.

  • SÓC TRĂNG NGÀY XƯA
  • TUỲ BÚT
  • THƠ VĂN
  • SƯU TẦM
  • TRUYỆN NGẮN SƯU TẦM
  • GIA CHÁNH
  • HÌNH ẢNH ĐẸP
  • LỜI HAY Ý ĐẸP
  • THÔNG TIN LIÊN LẠC
  • HOẠT ĐỘNG
  • PHÂN ƯU
  • HOÀNG DIỆU NGÀY XƯA
  • PPS VÀ VIDEO
  • SỨC KHOẺ LÀM ĐẸP
  • VUI CƯỜI
  • TRANG CHỦ

a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

HOA TUYẾT







Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 22:33 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

CẢM XÚC





Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 22:28 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

"LẠI MỘT NGƯỜI NỮA GIỐNG NHƯ TÔI"






Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 04:35 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

PHÂN ƯU CỤ BÀ DƯƠNG THỊ LỊCH THÂN MẪU CỦA LÂM THÀNH SƠN HD68




Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 05:37 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: PHAN UU

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

PHAI PHÔI




Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 22:34 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

BUÔNG




Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 22:32 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

SỚM MAI




Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 05:06 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

XÓT XA




Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 22:53 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

SẦU




Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 22:29 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: THO VAN

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

VUI CUỐI TUẦN

Mắt
Theo các nhà khoa học, tế bào thần kinh thị giác của đàn ông hoạt động rất kém. Chúng hầu như “vô cảm” và kém nhạy với những hình ảnh quen thuộc.
Chẳng hạn trên bãi tắm, các chàng thường không để ý vợ hoặc giả như không nhìn thấy mà chỉ mải mê “kiểm tra năng lực thị giác” của mình bằng việc “soi” những họa tiết trên bikini của các cô gái khác!
Răng
Cũng trong nghiên cứu này, khi tìm hiểu răng miệng của những người đàn ông đã lập gia đình, các nhà khoa học đã khám phá ra một điều thú vị là: Răng hàm của họ bị mòn rất nhanh. Những người đàn ông này cho biết họ thường xuyên phải... cắn răng khi ở nhà.
Tim
Có một sự liên hệ giữa nhịp tim và tế bào thần kinh thị giác ở người đàn ông. Cụ thể là khi tế bào này bị kích thích thì nhịp tim cũng tăng. Chẳng hạn khi nhìn thấy một cô gái đẹp, nhịp tim của các chàng có thể lên tới 120 lần/phút.
Không những thế, thậm chí khi vô tình chứng kiến những “chi tiết” đẹp của tạo hóa mang giới tính nữ thì tim của đàn ông cũng bơm máu... lung tung, đẩy “căng” nhiều chỗ làm cho họ thấy rất... bức xúc.
Tai
Nghiên cứu tai của trên 15.000 người đàn ông đã có gia đình, các nhà khoa học thấy rằng màng nhĩ của họ rất yếu. Nguyên nhân là do chúng phải rung thường xuyên và hay bị va đập mạnh.
Các nhà khoa học cũng cho biết khả năng bị điếc khi về già của đàn ông có gia đình cao gấp 15 lần những người sống độc thân...
Não
Các nhà khoa học cũng nhận thấy khả năng ghi nhớ thông tin của não đàn ông có vợ cũng rất hạn chế và phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường xung quanh.
Khi ở nhà, người đàn ông tỏ ra rất nhớ lời vợ, nhưng khi ra khỏi ngõ là các chàng quên sạch ngay. Vì vậy mới có chuyện một chàng mặc áo may ô đi đổ rác mà mãi tận 3 ngày sau mới mò về.

See the source image

See the source image

"Don't worry be happy" đây chỉ là tin vịt.

andy

See the source image


Tiếu Lâm: Chuyện Hai "Con Bò"


Xe giường nằm đi từ TP. SG về miền tây, dãy giường cuối xe chỉ có tôi và 1 cô gái khoảng 20 tuổi.

