a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

KỶ NIỆM MÙA HÈ









                                                                             










                                                                           












KỶ NIỆM MÙA HÈ


Tôi biết bắt đầu câu chuyện của tôi từ đâu nhỉ? Thật là khó. Những kỷ niệm, phải, những kỷ niệm ấy đã có từ lâu lắm rồi và giờ đây nó đan xen vào nhau dệt thành một tấm lưới. Tấm lưới kỷ niệm. 



… Mùa hè năm ấy, tôi là con bé 11 tuổi, vừa kết thúc lớp 5. Mái tóc hoe vàng, nước da ngăm đen dãi dầu nắng gió – nước da của những con bé nông thôn gắn mình với đồng quê. Tôi được ra Hà Nội thăm gia đình ông ngoại. Và tôi quen hắn – một thằng con trai da trắng, tóc đen, dáng người mảnh khảnh, gắn “mác” thành phố nghiêm chỉnh. Hai đứa quen nhau kể cũng kỳ quặc… Những buổi chiều tôi có thói quen đi bộ vòng quanh phố rồi trở về nhà khi đã tắt nắng. Chiều hôm đó, đang trên đường đi về nhà, qua sân tập thể, bất thần tôi bị một cú bóng như trời giáng vào giữa trán. Tôi ngã quị xây xẩm mặt mày. Những tiếng la ó, hò hét càng làm tôi váng óc. Ê, Hùng, mày làm gì con cái nhà người ta như thế? Hoan hô, tay Hùng đã sút thủng lưới đối phương! Tôi phủi cát, cố mở mắt nhìn. Đám đông choai choai vây quanh tôi. Một thằng bé, ừ, thì cứ cho là như thế mặc dù nó cao hơn tôi một tí chỏm đầu, đang bối rối, mặt đỏ bừng, bẻ gập những ngón tay, miệng lúng túng: “Tôi… xin lỗi bạn! Tôi… trót vô ý…” À, thằng này là thủ phạm. Đang giận, cái giận nghẹn ứ trong tôi tự nhiên tan mất. Tôi cũng đang lúng túng, thương hại cho thằng bé. Không sao. Tôi cũng… không đau lắm! Tôi cố gắng nói được mấy câu, cố gắng nở một nụ cười gượng gạo và cố gắng bước về nhà, bỏ mặc sau lưng đám con trai nhí nhố… 



Chuyện đó sẽ bị quên lãng đi nếu không có một buổi tối. Tôi ngồi trên sân thượng mê mải đếm sao, bỗng có tiếng đàn vang lên. Những âm thanh trầm bỗng, nhẹ nhàng, dịu ngọt quấn quýt vào nhau. Tôi đưa mắt tìm kiếm. Kìa bên hiên nhà hàng xóm có thằng con trai, nó ngồi nghiêng ôm đàn, ngẩng đầu nhìn trời. Ánh trăng trong vắt chảy tràn theo dòng âm thanh trong vắt. Mải nín thở lắng nghe, vô tình tôi đánh rớt chiếc que dùng để dính ve sầu. Tiếng động làm tiếng đàn im bặt. Nó quay nhìn tôi. Cả hai cùng nhận ra nhau trong sự kinh ngạc và bối rối: thằng bé hôm nọ! Hai đứa nhìn nhau trân trân. Cuối cùng tôi nói: Bạn đàn đi! Tiếng đàn lại cất lên, lúc đầu hơi dè dặt, sau mạnh dần, say sưa, cuốn hút. Ấy tên gì? Dung. Còn ấy? Hùng. Hỏi vậy thôi chứ tôi còn lạ gì tên nó. Dung học lớp mấy? Lớp 5. Thế à, vậy thì kém Hùng hai lớp. Buồn cười à? Người ta bị… còi xương đấy!… Thế Dung còn tức Hùng hôm Hùng đá bóng vào đầu bạn không? Có. Nhưng không ghét vì Hùng biết xin lỗi, ở quê mình bọn con trai không biết xin lỗi bao giờ cả! Quê Dung ở đâu? Xa lắm… tận Ninh Bình. À, có phải quê bạn là cố đô Hoa Lư không?… 



Chuyện của chúng tôi không bao giờ hết. Nó kể cả về lớp học của nó có 25 người. Nó học cũng được – có nghĩa là giỏi, nó vốn khiêm tốn mà. Chiều nào cũng vậy, hai đứa đều đầu trần như vòng hoa chiến thắng. Rồi nó dạy tôi đàn. Nó còn có một cái đàn to lắm, đàn piano, nó bảo vậy. Tôi bắt đầu làm quen với những nốt nhạc “đồ, rê, mi…” Chà, một thằng bé hiền và nhát quá thế – nhưng tôi không bao giờ bắt nạt nó. Lẽ ra tôi là nó, nó là tôi mới đúng. Nó gầy nhom như một con ếch cốm, trắng xanh như một kẻ thiếu nắng. 



Tôi nhớ có chiều hai đứa đi chơi về gặp mưa. Nó cởi áo ngoài trùm đầu cho tôi rồi cả hai chạy trong làn mưa trắng xóa. Hùng này, sấu nhiều lắm! Rụng đầy đường! Nó và tôi cúi nhặt. Tôi rút cái áo trên đầu để đựng sấu. Nhiều không để đâu hết, hai đứa đành tiếc rẻ ra về. Lúc đó tôi thấy mặt nó tái xám. Và ngày hôm sau, nó bị ốm! Tôi lo quá, đợi lúc bố mẹ nó đi làm, tôi vội leo tường sang nhà nó. Hùng! Có còn mệt không? Mệt, nhưng đỡ rồi. Nó xanh xao như một con gà con. Tội nghiệp. Tôi chìa cho nó một quả sấu chín: Này ăn đi! Ngon lắm. Nó cố gắng ăn cho tôi vui lòng. Sờ trán nó nóng như hòn than. Rồi hai ngày sau nó khỏi. Bố nó cấm không cho nó ra ngoài. Tôi lại vượt tường sang nhà nó. Nó đang ngồi khóc ti tỉ, thấy tôi sang vội lau nước mắt. Đồ khóc nhè chè thiu! Người ta là con gái còn không bao giờ khóc nữa là! Nói khoác! Í, không tin à? Bố đánh người ta đau lắm, bắt úp mặt vào tường từ sáng đến trưa mà người ta không khóc tí nào. Nó bật cười, lảng chuyện. Vào đây. Tớ ốm nên có nhiều bánh lắm. A, có thích xem tranh người ta vẽ không? Nó vẽ rất đẹp. Những đàn gà, đường phố, những dãy nhà cao tầng, cảnh sân trường vui nhộn. Hùng vẽ đẹp thế! Dạy Dung đi! Người ta cũng biết vẽ gà, vịt và cả mèo nữa đấy! 



Tôi thường vượt tuờng sang nhà nó như vậy. Phải nói là thằng ếch cốm (tôi vẫn gọi đùa Hùng như thế) rất lắm tài vặt. Tôi không chịu thua, cũng học theo nó những ngón đàn, nét vẽ. Nó vẽ rất đẹp nhưng còn lâu mới vẽ được những cánh đồng lúa, những hình con cá, con tôm, những người cấy lúa. Nó đề nghị tôi dạy nó – oai đấy chứ! Cấy lúa thì người ta cấy từng cây một hả Dung? Tôi cười ngất khi nghe nó hỏi. Thế Dung có sợ đỉa không? Ồ, mình còn bắt đỉa chơi ấy chứ! Eo, con gái mà ghê thế? 



Nó chỉ được thả khỏi nhà khi bố mẹ nó đi làm về vào 5 giờ chiều. Nhưng cũng tầm đó nó phải đá bóng. Vậy là chúng tôi vẫn chơi trò trèo tường sang nhà nhau. Hè sắp hết, tôi phải về quê học. Tôi trèo tường sang nhà nó. Nó buồn buồn cho tôi một hòn bi ve và một hộp giấy xinh xinh. Về quê năm sau bắt dế mang cho mình nhé! Ừ, tớ về đây. Tôi leo tường về. Lúc ấy tôi mới để ý: bức tường chỗ bọn tôi vẫn thường trèo qua đã có một vết mòn kha khá… 



Hè năm lớp 9. 



