a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

DANH SÁCH TƯƠNG TRỢ CÔ LÊ PHƯỚC TOÀN HD61 VỢ THẦY TRẦN PHẠM HIẾU


( chị Lâm Hoàng Yến đã nhận tính đến ngày 22/7/2018)
- Phan thị Hạnh HD64 500.000 VN$
- Triệu Bích Thủy HD70 200.000 VN$
- Lâm Hoàng Yến HD64 500.000 VN$
- Phan Thanh Thiên HD66 500.000 VN$
- Phan Trường Ân HD65 50 USD
- Nguyễn thị Kim Lang HD71 50 USD
- Tô hạt Danh HD59 1.000.000 VN$
- Triệu thị Ngọc Danh HD66 1.000.000 VN$
- Nguyễn thị Lợi HD72 500.000 VN$
- Giang Mỹ Liên HD71 100 AUD
- Thái Kim Hoàng HD66 2.250.000 VN$
- Trần nguyệt Miên ĐHST 2.250.000 VN$
- Nguyễn Hồng Cúc HD63 100 USD
- Trần kiến Anh HD69 100 CAD
- Lâm Sơn Điền HD64 100 AUD
- Lâm Thu Cúc HD67 50 AUD
- Huỳnh chi Lăng HD68 50 AUD
- Mạch thị Hoài Lan HD68 2.000.000 VN$
TỔNG CỘNG: 10.700.000 VN$
200 USD
300 AUD
100 CAD
Chị Lâm Hoàng Yến đã thông tin và sẻ giao cho cô Toàn
vào ngày thứ sáu 27/7/2018 tại Sài Gòn.
Xin thay mặt cô Toàn chân thành cám ơn quý đồng môn.
PS: Số tiền 7.000.000 VN$ của 3 bạn: Võ thị Phương Mai, Lê thị Cẫm Chức, Lê thị Cẫm Phương trong danh sách trước, đã được bạn Lý Hoàng Minh BLL Hoàng diệu Sóc trăng giao cho cô Toàn tại Sóc trăng vào ngày 18/7/2018.
Khi nào nhận thêm tiền tương trợ chúng tôi sẽ cập nhật và thông báo.
Ngày 23/7/2018 nhận thêm:
- Trịnh Minh Dung. HD64. 200 USD.
- Lê vĩnh Trương. HD82. 1.000.000 VN$
- Lý Kiến Ngọc HD68 500.000 VN$
TỔNG CỘNG ( đến ngày 23/7/2018 )
12.200.000 VN$
400 USD
300 AUD
100 CAD
Ngày 25/7/2018 chị Yến nhận thêm:
- Nguyễn ngọc Thạch HD68. 100USD
Tổng cộng ( đến ngày 25/7/2018 )
12.200.000 VNĐ
500 USD
300 AUD
100 CAD
Ngày 26/7/2018 chị Yến nhận :
- Trương minh Liên 50 USD
Tổng cộng ( từ ngày 22/7/2018 đến hết ngày 26/7/2018 )
Chị Lâm Hoàng Yến đã nhận:
- 12.200.000 VNĐ
- 550 USD
- 300 AUD
- 100 CAD
Số tiền này sẽ giao cho cô Lê phước Toàn chúng tôi sẽ thông tin đến anh chị em.
Mọi sự tương trợ đến cô Toàn sau ngày 26/7/2018 chúng tôi sẽ nhận và giao thêm vào đợt sau.
Thay lời cô Toàn chân thành cám ơn tất cả anh chị em.
Hôm nay 27/7/2018 chị Yến đã giao đầy đủ tiền tương trợ cho cô Toàn theo danh sách đã tổng kết đến hết ngày 26/7/2018.


Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường Hoàng Diệu Sóc Trăng

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

CÁI NÓN LÁ .



