a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

NHỮNG HIỆN TƯỢNG HUYỀN BÍ

Máu lúc đông lúc lỏng, tượng chảy nước mắt, nhục thân bất hoại,… là những hiện tượng tâm linh mà cho đến nay khoa học vẫn không thể nào giải thích được!

Khoa học, huyền bí, giải thích, bó tay,
1. Lọ máu “thần”: lúc đông lúc lỏng
Nhà thờ Napoli (Ý) có cất giấu một lọ máu từ thời thánh Januarius. Máu của thánh Januarius được một người phụ nữ có tên Eusebia giữ lại sau khi ông qua đời.
Januarius (còn gọi là Gennaro) là một giám mục của giáo phận Benevento (một thị trấn nhỏ gần Naples của nước Ý) và được phong“Thánh bổn mạng của Naples”.
Khoa học, huyền bí, giải thích, bó tay,
Tượng thánh Januarius ở Naples.
Ngoài truyền thuyết cho rằng một giáo dân tên Eusebia đã giữ lại máu của Januarius khi ông bị hành hình thì không có tài liệu nào, ngay cả biên niên sử của Naples, đề cập việc lọ máu ấy được tạo ra như thế nào.
Chiếc lọ được xem như một thánh tích nổi tiếng của Thiên Chúa giáo, đặt trang nghiêm trong nhà thờ chính tòa Naples. Bề ngoài trông lọ khoảng 60ml, chứa một khối vật chất đặc khô chiếm nửa bình.
Khoa học, huyền bí, giải thích, bó tay,
Lọ máu thần.
Cứ đến các tháng 5, 9, 12, khi thực hiện nghi lễ truy tôn Thánh Januarius, chiếc lọ được đưa ra, xoay chuyển để “phép màu” xuất hiện: “Khối vật chất ấy hóa lỏng ra, có khi ngay lập tức, có khi từ từ, vài giờ đến vài ngày… sau đó đông lại như cũ”.
Không những thế, một số hiện tượng khác cũng được ghi nhận như: sôi, sủi bọt, đổi màu từ đỏ thẫm sang đỏ hồng, thậm chí khi cân thấy tăng khối lượng. Có lúc khối ấy không hóa lỏng hết mà nổi thành viên nhỏ trên lớp chất lỏng.
Về việc khối vật chất ấy có thật sự là máu không, các nhà khoa học đã dùng máy đo quang phổ chiếu vào lọ vào các năm 1902 và 1989. Cả 2 lần đều xác nhận dấu vết của hemoglobin bên trong và có đầy đủ tính chất của máu người.
Các nhà khoa học từng đưa ra một số những nhận định về hiện tượng kỳ lạ trên nhưng chưa thực sự thuyết phục. Và đặc biệt không làm lay chuyển lòng tin mạnh mẽ của những tín đồ Công giáo vào “phép màu trăm năm” này.
Họ tin tưởng rằng hằng năm, nếu máu hóa lỏng là báo hiệu một năm an lành, còn nếu máu không lần nào hóa lỏng là điềm gở của thiên tai.
Điển hình là năm 1527, máu đông không hóa lỏng và 10,000 người tử vong trong một trận dịch quái ác. Đến năm 1980, một lần nữa “phép màu” không xảy ra và 3,000 người đã thiệt mạng trong một trận động đất thuộc miền Nam nước Ý.
2. Những bức tượng chảy nước mắt
Vào khoảng 10h sáng 5/3, ông Michael George, 52 tuổi – chủ nhà ở bang Sabah, Malaysia đã thông báo với một số người thân trong gia đình về hiện tượng kỳ lạ này.
Khoa học, huyền bí, giải thích, bó tay,
Tượng Đức mẹ đồng trinh ‘khóc’ ở Malaysia.
Sau đó tin tức về tượng Đức mẹ đồng trinh Mary cao 33 cm biết khóc lan nhanh trên các mạng xã hội. Hàng ngày, có ít nhất 100 người tới nhà ông Michael đọc kinh, cầu nguyện trước tượng.
Khoa học, huyền bí, giải thích, bó tay,
Tượng đức mẹ đồng trinh Mary tại Sacramento, California ở Mỹ biết khóc.
Rất nhiều người mộ đạo và hiếu kỳ đã đổ về Sacramento, California ở Mỹ, để chứng kiến một trong những sự kiện được cho là chỉ có thể tạo nên bằng phép màu nhiệm.
Đó là bức tượng đức mẹ đồng trinh Mary ở một nhà thờ của người Việt biết khóc. Những giọt nước mắt trông giống như những giọt máu.
Lần đầu tiên một cha xứ trong nhà thờ của người Việt tại Sacramento Mỹ thấy những “giọt nước mắt” trên gương mặt bức tượng Đức Mẹ nằm bên ngoài nhà thờ, ông tưởng đó là vệt bẩn nên đã lấy khăn lau đi.
Và sau đó có thể nhìn thấy rõ “dòng nước mắt” màu đỏ chảy từ khóe mắt trái xuống bờ áo của bức tượng.
3. Nhục thân bất hoại
Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh “nhục thân bất hoại”. Điển hình là Thánh Bernadette (Lourder, Pháp). Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ.
Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài. Những lần khai quật sau đó vẫn luôn khiến mọi người phải kinh ngạc bởi di hài của bà vẫn nguyên vẹn.
Khoa học, huyền bí, giải thích, bó tay,
Thi thể Thánh Bernadette trong quan tài pha lê.
Bên cạnh đó, thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Đấng triệu tập Thánh Công Đồng Chung Vatican II năm 1962) cũng tương tự. Ngài qua đời ngày 03/06/1963.
38 năm sau ngày ngài băng hà, Tòa Thánh tiến hành các thủ tục tôn phong Chân Phước cho ngài, khi mở quan tài để kiểm tra thì phát hiện xác chết của ngài không hề mảy may hư nát và thối rữa. Thời gian sau, ngài được tôn phong Chân Phước (Beautification).
Khoa học, huyền bí, giải thích, bó tay,
Thi hài của ĐTC John XXIII được đặt ngay bên dưới chân bàn thờ chính của Đền thờ thánh Phêrô để dân chúng chiêm ngắm.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác tuy nhiên vẫn chưa có lời giải.
Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện.
Nhưng giả thiết này không phù hợp, vì khi họ đưa xác các Thánh ra điều kiện môi trường bình thường, nó cũng không bị hư nát. Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại này cả.
Theo Yan.vn

