vẫn còn nguyện vẹn, và cũng như hình ảnh của Ba tôi ở trong ấy cùng suy nghĩ của năm chị em chúng tôi. Tôi nhớ lời Ba tôi nói khi Ba tôi thường hay gặp Dinh những năm sau này và khen tắm tắt: 

“Dinh nó tốt quá sao con không lấy nó”

Dinh thường liên lạc với em gái tôi và biết email của tôi, chúng tôi lại liên lạc với nhau như những người bạn, nhưng rất lâu rồi chúng tôi không gặp nhau, tôi yêu cầu Dinh gửi hình cho tôi xem, bây giờ Dinh đẹp trai hơn và sang nữa chứ. Rồi tôi lại nghĩ, mình đã đánh mất đi một mối tình thuở học trò ngây thơ này. 
  
Mong ước có một lần về lại chốn xưa, tìm lại bạn bè, trường HD với tiếng trống trường, hồi tưởng lại kỷ niệm xưa tình yêu tuổi học trò, và ở một góc trước lớp có ai đó đứng nhìn tôi trong giờ tập thể dục giữa giờ và được cưỡi trên chiếc xe đạp ngày xưa ấy vòng quanh ST.

Và ngày ấy có năm chị em và anh em chúng tôi cùng ăn cơm với Ba Má, ngồi nghe những lời răng dạy của Ba, cũng như trước giờ đến trường Ba thường nhắc:
“Chạy cẩn thận nhe con”.’

Thời gian trôi nhanh, qua hơn 20 năm, tôi còn nghĩ mãi đến nó, tôi nghĩ những buổi đến trường, những buổi đi dạo ST, những ngày mưa nắng cùng năm chị em tôi, tình cảm chị em tôi rất đầm ấm và thấm thiết không thể nào diễn tả hết, cho dù chúng tôi nghìn trùng xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi, nhưng lúc nào cũng nghĩ về nhau, và thỉnh thoảng khi nhắc lại chuyện cũ chúng tôi hay nói với nhau, “chiếc xe đạp này già như tụi mình, nó có tình yêu và tình cảm như tụi mình đó”. Bây giờ nó đang ở đâu? Có còn tồn tại, hay là nó đã già nua cũ kỹ và người ta quăng nó vào một góc nào đó hay trong một đống rác nào rồi?   

Tôi hy vọng ai là chủ nhân nó ngày nay, khi đọc được những ký ức này thì hãy giữ lấy nó và trân trọng nó như trân trọng tình cảm của năm chị em tôi thời Hoàng Diệu.


Tuổi thơ tôi với chiếc xe đạp ngày xưa ấy
Chiếc xe đạp chuyên chở tình yêu chị em tôi
Cùng tình thương của cha tôi ngày ấy
Ước muốn một ngày về lại chốn xưa
Tìm lại tình yêu tuổi học trò ngày xưa ấy
Nhìn lại cây phượng vĩ trong sân trường
Hoàng Diệu ngày xưa ấy
Sân trường, tiếng trống vào lớp học
Giữa giờ chơi với giờ tập thể dục
Giờ tan trường, giờ chia tay
Chia tay mãi mãi tuổi học trò ngây thơ
Với bạn bè cũ, lớp học xưa
Trường Hoàng Diệu với chiếc xe đạp ngày xưa ấy.

Nguyễn Thị Tuyết HD 83-86 Viết vào mùa xuân – Bruxelles 2010