Thế là sau 4 năm tôi mới được ra Hà Nội. Mọi thứ đều đổi khác. Nhà ông tôi xây lại. Hùng cũng thay đổi. Nó cao lên rất nhiều nhưng vẫn cứ như một cây mồng tơi vậy. Vẫn cứ trẻ con, vẫn hiền và nhát. Trong suốt 3 năm qua, hai đứa thường xuyên viết thư cho nhau. Những ngày trung thu, sinh nhật, lễ Tết, tôi đều có quà của nó – trừ ngày 8-3. Bởi tôi nhận mình không phải là con gái. 



Căn phòng của Hùng được bài trí lại. Trên tường treo rất nhiều tranh – cả của tôi và của nó. Một giá sách đồ sộ, một bàn học ngăn nắp, trên bàn có một lọ hoa lưu li, cạnh đó có chiếc đàn piano. Tính nó vẫn còn “tiểu thư” lắm, ra đường mẹ nó còn dặn kỹ phải đội mũ, tránh nắng chiều… Những lần ra đường tôi để ý Hùng rất hay bị con gái trêu. Nó không đáp, không nhìn, chỉ lẳng lặng đi. Cậu làm sao thế? Sao không trả lời người ta? Ôi, bọn chúng ghê lắm, một mình Hùng làm sao mà nói lại nổi? Vả lại mình không thích chơi với họ. 



Bây giờ nó có vẻ tự do hơn. Những buổi tối rảnh rỗi, chúng tôi lượn qua các phố, các ghế đá công viên, có lúc cao hứng trêu chọc những đôi trai gái đang trò chuyện. Thường thì bọn tôi lượn xe rà sát chỗ họ, hay vờ hỏng xe, nhảy xuống sửa, cố ý trêu. Cái trò này là do tôi bày ra đấy! Nghịch ngợm quá thế. Dung này, mình mới biết làm thơ đấy! Một lần Hùng bảo tôi. Thế à? Ừ, mình học Dung… Học mình ư? Sao biết mình làm thơ? Người ta là bạn của Dung cơ mà!… Có thích xem không? Về rồi Hùng cho xem. Đừng chê nhé… Tôi ngồi sau mỉm cười. Cái gì ở tôi nó cũng biết. Và có lẽ, chúng tôi đều thuộc từng ý nghĩ của nhau… 



Dung này, hoa phượng sắp tàn hết rồi! Thế thì sao – lẩn thẩn vừa chứ, hôm nay Hùng nhắc tới điều đó mấy lần rồi biết không? Nhưng… hoa phượng tàn nó đem theo cả Dung đi nữa. Mình không muốn thế… Tôi lạnh lùng. Gương mặt nó đượm buồn, mắt nhìn xa vời vợi: Mình sợ mùa hoa phượng tàn lắm!… Im lặng kéo dài. Cuối cùng, không chịu nổi tôi la lên: Trời đất, buồn gì cơ chứ, đi chơi khắc hết buồn! Nói rồi tôi kéo tuột nó ra vườn hoa cửa Nam, tung tăng quanh những khóm hoa sặc sỡ. 



Hè lớp 12. 



Tôi xuống xe, đưa mắt tìm Hùng. Một thanh niên chạy ào tới. Kìa, Dung! Tôi ngơ ngác. Sau mấy giây đồng hồ tôi mới nhận ra nguời con trai ấy là Hùng! Trời ơi, Hùng cao đến mức này rồi sao? Tôi lúng túng nhìn Hùng cũng đang… lúng túng. Hùng rất cao, tôi chỉ đứng tới vai. Hùng đã trở thành một chàng trai thực sự. Đẹp và cường tráng. Tôi cười: Bởi vì… Hùng lớn quá nên Dung không nhận ra nổi. Thế bây giờ Dung còn gọi Hùng là con ếch cốm nữa không? – Hùng cười rất tươi. Ờ… bây giờ Hùng là… ếch ộp rồi! Thoáng đỏ mặt. Hùng đỡ hộ tôi chiếc túi xách rồi cùng tôi bước đi. Tôi cảm thấy ngường ngượng. Đâu rồi cái hồi bé tẹo hai đứa vẫn thường nắm tay nhau đi dưới trời hè đầy hoa đỏ, vừa đi vừa vô tư hát… Hùng lớn quá, sẽ không còn là chú ếch cốm của tôi nữa rồi. Dung, sao buồn vậy? Nó ngạc nhiên bởi nét mặt của tôi. Không sao đâu, đi đường xa hơi mệt. 



Hùng chào ông bà tôi rồi quay sang tôi: Từ hôm Dung ra đây tới giờ chưa đi chơi đâu. Hôm nay Hùng đưa Dung đi thăm phố nhé! Dung sẽ thấy phố xá đổi khác nhiều lắm. Ừ, đợi mình một lát nhé! Bà tôi chợt lên tiếng: Sao hai đứa cứ xưng hô như vậy? Thằng Hùng hơn mày 2 tuổi, phải gọi nó bằng anh, nghe không Dung! Chúng tôi cười, khẽ nhìn nhau, tự nhiên mặt hai đứa đỏ bừng. 



Chúng tôi đi khắp nơi trong thành phố. Chiếc ba lô đựng giấy vẽ, màu vẽ và thức ăn. Tôi ngồi trên đòn giông ngang của chiếc xe đạp đua, Hùng lái, còn sau xe là 2 giá vẽ. Con ngựa đua chở chúng tôi vào cả thành phố nhỏ yên tĩnh rợp tán phượng đỏ. Những bức vẽ và những bài thơ ngày một đầy lên trên chiếc ba lô màu tím ấy… Cũng xin nói thêm: Hùng đã là sinh viên của trường ĐHTH khoa Toán rồi đấy. Nhưng Hùng vẫn yêu thơ và nhạc – họa như ngày nào. Dung sẽ thi vào Tổng hợp Văn chứ? 



Vâng. Có thể em sẽ thi vào cả trường Mỹ thuật nữa. Tôi phải gọi Hùng bằng anh lúc đầu cũng hơi… ấm ức. 



Hùng dẫn tôi đi gặp các bạn của anh. Anh giới thiệu tôi là một bạn gái rất thân của anh với thái độ tự hào trước những con mắt ngạc nhiên của các bạn. Lúc ấy tôi mới nhận ra một điều mà từ trước đến nay tôi không hề biết: tôi quá xấu so với Hùng. Tôi lẳng lặng rút khỏi đám bạn Hùng. Điều đó làm tôi day dứt mãi… Hùng này, chơi với em anh không cảm thấy xấu hổ sao? Tại sao? – Hùng ngạc nhiên hỏi. Vì anh rất đẹp và nổi tiếng. Còn em… chỉ là một con bé nhà quê không hơn không kém. Mà em lại quá xấu xí… Thôi đi Dung! Anh không muốn em nói và nghĩ như thế! Anh không nhận em quá xấu sao? Hoàn toàn không, cô bé ạ. Ngược lại thì có. Mà sao em lại nghĩ vớ vẫn thế? Anh không cho phép em nghĩ như vậy! Hùng có vẻ không bằng lòng, nét mặt điềm tĩnh nhưng ánh mắt ngạc nhiên pha lẫn sự hờn giận. Tôi ngoác miệng cười xí xóa – nụ cười dàn hòa muôn thuở của bọn tôi. Anh dí ngón tay vào trán tôi: Em chẳng khác xưa tí nào. Đúng, tôi chẳng hề khác. Mái tóc hoe vàng, vẻ mặt bất cần. Không một bông hoa trên mái tóc, có nghĩa rằng tôi vẫn chưa phải là con gái. Vậy mà tôi không dám ngồi trên xe anh phóng từ sân ra cổng nữa. Tôi thường chờ anh ở cuối phố – nơi có một cây phượng nở hoa đỏ rực vô tư thả hoa xuống áo người qua đường. 