Bí ẩn những bức tượng khổng lồ giữa lòng đại dương

Các tác phẩm điêu khắc độc đáo này cho thấy sự sáng tạo và trí tưởng tượng vô hạn của con người.

tuong, dai duong, Bí ần,
Tượng nữ thần Amphitrite, đảo Grand Cayman: Bức tượng nữ thần biển nặng 272 kg này nằm cách bờ 50m, ở mũi tây nam của hòn đảo. Du khách có thể lặn xuống độ sâu 15 m và ngắm nhìn bức tượng có dạng nàng tiên cá này. Ảnh: Justin Lewis.
tuong, dai duong, Bí ần,
Tượng vệ thần của Rạn san hô, đảo Grand Cayman: Nancy Easterbrook, người đã đặt bức tượng này dưới biển, khẳng định nếu bạn dành cho tượng một nụ hôn, bạn sẽ gặp nhiều may mắn. Ảnh: Chris Parsons.
tuong, dai duong, Bí ần,
Bảo tàng nghệ thuật dưới nước Cancun, Mexico: Jason de Caires Taylor,tác giả của 500 tượng điêu khắc với kích cỡ bằng người thật, cho biết cảnh ánh mặt trời làm màu sắc của bọt biển bám trên tượng bừng sáng vô cùng ấn tượng. Ảnh: Jason de Caires Taylor.
tuong, dai duong, Bí ần,
Jason cũng khuyên các du khách học lặn bằng bình khí để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của quần thể tượng này: “Điều tuyệt vời khi lặn là bạn giống như đang ở trong thế giới 3D, không chịu tác động của trọng lực, không phải nhìn tất cả mọi thứ từ một góc độ như khi ở trong phòng trưng bày”. Ảnh: Jason de Caires Taylor.
tuong, dai duong, Bí ần,
Ocean Atlas, New Providence, Bahamas: Bức tượng dưới nước lớn nhất thế giới này cũng là tác phẩm của nghệ sĩ Jason. Ocean Atlas có trọng lượng lên tới 60 tấn, tượng trưng cho sự quan trọng của việc bảo vệ đại dương, và được đặt ở nơi cần cải tạo ngay lập tức. Ảnh: Jason de Caires Taylor.
tuong, dai duong, Bí ần,
Tượng Christ of the Abyss, Portofino, Italy: Bức tượng chúa Jesus cao 2,5 m này được đặt ở nơi Dario Gonzatti thiệt mạng vào năm 1947. Nằm ở độ sâu 10 m, tác phẩm của nhà điêu khắc Guido Galletti được nhiều người mê lặn biết tới. Ảnh: Julie Gautier.
tuong, dai duong, Bí ần,
Tượng Christ of the Abyss, Florida, Mỹ: Galletti còn có thêm 3 bức tượng tượng tự, một nằm ở Grenada và một nằm ở công viên san hô John Pennekamp, ngoài khơi Key Largo, bang Florida, Mỹ. Bức tượng ở Florida được đặt tại độ sâu 8 m và là một trong những điểm tham quan dưới nước nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: Aurora Creative.
tuong, dai duong, Bí ần,
Hang ngầm, Bohol, Philippines: Năm 2010, bức tượng chúa Jesus khi còn nhỏ và tượng Đức mẹ Đồng Trinh cao 4 m được đặt ở hang ngầm thuộc công viên san hô Bien Unido, ngoài khơi Bohol. Nơi này đã nhanh chóng trở thành điểm tham quan dưới nước nổi tiếng. Ảnh: Martin Zapanta.
tuong, dai duong, Bí ần,
Tượng Moai giả, đảo Phục Sinh, Chile: Khác với những bức tượng khổng lồ và kỳ bí trên bờ biển đảo Phục Sinh, bức tượng này được làm vào năm 1994. Nằm trên rạn san hô, tượng Moai giả là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của hòn đảo. Ảnh: Randy Olson.
 Tổng hợp

