a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Cách làm nộm sứa giòn dai tuyệt ngon

Những miếng sứa dai giòn có vị chua cay mặn ngọt chắc hẳn sẽ chiều lòng khẩu vị của cả nhà trong bữa cơm chiều.
Theo Sức khỏe đời sống, sứa biển còn được gọi là hải triết, thạch kính, thủy mẫu... Bộ phận dùng làm thuốc là cả con sứa (hải triết) hoặc da, (hải triết bì). Trong sứa biển có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na; choline, chứa nhiều iod.
Theo Đông y, sứa vị mặn, tính bình, vào phế can thận. Lớp vỏ ngoài của hải triết gọi là hải triết bì vị mặn, tính bình có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp ho suyễn nhiều đờm (hen suyễn, viêm khí phế quản, viêm họng) táo bón đầy bụng, phù nề, viêm sưng hạch.
Nguyên liệu làm món nộm sứa
- 300g sứa
- 50g lạc
- 20g vừng trắng
- 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây
- 100g giá đỗ
- 2 quả dưa chuột
- Lá chanh, sả, chanh, rau húng quế
- Đường, bột canh, ớt, dầu vừng
Cách làm món nộm sứa giòn dai tuyệt ngon
- Sứa vắt khô nước, cắt miếng vừa ăn, giữ lại nước sứa để trộn các nguyên liệu khác.
- Lạc, vừng rang chín xát sạch vỏ. Giã nhỏ lạc.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi.
- Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước, bổ đôi bỏ hạt và thái mỏng.
- Hành tây lột vỏ rửa sạch, thái lát mỏng rồi ngâm cùng nước pha giấm khoảng 15 phút để khử bớt mùi hăng.
- Có thể sử dụng luôn nước sứa để làm nước trộn hoặc pha theo công thức: 1 thìa canh đường + 1 thìa bột canh + 1 thìa dầu mè.
- Trộn đều các nguyên liệu gồm sứa + hành tây + giá đỗ + cà rốt + lá chanh + sả + rau húng quế + ớt cùng hỗn hợp chua ngọt vừa pha.
Cuối cùng rắc lạc và vừng lên là có thể thưởng thức.
Cach lam nom sua gion dai tuyet ngon - Anh 1
Chúc các bạn thành công!

Chỉ mất 20 phút nấu chè vải hạt sen thanh mát, ngọt ngào

Đang vào mùa vải thiều chín đỏ cũng là lúc hạt sen tươi đã vừa đủ già để bở tơi mềm khi nấu, các mẹ cùng làm món chè vải hạt sen thật thơm ngon chiêu đãi cả nhà nhé. Cách nấu cực kỳ đơn giản, chỉ cần khoảng 20 phút là cả nhà sẽ có món chè vừa thanh vừa mát, tráng miệng ngon tuyệt vời,
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 1
Nguyên liệu nấu chè vải hạt sen:
+ Vải thiều chín
+ Hạt sen tươi: 200g
+ Đường: 50g
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 2
Cách làm chè vải hạt sen:
- Hạt sen các bạn chọn loại sen già mà ngon nhất là sen Huế, về thông bỏ tâm sen, rửa sạch cho vào nồi với nước trắng nấu chừng 10-12 phút là sen chín bở. Chỉ nấu cho sen chín bở chứ các bạn đừng nấu sen chín quá kỹ, nát sẽ không đẹp vì bị đục nước và khó nhồi vào quả vải sau này.
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 3
- Thêm đường vào phần hạt sen đã nấu chín, nấu thêm chừng 3-5 phút cho hạt sen ngấm vị ngọt của đường, sau đó tắt bếp để hạt sen nguội bớt.
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 4
- Vớt lấy 1 phần hạt sen đã nấu chín với nước đường, để riêng ra đĩa cho ráo bớt nước.
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 5
- Vải thiều các bạn bóc thật sạch vỏ, nhẹ nhàng dùng tay tách bỏ phần hạt bên trong quả vải. Các bạn tách hạt thật nhẹ tránh làm nát và rách phần thịt của vải.
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 6
- Dùng 1 hạt sen, nhẹ nhàng nhồi trở lại vào bên trong phần thịt quả vải đã được tách bỏ hạt, làm lần lượt cho đến khi đủ số lượng quả vải nhồi hạt sen cần dùng. Trung bình 1 bát chè cần khoảng 3-5 quả vải nhồi hạt sen là vừa đủ, các bạn có thể ước lượng số người trong gia đình để làm số vải nhồi hạt sen cho hợp lý và cũng tùy sở thích thưởng thức nhiều hay ít vải.
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 7
- Cho nồi chè hạt sen lên bếp nấu sôi lại, nhẹ nhàng thả các quả vải đã nhồi hạt sen vào nồi chè nấu sôi lăn tăn. Các bạn nhớ hớt bọt liên tục để chè hạt sen vải thiều được trong và các bạn có thể nêm nếm lại vị ngọt của món chè vải hạt sen cho vừa với khẩu vị gia đình. Vì quả vải khá ngọt, ta nên dùng rất ít đường thêm vào chè để chè vải hạt sen có vị ngọt nhẹ thanh mát dễ chịu khi dùng.
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 8
Cho chè vải hạt sen vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2h cho chè mát lạnh là có thể thưởng thức, có thể dùng thêm với đá bào cho thêm mát lạnh.
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 9
Nước chè trong veo nhìn rõ từng hạt sen trắng muốt, từng quả vải nhồi hạt sen mọng nước lại tỏa ra mùi thơm đặc trưng, mát nhẹ. Đây là món chè cực ngon bổ cho những ngày hè oi nóng, mà mùa vải thiều tươi khá ngắn các bạn hãy làm để cả nhà thưởng thức kẻo hết mùa vải thiều rất nhanh đấy nhé!
Chi mat 20 phut nau che vai hat sen thanh mat, ngot ngao - Anh 10
Chúc các bạn ngon miệng với món chè vải hạt sen thơm mát này.