Có một chiều, tôi và Hùng ra bãi sông Hồng. Tôi cố thu hết vào bức tranh dòng sông Hồng rực phù sa, những bãi ngô xanh ngút ngàn, những con thuyền máy ròn rã lướt sóng và những con thuyền câu mỏng manh tư lự xuôi dòng. Cỏ may xâu đầy áo. Kìa anh, gỡ cỏ may khó lắm! Không trả lời, anh gỡ chiếc bút vẽ trong tay tôi đặt lên giá vẽ và kéo tôi ngồi xuống giữa đám cỏ may nhiều hoa nhất. Em thích cỏ may lắm cơ mà! Anh muốn "khắp chốn giăng đầy hoa cỏ may, áo em sơ ý cỏ gặm đầy…" Em có thuộc bài thơ đó chứ? Đọc nốt anh nghe? Xì, thơ tình, em ghét! Ghét? Vậy nếu bây giờ có người nói là họ yêu em, em sẽ xử sự ra sao? Ồ, thì em thẳng thừng từ chối. Từ chối như thế nào? Rằng em không nghĩ tới, rằng em ghét, em không đơn thuần là một cô gái. Mà… cũng tùy thuộc vào người đó. Em có quí họ đâu? Nếu người đó em rất quí? Tôi lúng túng: Thì… kệ! Mà nói làm gì, lúc ấy em sẽ xử trí rất kịp thời! Nếu… Dung à, nếu… người đó… là anh chẳng hạn. Tôi vô tư cười: Thì em sẽ đánh anh! Đánh thật đau! Sao em cứ đùa hoài vậy, Dung? Giọng anh run run nghèn nghẹn. 



Tôi sững sờ nhìn anh. Đôi mắt anh thăm thẳm, một thoáng buồn, chút bối rối, khắc khoải lướt nhanh trong đáy mắt. Tôi bỗng rụt khỏi tay anh. Nếu như người đó là anh – tôi thoáng hiểu điều gì đã xảy ra. Tôi lúng túng đứng dậy. Ta về đi anh. Muộn rồi. Trời còn nắng mà Dung! Em vẫn chưa nói… Thôi về! Tôi nổi cáu. Anh không về, em sẽ về trước. Tôi hấp tấp, đi như chạy, mặc kệ anh cuốn quýt gọi với theo. Lát sau, anh đuổi kịp. Nài nỉ mấy tôi cũng không lên xe. Anh lẽo đẽo dắt xe sau tôi. Đêm buông màn. Trăng lên. Mảnh trăng non bơi trong bầu trời trong trẻo. Đói khát. Mệt. Tôi quay nhìn anh. Anh nhìn tôi, đôi mắt anh đầy nước… Tôi thở dài. Anh lại đèo tôi đi. Không hát. Không cười. Không cả nói chuyện. Hai đứa như hai kẻ xa lạ, như hai cái bóng chìm dần giữa dòng người ồn ã. Đến đầu phố tôi nhảy xuống. Anh về trước đi! Em còn giận anh không? Tôi lắc đầu ngượng nghịu, đứng sát vào hàng dậu thưa. Hoa lý rơi đậu trên vai áo anh, rụt rè như một ngôi sao lạc. 



Trò giận dỗi trẻ con – tôi tự nhủ như vậy. Nhưng tôi cũng đủ thông minh để nhận ra rằng anh đã khác xưa rồi. Khác lắm rồi. Đêm ấy tôi ngồi gỡ cỏ may bám đầy trên quần áo và nhận thấy cái gì đó như một sự đỗ vỡ rất lớn lao. Tôi đã khóc. Hôm sau, tôi theo ông về quê, không một lời chào Hùng. Mùa hè ấy sao mà buồn thế! 



Những lá thư của anh, tôi đã trả lời bằng sự im lặng. Tôi giận anh – giận vì lẽ gì không biết. Chỉ biết rằng mỗi lần nhìn thấy thư anh là cơn giận lại nổi lên. Nhưng không thấy thư anh, tôi buồn lắm. Và tôi mơ hồ nhận ra: tôi rất nhớ anh! Vì là năm cuối cấp, nhà xa, tôi chuyển hẳn lên ký túc xá trường. Việc học đã làm tôi quên dần chuyện cũ. 



Tôi đã vào Đại học. Việc đầu tiên là tôi đến tìm anh. Ông nói rằng anh đã đi du học từ năm ngoái rồi. Tôi như chết lặng trong người. Tôi mất anh – mất thật sự rồi. Ông đưa tôi một cuộn giấy – bức tranh anh nhờ ông gửi tặng cho tôi. Tôi hấp tấp mở ra: bãi đê sông Hồng, một cô bé đang ngồi giữa đám cỏ may. Cô bé ấy là tôi. Dưới bức tranh bốn câu thơ: 



Cỏ May hoang vu tìm đến thu 
Đem nhung nhớ găm đầy tà áo 
Còn Mây trắng vẫn là mây mùa hạ 
Lang thang hoài chưa muốn đi xa 



Anh muốn nói gì? Tôi không biết gì ngoài khóc. 



… Anh đã đi 3 năm. Những mùa hè Hà Nội, tôi cô đơn như một cánh phượng hồng bị người quên nhặt. Một mình tôi lang thang, viết và vẽ. Nhưng cũng không yên với đám thanh niên hiếu kỳ. Tôi phải đến một nơi thật yên tịnh – đó là bờ đê sông Hồng. Kỷ niệm xưa làm tôi buồn quá! Tại sao tôi lại ngốc thế? Và tại sao anh lại nói với tôi khi tôi chưa kịp lớn? Những bông cỏ may hoang sơ – lại một mùa hè nữa sắp đi qua. Bao giờ anh sẽ trở về để chúng mình cùng cười xí xóa? Có lẽ anh đã quên em rồi. Một đôi nam nữ đèo nhau trên chiếc xe đạp đua, cô bé ngồi sau khoác chiếc ba lô màu tím. Sao mà giống anh và tôi ngày ấy? Tôi bỗng nhớ tới hôm ấy, trên bãi cỏ này… 



… Nếu… Dung à, nếu… người đó là anh chẳng hạn? Thì em sẽ đánh anh! Đánh anh thật đau! Sao em cứ đùa hoài vậy, Dung? 



Sao em cứ đùa hoài vậy, Dung? – em không đùa đâu, thật đấy! Vì khi đó em còn ngốc lắm. Chẳng lẽ anh chẳng biết, chẳng hiểu em sao? Sao anh không hỏi em vào lúc khác – để bây giờ mình đã xa nhau, xa trong sự day dứt khôn nguôi với một thứ tình cảm lạ kỳ giằng xé. 



Chiều nắng. Những sợi tơ nhện dan díu đan cùng với nắng. Phố phường tấp nập ồn ào. Đường phố vốn vô tình lắm. Tự nhiên tôi bật cười nhớ tới câu thơ không hiểu của ai: 



Từ buổi về đây sầu lại sầu 
Người xa vời quá, ai thương đâu 
Tôi đi ngửa mặt trên hè phố 
Xem những cành cây nó cưới nhau.

HỌC TRÒ

HỌC TRÒ










[Tôi học Ðại học Sư phạm Cần Thơ. Cuối năm tư bắt đầu đi thực tập, thời gian hai tháng. Nơi thực tập của tôi là một trong những trường chuyên lớn của thành phố. Gần cuối đợt thực tập học trò hay có lệ tặng quà cho các thầy cô thực tập, gọi là kỉ niệm khi chia tay. Sáng tôi đi chợ, ghé vào hàng văn hóa phẩm tình cờ nhìn thấy một nhóm học sinh trường mình thực tập đang chọn mua quà. Giữa nơi ấy, tôi cũng chỉ là một khách hàng ngang hàng với các em bởi không một lời chào. Dù đã rất nhiều lần tôi đứng lớp trong hai tháng dạy dỗ chính các em, sao cái nhìn lại hờ hững thế. Câu “Nhất tự vi sư...” nghiêng ngả trong đầu tôi. Tiếng một em nữ vô tư vang lên: “Ðừng mua cái này, bả hổng biết xài đâu. Uổng tiền!” Tôi vội vã bước nhanh ra khỏi cửa hàng. 
Chiều tôi vào trường. Ngày cuối cùng dạy và chia tay học trò. Tiếp tục chạm phải những ánh mắt nhìn hờ hững. Cuối buổi là giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Tôi bước vào lớp mà mình đã chủ nhiệm trong hai tháng với biết bao nụ cười và nước mắt. Ðại diện lớp lên trao tôi món quà thật to “Lớp em gởi cho cô!” Tôi nghe gói quà trĩu nặng trên tay, nước mắt chực trào ra. Tủi thân quá! 