Kỳ lạ dòng sông có thể “bốc cháy” ở Úc

Một nghị sĩ Úc đã châm lửa trên sông Condamine ở bang Queensland và nó đã “bốc cháy” do hoạt động khai thác mỏ đã làm tràn nhiều khí gas ra môi trường.

tràn khí gas, sông Condamine, bốc cháy, bật lửa,
Ông Jeremy Buckingham đã thử đốt lửa trên sông để chứng minh sự hiện diện của khí metan. (Ảnh: brisbanetimes)
Nghị sĩ Úc Jeremy Buckingham đã lên án hoạt động khai thác mỏ đã làm tràn nhiều khí gas ra môi trường xung quanh đến nỗi dòng sông Condamine ở bang Queensland cũng bắt được lửa.
Theo thông cáo báo chí của ông Buckingham, vào năm 2012, khí metan được phát hiện lần đầu tiên ở sông Condamine gần thị trấn Chinchilla, nơi 3 công ty đã khoan các giếng khí đốt ở gần đó.
Để chứng minh việc khí gas tràn ra môi trường, ông Buckingham đã châm lửa trên sông và mặt nước trông như thể tự bắt lửa.
Trong đoạn video đăng tải trên mạng xã hội Facebook, chính trị gia Đảng Xanh này nói: “Có quá nhiều khí gas ở con sông này khiến nó bắt lửa. Hoạt động khai thác khí đốt bằng phương pháp thủy lực cắt phá diễn ra chỉ cách nơi này 1 km, khí metan đã lan ra xung quanh và giờ đây con sông bắt lửa. Thật không thể tin được, đó là điều kì lạ nhất mà tôi từng thấy, một bi kịch ở lưu vực sông Murray-Darling”.
tràn khí gas, sông Condamine, bốc cháy, bật lửa,
Việc sản xuất khí than từ các vỉa than đá đòi hỏi phải bơm một lượng nước lớn ra khỏi mặt đất để giải phóng khí gas bị mắc kẹt bên trong các vỉa than.
Trong khi đó, thủy lực cắt phá là quá trình bơm nước trộn với cát và hóa chất dưới áp suất cao để cắt phá đá phiến nhằm giải phóng khí đốt bị kẹt lại trong lớp đất đá này, đồng thời có thể được sử dụng trong hoạt động khai thác khí đốt vỉa than.
Hoạt động này đang trở thành đề tài gây tranh cãi.
Tuy nhiên, Công ty Origin Energy, sở hữu các giếng khí trong khu vực, cho rằng việc sục khí có thể gây ra các hiện tượng tự nhiên. Đại diện công ty nói rằng: “Chúng tôi hiểu điều này là đáng lo ngại. Tuy nhiên, vụ rò rỉ không gây nguy hiểm cho môi trường hoặc an toàn công cộng, miễn là người dân hành động có trách nhiệm xung quanh khu vực đó”.
Công ty này cho rằng, mặc dù việc rò rỉ khí metan có thể liên quan đến các hoạt động của con người nhưng không loại trừ khả năng chúng được gây ra bởi hiện tượng địa chất tự nhiên, hạn hán hoặc lũ lụt.