ĐOẢN KHÚC CHO EM





LỐI MÒN






ĐÊM VẮNG




Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

TÌNH ÚA






Mẹo bảo quản rau củ tươi ngon nửa tháng mà không mất dinh dưỡng

Phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.
me
Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ.
Dùng túi ni-lon
Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.
Tuy nhiên, không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.
Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp
Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.
Không rửa rau củ  trước khi cho vào tủ lạnh
Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều  độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.
Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.
Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt
Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn.
Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.
Dự trữ rau có lá màu xanh đậm
Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí.
Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.

Cách chế biến rau ngon, không mất chất

- Chế biến rau không đúng cách cũng làm mất chất dinh dưỡng trong rau. Ví dụ:
+ Với đậu xanh, việc đãi đi lớp vỏ ngoài sẽ làm mất đi phần lớn lượng vitamin C vì tỉ lệ vitamin này giữa vỏ và hạt là 3:1.
+ Xào rau nhỏ lửa không xanh rau nhưng ở nhiệt độ cao, vitamin C, B1 rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Vì vậy khi chế biến các món rau xào, muốn giữ chất dinh dưỡng thì nên vặn nhỏ lửa, thêm chút dấm để giữ lại lượng vitamin.
- Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà ...
- Hãy ăn ngay sau khi vừa chế biến. Chỉ gắp rau ra khỏi xoong chảo khi đến giờ ăn để giữ nóng nhưng như vậy thì công sức bạn bỏ ra cho  đó cũng gần như vô nghĩa, vì hầu hết các chất dinh dưỡng trong rau đã tan hết. Cách tốt nhất là hãy thưởng thức ngay sau khi vừa chế biến xong, vừa giúp bạn cảm nhận được hương vị ngon nhất lại có lợi cho cơ thể.
- Khi xào, nấu rất nhiều chất dinh dưỡng trong rau đã được tan ra trong canh, không uống nó thì thật là lãng phí. Nhưng cũng đừng chỉ uống nước mà quên "cái", ăn sau sẽ giúp tăng cường chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Gọt vỏ trước sau đó mới rửa hay để tiết kiệm thời gian có thể vừa thái vừa rửa rau cũng là một thói quen thường thấy. Tuy nhiên, phương pháp này làm hao hụt một số lượng vitamin đáng kể. Do đó, bạn chỉ nên thái hoặc gọt vỏ sau khi rửa sạch rau củ.