Ðó là chuyện của năm trước. Năm nay tôi đã là cô giáo dạy học ở một trường huyện nơi tỉnh nhà. Ngày 20 tháng 11, sau buổi lễ xôm tựu của trường, tôi trở về phòng ở khu tập thể chuẩn bị về quê thăm lại thầy cô giáo cũ. Tiếng học trò líu tíu gọi cửa: Cô ơi, cô ơi. Nhóm học trò lớp 11 ùa vào với những bông hồng vải trên tay. “Cô ơi, nhân ngày tết thầy cô, tụi em hổng có gì tặng cô chỉ có tấm lòng và mấy bông hồng này... Cô ơi, không có tiền mua bông thiệt, tụi em chỉ có bông giả thôi. Cô đừng chê nghe... Cô ơi bông đẹp không cô, tụi em làm đó...” Giữa rộn ràng tiếng cười lời nói, tôi nghe nao cả lòng và cay xè đôi mắt. Ôi cuộc đời này đẹp biết bao. Học trò ra về với cái khoanh tay thật tròn “Thưa cô em dìa!” 

Trưa nay tôi đang ngồi soạn bài, một em học trò khoảng lớp 6, lớp 7 xách một cây tre thật dài dựng sát vách phòng tôi và cất tiếng: “Cô ơi cho em gởi cây sào, chiều em lấy”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng chợt nhớ ra. Các em phải bơi xuồng đi học. Công giữ sào của tôi được trả bằng một vòng tay thật tròn: “Em cám ơn cô. Thưa cô em đi học”. Bóng em vừa khuất, một giọt nước mắt nóng hổi của tôi trào ra, rơi trên giáo án. 

Ôi, cũng là học trò...




                                   ÁO TÍM HỌC TRÒ

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

SỢ VỢ LỢI HAY HẠI

                             SỢ VỢ LỢI HAY HẠI







 Phàm ở đời, không nhất thiết người chồng nào cũng sợ vợ. Nhưng thôi, chúng ta chẳng nhắc đến bọn người vô lương tâm, chỉ nhìn vợ bằng nửa con mắt đó làm gì. Ta chỉ nói đến chúng ta thôi, những người chồng luôn luôn nhìn đắm đuối vợ mình bằng hai con mắt đầy đủ. Và hai con mắt đó lúc nào cũng ánh lên vẻ tha thiết biết lỗi khi vợ cật vấn bằng một giọng nanh nọc: "Sao, đi đâu mà giờ này anh mới vác mặt về?". Tất nhiên là ta biết ta đi đâu. Những người chồng đứng đắn như chúng ta thì chẳng bao giờ về trễ vì một lý do bậy bạ. Rõ ràng là ta đi họp về muộn. Nhưng lẽ nào lại nói điều đó ra khi vợ mình đang giận. Nói ra, có nghĩa là ta thét vào mặt vợ: "Cô là kẻ chuyên nghi ngờ bậy bạ, không hề biết tí gì về công việc của tôi!". Ôi, lẽ nào ta lại nhẫn tâm đến như thế! Và nếu ta lỡ mồm nói ra, vợ ta cảm thấy bị mất mặt, nổi cơn lôi đình lên thì sao? Tai họa ai chịu? Thì còn ai nữa ngoài đôi tai sưng tấy lên vì bị véo của chúng ta, những người quen chịu trận. Vì vậy, lỡ rơi vào tình huống nan giải đó, tốt nhất là chúng ta im lặng ra vẻ biết lỗi. Chẳng có gì xấu hổ hết! Ông cha ta chẳng đã nói "Im lặng là vàng" sau bao năm quen nhẫn nại trước các bà, các mẹ của ta đó sao! Vâng, ta im lặng và âm thầm xuống bếp, lục cơm nguội ra ăn, bởi vì sẽ chẳng có cô vợ giàu nguyên tắc nào lại đợi cơm khi chồng về muộn. Vả lại, vợ ta đã đứng chờ ngồi đợi mỏi mòn con mắt vì ta rồi, lẽ nào ta còn hành hạ cô ta nữa. Những người chồng biết điều hãy cùng ta lặng lẽ xuống bếp xới cơm ăn một mình, vừa ăn vừa gặm nhấm khuyết điểm của mình. Ăn xong thì hãy lo mà rửa chén, không phải cái chén ta vừa ăn mà cả một đống chén ngỗn nghện từ sáng tới giờ. Gặp thằng chồng khốn nạn thì chắc chắn nó sẽ mặt nhăn mày nhó, nhưng ta thì không, thậm chí ta còn nở một nụ cười hạnh phúc. Bởi vì ta đã quen những thử thách này rồi. Từ hồi lấy nhau đến giờ, ngày nào cũng thế, vợ ta cứ sợ ta bớt yêu nàng nên luôn luôn tạo điều kiện cho ta chứng minh tình cảm trước sau như một của mình. Cái đống chén này là một ví dụ. Vợ ta cứ tưởng ta không biết nên thử thách ta hoài! Ta xắn gối ngồi xuống (bởi ta đã kịp thay đồ đâu!), tay cầm nùi giẻ lên mà trong lòng cứ tội nghiệp vợ: Ôi, nàng phải nhọc lòng thử thách ta biết bao, chứng tỏ nàng yêu ta lắm! Một người chồng mẫu mực phải biết cách rửa chén không gây tiếng động. Lúc này im lặng vẫn cứ còn là vàng! Bởi lúc ta ngồi rửa chén thì vợ ta đang ngủ. Nàng không đủ sắt đá để chứng kiến sự thử thách của mình và vì không nỡ nhìn chồng cặm cụi ngồi rửa một núi chén nên nàng đành phải đi ngủ. Và vì vợ ta đi ngủ, ta phải rửa chén bát êm thắm, lặng lẽ như một nghệ sĩ kịch câm chính cống. Dù sao thì trong chuyện này, tay nghề ta cũng cao lắm rồi. Bình tĩnh nhé, đừng sẩy tay! Ta dặn ta như thế, bởi vì một tiếng động vang lên vào lúc này có khác gì một quả bom nguyên tử nổ. Ai sẽ bảo vệ ta trước cơn thịnh nộ chính đáng của vợ? Không ai cả! Và cái tai tội nghiệp của ta một lần nữa lại chứng minh rằng "tai không chỉ dùng để nghe mà còn dùng để cho người khác trút sự phẫn nộ". Rửa chén bát, úp vào chạn xong, ta nhón gót đi lên nhà trên, nhón gót thay đồ, nhón gót đi... vệ sinh và cuối cùng nhón gót mò vào giường. Ô kìa, vợ ta đâu rồi? Cô ta không có trong giường! Sau một thoáng bất ngờ, ta giận tím cả mặt. Không phải giận vì đêm nay ta lại ngủ một mình mà giận vì ta biết cô ta ở đâu rồi! Cô ta chơi bài tứ sắc ở nhà bên cạnh, các ông bạn đứng đắn của ta ạ! Đêm nào cũng thế, cô ta lỉnh đi chơi bài suốt đêm, có khi một, hai giờ sáng mới về. Nhiều đồ đạc trong nhà đã bắt đầu biến mất một cách kỳ quặc mà ta chưa dám hỏi. Hừ, sớm muộn gì ta cũng hỏi thôi (tất nhiên là muộn)! Sức khỏe cô ta thì sa sút thấy rõ (tai ta độ rày ít đau hơn). Cái hại của cờ bạc rành rành như thế mà cứ đâm đầu vào. Ta là chồng, ta biết phải làm gì trong lúc này chứ! Thế là ta xăm xăm bước qua nhà hàng xóm quyết kêu vợ ta về, mắng nhiếc cho một trận nên thân! Cái gì chứ việc này thì rõ ràng ta đúng. Ta ló đầu vào tìm kiếm. Kia, vợ ta kia rồi, cô ta đang xòe bài. Ta cố trấn tĩnh hắng giọng:
    - Em ơi...
    - Anh làm cái trò gì đó?
    Vợ ta lạnh lùng hỏi, đầu không quay lại. Tim ta tự dưng chơi điệu đítxcô, mặc dù ta không thích nhạc trẻ. Đầu ta lỡ thò vào cửa, giờ không biết làm sao. Tự dưng rút ra mà không trả lời nghiêm chỉnh câu hỏi của vợ thì bất lịch sự quá. Mà để cái đầu trong nhà trong khi cái thân ngoài hiên thì coi không được. Tự nhiên, ta giận ta ghê, đâm đầu vô đây chi không biết! Vợ ta giải trí một chút mà ta cũng quấy rầy, thật là đồ vô lương tâm! Cuối cùng, ta cũng nghĩ ra được một câu đáng điểm mười:
    - Anh tính qua hỏi em cần tiền không, anh đưa thêm!
    Tất nhiên là vợ ta không từ chối, sợ ta buồn. Còn ta thì dùng mấy trăm bạc mà chuộc được tính mạng, kể cũng hên! Thế là vợ ta ngồi thức bên đó, ta nằm thức bên đây. Cách nhau một bước, xa nhau nghìn trùng. Chuyện đó, đến nay vẫn còn! Ta nhờ tài học vấn uyên bác nên sợ vợ cũng có dựa trên cơ sở lý luận, nay muốn tìm người trao đổi kinh nghiệm hầu nâng lên thành một học thuyết triết học.
    Ta bắt chước Lỗ Tấn: "Liếc mắt coi khinh nghìn lực sĩ. Cúi đầu làm ngựa cho vợ ta". Lỗ Tấn nói là "trẻ con" nhưng không có "vợ ta" làm sao có "trẻ con"? Ta sợ vợ ta chứ có sợ vợ ai đâu mà xấu! Cũng từ Lỗ Tấn ta suy ra: "Vợ nhờ chồng sợ mà thành hùm" (từ câu "Rừng nhờ người đi mà thành đường"). Nghe chí lý thay! Ta vốn người hào kiệt, coi khinh nghìn lực sĩ, bình sinh chưa biết sợ ai, nhưng sở học lộn xộn nhớ lầm câu "nếu không có cái mình thích thì hãy thích cái mình có" thành câu "nếu không có cái mình sợ thì hãy sợ cái mình có". Gia tài ta chẳng có gì ngoài vợ nên từ đó đâm ra sợ vợ mà thành tật. Nay, tính can vợ bỏ bài bạc hoài mà không được, ta lại ngẫm ra "nếu cứ sợ cái không đáng sợ ắt sẽ hại cái không đáng hại". Ôi, phải chăng vì yêu vợ mà ta hại vợ? Hỡi các ông chồng đứng đắn giống như ta, hãy trả lời! Sợ vợ, lợi hay hại?