Chiếc phà Cần thơ từ từ tách ra khỏi bến , tôi nhảy lên cho không lở chuyến mà chẳng kịp nắm tay nàng để nói lên câu từ giả , thuở đó đi lại khó khăn , đường xá xe cô trần thân , giờ nghỉ lại buồn thêm , nhìn nàng lặng lẻ đứng buồn hiu chịu đựng bên cầu phà trong cơn gió chớm Đông lành lạnh mà tim chừng như thắt lại , cứ nghĩ xa nhau rồi sẽ gặp lại thôi , ngờ đâu đó là lần gặp sau cùng .
Tôi gặp nàng trong một chuyện tình cờ hy hữu , hôm đó nhận nhiệm sở về trường , một nhiệm sở đầu đời trong nghề dạy học , vừa xuống bến xe đứng lớ ngớ định tìm phương tiện đến trường , tình cờ chiếc nón lá của ai bị gió thổi tấp vào mặt của tôi , chủ nhân của nó là một người con gái còn trẻ, tóc không dài , mái tóc được cúp tròn theo khuôn mặt tròn xinh xắn , nàng là hành khách của chuyến đi lên , còn tôi đi xuống , vừa gở chiếc nón xuống nàng rối rít xin lỗi , tôi còn nhớ cái hương thơm dìu dịu của mùi thơm của mái tóc vừa gội đượm trên chiếc nón , rồi cái mùi khó tả của chiếc quai bằng lụa mềm , hồi đó tôi chả biết hiệu , hè gì,  của mùi xà phòng nhưng tôi nhớ lại thì nó thơm dịu dàng mùi bồ kết . Sau lời nói vội xin lỗi nàng đi về phòng vé cho kịp chuyến , còn tôi tiếp tục chuyến đi còn dang dở , ngồi trên xe trên đường tới trường , thứ hương thơm kỳ lạ của người thiếu nữ mà tôi vừa gặp , nó theo tôi tới trường thoảng thoảng hòa quyện theo khứu giác tôi đưa theo cơn gió . Nó như gội sạch những bụi đường cùng mệt nhọc của chuyến đi dài . Tôi ghi nhớ và xem như một kỷ niệm đẹp qua đường , nó đẹp bởi một điều duy nhất là do cơn gió vô tình nào đó mà được một chút hương nồng khó quên . Tôi sắp quên đi nếu không gặp lại nàng trong cái nhà mà tôi đậu bạc để đi dạy học . Ông chủ nhà là bạn cũ của ba tôi , sau này thuyên chuyển về đây , nhà rộng rãi theo kiểu cư xá cấp cho công chức trong thời gian tại nhiệm , hôm nọ , khệ nệ với cái valy đứng trước của nhà thì nàng ra mở cửa . Gặp tôi nàng khựng lại một chút ,rồi trở nên bình tỉnh , mặt có vẻ nghiêm trang nhưng trong ánh mắt tinh quái kia tôi biết nàng đã nhận ra người mà nàng đã vô ý để cái nón lá chụp lên mặt người ta trong một bửa nọ ngoài bến xe . Sau này tìm hiểu tôi mới biết nàng mồ côi Mẹ , cha thì hưu trí vì sức khỏe , cho nên về tá túc với người cô vừa phụ trông coi nhà cửa , vừa đở miếng ăn trong gia đình , lâu lâu nàng về quê thăm cha , cái hôm tôi và nàng gặp nhau ở bến xe là nhân dịp đó . Căn nhà rộng mênh mông , ban ngày người chồng đi làm ở nhiệm sở cách đó vài cây số , do công việc lâu lâu ông tạt qua nhà một cái rồi đi , bà chủ sáng loay hoay một chút rồi chiều đi dạy ,trong nhà có thằng con là học trò của tôi trong trường , ở nhà quen miệng kêu anh , trong lớp thì gọi thầy mà cái miệng cười chúm chím cho vẻ như giỡn mặt .Lúc đó tôi giả bộ nghiêm mặt mà trong bụng cũng tức cười , trong nhà buổi chiều thì vắng hoe , có khi buổi chiều tôi có giờ dạy còn không thì cũng lẩn quẫn quanh nhà ngoài soạn bài thì chả biết làm gì , chỉ đọc sách và ngồi nhâm nhi cà phê ở cái quán ngang nhà . Nàng sống âm thầm , kín đáo , tránh chạm mặt tôi , có những lúc phóng ánh mắt nhìn lén lút vội vàng , tôi thoáng gặp nhưng cũng giả ngơ , thật tình tôi cũng không biết bắt chuyện như thế nào để gần gủi nhau hơn , người cùng nhà , gặp nhau hàng ngày mà cứ cười cười mỉm mỉm . Tôi thân nàng trong một trường hợp lại tình cờ , cái số của tôi , cung đào hoa như thế nào mà cứ hết tình cờ này hết tình cờ khác , mỗi lần tình cờ như là đời tôi có thêm một câu chuyện buồn .Hôm đó , bà chủ nhà nhờ tôi chở nàng qua trường học tư nhân để bổ túc hồ sơ xin dạy học của cô ấy .Nàng bẽn lẽn ngồi phía sau xe , tay vịn vào thành yên yếu ớt , đoạn đường tuy không xa mà trong thâm tâm tôi muốn nó đi hoài không tới , giữa đường mái tóc của nàng thỉnh thỏang cọ nhẹ vào lưng tôi , tôi tưởng tượng như những mơn trớn nhè nhẹ , hơi thở của nàng tỏa nhẹ bên tai tôi cái hơi ấm thiệt là khó tả .Vậy mà trên chuyến đi lẫn chuyến về nàng chỉ hỏi tôi duy nhất có một câu , anh chở tôi đi vậy có mệt không ? Trời ơi , sao mà nàng hỏi một câu ác độc như vậy , chẳng những không mệt mà tôi còn tình nguyện chở nàng dài dài khi nàng nhờ tới . Giọng nịnh hót của tôi khiến nàng đỏ mặt bẽn lẽn , từ đó tôi nhận ra nàng kín đáo chăm sóc đời sống độc thân của tôi nhiều hơn , cái áo , cái quần của tôi vốn đã vụng về như chủ nó thì bây giờ qua bàn tay của nàng nó trở nên bóng bẩy sáng láng hơn . Lúc này nàng đã nói chuyện với tôi nhiều , thỉnh thoảng khen bóng khen gió về những tự sự nói dóc của tôi trên báo chí về chuyện tình tưởng tượng nào đó của tôi , có những lúc tôi thức khuya soạn bài , nàng tình nguyện xào cơm cho tôi ăn đở xót ruột .Tôi với nàng đã có môt chút gì len len tình cảm trong tâm tư , tôi chẳng dám biễu lộ còn nàng thì câm nín . Vậy đó , rồi nghỉ hè , bãi trường tôi về quê , nàng viết thư thăm tôi , trong thơ chỉ vài dòng ngắn ngủi hỏi thăm sức khỏe , vậy thôi , nhưng bao nhiêu đó cũng làm cho tôi nhớ đến nàng , chỉ biết nỗi nhớ thương này chưa sâu đậm tới mức tôi phải ngồi xe lên thăm nàng , tôi kín đáo âm thầm nhốt tình cảm của nàng vào lòng chờ tới ngày khai giảng năm học mới để gặp lại .Ngày tôi trở lên , nàng reo mừng hớn hở , trong ánh mắt có niềm vui chan chứa , tôi để ý thấy nàng quay đi giấu những giọt nước mắt mừng tao ngộ .
Tôi vẫn hàng ngày sách vở tập vào trường dạy học , lúc này nàng đã nhận lớp đề đi dạy ở một trường Tiểu học tư nhân của người Hoa thành lập , chúng tôi ít gặp nhau hơn nhưng những chăm sóc của người phụ nữ đảm việc vẫn dành cho tôi mà còn có khi nhiều hơn lúc trước . Thật lòng mà nói , nếu không có cái ngày quái ác đó xãy ra chưa biết cái kết cuộc của mối tình ngầm thương , ngầm mến của nàng dành cho tôi chắc là đi tới hồi kết không tệ. Thời cuộc lúc này lộn xộn nhiều , phía bên này mỗi ngày lui quân một it , ba tôi bảo tôi về quê vì ông đã có một hướng chuẩn bị tương lai . Tôi miễn cưỡng bỏ lớp , bỏ trường và bỏ cả nàng nữa để về quê .Rồi cái ngày đó cũng tới , trong khi tôi khốn khó với thời cuộc thì gia đình của ông chủ nhà di tản ra biển trước , từ đó tôi mất hẳn nàng , sau này nghe thằng học trò cũ nói nàng lập gia đình với môt người cùng xứ rồi mất vì bạo bệnh sau đó không lâu .
Căn nhà đó , chính quyền tịch thu , đi ngang đó thấy nó vẫn vậy có điều chắc họ hóa giá cho nên chủ mới sửa sang lại đẹp lắm, tôi đi ngang đó mà ngậm ngùi , nhớ những đêm thức khuya chỉ có tôi và nàng , tôi bạo dạn nắm tay , nàng để yên mà không phản ứng , dưới ánh đèn không sáng tôi thấy như mặt nàng ửng hồng , bàn tay run run trong tay tôi , nàng rụt rè rút lại và từ giả , những chớm thương , chớm nhớ làm cho người ta thấy tình yêu sao mà nó đẹp nhiệm mầu .Sau này lập gia đình , tôi thường hay nhắc vói vợ về những chăm sóc ân cần của nàng dành cho tôi. Vợ tôi , nàng cũng cảm thông cho một kiếp hồng nhan bạc phận .
Mấy mươi năm qua rồi , mà tôi vẫn nhớ như in hình ảnh rưng rưng nước mắt của nàng khi tiển tôi qua bến phà năm đó , giờ đây , những con phà cũ không còn đưa đón khách , đi ngang qua đó , tôi thấy trong tưởng tượng , cái dáng quay mặt trở lui khi con phà xa bến , nó buồn như bất cứ cuộc chia ly nào .Ước gì tôi biết làm thơ để tả lại cái cảnh biệt ly đó :
…”Lâu lâu còi rúc lên rền rĩ
Lòng của người đi réo kẻ về
Kẻ về không nói vương vương bước
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường
( Tế Hanh – Những ngày nghỉ học )

Chiếc phà từ từ ra bến như câu thơ con cóc buồn hiu của tôi : Con tàu chở nặng chuyến đi xa “

 25/7/2018
Huỳnh Thanh Long

TÌNH SẦU




Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Những dấu chân bí ẩn tại lòng sông Paluxy: Từng có thời con người và khủng long cùng chung sống?

Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại

Tại một con sông ở Mỹ, người ta đã phát hiện được hàng loạt dấu tích của con người cổ đại, xuất hiện cùng thời với một loài động vật đã tuyệt chủng từ chục triệu năm trước – khủng long.
Những dấu chân người bí ẩn
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ảnh: bible.ca
Bên trên là quang cảnh tại lòng sông Paluxy tại Glen Rose, bang Texas, Mỹ. Dòng sông này chảy qua trung tâm Vườn Quốc gia Thung lũng Khủng long, nổi tiếng với những dấu chân khủng long từ thời cổ đại. Do đó đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.
Nhưng nó không chỉ nổi tiếng bởi chứa những dấu chân của những con khủng long, mà còn làm dấy lên nhiều nghi hoặc bởi cũng chính tại nơi đây, người ta đã tìm thấy nhiều dấu chân người bí ẩn mà đáng ra không nên tồn tại.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1969, khi Stan Taylor bắt đầu tiến hành khai quật lòng sông Paluxy và phát hiện 2 dấu chân người. Nhiều năm về sau, sau khi loại bỏ hàng tấn đá vôi đè lên, nhiều dấu chân khác cũng đã được phát hiện. Cho đến nay đã có tổng cộng 14 dấu chân người, thành từng cặp trái phải khá đồng đều.
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Stan Taylor và những dấu chân người đầu tiên tại di chỉ Glen Rose, Texas. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ảnh chụp năm 1994, cho thấy 14 dấu chân người dưới mặt nước. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ảnh: bible.ca
Hình trên là 14 dấu chân người giao cắt với dãy chân khủng long 3 ngón tạo thành 1 góc khoảng 30 độ. Trận hạn hán năm 1999 hé lộ các dấu chân với chi tiết rất rõ ràng.
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Cận cảnh một dấu chân tại hiện trường. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Cận cảnh một dấu chân tại hiện trường. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Cận cảnh một dấu chân tại hiện trường. Ảnh: bible.ca
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Mình họa chân khủng long 3 ngón. Ảnh: 1.bp.blogspot.com
Những dấu chân người này bí ẩn ở chỗ, nó xuất hiện tại cùng một thành hệ, mà còn trên cùng một mặt phân lớp, thậm chí trong một số trường hợp chồng lên với các dấu chân của khủng long.
Mặt khác, cách thức hình thành những dấu chân hóa thạch trên cũng rất đặc thù. Chúng được tạo ra trên một loại bùn ướt. Sau đó, lớp bùn này hóa cứng lại nhanh chóng, chỉ trong vài ngày. Một khi lớp bùn này hóa cứng, dấu chân sẽ được bảo tồn. Trong trường hợp này, lớp bùn đóng vai trò tương tự như bê tông ướt hóa cứng. Khi đó, nếu tiếp tục dẫm chân lên, sẽ không thể tạo ra thêm bất kỳ dấu chân nào.
Mặt khác, những dấu chân này tuy rằng rất cứng, nhưng khi tiếp xúc với thời tiết khí hậu cũng sẽ dần bị mài mòn. Do đó, giả sử nếu có bất kỳ dấu chân nào khác được tạo ra về sau, thì dựa trên hình dáng bề mặt của các dấu chân, cũng sẽ có thể phân biệt ra thời điểm khác nhau mà chúng được tạo thành.
Do đó, kết luận cuối cùng được đưa ra là, những dấu chân của người và của khủng long này hẳn phải được tạo ra vào cùng một thời điểm. Điều này ám chỉ rằng, khủng long và người từng chung sống trong quá khứ. Tuy nhiên, điều này là một nghịch lý với hiểu biết hiện nay về lịch sử tiến hóa của loài người.
Con người và khủng long cùng chung sống?
Theo hiểu biết hiện tại, khủng long xuất hiện trong kỷ Tam điệp cách đây hơn 230 triệu năm trước, và tuyệt chủng vào khoảng 65 triệu năm trước vào cuối kỷ Creta, bởi thảm họa thiên thạch rơi giả định mà vẫn thường được nhắc đến trong nhiều sách báo, phim ảnh.
Giả dụ lấy mốc thời gian 65 triệu năm trước đây, thì con người khi đó chưa xuất hiện. Lúc đó chúng ta mới chỉ là những loài động vật thuộc liên bộ Euarchontoglires – tiền thân của các loài động vật linh trưởng, theo thuyết tiến hóa. Sau này động vật linh trưởng tiến hóa tiếp, mới xuất sinh vượn người, tiền thân của con người hiện đại ngày nay.
Do đó việc con người và khủng long chung sống trong cùng một thời kỳ, dựa trên dấu chân người và dấu chân khủng long ở lòng sông Paluxy ở trên, đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho thuyết tiến hóa.
Làm sao một loài động vật tiến hóa bậc thấp như khủng long lại có thể xuất hiện cùng với con người, vốn được cho là một sinh vật sống có cấp tiến hóa cao hơn rất nhiều? Làm sao để lấp đầy một khoảng trống thời gian cần thiết để tiến hóa lên đến hàng chục triệu năm?
Ngay chính như một số nhà khoa học tiến hóa kỳ cựu, cũng từng bày tỏ ý kiến về vấn đề này. Tất nhiên, họ không ủng hộ giả thuyết này, nhưng cũng hé mở ngụ ý ẩn sau nếu điều này là sự thật.
Ernst Mayr là giáo sư ĐH Harvard. Ông được mệnh danh là nhà sinh học tiến hóa đi đầu trong thế kỷ 20. Ông từng nói:
“Những người theo thuyết sáng tạo từng tuyên bố rằng con người và khủng long sống trong cùng một thời kỳ … Nếu tuyên bố nghiêm trọng này là sự thật, thì tên của những người phát hiện ra nó sẽ xuất hiện trong lịch sử như những cá nhân sở hữu những khám phá đáng kinh ngạc nhất trong thế kỷ 20 này”.
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ernst Mayr vào năm 1994. Ảnh: Wiki
GS Louis Jacobs từ Đại học Southern Methodist, chuyên gia về khủng long và các loài động vật tiền sử, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Cổ sinh vật học Động vật có Xương sống, nhận định:
“Sự xuất hiện đồng thời của người và khủng long ư. Điều đó sẽ đập tan nhận định về một Trái Đất từng có niên đại xa xưa. Toàn bộ lịch sử tạo hóa, sẽ giống như với bảy ngày tạo hóa trong sách Sáng Thế. Thuyết tiến hóa khi đó sẽ bị lật đổ”.
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Louis Jacobs, chuyên gia về khủng long và các loài động vật tiền sử. Ảnh: Phys.org
Những dấu tích khác của con người trong khu vực
Không chỉ vậy, trong khu vực lân cận, người ta còn tìm thấy nhiều dấu tích khác của con người thời cổ đại.
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Dấu hằn của một bàn tay người hoàn chỉnh đã được tìm thấy trong tảng đá vôi ở Glen Rose, Texas, Mỹ. Ảnh: paleo.cc
Con người đã xuất hiện từ thời khủng long? Bằng chứng có thể ‘đảo lộn’ quan niệm ngày nay về lịch sử nhân loại
Ngón tay hóa thạch được phát hiện trong một mỏ đá có niên đại từ kỷ Creta ở Glen Rose, Texas. Ảnh: Paleo.cc
Những hóa thạch bàn tay, hay ngón tay của người này đã được kiểm chứng, và xác thực có niên đại từ kỷ Creta, tức từ hàng chục triệu năm trước kia khi khủng long còn tung hoành trên địa cầu.
Từ đây đặt ra một dấu hỏi lớn. Như hiểu biết hiện nay, con người là sinh vật có cấp bậc tiến hóa cao hơn rất nhiều so với khủng long. Sau khi khủng long tuyệt chủng vào 65 triệu năm trước, phải cần đến hàng chục triệu năm sau trước khi “tổ tiên con người” khi đó – vốn là một nhóm các động vật có vú ăn côn trùng nhỏ, kiếm ăn đêm và sống trên cây gọi là Euarchonta – có thể tiến hóa thành con người hiện đại. Người hiện đại (homo sapien) mới chỉ xuất hiện cách đây khoảng 350.000 năm. Như vậy, quá trình tiến hóa này cũng phải trải dài hơn 64 triệu năm trước. Do đó việc con người tồn tại cùng thời với khủng long, bất kể vào thời cổ đại hay cận hiện đại, đều chính là đang lấp đầy khoảng niên đại tiến hóa cần thiết kéo dài hơn 64 triệu năm này. Làm sao điều này có thể? 
Điều này cho thấy phương pháp định tuổi các hóa thạch hiện nay chưa chuẩn xác, do đó mới dẫn đến việc ước định thời điểm xuất hiện của các giống loài động thực vật xuất hiện sai lệch, mà trên là một ví dụ. Cần nhớ rằng, sơ đồ cây tiến hóa và thanh niên biểu địa chất trong thuyết tiến hóa được xây dựng dựa trên việc định tuổi hóa thạch các giống loài. Nếu tồn tại sai sót ở đây, thì thuyết tiến hóa về căn bản cần phải được xem xét lại.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại thuyết tiến hóa – lý thuyết đang được chấp nhận rộng rãi về lịch sử loài người.
Quý Khải