LỖI HẸN





SO SÁNH





Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

TIẾNG HÒ SÔNG HẬU




Viên kim cương trên vương miện Nữ hoàng Anh và lời nguyền gây chết chóc

Koh-i-Noor từng được biết đến là viên kim cương lớn nhất thế giới chịu lời nguyền đáng sợ. Truyền thuyết kể rằng viên kim cương này đã 5.000 năm tuổi được cho là trang sức Syamantaka.

vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Kōh-i Nūr có nghĩa là “Ngọn núi Ánh sáng” theo tiếng Ba Tư, viên kim cương 186 carat (khoảng 37,2 gam) trước khi Thái tử Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria, cho thợ về gia công lại bởi ông không hài lòng với vẻ ngoài của nó. Điều này khiến trọng lượng viên đá quý chỉ còn 105,6 carat.
Ngày nay, Ngọn núi Ánh sáng được trưng bày trên Tháp London. Giá trị của Koh-i-Noor được ước tính khoảng 100 triệu bảng Anh (gần 3.300 tỷ đồng).
vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Nữ hoàng Anh và chiếc vương miện gắn viên kim cương Koh-i-noor.
Không chỉ Ấn Độ, mà Pakistan, Iran và Afghanistan đều tuyên bố quyền sở hữu đối với Koh-i-Noor, và nhiều lần đòi Chính phủ Anh phải trả lại. Tuy nhiên, phía Anh cho rằng họ lấy viên đá quý này một cách hợp pháp theo những điều khoản trong Hiệp ước Lahore.
Các viên kim cương này từng thuộc về các đế chế cai trị như Hindu, Mughal, Turkic, Afghan và Sikh.
Lời nguyền
Được khai thác ở mỏ Golcondas của Ấn Độ, ngôi nhà của những viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới, Koh-i-Noor được cho là gắn với một lời nguyền đáng sợ.
Lời nguyền của viên kim cương bắt nguồn từ một văn bản Hindu, và cũng là văn tự chính thức xác nhận sự xuất hiện của viên kim cương vào năm 1306.
Nội dung lời nguyền này nói rằng người sở hữu viên kim cương sẽ có được cả thế giới:
“Anh ta rồi sẽ biết tất cả bất hạnh của viên đá”, và
“Chỉ có Thần linh hoặc phụ nữ mới có thể đeo nó mà không bị trừng phạt”.
Việc gắn liền với lời nguyền bí ẩn này, viên kim cương Koh-i-Noor đi cùng với những biến động thời cuộc qua nhiều nhà trị vì. Có lẽ vì thế mà bí ẩn về nó ngày càng gia tăng.
Vào năm 1526, viên kim cương này xuất hiện trong một văn bản của nhà trị vì đế chế Mughal là Babur. Ông có được viên đá khi chiến thắng Ibrahim Lodi, hậu duệ cuối cùng của vương triều Lodi, vua trị vì Dehli, trong trận chiến Panipat lần thứ nhất.
Năm 1739, Thống soái Ba Tư là Nadir Shah đánh bại Muhammad Shah chinh phục Delhi. Đây cũng là thời điểm viên kim cương được mang cái tên Kōh-i Nūr. Khi phát hiện ra lời nguyền của viên đá quý, ông trả nó về lại Ba Tư, nhưng lời nguyền vẫn ám ảnh cho đến khi ông bị ám sát vào 8 năm sau đó.
Viên kim cương được chuyển sang cho vị thống soái kế nhiệm là Ahmad Shah Durrani, rồi được lưu truyền cho các thế hệ sau.
vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Shuja Shah Durrani của Afghanistan, năm 1839.
Sau đó vào năm 1813, viên kim cương trở về Ấn Độ, sau khi Shah Shuja Durrani, nhà cai trị đế chế Afghan bị truất phế. Ông là hậu duệ của Ahmad Shah, chạy trốn sự truy quét của người anh em ở Kabul.
Ông đưa nó đến Punjab rồi trao cho Maharaja Ranjit Singh, người sáng lập vương triều Sikh, như một thỏa thuận đầu hàng đổi lấy việc hỗ trợ ông đoạt lại vương triều Afghan.
vương miện, nữ hoàng anh, Koh i Noor, kim cương, Bài chọn lọc,
Maharaja Ranjit Singh và tướng quân Sham Singh Attari.
Vợ của Shah Shuja Durrani là Wufa Begum miêu tả viên đá quý này như sau:
Giữa năm 1839 – 1843, Maharaja Ranjit Singh qua đời, viên kim cương được đứa con trai thừa kế. Nhưng lời nguyền mau chóng ứng nghiệm khi 3 người con trai lớn của ông bị sát hại, để lại đứa em 5 tuổi là Duleep Singh kế thừa vương vị. Ông cũng là vì vua cuối cùng của Ấn Độ sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor.
Cuối cùng vào năm 1849, người Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến Anglo-Sikh, họ chiếm lấy Punjab thuộc vương quốc Sikh với Hiệp ước Lahore. Duleep Singh trao cả vương triều cùng viên kim cương cho người Anh trước khi rời bỏ vương vị.
Tất cả những người đàn ông sở hữu Koh-i-Noor đều đánh mất vương quyền hay chuốc lấy bất hạnh khác nhau.
Khoản 3 trong Hiệp ước ghi rằng: “Viên đá quý mang tên Koh-i-Noor, do Maharaja Ranjit Singh nhận từ Shah Shujah Durrani, sẽ là vật đầu hàng của Maharajah xứ Lahore dâng lên Nữ hoàng Anh.
Đến mãi năm 1852, viên đá mới được trình diện trước công chúng, sau khi Thái tử Albert cho người gia công nó.
Bất chấp việc tranh giành quyền sở hữu viên đá của Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Anh vẫn là quốc gia chiếm giữ viên đá quý này. Nhà sử học người Anh là Andrew Roberts, trước nỗ lực đòi lại viên đá của Ấn Độ, đã phát biểu vào năm 2015:
Về mặt lịch sử, rất khó để đưa ra quyết định hợp lý cho tất cả các khiếu nại liên quan. Tuy nhiên xét về khía cạnh ngọc học, Ấn Độ là quốc gia phù hợp pháp nhất khi đó là nơi viên ngọc được đào lên.