                                                                                   NGUYỄN NHẬT ÁNH

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

HỌC SINH CƯỜI

DỐT HAY NÓI CHỬ


 Thầy đồ hay chữ, rủi phải bà vợ hư quá nên buộc phải dùng roi để dạy. Lúc đánh vợ ông nói:
    - Sự bất đắc dĩ mới đánh mình, chứ tôi cũng hiểu rằng: "Giáo đa thành oán".
    Có anh dốt nghe được cũng về bắt chước đánh vợ, vừa đánh vừa nói:
    - Sự mất bát đĩa tao mới đánh mày, chứ mày cũng biết, gáo tra dài cán.

LOGIC CON GÁI

 1 cô gái bị mất kính và...................
    Ơ kính của mình đâu rồi, không tìm thấy chắc chắn phải bị ăn trộm, mà tên trộm lấy kính làm gì
    => Chắc chắn hắn bị cận hắn ko đeo kính sao mà nhìn rõ để ăn trộm kính của mình
    => Hắn phải có kính từ trước rồi chứ
    => Hắn có kính rồi thì lấy kính của mình làm gì. Ủa sao từ này mình vẫn nhìn rõ
    => Mình phải đang đeo kính. À đây rồi kính trên mũi mình





TÊN EM XẤU LẮM



 Cô giáo mới nhận dạy một lớp muốn làm quen với học sinh. Sau phần tự giới thiệu, cô hỏi tên từng học sinh. Đến một học sinh, nó nhất định ko chịu nói tên:
    - Tên em là gì?
    - Tên em xấu lắm!
    - Có gì mà ngại em cứ nói đi
    - Không tên em xấu lắm...
    - Không sao đâu mà, đằng nào cô chả biết em cứ nói đi.
    - Tên em xấu thật mà. Tên em là cái mà cô thích cầm ý mà.
    - À cô biết rồi.... Em tên là Cu chứ gì
    - Không, em tên là Phấn

AI SỢ VỢ NHẤT

Sư cụ ngồi nói chuyện với mấy người khách, có người đặt câu hỏi:
    - Trong đám ta đây ai là người sợ vợ nhất?
    Chưa ai dám trả lời, thì sư cụ đã nhận ngay:
    - Chắc là tui đây sợ nhất!
    Mọi người lấy làm lạ mới hỏi:
    - Sư cụ làm gì có vợ mà sợ?
    - Ấy đấy! Tôi sợ đến nỗi không dám lấy vợ.

.QUAY CÓP ĐẠI CÁO


.... Thường nghe: Việc quay cóp cốt ở nhanh tay,
    Photo giỏi cũng tùy từng địa điểm...
    Như lớp ta từ trước...
    Vốn xưng hùng xưng bá đã lâu
    Bàn 1,bàn 2,bàn 3 đã chia,
    Phong cách đôi khi cũng khác
    Từ Hình học, Giải tích, Đại Số... Bao lần ra hàng thu nhỏ
    Cùng triết Mác, hữu cơ, từ trường, mỗi môn hùng cứ một năm,
    Tuy kĩ thuật có lúc khác nhau,
    Song anh kiệt thì kì nào cũng có...

CHIẾC BÓNG ĐÈN THỨ SÁU


.... Trong kỳ thi vượt rào, thày giáo liên tục đưa ra những câu hỏi, còn anh sinh viên nọ liên tục đưa ra những câu trả lời sai. Quá chán nản thầy giáo nói:" Nếu cứ thế này cậu sẽ trượt, mà tôi thấy cậu cũng đã cố gắng, thôi tôi cho câu cơ hội cuối cùng, nếu trả lời đúng câu hỏi này của tôi thì tôi sẽ cho qua, còn sai thì cậu phải chịu thi lại thôi... Trong phòng này hiện co' bao nhiêu cái bóng đèn?"

    Anh sinh viên ngẩng đầu lên đếm và tự tin trả lời:" Thưa thầy trong phòng này co' 5 cai' bóng đèn."
    Ông thầy mỉm cười và nói:" Anh sai rồi, trong phòng này hiện có 6 cái bóng đèn." Rồi từ từ ông rút ra trong túi quần mình 1 cái bóng đèn và để lên mặt bàn.
    Kỳ thi lại đã đến, vẫn trong phòng thi đó, anh sinh viên nọ vẫn liên tục đưa ra những câu trả lời sai cho những câu hỏi của ông thầy cũ. Gần hết giờ thi, ông thầy lai nói:" Tôi thấy anh thi thế này cũng đã nhiều rồi, thôi tôi cho anh một cơ hôi cuối cùng. Hãy trả lời tôi xem trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?".
    Lần này không cần đếm, anh sinh viên trả lời ngay:" Thưa thầy trông phòng hiện có 6 cái bóng đèn".
    "Anh lại nhầm rồi, lần này tôi không mang theo bóng đèn" Ông thầy khẽ mỉm cười trả lời.
    " Thầy không mang nhưng em mang". Anh sinh viên rut' ra trong túi quần mình 1 cái bóng đèn đặt lên bàn thầy và từ từ bước ra ngoài.