Phát hiện lỗ hổng bất thường trên núi Adams, nghi cổng vào khu vực neo đậu UFO


Một nhóm người tham dự hội nghị thường niên về UFO tại tiểu bang Washington nói rằng lỗ hổng lớn họ phát hiện gần đỉnh núi Adams rất có thể là nơi các phi thuyền ngoài hành tinh ra vào.
Khám phá này được công bố vào hội nghị ECETI năm 2017, được tổ chức thường niên tại trang trại ECETI, hồ Trout, Washington. Trang trại này được xây dựng năm 1986, như một nơi ẩn cư trên núi, bởi James Gilliland, một tác gia, giáo viên, nhà nghiên cứu khoa học và nhà tư vấn tâm linh. Sau một trải nghiệm cận tử, Gilliland rời bỏ thế giới kinh doanh để giúp người khác bắt đầu hành trình tâm linh của mình.
Đỉnh núi Adams nhìn từ trên cao (Ảnh: Journal Online)
Không phải ngẫu nhiên mà kết luận trên được đưa ra. Núi Adams thực sự là một nơi lý tưởng để ẩn cư. Núi lửa ngừng hoạt động này cùng với núi Hoot và núi St. Helens, tạo thành “những ngọn núi mây khói” xuất hiện trong nhiều truyền thuyết của người Mỹ bản địa.
Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong vụ chứng kiến UFO nổi tiếng năm 1947 khi viên phi công Kenneth Arnold khẳng định đã nhìn thấy chín UFO bay qua núi Rainier với tốc độ ước lượng khoảng 1 200 dặm/h (1 932 km/h) trước khi biến mất tại núi Adams. Kể từ đó, đã có suy đoán rằng núi Adams đang ẩn giấu một căn cứ tàu không gian bí mật.
Lỗ hổng nghi vấn là cổng không thời gian cho các UFO ra vào (Ảnh: Youtube)
Gilliland tin rằng có một cổng không gian ở vùng lân cận và ông đã nhìn thấy hàng nghìn UFO, bao gồm cả chiếc mà ông đã lên, và gặp gỡ người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, lỗ hổng ở núi Adams không phải do ông phát hiện mà là Jimmy Church, người dẫn chương trình truyền hình và phát thanh siêu thường (Fade to Black), người cũng tham gia hội nghị hôm đó. Trong video của mình, ông chiếu các tấm ảnh chụp núi Adams trước (29 tháng 6) và sau (30 tháng 6) và chỉ ra sự xuất hiện của lỗ hổng lạ. Ngoài ra, có hơn 150 người được cho là đã nhìn thấy lỗ đen với kích thước 46 x 153 m.
Điều họ nhìn thấy là gì? Các báo cáo truyền thông và video Fade to Black trên YouTube nói rằng đó là “Cổng vào nơi để UFO”. Nó chắc chắn trông giống một cái lỗ hay hang động đang mở hơn là giống một cái bóng, nhưng lại không giống như cổng dành cho tàu vũ trụ của nền văn minh tiên tiến nào đó. James Gilliland cỏ vẻ không có bình luận gì vể nó, tuy nhiên ông cũng có nhiều video của riêng mình và các nhân chứng chứng thực những điều ông nói rằng UFO di chuyển xuyên qua “cửa liên không gian” vào căn cứ.
James Gilliland chụp hình bên ngọn núi Adams (Ảnh: mysteriousuniverse.org)
Nhiều người đề xuất đưa máy bay không người lái đến để thăm dò, bởi vì vị trí “cánh cổng” được xác định rõ ràng, trừ khi nó đóng lại. Hoặc ai đó cũng có thể leo đến nơi và gõ cửa.
Đây có phải là minh chứng cho sự tồn tại của người ngoài hành và căn cứ UFO của họ? Church, Gilliland và ECETI có một năm để tìm câu trả lời trước khi hội nghị 2018 diễn ra.
Ngự Yên

XE VOLANTE VISION

Volante Vision có nội thất vô cùng sang trọng với thiết kế như đến từ tương lai. Thương hiệu Aston Martin danh giá là đảm bảo giá trị nếu concept này được đưa vào sản xuất.

Tuy tương lai của xe bay chưa định hình nhưng nhiều startup và hãng xe chân ư
Tuy tương lai của xe bay chưa định hình nhưng nhiều startup và hãng xe chân ướt chân ráo đã bắt đầu quan tâm tới lĩnh vực này, tạo nền móng cho loại hình vận tải mới.
Volante Vision Concept là sản phẩm hợp tác giữa Aston Martin, Đại học Cranfie
Volante Vision Concept là sản phẩm hợp tác giữa Aston Martin, Đại học Cranfield (Anh), công ty Cranfield Aerospace Solutions và hãng xe Rolls-Royce. Tuy đơn thuần là concept thiết kế nhưng Aston Martin đang rất nghiêm túc trong việc tạo ra mẫu thử (prototype) có thể vận hành trong hai năm tới.
Nhiều thông tin của Volante Vision Concept vẫn được giữ kín. Carscoops cho bi
Nhiều thông tin của Volante Vision Concept vẫn được giữ kín. Carscoops cho biết xe sẽ sử dụng công nghệ động cơ Rolls-Royce nhưng thông số thế nào vẫn chưa được tiết lộ.
Cũng giống các mẫu xe Aston Martin, thiết kế concept đóng vai trò vô cùng qua
Cũng giống các mẫu xe Aston Martin, thiết kế concept đóng vai trò vô cùng quan trọng. Volante Vision Concept bắt nguồn từ ý tưởng của giám đốc thiết kế sáng tạo Marek Reichman, người chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu xe DB11, Valkyrie, Vantage mới, và DBS Superleggera.
Chính vì vậy, Volante Vision Concept có ngoại hình vô cùng bắt mắt, vượt trội
Chính vì vậy, Volante Vision Concept có ngoại hình vô cùng bắt mắt, vượt trội bất cứ mẫu thiết kế xe bay nào. Phương tiện này có hai cánh quạt phía trước và một cánh quạt lớn trung tâm phía sau cho phép cất cánh thẳng đứng.
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Andy Palmer của Aston Martin rất hài lòng vớ
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Andy Palmer của Aston Martin rất hài lòng với mẫu thiết kế Volante Vision Concept. Ông cho rằng xe bay sẽ đóng vai trò quan trọng giúp giảm bớt ùn tắc giao thông nội đô.
“Dân số thành thị đang tăng rất nhanh, cùng với đó là tình trạng tắc đường, ô
“Dân số thành thị đang tăng rất nhanh, cùng với đó là tình trạng tắc đường, ô nhiễm và nhu cầu đi lại lớn. Chúng ta cần tìm kiếm giải pháp thay thế nhằm đối phó với tình trạng này. Xe bay là một trong số đó, và Volante Vision Concept được xem là giải pháp vận chuyển cơ động sang trọng tột bậc”, Andy Palmer phát biểu.
Cũng theo Andy Palmer, nhờ có phương tiện bay như Volante Vision Concept, ngư
Cũng theo Andy Palmer, nhờ có phương tiện bay như Volante Vision Concept, người dân có thể sống xa thành phố nhưng vẫn làm việc tại thành phố và quá trình đi lại không gặp khó khăn vất vả nào.

Gia Nguyễn
Nguồn: Zing


Bí ẩn nguồn gốc nỗi ám ảnh ‘thứ 6 ngày 13’


Theo quan niệm của nhiều người phương Tây, thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo, nên ít ra ngoài, hạn chế mua sắm, kinh doanh.
Tại Mỹ, ước tính khoảng 17 – 21 triệu người sợ thứ 6 ngày 13, theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Căng thẳng và Hội chứng North Carolina, theo International Business Times thực hiện năm 2015.
Thậm chí đây còn được coi là một hội chứng phổ biến với tên khoa học friggatriskaidekaphobia. Tên gọi này đến từ Frigga, nữ thần trong thần thoại Bắc u, và triskaidekaphobia, có nghĩa là sợ số 13. Tính theo Dương lịch, thứ 6 ngày 13 luôn xuất hiện ít nhất một lần trong năm và có thể lặp lại tới ba lần trong mỗi năm bất kỳ.
Khoảng 17 – 21 triệu người Mỹ sợ thứ 6 ngày 13 (Ảnh: Daily express)
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đủ tính thuyết phục về nguồn gốc của nỗi sợ hãi quanh thứ 6 ngày 13.
Một số người tin rằng nỗi sợ hãi thứ Sáu ngày 13 bắt nguồn từ Kitô giáo. Chúa Jesus bị đóng đinh vào thứ 6 ngày 13 và kể từ đó người ta cho rằng ngày này là một điềm xấu.
Trong bộ luật Hammurabi của người Babylon cổ đại ra đời năm 1772 TCN, số 13 bị bỏ khỏi danh sách luật. Người phương Tây cũng quan niệm nếu 13 người ăn tối cùng nhau, một người sẽ qua đời trong năm đó.
Quan niệm này đến từ sự kiện Bữa tối cuối cùng của Chúa, khi Chúa Jesus ăn tối cùng 12 tông đồ trước khi chết và một câu chuyện thần thoại Bắc Âu, trong đó bữa tối của thần Odin và 11 người bạn thân bị phá hỏng bởi nhân vật thứ 13 là Loki, vị thần đại diện cho tội ác và sự hỗn loạn.
Chú Giesu và 12 tông đồ trong bức họa “Bữa tối cuối cùng” của Leonado da Vinci (Ảnh: tellwut)
Một vài câu chuyện thời hiện đại (bao gồm cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code) thì cho rằng lời nguyền bắt đầu khi vua Philippe IV của Pháp bắt giữ những hiệp sĩ của dòng Đền vào ngày 13 tháng 10 năm 1307.
Mặc dù nguồn gốc của nó là không rõ ràng, trên thực tế, với tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” số 13 được coi là con số bị nguyền rủa trên khắp thế giới suốt hàng nghìn năm qua và luôn bị người ta dè chừng. Nhiều thành phố không đánh số đường 13 hoặc đại lộ 13. Nhiều tòa nhà chọc trời không có tầng 13, các bệnh viện tránh đề tên phòng bằng số 13 và những sân bay không có cửa 13.
Tại phố Wall, trung tâm tài chính của Mỹ, người ta có một nỗi sợ đối với thứ 6 ngày 13 trong nhiều thập kỷ. Vào ngày 13/10/1989, nơi đây chứng kiến sự tụt giảm lớn thứ hai trong lịch sử của chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Tuy nhiên, nhiều người không sợ thứ 6 ngày 13 và thậm chí còn coi số 13 là con số may mắn. Vấn đề này cũng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học khi các kết quả thống kê của các nhóm độc lập cho kết quả trái ngược.
Ca sĩ Taylor Swift coi số 13 là con số may mắn của mình (Ảnh: 2Sao)
Theo nghiên cứu của Trung tâm Số liệu Bảo hiểm Hà Lan (CVS) năm 2008, có ít tai nạn, vụ trộm hoặc hỏa hoạn vào thứ 6 ngày 13 hơn những ngày thứ 6 khác.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 1993 trên Tạp chí Y khoa Anh, số lượng tai nạn giao thông vào thứ 6 ngày 13 ở Anh lớn hơn đáng kể so với ngày thường và nguy cơ nhập viện vì tai nạn trên đường có thể tăng tới 52%. Nghiên cứu khuyến cáo người dân Anh nên ở nhà trong ngày này.
Ngành du lịch và tiêu dùng cũng đồng quan điểm này khi một báo cáo thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát Căng thẳng và Hội chứng North Carolina cho thấy nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại 800 – 900 triệu USD mỗi năm do khách hàng ở nhà hoặc không đi du lịch vào thứ 6 ngày 13.
Hoài Anh