2 cách giúp bạn khử độc tố rau quả nhanh chóng

Phơi rau quả dưới ánh nắng mặt trời 5 phút để tẩy sạch hóa chất
khử thuốc trừ sâu
Phơi rau dưới nắng 5 phút sẽ loại bỏ hóa chất.
Theo nhiều nghiên cứu, ánh nắng mặt trời sẽ giúp loại bỏ đến hơn 60% hóa chất gây hại, do đó để tẩy sạch hóa chất trên rau quả, bạn nên phơi rau quả dưới ánh nắng mặt trời 5 phút rồi đưa vào sử dụng. Với thời gian phơi nắng như thế sẽ không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm mà còn giúp cho thực phẩm được sạch hơn, ngon hơn nữa đấy.
Làm chín các loại rau trước khi sử dụng
Tất nhiên  này không áp dụng cho các loại trái cây dùng để ăn tươi sống đâu nhé, tuy nhiên đối với các loại rau, bạn nên nấu chín hoặc chần qua nước sôi 2-3 phút trước khi chế biến sẽ làm giảm hẳn dư lượng hóa chất rất đáng kể. Cẩn thận hơn, đối với các loại rau ăn sống, bạn cũng nên ngâm nước muối kỹ rồi chần qua nước sôi trước khi ăn sẽ đảm bảo hơn rất nhiều.
Mẹo chọn mua rau, củ quả
Hãy chọn quả còn nguyên vẹn, không bị giập nát hay dính các chất lạ. Đặc biệt nên có độ to vừa phải, cầm chắc tay và nhìn tự nhiên, tươi nguyên, giòn chắc. Một số loại rau củ quả chỉ đẹp ở bên ngoài (do ngậm hóa chất), còn bên trong thì hỏng.
Cảnh giác với quả quá mập mạp, phổng phao và “đẹp mắt” so với thông thường, hoặc màu sắc không tự nhiên.
Tuyệt đối không mua những món cắt sẵn, gọt sẵn rồi ngâm nước ngoài chợ. Nên đi mua ở siêu thị, các cửa hàng rau sạch...cho chắc ăn.
Với những loại có thuốc trừ sâu mạnh (dưa chuột, cà tím...), tốt nhất bạn nên rửa sạch, gọt vỏ bên ngoài rồi mới ăn.
Cách nhận biết sơ bộ rau quả có hóa chất
Cảnh giác với quả quá mập, quá phổng phao, "quá đẹp mắt" so với bình thường vốn có; xem màu sắc có đúng như mầu tự nhiên không, có héo, úa không.
Rau quả có màu bất thường như xanh, xanh đen là do nhiễm đạm nitrat (NO3)..; cầm quả thấy nặng tay, chắc ròn, không như loại có HCBVTV thì tuy rất tươi, nhưng cầm thấy nhẹ; nhìn xem núm cuống có đọng phấn lạ và ngửi có mùi hắc, hôi của HCBVTV hay không.

Tự chế 3 dung dịch rửa rau củ quả an toàn gấp nhiều lần nước muối

Công thức 1: Chanh + Baking soda
Nguyên liệu:
- Chanh
- Baking soda
- Nước
me
Nước cốt chanh có chứa axit citric, là một chất kháng vi sinh vật hiệu quả, có thể tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn. 
- Đầu tiên, bạn vắt chanh để lấy khoảng 1 muỗng canh nước cốt chanh, cho vào một tô nhỏ.
- Sau đó hòa chanh cùng 2 muỗng canh baking soda và khoảng 230ml nước, khuấy đều cho đến khi baking soda tan hết;
- Cho dung dịch vừa pha vào chai xịt.
- Xịt dung dịch này lên rau củ, bạn xịt đủ để dung dịch phủ đều lên từng món, để khoảng 5 phút rồi rửa xả sạch dưới vòi nước.
Nước cốt chanh có chứa axit citric, là một chất kháng vi sinh vật hiệu quả, có thể tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn. Nhưng bạn nhớ đầu tiên hết cần rửa sạch quả chanh trước khi cắt và vắt, để tránh chất bẩn lọt vào nước cốt chanh và dung dịch thần kỳ của bạn.