Theo Vision Times

Âm nhạc ở mức 432 Hz: Một tần số rung động thần thánh?

Các nhạc cụ phải chăng nên được chỉnh đến tần số 440 Hz hay 432 Hz?
Đây là chủ đề vẫn luôn được tranh luận trong giới nghệ thuật trong nhiều thập kỷ, và nó có liên hệ tới các thuyết âm mưu của Đức Quốc Xã Nazi, các phương pháp trị liệu New Age (chữa bệnh bằng âm thanh, màu sắc, mát xa, lưỡng cực, reiki,…), việc nhìn nhận một cách thực tiễn phần dễ nhất trên dây thanh âm của một ca sĩ, một mối liên kết được khôi phục với toán học và khiếu thẩm mỹ thời cổ đại, và các mối liên hệ trừu trượng với một trật tự cao hơn.
Năm 1955, người ta đã thiết lập nốt La = 440 Hz thành tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất các cao độ khác nhau được sử dụng trước đây trong âm nhạc. Điều này có nghĩa là nốt La giữa dao động 440 lần mỗi giây. Nhưng một số người cho rằng nốt La = 432 Hz sẽ mang âm nhạc đến một mức độ khác.
Thí nghiệm cho thấy tần số 432 Hz hoàn thiện hơn, an lành hơn
Học giả âm nhạc Maria Renold, trong cuốn sách “Quãng, gam, tông và cao độ hòa nhạc” đã miêu tả cách bà thử nghiệm các hiệu ứng khác nhau trên người nghe từ các tần số 440 Hz và 432 Hz. Bà đã hỏi hàng nghìn người ở nhiều quốc gia khác nhau trong 20 năm qua để đánh giá cảm nhận của người nghe đối với mỗi tần số.
Bà nói 90% số người thích tần số 432 Hz. Khi được yêu cầu miêu tả nó, họ sử dụng các từ như “hoàn thiện, chính xác, thanh bình, [và] chói sáng”.

Ngược lại, họ miêu tả tần số 440 Hz như những thanh âm “không thoải mái, ngột ngạt, [và] thiển cận”.