DẠ KHÚC




Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Bí ẩn trận không chiến dữ dội trên bầu trời Los Angeles năm 1942: UFO hay máy bay địch?

Năm 1942, một trận không chiến dữ dội đã nổ ra trên bầu trời TP Los Angeles (Mỹ), khi một vật thể bí ẩn không rõ nguồn gốc xâm nhập vào không phận.
Để nắm bắt sự việc này, cần hiểu rõ hơn cục diện khi đó, khi Mỹ vừa mới tham gia Thế chiến II.

Đòn giáng phủ đầu của quân Nhật, không thể không cảnh giác

Tháng 12/1941, máy bay Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng, khiến hơn 2400 người thiệt mạng. Sau sự kiện này, Mỹ chính thức tham gia Thế chiến II.
trận chiến Los Angeles
Vụ tấn công Trân Châu Cảng của quân Nhật năm 1941. Ảnh: interactives.dk
3 tháng sau, vào ngày 23/2/1942, tàu ngầm Nhật bất ngờ đánh bom mỏ dầu Ellwood ở bang California, bờ biển phía Đông Hoa Kỳ. Trước tình cảnh đó, tinh thần cảnh giác của người Mỹ trước những đợt tấn công tiềm tàng của quân Nhật lên rất cao, đặc biệt ở khu vực này. Đây chính là một trong nhân tố thúc đẩy nên sự kiện lịch sử ngày hôm sau – vụ Đại không kích tại thành phố Los Angeles lân cận, một trong những vụ oanh tạc pháo phòng không khủng khiếp nhất trong lịch sử, với một kẻ thù vô danh mà cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Đại không kích Los Angeles – cuộc chạm trán với máy bay Nhật, hay UFO?

Sự việc bắt đầu vào tối thứ ba, ngày 22/2/1942. Đêm hôm đó, một loạt các chớp sáng được báo cáo xuất hiện trên bầu trời thành phố Los Angeles. Một thông báo đã được thiết lập vào 7:18, và hạ xuống vào 10:23.
Tầm đầu giờ sáng ngày hôm sau (25/2), lúc 2:25, còi báo động máy bay địch vang lên khắp hạt Los Angeles, đánh thức một triệu người dân ở khu vực nam California. Cùng lúc, chính quyền ra lệnh cúp điện toàn bộ khu vực. Hầu hết mọi người đi ngủ trở lại trong khi hơn 12.000 dân phòng không kích được triệu tập vào vị trí, hầu hết họ chỉ cho đây là một cuộc diễn tập bình thường, chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng trong tương lai – một cuộc xâm lược khác của quân Nhật. Tuy nhiên, vào lúc 3:16, tất cả mọi người đã bị sốc khi bị đánh thức trở lại, lần này bởi những âm thanh ghê rợn, sởn gai ốc đối với bất kỳ ai chưa từng phục vụ trong quân ngũ.
Những tiếng nổ vang trời của pháo phòng không của Lữ đoàn pháo binh duyên hải vang lên khắp nơi, lôi tất cả mọi người ra khỏi giường. Trước khi họ có thể tiến đến cửa sổ để xem xem chuyện gì đang diễn ra thì những chớp sáng của đạn phòng không liên tục khai nổ trên không trung, kèm theo những âm thanh “bùm bùm” vang đất dậy trời. Các mảnh đạn lạc phóng lên không trung rồi dần dần rơi xuống thành phố như trút nước.
Không ai rõ chuyện gì đang xảy ra, bởi tất cả các đài phát thanh truyền tin đã bị yêu cầu tạm dừng hoạt động vào 3:08, nhưng bầu trời đêm với những đốm sáng lấp lóe liên hồi trải dài liên tục 45 km đã phần nào hé lộ câu chuyện.
trận chiến Los Angeles
Đèn pha rọi vào vật thể lạ trên bầu trời đêm tại thành phố Los Angeles kèm theo các đợt pháo kích, vào đầu giờ sáng ngày 25/2/1942. Ảnh: Los Angeles Times
Hỏa lực pháo binh vẫn tiếp tục rải rác cho đến gần sáng, đến 4:14 mới chấm dứt. Đến 7:21 sáng, lệnh “all clear” được ban bố, điện trở lại thành phố, mọi thứ trở về bình thường.
Sau chót, người ta ước tính tổng cộng có hơn 1.400 viên đạn được khai hỏa.
Đây là một cuộc chiến tầm cỡ và quy mô, nhưng không ai rõ danh tính thủ phạm. Đạn lạc đã gây hư hại cho một số tòa nhà và xe cộ, 5 dân thường đã thiệt mạng như kết quả gián tiếp của hỏa lực phòng không: 3 người mất trong các vụ tai nạn xe hơi trong tình trạng hỗn loạn hậu kỳ, 2 người lên cơn đau tim do sự căng thẳng tột độ từ cuộc không kích kéo dài hơn 1 tiếng. Sự kiện này đã lên trang nhất toàn bộ các tờ báo ở dọc khu vực bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và được nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khắp cả nước theo dõi .
trận chiến Los Angeles
Tờ Los Angeles Times đưa tin về vụ việc. Ảnh: Los Angeles Times
Theo quan điểm chính thức từ phía chính phủ Hoa Kỳ, vụ việc này là một dạng “báo động giả”, gây ra bởi một khí cầu thời tiết hoạt động trong khu vực. Chính khí cầu này đã “khơi mào cho loạt không kích”. Nhìn chung, vụ việc này là một trường hợp điển hình của “tình trạng căng thẳng chiến tranh” gây ra bởi một khí cầu thời tiết thất lạc, được làm trầm trọng thêm bởi áp lực đến từ các cuộc tấn công không lâu trước đó của quân Nhật trong vụ Trân Châu Cảng và vụ đánh bom tại Ellwood. Cũng có giả thuyết cho rằng vài chiếc máy bay thương mại đã được sử dụng như một đòn chiến tranh tâm lý để tạo nên tình trạng hoảng loạn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều, đưa ra nhận định về một vụ che giấu tiềm năng. Báo chí thời đó đưa ra một số báo cáo và phỏng đoán về một vụ che giấu sự thật tiềm tàng.
Lấy ví dụ, một bài xã luận trên tờ báo Long Beach Independent địa phương cho hay, “Có một thái độ ngần ngại khó hiểu và bí ẩn về toàn bộ vụ việc này. Dường như có một vài hình thức kiểm duyệt nào đó nhằm ngăn chặn việc thảo luận về vấn đề này”.
Trong một cuộc kêu gọi Quốc Hội điều tra, dân biểu Leland Ford đã nói, “… cho đến nay không một lời giải thích nào được đưa ra có thể loại bỏ vụ này ra khỏi danh sách ‘các bí ẩn trọn vẹn’”.
Cho đến nay, vẫn chưa có một kết luận nào nhận được sự ủng hộ từ nhiều luồng. Có thể nó sẽ tiếp tục là một bí ẩn, nếu như không có thông tin quý giá từ chính những nhân chứng trong cuộc, những người đã trải qua “cuộc pháo không kích” và … tận mắt chứng kiến vật thể bí ẩn trên bầu trời.