  HẾT NÓI 

  Anh đang ngồi học bài, cậu em 4 tuổi nấn ná lại gần:
    _ Anh ơi, anh đang làm gì đấy?
    _ Anh đang học bài.
    _ Anh học bài để làm gì?
    _ Anh học để kiếm việc làm.
    _ Anh kiếm việc làm để làm gì?
    _ Để kiếm tiền.
    _ Anh kiếm tiền à, kiếm tiền để làm gì?
    _ Kiếm tiền để sống.
    _ Anh sống để làm gì?
    Ông anh cáu tiết:
    _ Sống để sống chứ còn làm gì nữa! Đi ra chỗ khác chơi!
    Cậu em sợ tái mặt, lảng ra chỗ khác.
    Nửa phút sau
    _ Anh ơi, anh đang làm gì đấy?

GÀ TRỐNG,GÀ MÁI

 Trong giờ văn học, học sinh nam (nói lắp) phát biểu:
    _ Bài... văn thể... thể hiện cục...cục... cục (diện xấu xa)
    Chưa hết câu thì một học sinh nữ hét lên:
    _ Đồ gà trống!
    Học sinh nam im bặt.
    Cô giáo:
    _ Gà mái kia tên gì? đẻ trứng vào sổ.

CHỒNG RA,CHỒNG VÔ                                                             

  Có anh chồng kia rất ham ăn. Một hôm, hai vợ chồng đậu ghe ở gần bìa rừng, luộc một con gà cùng ăn. Ăn được vài miếng, nghe chị vợ xởi lởi:    - Con gà béo quá, hén mình !
    Chồng vừa nhồm nhoàm nhai vừa quay sang mắng vợ:
    - Đang đậu gần rừng mà nói "béo, béo", bộ hổng sợ cọp nó ra sao? Chống ghe ra !
    Chị vợ lui cui lấy sào làm theo lời chồng. Còn anh chồng vẫn nghiến ngấu ăn, hết miếng này đến miếng khác.
    Vừa ngồi xuống mâm, chị vợ nói:
    - Tôi nói vậy có gì đâu mà mình nổi thầu lậu lên vậy?
    Anh chồng quay sang nạt:
    - Đang đậu giữa dòng mà nói "nổi thầu lậu", bộ muốn dông gió cho chìm ghe phải không? Chống vô !
    Chị vợ không dám cải, lại lúi húi chống vô. Gặp nước chảy mạnh, toát mồ hôi chị mới đưa được ghe vào bờ. Đến lúc chị quay vào mâm thì chỉ còn lại mấy xương gà. Anh chồng nói với vợ:
    - Phải cẩn thận vậy mới chắc ăn !

   SỢ NƯỚC VÀO


  Hai cô bạn ngồi tám với nhau, người tên Hương, một người tên Thu:
    Thu hỏi Hương:
    Chuyện cậu và anh chàng mới quen sao rồi?
    Hương thảm nhiên đáp:
    Cho vào dĩ vãng rồi.
    Thu ngạc nhiên hỏi tiếp:
    Sao vậy? Tôi thấy hôm chủ nhật hai người tình tứ lắm mà?
    Hương bồi hồi nói:
    Tối đó, công viên mưa, ngồi trú mưa mà bàn tay phải anh ta cứ.
    Thu nhanh nhẩu hỏi tiếp:
    Sàm sỡ cậu hả?
    Hương hếch mặt nói:
    (Hứ!). Tay phải anh ta cứ lo che mặt đồng hồ ở tay trái. Sợ nước vào!  


  SƯU TẦM TỪ INTERNET






HOA HỌC TRÒ



HOA HỌC TRÒ












 Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.
    Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ ngó đến cây, đến hàng, đến những tàn lớn xòe ra, trên dậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Mầu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người.
    Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.
    Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa....
    Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa học trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thăm để quan hòai cùng với phượng thắm tươi?
    Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
    Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
    Bình minh cùa hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đạm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lói, maù phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi !
    Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
    Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi, nghĩ hè sắp đến đây!
    Mùa thi cử sắp đến !
    Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng cho các em còn ở nhiều năm.
    Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chạy nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay từ lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hoa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
    Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép, có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượngt nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá để che cái sầu uất.
    Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gấp gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cũng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng.
    Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cố học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường , đến ngã ba đường phải chọn hướng đi , đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.
    Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính nghĩ mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu; nhìn ra cửa sổ, thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy ; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thở than cùng bông phượng.
    Họ đi giữa đường, dẫm xác bông phượng; họ ngồi thơ thẩn, bông phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ảnh, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.
    Phượng cứ nở. Phượng cứ tơi. Bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chửa thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt....Nhớ một bãi biển sóng chấp chóa...
    Nhớ một trưa hè gà gáy khan...Nhớ một thành xưa son uể oải.......Thôi học trò đã về Huế, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
    Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bọn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi......Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi.
    Thế là ba tháng qua. Hoa phượng gần xong cái bổn phận của mình. Từng trận, từng cơn, hay từng đóa, từng cánh, phượng đã trải hết mùa hè, thu sang như trút cả gánh hoa, học sinh về đây! Hoa phượng chỉ, còn lưa thưa, lẻ tẻ; ôi các anh em, chúng tôi đã nở đẹp lắm, các anh không đến sớm mà xem, chúng tôi nhớ các anh mà rụng hết rồi, bây giờ còn mấy bông hoa là để dành chờ các anh, chứ đáng lẽ đã rụng tiệt cả.
    Anh em học trò nhìn lên cành phượng: lúc đi phượng nở, lúc về, phượng rơi lại, cánh sẫm mục nát. Trên cành, cái vui bông phượng tuy cuối mùa mà đằm thắm biết bao! Hết cái gắt gỏng bề bộn mùa hè, bây giờ hoa phượng lưa thưa, cuộc tình duyên đã dời sang thu, có lẽ vì vậy mà hoa phượng ấm lên gấp bội.
    Vài hôm nữa, hoa phượng sẽ nghỉ, sẽ yên lặng để cho anh em học, anh em cố học đi, tìm hái bông lài, bông lý, kiếm ngửi hoa ngâu, hoa hồng; anh em học cho hay, hoa phượng sẽ gặp các anh lúc cuối năm, trong lời chia ly, rẽ rời, và lại nói cùng các anh cái tâm sự thiết tha của mùa hè.





                                                                           XUÂN DIỆU

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

CƯỜI CHÚT CHƠI


                                      NHỬNG TRUYỆN CƯỜI SƯU TẦM                                                                                


                                                                                                     

                 

                                                            


                       
 
 
LÁ THƯ SAI CHÍNH TẢ


Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất.

Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là "
què, cụt, thiếu sức thuyết phục...".

Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là "Hãy kể lại một kỹ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu, chúng tôi thường chống chế " Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lập nhau được."

Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho trưởng lớp chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay trưởng lớp. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như " 
Đi một ngày đàng học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa"...Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.

Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn văn...Có khi bài trước mới được 6 điểm với lời phê " 
Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn" thì bài sau nhận được ngay điểm 4 với lời phê " Quá lan man dông dài!" Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của trưởng lớp cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy.
  Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Dũng đỏ ửng.

Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm 8. Phải, điểm 8! Chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thầy trầm trầm:
"Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em.
   Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm tiền làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là em viết..."

Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.
"Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. 
Mắt thầy cũng hoe đỏ.
 
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương  gởi gấm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.
 