Renold nhận được nhiều ảnh hưởng từ nhà thần bí người Áo Rudolf Steiner. Ông cảnh báo trước “độ sáng ma quỷ” của các cao độ cao hơn, và khuyến khích sử dụng nốt La = 432 Hz để giúp thăng hoa tinh thần. Nghiên cứu của Renold chưa từng được bình duyệt; nó cũng chưa được tái lập, nhưng có vẻ như không một nhà khoa học nào muốn nghiêm túc tái lập nó.
Kỹ sư âm thanh Trevor Cox đã tiến hành một nghiên cứu không chính thức trên mạng, trong đó yêu cầu người tham gia nêu lên sở thích của họ đối với các bản nhạc được biến đổi cao độ để mô phỏng bảy mức tần số khác nhau, bao gồm 432 Hz và 440 Hz. Trong khoảng vài trăm người tham gia, ông nhận thấy một xu hướng hơi nghiêng về 440 Hz thay vì 432 Hz.
Thí nghiệm bao gồm các đoạn nhạc đã được điều chỉnh điều chỉnh lại theo âm thanh kỹ thuật số tuy nhiên không được điều chỉnh lại theo âm thanh cơ khí. Không rõ cách này có tạo ra sự khác biệt hay không, vì Renold tuyên bố rằng thí nghiệm của bà chỉ có hiệu quả với các nhạc cụ phi điện tử. Tất cả các thí nghiệm bà tiến hành với các thanh âm được tạo ra bởi nhạc cụ điện tử đều thất bại.

Việc chuyển đổi sang tần số 432 Hz đã được một số nhân vật có tên tuổi ủng hộ, bao gồm ca sĩ opera giọng nam cao người Ý Luciano Pavarotti và giọng nữ cao Renata Tebaldi.

Việc hát ở mức tần số này được cho là sẽ đặt ít áp lực hơn lên các dây thanh âm của ca sĩ.
Nguyên nhân tần số 440 Hz được chọn làm tiêu chuẩn đang là chủ đề của một số tranh luận.

Tần số 440 Hz từng được quân Đức Quốc xã khởi xướng?

Nhiệt độ của các phòng hòa nhạc ở Mỹ đóng một phần vai trò trong quyết định này. Nhà sản xuất nhạc cụ người Mỹ J.C. Deagan đã xác định rằng 440 Hz là tần số tốt nhất cho các phòng hòa nhạc ở Mỹ. Các nhà khoa học người Anh đồng ý rằng tần 440 Hz là tốt nhất, không phải dựa trên nhiệt độ phòng hòa nhạc, mà dựa trên sự nóng lên của các nhạc cụ hơi làm bằng gỗ trong quá trình biểu diễn.
Nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất trong số đó là ý kiến cho rằng quân Đức Quốc xã muốn reo rắc bạo lực và sợ hãi thông qua việc sử dụng mức tần số 440 Hz.
Laurent Rosenfeld đã viết một bài viết có tựa đề “Cách thức quân Nazi hủy hoại cách lên dây âm nhạc”, đăng tải trên tạp chí Executive Intelligence Review số ra tháng 9/1988. Rosenfeld nhấn mạnh đây chính là Đài phát thanh Berlin, cỗ máy phát ngôn của bộ trưởng tuyên truyền quân Nazi thời bấy giờ Josef Goebbel. Vào năm 1939, Đài phát thanh này đã tổ chức một hội thảo nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiêu chuẩn tần số 440 Hz. Hội thảo này đã đặt nền tảng cho quyết định chính thức thiết lập tiêu chuẩn này sau đó.
Không một nhà soạn nhạc người Pháp nào được mời tới hội thảo, vì người Pháp đặc biệt phản đối tần số 440 Hz, Rosenfeld báo cáo. Ông đã viết: “Các nguồn khác, như Rene Dumesnil, một người khác ủng hộ sử dụng tần số thấp, nói rằng cái hội thảo ở London này là một màn dàn dựng: những người tổ chức trước hết sẽ hỏi các nhạc sĩ, kỹ sư, các nhà chế tạo nhạc cụ, các nhà vật lý,… xem họ có đồng ý với tiêu chuẩn nốt La = 440 hay không. Bất kỳ ai không đồng tình sẽ đơn giản không được mời”.
tranh hans memlingMột phần bức tranh dạng polyptych của họa sĩ Han Memling vào khoảng giai đoạn 1480. (Public Domain)
Rosenfeld không đưa ra phỏng đoán nào về động cơ của Nazi khi thiết lập tần số 440 Hz làm chuẩn, và có vẻ như ý tưởng về việc reo rắc bạo lực đã được những người ủng hộ nốt La = 432 Hz thêm thắt vào sau này.
Theo Rosenfeld, nhạc sĩ người Pháp và là một người ủng hộ nốt La = 432 Hz – Robert Dussaut đã nói: “Các đối thủ đã nói với tôi rằng những người Mỹ muốn âm thanh tại mức 440 lần dao động mỗi giây, do nhạc jazz [vốn đã được nâng cao độ lên 440 và hơn nữa], và chúng tôi nên làm theo họ. Điều đó làm tôi rất sốc, khi các nhạc sĩ và ca sĩ của chúng ta lại phải phụ thuộc vào những người chơi nhạc jazz ở bờ bên kia Đại Tây Dương… Các cân nhắc mang tính thương mại được đặt lên hàng đầu. Các nhạc sĩ chỉ có cách từ bỏ”.