Baking soda hay sodium bicarbonate đã được Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) coi là một loại thuốc trừ sâu sinh học tự nhiên, cũng là nguyên liệu rất quen thuộc trong các công thức tẩy rửa thân thiện với môi trường và con người.
Công thức 2: Dấm và chanh
Chuẩn bị:
2 cốc nước máy
1/4 chén dấm trắng
2 muỗng canh nước cốt chanh
Cách pha: Trộn các thành phần với nhau và cho vào bình xịt. Lắc đều hỗn hợp và để nghỉ trong khoảng 2 phút trước khi dùng. Sau khi rửa rau củ với hỗn hợp này, nên rửa lại với nước máy 2-3 lần trước khi dùng.
Công thức 3: Chiết xuất hạt bưởi và hỗn hợp giấm
me
 
Chuẩn bị:
1 cốc nước máy
1/2 chén dấm trắng
1 muỗng canh nước cốt chanh
1/8 muỗng cà phê tinh dầu hạt bưởi
Cách làm: Hỗn hợp này kháng khuẩn rất hiệu quả. Sau khi đổ tất cả vào với nhau trong bình xịt, bạn lắc đều và để nghỉ trong khoảng ít phút trước khi sử dụng.

Khám phá những tác dụng bất ngờ của rượu nếp

Rượu nếp hay còn gọi là cơm rượu được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, kali, sắt, chất béo...
Tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác. Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con. Canxi, axit folic và vitamin D là những chất quan trọng mà mẹ và bé đều rất cần sau khi sinh. Chúng cũng có dồi dào trong nếp cẩm. Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Giàu dinh dưỡng
Kham pha nhung tac dung bat ngo cua ruou nep - Anh 1
Rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng , tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo. Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1.
Tốt cho tim mạch
Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu nếp cẩm còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa. Những người tiêu hóa kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 – 60ml rất tốt. Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.
Thanh Xuân (TH)

Vứt ngay miếng thịt nếu bạn thấy các dấu hiệu này chứ đừng tiếc

Thịt lợn chứa giun sán
Thịt lợn nhiễm sán được gọi là cysticercus cellulosae. Khi chúng ta ăn phải thịt lợn có chứa các nang ấu trùng sán khi chưa được nấu chín, các ấu trùng này khi xâm nhập vào cơ thể, đi đến dạ dày, lớp màng ngoài của sán bị phá vỡ, lúc này đầu sán được giải phóng và tiếp tục bám vào niêm mạc ruột non, phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2 - 3 tháng.
Những triệu chứng khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán là rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ra cả đốt sán.
Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu và rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.
Một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thịt.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
me
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thịt.
Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức, tuyệt đối không được sử dụng.
Lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo
Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.
Thịt có màu đỏ khác thường, sáng và bóng 
Thịt lợn có chứa các độc chất Ractopamine và Clenbuterol thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng.
Thịt mềm nhũn
Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.
Có nước dịch màu vàng rỉ ra
Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn thịt lợn này đã bị sử dụng chất kích thích.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước dừa trong một tuần