Mánh khóe di chuyển khôn ngoan, ẩn giấu hành tung trước ra-đa quân sự

Theo lời khai các nhân chứng tại hiện trường, đầu giờ sáng ngày 25/2, một vật thể bí ẩn xuất hiện trên không trung, bay bằng bằng ở độ cao thấp. Vật thể bay trên biển gần chạm mặt nước, hướng về phía thành phố Los Angeles tại mức vận tốc cực cao. Từ vận tốc khoảng 120 dặm/giờ, vật thể này đã giảm vận tốc xuống còn 50 dặm/giờ. Có lẽ nó đã bắt được tín hiệu thăm dò từ thiết bị theo dõi tầm xa, hoặc các thiết bị bắt tín hiệu radar cơ bản.
Tập hợp lời khai các nhân chứng rải rác trong nhiều năm cho thấy, vật thể này đã di chuyển vào vùng ‘điểm mờ’ ra-đa, khi chỉ loanh quanh tại những triền núi hẻo lánh ít người dọc cạnh bắc của vùng núi Santa Monica – một khu vực cách thành phố Los Angeles khoảng 25 km. Sau đó nó di chuyển về phía nam, len lỏi trong các khoảng không bên trong rừng núi, trú ngụ đằng sau tầm ngắm khả thi của hầu hết súng phòng không và bất kỳ ra-đa hay thiết bị nghe ngóng tầm xa nào. Sau khi bay ra khỏi vùng núi Santa Monica, vật thể này đã hơi đổi hướng bay một chút về phía đông, đồng thời duy trì độ cao trên 155 m của khu đồi Baldwin lân cận, dường như để né tránh sự chú ý của tất cả máy bay và vũ khí tại Phi trường Mines (hiện là Sân bay Quốc tế Los Angeles).
trận chiến Los Angeles
Ảnh: ytimg.com

Kích cỡ khổng lồ: ‘Bay ngang qua đầu chúng tôi nhưng mãi vẫn không hết’

Scott Littleton (1933 – 2010) là giáo sư nhân chủng học tại Đại học Occidental College. Khi còn bé, ông sống ở vùng biển miền nam California, một trong những nơi có thể quan sát vụ việc này. Hồi tưởng lại sự việc hôm đó, ông kể:
“… chiếc phi cơ này chắc chắn đang dần dần hạ thấp độ cao từ khi rời khỏi đồi Baldwin bởi khi nó bay qua đầu chúng tôi, vật thể này, bất kể nó là gì, chắc chắn không bay quá cao khỏi mặt đất. Vật thể này rất to lớn, khi nó trồi ra khỏi vùng đồi, nó lớn đến nỗi khi bay ngang qua đầu chúng tôi, chúng tôi chỉ nhìn thấy phần đáy mà không thể nhìn thấy cạnh sườn — và phải rất rất lâu sau vật thể này mới bay hết qua đầu chúng tôi”.
trận chiến Los Angeles
GS Scott Littleton. Ảnh: wp.com
Tike Karavas, một giáo viên tại Bảo tàng Lịch sử Redonda, khu vực nằm trong hạt Los Angeles, cũng là một nhân chứng trong cuộc. Ông cho biết vào đêm hôm đó, vật thể này đã cũng bay qua ngay trên đầu cha con ông. Ông nói:
“Cha tôi, vào năm 1929 đã có dịp quan sát khinh khí cầu Graf Zeppelin cập cảng phi trường Mines, thậm chí được đi bộ dọc theo cạnh bên và bên dưới khí cầu khổng lồ này. Ông thường nói vật thể đã bay qua đầu cha con tôi đêm đó lớn ngang, thậm chí lớn hơn, một khí cầu Zeppelin. Khi lớn lên, tôi biết được rằng khí cầu Zeppelin có chiều dài lên đến 236 m, nhưng tôi không chắc vật thể đêm hôm đó lớn đến chừng nào so với khí cầu này”.
trận chiến Los Angeles
Tike Karavas. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Redondo
trận chiến Los Angeles
Khí cầu Graf Zeppelin thăm phi trường Mines vào năm 1929. Ảnh: welweb.org
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp đạc tam giác vào bức ảnh chụp đen trắng nguyên (hình dưới), GS Littleton cùng cộng sự đã ước tính được kích thước của vật thể này, và cho ra kết quả thậm chí còn lớn hơn một khí cầu Zeppelin.
trận chiến Los Angeles
Đèn pha rọi vào vật thể lạ trên bầu trời đêm tại thành phố Los Angeles kèm theo các đợt pháo kích, vào đầu giờ sáng ngày 25/2/1942. Ảnh: Los Angeles Times
Gs Littleton đi đến kết luận rằng:
“Từ chiều ngang của các chùm sáng hướng đến vật thể, … cộng sự Frank Warren của tôi đi đến kết luận rằng nó hẳn phải lớn hơn rất nhiều, với chiều dài lên đến tầm khoảng 243 m. Tôi đồng ý với ước tính này”.

Hình dạng đặc thù, không hề phát ra âm thanh

Vật thể này cũng có hình dạng và cấu trúc rất đặc biệt. Tike Karavas cho biết:
“Khi tiếp xúc gần với nó, tôi nhận ra rằng vật thể này không tròn trịa như khí cầu Zeppelin, nhưng rộng và dẹt hoặc hơi cong về phía trung tâm dọc theo phần đáy từ cạnh bên. Nó cong nhọn dần khi đi về phía đỉnh, khá giống một cái xẻng nhọn lộn ngược. Từ chỗ tôi quan sát nó không có cấu trúc xương sườn hay cấu trúc phần thân trên. Trên thân nó không có ký tự, không có biểu tượng hay con số nào cả. Không có khe hở, cửa sổ, cửa khoang, đường ráp, hay lỗ lấy ánh sáng. Cũng không có cánh quạt, động cơ mô tơ ngoài và đặc biệt không phát ra âm thanh. Và nó cũng không có bánh xe, cánh máy bay, cánh đuôi (để giữ thăng bằng ở máy bay thường), dù rằng nó vẫn có khả năng bay lên hạ xuống, cũng như tăng tốc hay bay chậm, chậm đến mức gần như trôi nổi lơ lửng trên không trung, không dịch chuyển chút nào”.
trận chiến Los Angeles
Khí cầu Zeppelin. Ảnh: welweb.org
Và ông nói thêm:
“Một thực tế là, tôi không rõ vật thể này đã sử dụng loại năng lượng nào để chuyển động. Nhưng tôi biết rằng, tuy hình dạng của nó khá giống với một khí cầu Zeppelin, nhưng hành vi của nó lại khác hẳn. Khí cầu Zeppelin nhẹ hơn các thiết bị bay khác, và nó có một “lực nổi vật lý” nhất định trong không trung, [nên trông khá thanh thoát và nhẹ nhàng]. Nhưng vật thể này lại có biểu hiện như một chiếc tàu chiến. Trông nó di chuyển khá nặng nề.
trận chiến Los Angeles
Vật thể này có hình dáng bề ngoài giống với khí cầu Zeppelin, nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Ảnh: mundogump.com.br
Một vấn đề nữa là, nó không phát ra bất kỳ âm thanh nào. Hoàn toàn im lặng, điều này rất kỳ lạ bởi bất cứ thứ gì có khả năng dịch chuyển mà có kích thước lớn đến tầm này mà tôi từng nhìn thấy — đầu máy xe lửa, máy bay, tàu thủy — đều phát ra rất nhiều âm thanh”.