Những người Mỹ muốn âm thanh tại mức 440 lần dao động mỗi giây, do nhạc jazz [vốn đã được nâng cao độ lên 440 và hơn nữa]

 Robert Dussaut
Ngoài các lo ngại mang tính chính trị và thương mại, cuộc tranh luận về âm thanh cũng tập trung vào các tuyên bố cho rằng mức dao động 432 Hz có lợi ích hơn đối với cơ thể người và 432 là một con số đặc biệt, thậm chí huyền bí, với tầm quan trọng đáng kể.

Cymatics: ‘Ngành khoa học âm thanh trở nên hữu hình’

Người ta cho rằng mức tần số 432 Hz có một tác động tích cực đối với nước, cũng như cơ thể chúng ta vì nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể người.
John Stuart Reid đã phát triển một loại dụng cụ gọi là CymaScope, được sử dụng trong một lĩnh vực nghiên cứu gọi là cymatics. Trang web chính thức của CymaScope miêu tả cymatics là “ngành khoa học âm thanh hữu hình”.
CymaScopeSE (1)
Dụng cụ CymaScope. (Ảnh: cymascope.com)
Trang web tiếp tục: “Dựa vào nguyên lý cho rằng khi âm thanh tiếp xúc mới một tấm màng như da hay bề mặt nước, nó sẽ in dấu một mô thức năng lượng vô hình. Nói cách khác, sự dao động mang tính chu kỳ trong mẫu âm thanh sẽ được chuyển đổi và trở thành các gợn sóng nước định kỳ, tạo ra các mô thức hình học tuyệt đẹp, hé lộ lĩnh vực từng được ẩn giấu của âm thanh”.

Khi âm thanh tiếp xúc mới một tấm màng như da hay bề mặt nước, nó sẽ in dấu một mô thức năng lượng vô hình.

— CymaScope.com
not nhac cymascopeHình ảnh các nốt nhạc đàn piano của quãng tám thứ nhất trên dụng cụ CymaScope. (Ảnh: cymascope.com)
Reid đã thử nghiệm hiệu ứng của nốt La = 432 Hz trên nước với CymaScope theo yêu cầu của người ủng hộ tần số 432 Hz hàng đầu Brian T. Collins. Collins đã công bố phản hồi của Reid như sau: “Tần số 432 Hz xuất hiện như một hình tam giác mỗi lần chúng tôi tạo ảnh nó. Chúng tôi nghĩ rằng có gì đó không đúng với CymaScope nhưng sau khi thử hơn 1 tiếng đồng hồ chúng tôi đã đi đến kết luận rằng số 3 có lẽ có liên hệ nào đó với tần số 432 Hz”.
cymascopeĐộc giả có thể tự mình trải nghiệm CymaScope với ứng dụng trên Apple. (Ảnh: CymaScope)
Cymatics cho thấy các mô thức được tạo ra bởi tần số 432 Hz mang nhiều tính thẩm mỹ hơn so với được tạo ra bởi tần số 440 Hz. Nhưng nhà soạn nhạc Milton Mermikides đã chỉ ra trong blog của mình rằng các hộp dùng chứa nước có thể đã tác động đến kết quả.
cymascope am thanhHình ảnh biểu thị tần số 432 Hz (trái) và 440 Hz (phải).
“Một số hộp chứa nước xuất hiện các mô thức đẹp hơn với tần số 432 Hz thay vì 440 Hz, và các hộp khác lại có kết quả khá trái ngược”, ông đã viết. “Điều này cũng giống như việc nói rằng một cỡ giày nhất định nào đó là hoàn hảo khi chúng ta trình chiếu video về một người đi bộ khá vui vẻ với một đôi giày, nhưng lại phải gắng sức khi xỏ một đôi giày có kích cỡ khác”.

432 là một con số đặc biệt?