Uống một cốc nước dừa tươi mỗi ngày trong 1 tuần, bạn sẽ thấy cơ thể thay đổi rõ rệt: làn da căng mịn, trẻ trung, cơ thể thon gọn và tràn đầy năng lượng.
Nước dừa là loại đồ uống phổ biến vào mùa hè được nhiều người yêu thích. Không chỉ thơm mát, nước dừa còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Uống nước dừa trong một tuần sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt các vấn đề sức khỏe như giảm cân, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường năng lượng, hay trẻ hóa làn da...
Cải thiện hệ miễn dịch
Theo Life Hack, uống nước dừa hàng ngày giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Món đồ uống này có khả năng loại bỏ các vi khuẩn trong cơ thể gây bệnh nướu răng và nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, nó còn tiêu diệt các virus gây cảm lạnh, sốt phát ban và các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, ngay cả trong mùa lạnh, bạn nên uống nước dừa để tăng cường sức khỏe.
Tăng cường năng lượng
Nước dừa có thể kích thích tố tuyến giáp, giúp tăng năng lượng ở cấp độ tế bào. Sau một tuần uống nước dừa liên tục, bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn, ăn uống tốt, làm việc hiệu quả hơn.
Tốt cho thận
Nước dừa giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và làm tan sỏi thận. Là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, nó giúp làm sạch đường tiết niệu, bảo vệ bàng quang và ngăn ngừa bệnh thận. Những người có vấn đề về thận có thể uống nước dừa trong một tuần để giảm bệnh hiệu quả.
Dieu gi xay ra khi ban uong nuoc dua trong mot tuan - Anh 1
Nước dừa là đồ uống phổ biến vào mùa hè, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nước dừa rất tốt cho hệ hóa vì chứa nhiều chất xơ, giúp trung hòa axit dạ dày, để bạn tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Quá trình tiêu hóa thuận lợi sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều năng lượng và hạn chế các vấn đề về tiêu hóa một cách tối ưu.
Giảm cân
Nếu bạn uống nước dừa trong 1 tuần, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hiệu quả của giảm cân. Nước dừa chứa ít chất béo, giúp làm đầy dạ dày và kiềm chế cảm giác thèm ăn.
Chữa nhức đầu
Nếu bạn hay bị đau đầu, nước dừa là giải pháp tự nhiên, đơn giản và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Mất nước có thể gây ra tăng huyết áp và đau đầu, trong khi đó uống nước dừa giúp bổ sung nước, giúp cơ thể thư giãn, loại bỏ cơn đau đầu nhanh chóng.
Trẻ hóa làn da
Một cốc nước dừa mỗi ngày có thể giúp làn da bổ sung nước, căng mịn và rạng rỡ hơn. Bằng cách kết hợp nước dừa với nước khoáng, cơ thể sẽ nhận thêm được nhiều chất lỏng và ngậm nước tối đa. Sau 1 tuần, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng những thay đổi tích cực trên da.
Cải thiện thị lực
Với bạn không thích ăn cà rốt, nước dừa là giải pháp thay thế hiệu quả. Loại đồ uống này có thể ngăn ngừa các vấn đề về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Ngoài ra, uống nước dừa hàng ngày còn giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và làm chậm quá trình lão hóa.
Phương Mai

Những loại rau củ nên nấu chín thay vì ăn sống

Thành tế bào của cà chua khá dày nên nếu ăn sống bạn sẽ chỉ nhận được 4% chất chống oxy hóa có trong loại thực phẩm này.
Những người đam mê thực phẩm thô thường cho rằng nấu nướng khiến rau củ mất vitamin cùng các dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, theo Prevention, điều này chưa chắc đã đúng. Trên thực tế, nhiệt độ khi xào, luộc, nướng phá vỡ thành tế bào giúp cơ thể dễ hấp thụ rau củ hơn.
Cà rốt giàu beta-carotene. Vào cơ thể, chất này được chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho thị lực, hệ miễn dịch và làn da. Năm 2002, các nhà khoa học phát hiện nấu chín cà rốt làm tăng lượng beta-carotene cơ thể hấp thụ được.
Theo tạp chí International Journal of Food Sciences and Nutrition, nếu chỉ ăn cà chua tươi sống, bạn sẽ không nhận được quá 4% lượng lycopene chống oxy hóa trong loại thực phẩm này. Đó là do thành tế bào của cà chua sống khá dày khiến cơ thể khó hấp thụ lycopene. Bởi vậy, bạn nên nấu chín hoặc dùng thêm sốt cà chua.
Rau chân vịt chứa nhiều folate cần thiết cho phát triển tế bào và sức khỏe sinh sản. Nấu rau chân vịt không làm tăng lượng folate nhưng giúp bạn ăn nhiều rau và hấp thụ nhiều folate hơn.
Măng tây là nguồn vitamin A, C, E và folate dồi dào. Làm chín măng tây giúp bạn dễ tiêu hóa và tận dụng lợi ích từ các loại vitamin.
Hiếm ai ăn sống bí ngô và đó là một điều tốt bởi bí ngô bổ dưỡng hơn nhiều sau khi được nấu. Giống cà rốt, bí ngô giàu beta-carotene cùng chất chống oxy hóa nên được coi là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất.
Lưu ý, bạn không cần cho quá nhiều nước khi luộc rau củ, cũng không nên cắt nhỏ vì sẽ làm mất 25% dưỡng chất so với để nguyên. Ngoài ra, có thể cho thêm chút chất béo tốt như dầu ô liu, dầu bơ để tăng khả năng hấp thụ của cơ thể.
Theo Minh Nhật/Vnexpress.net