Cảm hứng cho mẫu thiết kế UFO trong bộ phim nổi tiếng một thời

Một nhân chứng khác phải kể đến là một chàng trai trẻ tên Albert Nozaki.
Đêm hôm đó, Nozaki đang trông hộ cánh đồng cho một người bạn khỏi những kẻ phá hoại tiềm tàng, thì đột nhiên bắt gặp vật thể kia từ phía xa.
Trên bầu trời đêm với ánh sáng dịu nhẹ, từ phía Tây cánh đồng, một vật thể bay khá lớn màu tối dần dần tiến đến gần chỗ ông với tốc độ khá nhanh chóng … Nó khá lớn, màu đen kịt, lại rất dài và rộng nhưng không hề phát quang và cũng chẳng có cửa sổ [một khối đen đặc]. Tuy nó có những cái cánh chìa ra hai bên như máy bay, nhưng các cạnh bên của nó lại cụp xuống [minh chứng cho một cấu trúc khí động lực học rất khác các máy bay thông thường].
Không chỉ thế, thay vì cảm nhận được một tiếng kêu rung động “o o” nhè nhẹ trong luồng ngực khi nó bay ngang qua. như đối với các loại thiết bị cơ giới khác, vật thể này lại không phát ra bất kỳ âm thanh nào”.
Nhiều năm về sau, chàng trai trẻ Nozaki đã trở thành giám đốc nghệ thuật được đề cử giải Oscar cho một bộ phim về người Sao Hỏa xâm lược Trái Đất. Bộ phim có tên gọi “War of the Worlds (Đại Chiến Thế Giới)”, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Anh H. G. Wells. Trong phim, ông phụ trách thiết kế mẫu máy bay của những tên Hỏa tinh xâm lược.
Một chi tiết khá thú vị phải kể đến: Trong một buổi phỏng vấn, Nozaki cho biết ông đã lồng ghép một số yếu tố “ma quái” của vật thể bay ông từng nhìn thấy trong vụ chứng kiến năm xưa vào mẫu thiết kế máy bay Hỏa tinh của mình, ví như hình dạng cong xuống của phần thân vật thể, nhằm khắc họa nỗi sợ hãi ông từng trải qua năm đó khi nhìn thấy vật thể bay đen đặc kia áp sát mình — cứ như thể ông sắp sửa bị nó bắt giữ. Ngoài ra, ông cũng muốn khắc họa bí ẩn đằng sau khả năng bay lơ lửng trong không trung, có lẽ do được trang bị một loại công nghệ nào đó mà chúng ta không biết được.
trận chiến Los Angeles
Albert Nozaki bên cạnh mẫu máy bay xâm lược của người Sao Hỏa. Ảnh: wp.com
trận chiến Los Angeles
Poster phim “Đại chiến Thế giới” năm 1953. Ảnh: amazon.com
trận chiến Los Angeles
Máy bay của người Sao Hỏa xâm lược Trái Đất. Một cảnh trong bộ phim “Đại chiến Thế giới”. Ảnh: eastman.org
Trong tiểu thuyết nguyên gốc của nhà văn Wells, các cỗ máy này đứng thẳng nhờ 3 cái chân robot. Nhưng trong phim chúng có thể đứng thẳng và “bước đi” nhờ 3 cái chân robot “tàng hình”.
trận chiến Los Angeles
Ảnh: the-wanderling.com
Và trong phim, những cỗ máy này có thể trụ vững trước hàng loạt súng đạn, pháo phòng không của người Trái Đất, nhờ một tấm chắn bảo vệ vô hình.
Xem video để cảm nhận sức mạnh của những cỗ máy bay:
Trên thực tế, khả năng phòng thủ đáng gờm của cỗ máy bay của người Hỏa tinh cũng chính là điều quân đội Mỹ đã được tận mắt mục sở thị. Vật thể này đã đón nhận hàng nghìn phát đạn phòng không, nhưng dường như vẫn không hề hấn gì. Sau đó nó di chuyển ra vùng trời xa, rồi biến mất.

1400 viên đạn thoát nòng, vật thể vẫn không hề hấn

Bất chấp thực tế khoảng 1440 viên đạn phòng không được nã lên không trung, bất kể thứ gì “ở trên kia” đều trụ vững trước loạt hỏa lực dồn dập. Sau cùng, nó trốn thoát mà không có bất kỳ dấu hiệu hư hại nào.
Về khía cạnh này, GS Scott Littleton cho hay, đêm hôm đó ông đã cùng mẹ quan sát vật thể này. Nó đã trở thành tâm điểm của hàng loạt ánh đèn pha từ tứ phía xung quanh, bị bủa vây bởi loạt hỏa lực phòng không dày đặc nhưng vô ích. Điềm nhiên như vậy, nó bay dọc trên vùng biển từ phía tây bắc về phía đông nam, trước khi mất hút ở phía chót đông của một khu đồi lân cận.
Ông Tike Karavas, giáo viên tại một bảo tàng địa phương như đã nói ở trên, cũng có trải nghiệm tương tự:
“Trong toàn bộ quá trình, vật thể này không tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào ngoại trừ việc khiến một vùng rộng lớn mất điện [thực ra là lệnh cúp điện], kích phát hỏa lực phòng không trên khắp thành phố cùng lúc hứng nhận trực tiếp khoảng 1440 viên đạn phòng không trước khi trốn thoát mà không hề hấn gì”.
Karavas cho biết đêm hôm đó thanh âm của tiếng súng, tiếng còi báo động, và ánh sáng đèn pha vang lên, chiếu rọi khắp khu vực nên dù lúc đó mới chỉ 2-3 giờ sáng, nhưng toàn bộ gia đình ông và hầu như tất cả mọi người trong khu phố xung quanh đều có thể quan sát vật thể này rõ ràng”.
trận chiến Los Angeles
Pháo phòng không trong Thế chiến II. Ảnh: townnews.com
Theo số liệu từ phía quân đội, gần 1500 viên đạn pháo đã được khai hỏa. Ước chừng tổng số đạn dược này có thể lên đến 10 tấn , rơi “như trút nước” xuống thành phố Los Angeles và khu vực lân cận.
Cuộc Đại không kích ở Los Angeles là một trong những vụ chứng kiến UFO nổi tiếng nhất trong lịch sử. Dù hiện nay sự việc này vẫn tồn tại quanh nó nhiều tranh cãi với nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng số lượng lớn các nhân chứng trong cuộc đã cung cấp một cái nhìn khách quan hơn về nguyên nhân thực sự của trận không kích này.
Quang Khánh

Tại sao tàu Parker Solar Probe của NASA không bị tan chảy khi tiếp cận mặt trời?