Có nhiều tuyên bố cho rằng 432 là một con số có ý nghĩa đặc biệt, vì khi thao tác các con số theo nhiều cách, con số 432 sẽ xuất hiện.
Một trong những tuyên bố khá đơn giản là con số 432 mang ý nghĩa đặc biệt vì nó là căn bậc hai của tốc độ ánh sáng. Thực ra, căn bậc hai của tốc độ ánh sáng là khoảng 431,6, nhưng dù sao con số đó cũng khá gần.
Đường kính Mặt trời là vào khoảng 864.000 dặm, tức là 2 x 432,000. Đường kính Mặt trăng là vào khoảng 2160, hay 4.320 chia cho 2.  Chúng ta bắt đầu nhận thấy việc sử dụng các phép tính nhân chia để tạo ra các giá trị khác nhau có liên hệ đến con số 432.
Một ví dụ về các phép tính phức tạp hơn đã được đưa ra bởi Collins. Ông viết rằng, “Mối liên hệ của Stonehenge với sự tiến động quỹ đạo trong 25.920 năm của điểm phân và con số 432 là khá rõ ràng”.
Ông đi theo một công thức bằng cách chia 360 cho số lượng các tảng đá ở mỗi vòng và sau đó chia 25.920 cho số đó. Thực hiện các phép chia này, các vòng tròn dạng khác không cho ra các con số có liên hệ với 432 (dù chúng cho ra các con số có ý nghĩa thiên văn khác, ông nói). Chỉ vòng tròn có 60 tảng đá là có liên hệ với con số 432: “Khi chia 360 cho 60 tảng đá ở vòng tròn thứ hai chúng ta sẽ có được 6. 25.920 chia cho 6 được 4.320. … Nếu vòng tròn thứ hai bao gồm 60 tảng đá tương đương với 25.920 năm thì mỗi tảng đá bằng với 432 năm xung quanh 12 phân khúc của quá trình tiến động 25.920 năm”.
Giải thích của ông trên thực tế dài hơn, nhưng chừng đó là đủ để hiểu được rằng cái tuyên bố khái quát cho thấy 432 là một con số có tầm quan trọng lớn dường như phụ thuộc vào cách thao tác các con số khác nhau. Nó có thể có một số ý nghĩa, nhưng ý nghĩa này không quá rõ ràng. Dường như chúng ta sẽ phải tìm kiếm nó để có thể thấy ý nghĩa này.
Cũng có tuyên bố cho rằng các nhạc sĩ cổ đại ở Hy Lạp, Ai Cập, và ngay cả các nền văn minh xa xôi hơn cũng đã chỉnh nhạc cụ của họ về tần số 432 Hz. Tuy nhiên, Đại Kỷ Nguyên chưa thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào để xác thực điều này. Trong giai đoạn lịch sử gần đây, trước khi tiêu chuẩn 440 Hz được thiết lập, các nhạc sĩ đã sử dụng một loạt các tần số khác nhau khi lên dây cho nhạc cụ.

Vấn đề sở thích

Liệu 432 là một con số có tầm quan trọng lớn hay liệu tần số 432 Hz có mang lại lợi ích đối với lượng nước trong cơ thể chúng ta; điều đó không quan trọng bằng việc bạn đơn giản có thích tần số 432 hay không.
Âm nhạc khiến chúng ta cảm thấy như thế nào, đây có thể là một vấn đề mang tính chủ quan hơn là khách quan.
Ivan Yanakiev, nhạc trưởng Học viện Quốc gia Bulgaria, có trong dàn nhạc môt nghệ sĩ cello chơi bản “Cello Suite thứ nhất ở hợp âm Son trưởng” với tần số 432 Hz. “Điều này thật mới, thật tuyệt vời”, Yanakiev trao đổi với tạp chí Vice’s Motherboard năm ngoái. “Nó là một sự hướng nguồn các tia sáng và tình yêu thuần túy làm rung động khắp căn phòng”.
Yanakiev đồng sáng lập dàn hòa nhạc 432 Orchestra vào năm 2013 để truyền rung động 432 Hz đi khắp thế giới.
Tiến sĩ Diana Deutsch, một nhà tâm lý học tri giác và nhận thức tại trường Đại học California ở San Diego, người đã viết sách về lĩnh vực tâm lý âm nhạc, đã nói với Motherboard rằng bà rất hứng thú với việc tiến hành các thử nghiệm tương tự như của Renold để xem sở thích của mọi người.
Cả hai tần số 440 Hz và 432 Hz đều đang được sử dụng. Tiêu chuẩn có thể thay đổi, nhưng nếu nó không đổi, những người với các sở thích khác nhau sẽ thưởng thức thanh âm của riêng họ.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.