Nguồn: sưu tầm




Phương pháp xử lý con ruồi


Khi phát hiện trong cốc bia hơi có con ruồi:
- Người Mỹ hỏi lại chủ quán xem con ruồi thật hay ảo.
- Người Đức sẽ đổ cốc bia xuống sàn, trả tiền và ra khỏi quán.
- Người Anh sẽ mắng nhiếc chủ quán, đòi cốc khác.
- Người châu Phi ăn con ruồi, sau đó uống bia.
- Người Trung Quốc vứt con ruồi đi và uống bia.
- Người Việt Nam uống ngon lành, sau đó gọi chủ quán lại giới thiệu con ruồi và đòi cốc khác. Trước khi về còn cho người khách khác trong quán thuê lại con ruồi.
                                                                        

Giống nhau

Sau giờ kiểm tra, hai sinh viên nói chuyện với nhau:
- Hôm nay, cô trông thi khó quá, tớ chẳng nhìn được bài cậu tí nào cả.
- Ừ, đề bài quá hóc búa, tớ đành để giấy trắng mà.
- Chết tớ rồi, thế thì lần này, tớ với ấy sẽ lại bị chia đôi điểm vì làm bài giống nhau như lần trước cho mà xem.
                                                                    

Chuyện con gái

Một sinh viên nam và một sinh viên nữ nói chuyện với nhau. Sinh viên nam nói:

- Con gái cũng giống như bức tranh vậy.

- Vì sao?

- Bức tranh, nếu đứng ngắm xa quá sẽ thấy không rõ. Ðứng ở khoảng cách vừa phải, bức tranh mới hiện lên hài hòa, đẹp...

- Thế còn đứng gần?

- Thấy toàn mụn trứng cá.
- !!
                                                                                      

Ăn kiêng

Bác nông dân quay trở lại chỗ bác sĩ khám, tay cầm các kết quả xét nghiệm, bác sĩ vừa đọc vừa giải thích:
- Căn cứ theo bệnh xơ gan như xét nghiệm, từ nay bác phải theo chế độ ăn kiêng, tức là chỉ được uống rượu pha với nước sôi để nguội. 
- Bác nông dân kinh hãi: Bác sĩ nói thế có bằng giết tôi. Làm sao tôi uống nổi 15 lít rượu vang pha với 15 lít nước. Có họa là con bò cũng vỡ bụng ra mà chết.

         

Lo lắng

Một phụ nữ nói với bác sĩ:
- Thưa bác sĩ, xin ông đừng giấu giếm tôi điều gì cả. Hãy nói tôi nghe tình trạng sức khoẻ của chồng tôi như thế nào sau khi bị gãy tay. Không biết rõ điều này thì tôi chết mất.
- Bà yên tâm, ông ấy rồi sẽ khoẻ dần thôi mà.
- Vậy có nghĩa là ông ấy sẽ rửa bát được chứ ạ?

Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể

Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể.

Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô.

Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô.

Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm.

Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác.
Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!
                                                                        

Sức mạnh của rượu

Một người đàn ông ngồi suốt buổi tối ở quán rượu, uống hết ly này sang ly khác. Đến khuya, anh ta cố rời chỗ ngồi nhưng cứ đổ ụp xuống sàn. Anh ta liền bò ra bên ngoài. Gió mát có lẽ đã giúp anh ta tỉnh táo để đứng dậy đi liêu xiêu về đến nhà và ngã vật ra giường ngủ thiếp đi. Buổi sáng, cô vợ đứng trước giường la lối:
- Anh lại đi uống say bí tỉ nữa phỏng!
- Sao em lại nghĩ thế?
- Quán rượu gọi điện đến bảo anh để quên xe lăn ở đó chứ sao!

Thổi hộ

Một viên cảnh sát chặn chiếc xe đang đi với tốc độ như tên bắn.
- Anh cho tôi kiểm tra giấy phép lái xe!
- Tôi không có.
- Nhìn người lái xe có vẻ say rượu, cảnh sát liền nói: Vậy anh hãy thổi vào máy này để xem nồng độ rượu trong máu của anh!
- Tôi không thổi đâu!
- Thôi được, tôi sẽ thổi hộ anh, nhưng tôi thề là anh sẽ phải ngồi tù ít nhất 3 năm đấy

Đóng cảnh nóng trước nhiều người

Anh chàng nọ có bạn gái làm diễn viên, anh thường xuyên phải chứng kiến cảnh cô đóng phim với những cảnh "nóng".
Một hôm anh ta không chịu được nữa, hét lên:
- Sao em lại diễn cái cảnh không có một mảnh vải che thân như thế? Từ lâu anh đã không thích ông đạo diễn đó rồi.
Cô nàng thản nhiên đáp:
- Anh đừng lo, khi em diễn cảnh đó đâu phải có mình ông đạo diễn ở đó đâu, có nhiều người ở đó nữa mà.
Lê Văn Thu 

Không cần phải tránh

Trong phòng khám...
- Bệnh nhân hỏi bác sĩ: Thưa bác sĩ, lẽ nào phần còn lại của cuộc đời tôi phải tránh xa mọi sự cám dỗ như rượu chè, cờ bạc, phụ nữ?
- Không, khi cụ 70 tuổi như hiện nay thì mọi sự cám dỗ ấy tự nó sẽ tránh xa cụ.


Cảnh rừng cháy

Anh chồng say xỉn khật khưỡng bước vào nhà, ngồi phịch xuống ghế bành rồi đăm đăm nhìn về phía tivi. Rất lâu sau, anh ta càu nhàu:
- Phim gì mà chiếu mãi một cảnh rừng cháy thế này?
- Cô vợ càu nhàu: Uống vừa thôi, tivi bán rồi, còn trơ lại cái lò sưởi đấy!

Còn tệ hơn là đánh rơi

Một gã trông bơ phờ tạt vào quán rượu hỏi:
- Tối hôm qua tôi ở đây phải không?
- Đúng đấy!
- Tôi tiêu hết bao nhiêu tiền?
- Khoảng 80 bảng.
- Ơn Chúa! Thế mà tôi cứ nghĩ là đánh rơi đâu mất số tiền đó.

Nước... ngoại

Chủ một khách sạn quảng cáo với khách du lịch rằng, mọi thứ trang thiết bị phục vụ trong khách sạn đều là hàng cao cấp, ngoại nhập. Có người hỏi:

- Thưa ngài! Vậy... nước tắm của khách sạn này chắc cũng được... nhập ngoại chứ?

- À... vâng... tất nhiên!

- Bằng cách nào, thưa ngài?

- Chúng tôi phải tổng hợp, điều chế nước từ hy-đrô và ô-xy ngoại nhập (!) 

Cô gái trên xe bus

Một cô gái vừa xuống xe buýt đã làm cho tất cả mọi người chú ý vì cách ăn mặc quá là táo bạo: Một bên tà áo vén cao, để lộ nguyên cả ngọn núi lửa sắp phun trào.
Không ai dám nói gì, cuối cùng một cảnh sát can đảm tiến đến nhắc cô gái:
- Thưa cô, cô rất đẹp và thời trang của cô không hề che dấu điều đó, nhưng cô quên mất một điều là...
Nghe đến đây, cô gái nhìn vội xuống ngực mình và bỗng hét thất thanh:
- Thôi chết! Tôi quên thằng cu trên xe buýt rồi!

Tắm dầu sôi còn sướng hơn

Một thanh niên chuyên đi cướp ngân hàng, sau khi chết bị dẫn xuống âm phủ. Quỷ sứ thông báo chúng sẽ dẫn tội nhân xem ba hình phạt khác nhau và buộc phải chọn một hình phạt Ở phòng thứ nhất, tội nhân bị tra tấn trong vạc dầu. Ở phòng thứ hai, tội nhân bị thiêu đốt trên ngọn lửa hừng hực. Quá sợ, anh ta xin cho sang phòng cuối cùng.


Tại đây, anh ta thấy một bệnh nhân già lụ khụ, bị AIDS giai đoạn cuối, nằm thở khò khè trên giường. Ông lão đang được cô gái trẻ trung, xinh đẹp ôm ấp, chăm sóc những vết thương nhiễm trùng...

Anh ta mừng quýnh vội xin vào phòng này. Tên quỷ liền dẫn ngay anh vào và nói với cô gái:

- Đi sang phòng vạc dầu mà tắm. Sướng nhé, 10 năm rồi, cuối cùng thì cũng có người thay cho.

Im lặng là vàng

Edison phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được. Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng không biết phải nói như thế nào. Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước:
- Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?

Ai cũng tự trọng, trừ một người

Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng... Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một "quái vật" rồi khẽ đáp:
- Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu.
- Chợt cụ sực nhớ ra: À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là...

Một điều đơn giản

Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:

- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?

- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.
                                             

Đứng nhờ

Trong siêu thị, ông nọ đến gần một cô gái trẻ đẹp lễ độ nói nhỏ:
- Xin lỗi cô, vợ tôi đang bị lạc đâu đó, chúng ta có thể nói chuyện với nhau ít phút được không?
- Việc ông bà lạc nhau thì liên quan gì đến tôi?
- Cô gái cau mày thắc mắc.
- Là thế này, mỗi khi tôi đứng với một cô gái trẻ đẹp nào đó, thì bà ấy xuất hiện ngay lập tức.
                  

Lý do chính đáng

Sếp giận dữ gọi 1 nhân viên vào phòng làm việc: Sếp giận dữ gọi 1 nhân viên vào phòng làm việc:
-Này,sao anh vắng mặt đến 3 ngày liền mà ko xin phép thế?
-Thưa sếp,tôi bị 1 con bò tót rượt đuổi,phải leo lên cây tránh suốt cả 3 ngày đấy
-Sao?Thế chẳng lẽ anh ko ăn uống gì hết à?
-Có chứ,vợ tôi mang cơm cho tôi ngày 3 lần

*****************************

Anh Hoàng gửi thiệp cưới mời cô bạn thân,Để trêu chọc bạn anh viết lên tấm thiệp:
-Đi là tham ăn,không đi là khinh tôi
Sau tiệc,khi kiểm tra tiền mừng,đến phong bì của cô bạn ấy,anh chỉ thấy tờ 500 đồng và dòng chữ:
-Nếu nhận là tham tiền,không nhận là khinh tôi

******************************

Một cô gái mặc váy ngắn bước lên tàu điện. Không còn chỗ ngồi, cô nhìn quanh. Vừa lúc đó có một chàng trai trẻ mời:
- Cô có thể ngồi lên đùi tôi.
- Tôi sợ làm gãy cái tẩu thuốc lá trong túi quần của anh.
Chàng trai trẻ chưa kịp trả lời thì một ông già khoảng 70 tuổi ân cần nói:
- Cô có thể ngồi trên đùi tôi, vì tôi đã bỏ thuốc10 năm nay rồi.

******************************

Đọc xong quyết định bổ nhiệm, giám đốc công ty dắt tay một thanh niên trẻ ra trước hội trường:
- Thưa các đồng chí, đây là tân phó giám đốc công ty - một thanh niên rất có triển vọng. Anh ấy đã phấn đấu rất tốt,vào đây như một người thợ bình thường. Sau hai tháng đã có tay nghề chuyên môn giỏi, được đi học, được giao nhiệm vụ quản lý và đã thăng tiến rất nhanh.
Nói rồi sếp quay sang chàng thanh niên:
- Có phải thế không?
- Thưa bố, vâng ạ!

***************************** 

Tìm lại chỗ ngồi nhờ bò

Trên chuyến tàu du lịch, một hành khách vì muốn thư giãn nên đã dời khỏi toa của mình đi lòng vòng qua các toa tàu khác. 
Cuối cùng bị lạc mất toa của mình, không biết làm thế nào, bà gọi nhân viên hướng dẫn ra giúp đỡ.
Nhân viên hướng dẫn hỏi:
- Bà có nhớ toa tàu của bà có đặc điểm gì đặc biệt không?
Hành khách:
- Tôi không nhớ rõ lắm nhưng điểm đặc biệt nhất của toa tàu đó là khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ thấy có một đàn bò đang gặm cỏ.
- ?????

Gọi điện bằng điện thoại hỏng

Trong ngày đầu tiên tới văn phòng nên ông ta muốn làm cho ai cũng nể mình. Đang đọc báo trong phòng thì ông ta nghe tiếng của sỹ quan cấp dưới đến gõ cửa:
- Ai đấy? - Vị trung tá hỏi.
- Thưa chỉ huy, tôi đến để... - Viên sỹ quan báo cáo.
- Xin đợi một chút, tôi đang nghe điện thoại - Vị trung tá ngắt lời và cầm ống nghe lên nói - Dạ vâng, xin chào Đại Tướng, rất vui khi được nghe giọng của ngài. Vâng, tôi sẽ chuyển đề nghị của ngài cho Thủ tướng ạ!
Rồi vị trung tá nói vọng ra ngoài:
- Được rồi, anh có thể vào làm tiếp công việc của mình rồi.
Viên sỹ quan nói:
- Thưa, tôi đến đây để nối dây điện thoại ạ!
- !!!!!

Tính đãng trí của Ampe

Một hôm, ông có việc phải ra khỏi nhà vào buổi sáng. Lúc đi, ông khoá cửa và viết mấy chữ hẹn ở cánh cửa: "Ampe đi vắng, 16 giờ mới có mặt ở nhà."

Ông đi công chuyện, 14 giờ đã xong, ông trở về nhà mình. Đến nơi thấy dòng chữ nói trên, đang mãi suy nghĩ, ông quên khuấy mình chính la Ampe, ông thở dài, xem đồng hồ và lẩm bẩm:

-Vậy là mất đứt gần hai giờ chờ đợi. 

Ông ơi! sao cười

Hồi đó lâu lắm rồi! có hai vợ chồng già nọ sống ven biển Rạch Giá. Một đêm nọ bọn cướp độp nhập vào nhà, chúng vẽ một vòng tròn giửa nền nhà, rồi bắt hai ông bà vào đứng trong đó, tên cầm đầu ra lệnh cho đàn em canh chừng nếu hai người mà lú chân ra khỏi vòng là chém. Trong lúc bọn cướp lục lọi thu lấy tiền vàng, bà đang run sợ lắm nhưng khi nhìn sang thì thấy ông lão cười cười bà cũng yên tâm nghĩ bụng chắc ông lảo đã có cách gì đó. Khi bọn cướp bỏ đi thì ông bò ra đất mà cười, bà lão bèn hỏi " ông ơi! bộ ông có cách lấy lại tiền vàng cho mình hả?". Ông lão trả lời " đâu có! tôi cười là vì khi nãy tôi lú chân ra khỏi vòng mà nó không thấy!?!?!?!

Nhưng nó phải bằng hai mày

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
- Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
- Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái up lên trên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!





Giám Đốc nói cell phone với bồ nhí !!!

Giám đốc đi  làm  về đang ngồi salon đọc  báo chờ ăn cơm chiều, thì
tiếng chuông điện thoại cell phone reo.
Bà vợ giám đốc lắng tai nghe.
G/đốc : Alo
Bồ nhí : Em nhớ anh quá !
G/đốc : Biết rồi
Bồ nhí : Anh hôm nay sao vậy ? Anh còn nhớ em không ?
G/đốc : Nguyễn Văn Còn
Bồ nhí : Bà  xã anh đang ở nhà hả ?
G/đốc  : Đúng rồi
Bồ nhí : Hôm nay mình  gặp nhau nha ?
G/đốc :  Lê Văn Bận
Bồ nhí : Vậy khi  nào gặp ?
G/đốc : Trần Văn Mai
Bồ nhí : Sáng hay chiều hả anh iêu ?
G/đốc : Hoàng Văn Chiều
Bồ nhí : mấy giờ anh iêu ?
G/đốc : Đinh Văn Bảy
Bồ nhí : Vẫn ở khách sạn cũ hả ?
G/đốc : Nguyễn Y Vân  (vẫn y nguyên)
Bồ nhí : cho em tiền như mọi lần nha ?
G/đốc : Vũ Như Cẩn (vẫn như cũ)
Bồ nhí : À quên cho  em thêm tiền mua cái áo đầm mới nha ?
G/đốc : Hồ Văn Được
Bồ nhí : anh hứa  nha !!!
G/đốc : Ngô Văn Hứa
Bồ nhí : ok ! ngày mai, buổi chiều, 7 giờ, ở khách sạn cũ, em sẽ chìu
anh hết mình, hôn anh chụt chụt chụt.
G/đốc cúp máy cái rụp, nói rõ to cho sư tử nhà nghe:  Bực mình có cái
danh sách khen thưỡng bao nhiêu người mà không nhớ !!!




 SƯU TẦM TỪ INTERNET