Tàu thăm dò vũ trụ Parker Solar Probe của NASA sẽ ra mắt công chúng vào mùa hè này trong một kế hoạch tiếp cận ở khoảng cách 5.9 triệu kilomet so với quang quyển của Mặt Trời.
Bên trong khí quyển mặt trời có một khu vực được gọi là corona, Parker Solar Probe sẽ cung cấp những quan sát chưa từng có về nguyên nhân thúc đẩy nhiều hạt, năng lượng và nhiệt tỏa ra khắp khu vực này.
Tất nhiên bên trong vùng corona cũng có sức nóng không thể tưởng tượng nổi. Tàu vũ trụ thăm dò sẽ phải di chuyển qua khu vực có nhiệt độ lớn hơn hơn 500,000 độ C trong khi bị bắn phá với tia mặt trời ở cường độ cao.
Vậy đâu là lý do tàu vũ trụ này không bị tan chảy?
Parker Solar Probe đã được thiết kế để chịu được các điều kiện khắc nghiệt và biến động nhiệt độ cho nhiệm vụ của mình. Tàu có chứa bên trong một lá chắn nhiệt tùy chỉnh và một hệ thống tự động giúp bảo vệ nó khỏi sự phát xạ ánh sáng cường độ cao của Mặt trời mà vẫn cho phép vật chất của vùng corona tác động tới thân tàu.
Lý giải khoa học
Vấn đề cốt lõi để chúng ta có thể hiểu những gì giữ cho tàu vũ trụ và các công cụ của nó an toàn là hiểu được khái niệm về nhiệt so với nhiệt độ. Nhiệt độ cao không phải lúc nào cũng có tác dụng thực sự làm nóng một vật thể khác.
Trong không gian, nhiệt độ có thể là hàng ngàn độ mà không cung cấp nhiệt đáng kể đủ để làm nóng một vật thể. Nhiệt độ cho thấy các hạt di chuyển nhanh như thế nào trong khi mức nhiệt cho thấy tổng lượng năng lượng mà chúng chuyển hóa. Các hạt có thể di chuyển nhanh (nhiệt độ cao), nhưng nếu số lượng hạt là không nhiều, chúng sẽ không truyền nhiều năng lượng (mức nhiệt thấp). Vì trong không gian hầu như trống rỗng, sẽ có rất ít hạt có thể truyền năng lượng cho tàu vũ trụ.
Tàu thăm dò đang được thử nghiệm trong phòng nghiên cứu Astrotech của NASA (Ảnh: phys.org)
Ví dụ như khu vực corona mà Parker Solar Probe bay qua có nhiệt độ rất cao nhưng mật độ hạt lại rất thấp. Hãy nghĩ đến sự khác biệt giữa việc đặt tay vào lò nóng và đặt nó vào nồi nước sôi (đừng thử ở nhà!) – trong lò, tay bạn có thể chịu được nhiệt độ nóng hơn đáng kể với thời gian lâu hơn là ở trong nước vì nó phải tương tác với nhiều hạt hơn. Tương tự, so với bề mặt nhìn thấy được của mặt trời, corona ít dày đặc hơn, do đó tàu vũ trụ tương tác với ít hạt nóng hơn và không phải nhận nhiều nhiệt.
Điều đó có nghĩa là trong khi Parker Solar Probe sẽ di chuyển qua một không gian với nhiệt độ vài triệu độ, bề mặt của tấm chắn nhiệt đối mặt với Mặt Trời sẽ chỉ được làm nóng đến khoảng 1400 độ C.
Lá chắn bảo vệ
Tất nhiên, 1400 độ C vẫn là mức nhiệt độ cực kỳ nóng bỏng (nóng hơn dung nham từ núi lửa phun trào). Và để chịu được nhiệt đó, Parker Solar Probe sử dụng lá chắn nhiệt được gọi là Hệ thống bảo vệ nhiệt (Thermal Protection System – TPS) có đường kính 2,4m và dày 115mm. Tấm lá chắn này khiến thân tàu vũ trụ sẽ chỉ phải chịu mức nhiệt độ 30 độ C.
Tấm chắn nhiệt TPS (Ảnh: phys.org)
TPS được thiết kế bởi Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins và được xây dựng tại cơ sở Carbon-Carbon Advanced Technologies, sử dụng một hợp chất bọt carbon kẹp giữa hai tấm carbon. Lớp cách nhiệt nhẹ này sẽ đi kèm với lớp sơn gốm màu trắng ở bề mặt tiếp xúc bên ngoài để phản quang càng nhiều nhiệt càng tốt. Được thử nghiệm để chịu được tới mức nhiệt độ 1650 độ C, TPS có thể xử lý bất kỳ mức nhiệt nào mà Mặt Trời có thể phóng ra, giữ cho hầu như tất cả các thiết bị được an toàn.
Cốc đo gió
Không phải tất cả các dụng cụ của Solar Parker Probe đều được bảo vệ phía sau TPS.
Solar Probe Cup là một trong hai công cụ trên Parker Solar Probe sẽ không được bảo vệ bởi lá chắn nhiệt. Dụng cụ này được gọi là cốc Faraday, một cảm biến được thiết kế để đo ion, các dòng điện tử và các góc chảy từ gió mặt trời. Do cường độ của khí quyển mặt trời, các công nghệ độc đáo đã được thiết kế để đảm bảo rằng không chỉ các dụng cụ này có thể tồn tại mà cả các thiết bị điện tử trên tàu có thể gửi về các phân tích một cách chính xác.
Bản thân cốc được làm từ các tấm Titanium-Zirconium-Molybdenum, một hợp kim molypđen, có điểm nóng chảy khoảng 2349 độ C. Các con chip tạo ra một điện trường cho Solar Probe Cup được làm từ vonfram, một kim loại có điểm nóng chảy cao nhất được biết đến là 3422 độ C. Thông thường, laser được sử dụng để khắc các đường lưới trong những con chip này – tuy nhiên do điểm nóng chảy cao, axit đã được sử dụng để thay thế.
Cốc đo gió SPC (Ảnh: Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics)
Một thách thức khác là dây điện tử – hầu hết các dây cáp sẽ tan chảy khi tiếp xúc với bức xạ nhiệt ở gần Mặt Trời. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã phát triển các ống tinh thể sapphire để treo hệ thống dây điện và tạo ra các sợi dây từ niobi.
Để đảm bảo thiết bị đã sẵn sàng cho môi trường khắc nghiệt, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng bức xạ nhiệt mạnh của Mặt trời trong phòng thí nghiệm. Để tạo ra một mức nhiệt đáng thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một máy gia tốc hạt và máy chiếu IMAX để làm tăng nhiệt độ của chúng. Các máy chiếu mô phỏng lại nhiệt của mặt trời, trong khi máy gia tốc hạt tiếp xúc với cốc để bức xạ nhằm mục đích đảm bảo rằng cốc có thể đo các hạt gia tốc trong điều kiện cường độ cao. Để chắc chắn rằng Solar Probe Cup sẽ chịu được môi trường khắc nghiệt, Lò năng lượng mặt trời Odeillo (tập trung sức nóng của mặt trời thông qua 10.000 gương điều chỉnh) được sử dụng để kiểm tra cốc chống lại phát xạ mặt trời cường độ cao.
Solar Probe Cup đã vượt qua các thử nghiệm và cho kết quả rõ ràng hơn khi nó tiếp xúc với môi trường thử nghiệm. Justin Kasper, điều tra viên chính cho các công cụ SWEAP tại Đại học Michigan ở Ann Arbor cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng bức xạ loại bỏ bất kỳ ô nhiễm tiềm năng nào. Về cơ bản nó tự làm sạch.”
Khả năng tự làm mát
Một số thiết kế khác trên tàu vũ trụ giữ cho Parker Solar Probe được che chở khỏi cái nóng. Nếu không có sự bảo vệ, các tấm pin mặt trời có thể bị quá nóng. Trong mỗi lần tiếp cận với Mặt trời, các tấm năng lượng mặt trời co lại sau bóng của lá chắn nhiệt, chỉ để lại một phân đoạn nhỏ tiếp xúc với các tia cường độ của Mặt Trời.
Những tấm năng lượng mặt trời có hệ thống làm mát đơn giản đáng ngạc nhiên: một bồn nước nóng giữ cho chất làm mát không bị đóng băng trong quá trình phóng, hai bộ tản nhiệt sẽ giữ chất làm mát không bị đóng băng, vây nhôm để tối đa hóa bề mặt làm mát và bơm để tuần hoàn chất làm mát. Hệ thống làm mát đủ mạnh để làm mát một phòng khách có kích thước trung bình và sẽ giữ cho các tấm năng lượng mặt trời cũng như các thiết bị khác hoạt động một cách mát mẻ. Khoảng 3,7 lít nước khử ion được sử dụng làm chất làm mát cho hệ thống.
Parker Solar Probe là sứ mệnh tiếp cận Mặt trời gần nhất từ trước tới nay (Ảnh: Space.com)
Một vấn đề khác với việc bảo vệ bất kỳ tàu vũ trụ nào là tìm ra cách giao tiếp với nó. Parker Solar Probe sẽ phần lớn là đi một mình trên hành trình của mình. Phải mất tám phút ánh sáng mới đến được Trái Đất, điều này có nghĩa là nếu các kỹ sư phải điều khiển phi thuyền từ Trái đất thì vào thời điểm có sự cố, sẽ không đủ thời gian để sửa nó.
Vì vậy, tàu vũ trụ được thiết kế để tự chủ giữ an toàn và đi đúng hướng đến Mặt Trời. Một số cảm biến bằng một nửa kích thước của một chiếc điện thoại di động được gắn vào thân của tàu vũ trụ. Nếu bất kỳ cảm biến nào trong số này phát hiện ánh sáng mặt trời, chúng sẽ cảnh báo cho máy tính trung tâm và tàu vũ trụ có thể điều chỉnh vị trí của nó để giữ các cảm biến và các thiết bị còn lại được bảo vệ an toàn. Việc này diễn ra một cách tự động mà không có bất kỳ sự can thiệp của con người, do đó, phần mềm máy tính trung tâm đã được lập trình và kiểm tra để đảm bảo tất cả các chỉnh sửa có thể được thực hiện trong quá trình bay.
Thẳng tiến tới Mặt trời
Sau khi phóng, Parker Solar Probe sẽ phát hiện vị trí của Mặt Trời, sắp xếp lá chắn bảo vệ nhiệt để đối mặt với nó và tiếp tục hành trình trong ba tháng tiếp theo, đón nhận sức nóng của Mặt Trời và bảo vệ bản thân khỏi nhiệt độ lạnh của không gian.
Trong suốt thời gian bảy năm của nhiệm vụ đã lên kế hoạch, phi thuyền sẽ tạo ra 24 quỹ đạo bay. Trên mỗi phương pháp tiếp cận gần mặt trời, nó sẽ lấy mẫu gió mặt trời, nghiên cứu corona của Mặt trời và cung cấp các quan sát gần như chưa từng thấy từ xung quanh ngôi sao của chúng ta. Với các phương pháp làm mát tiên tiến này, chúng ta có thể yên tâm tàu vũ trụ thăm dò Parker Solar Probe sẽ có thể thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của mình.
Nhật Quang