Cô gái nằm giường dưới vì sợ độ cao, tôi nằm giường trên nhìn xuống thấy cô gái kéo áo lộ từ rốn đến ngực, trắng nỏn....không ngủ được.
- Sao anh không ngủ cứ nhìn xuống em hoài vậy? 
- Anh ngủ chuyên nằm úp và mở mắt em ạ.
Cô gái kêu lạnh chân, nhờ tôi xuống kéo mền đắp dùm 2 chân.
- Lạnh quá anh ạ ? mình kể chuyện vui đi, em không ngủ được.
- Chuyện gì được nhỉ ? em kể trước đi.
- Chuyện về cô giáo anh nhé?
- Thôi thôi, chuyện giáo viên nghe buồn lắm, em kể chuyện gì vui vui một tí đi.
Em bắt đầu kể: "Vua đi đánh trận, giao thằng hầu trông nom công chúa xinh đẹp. Dặn thực hiện mọi yêu cầu của công chúa.
Đêm 1 công chúa cởi truồng gọi hầu vào phòng ngủ. Kêu lạnh. Hầu lấy mền đắp cho công chúa. 
Đêm 2 lại gọi. Hầu vào phòng không thấy có mền đâu nữa. Hầu lấy rèm cửa đắp cho công chúa. 
Đêm 3 lại gọi. Không có mền, không có rèm. Hầu cởi áo đắp cho công chúa.
Vua đi trận về hỏi công chúa?
- Hầu có làm theo yêu cầu của con không ?
- Chả làm gì con cả cha ạ  !. 
- À... à.... Vậy thì mai chém.
Trước khi chết, hầu than vãn với đao phủ. Đao phủ bảo:
- Thấy đống rơm kia không ?
- Thấy.
- Ăn đi. Mày đúng là 1 con bò.
Tôi phá lên cười vì câu chuyện của em và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc đến trạm dừng chân, em quyết định đổi chuyến xe khác. Tôi nhanh tay giúp em lấy hành lý. Em đưa tôi tờ 100K. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Tôi chỉ muốn giúp em thôi mà. 
- Anh cầm đi. Tiền này để anh mua rơm mà ăn.
.....
Tôi ngơ ngác không hiểu???
...
Cả nhà ơi !  còn có ai  " ngu "  như em không vậy  ???...
...

Lượm trên net
Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 23:32 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: VUI CUOI

Phát hiện ngôi sao xa nhất từng quan sát được

Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại ngôi sao xa nhất từng quan sát được. Ngôi sao này mang tên Icarus, cách Trái đất 9 tỷ năm ánh sáng.
Icarus là ngôi sao xa nhất từng được phát hiện. Nguồn: NASA
Icarus là ngôi sao xa nhất từng được phát hiện. Nguồn: NASA
Các nhà khoa học phát hiện đây là một sao siêu khổng lồ xanh hiếm gặp, lớn hơn và nóng khoảng gấp đôi Mặt trời. Các nhà thiên văn tìm ra ngôi sao Icarus nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn.
Hiện tượng này xảy ra khi các vật thể lớn làm cong không gian xung quanh. Ánh sáng truyền qua vùng không gian này cũng bị bẻ cong, khiến các vật thể ở xa được phóng đại. Những chi tiết về phát hiện vừa được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.
Lê Hùng
Nguồn: KH&PT

Phóng ra điện giết được cả cá sấu nhưng tại sao cá chình không bị chết vì giật điện?


Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao dòng điện cá chình điện có thể giết chết ngay cả những con vật lo lớn hơn chúng rất nhiều lần nhưng nó lại không gây hại cho chủ nhân chưa? Việc phóng điện của loài vật đặc biệt này như thế nào khiến chúng bình an vô sự như vậy?
Cá chình điện hay còn gọi là lươn điện sống ở phía Bắc Nam Mỹ chủ yếu ở lưu vực sông Amazon và sông Orinoco Peru (Nam Mỹ), tại những nơi có ít khí oxy. Ai cũng biết cá chình điện nổi tiếng với khả năng phóng điện với cường độ cao và có thể tiêu diệt con mồi ngay tức khắc. 
Cá chình điện. (Ảnh: incantso)
Ở hai bên sống lưng của cá chình điện, có 2 “nhà máy điện”, mỗi “nhà máy” gồm 70 “cột điện” đấu song song, mỗi “cột” là một chồng gồm 6.000 tế bào phát điện đấu nối tiếp. Lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, cá chình điện có thể phóng ra dòng điện với điện thế lên tới 900 V, mạnh có thể 1000 V và cường độ là 1 Ampe, đủ để quật ngã và làm tê liệt đối thủ. Đây là những con số đủ để gây nguy hiểm cho bất kỳ loài vật nào, kể cả là những loài to lớn như cá sấu.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tại sao sống trong một môi trường dẫn điện hoàn hảo như sông Amazon nhưng cá chình điện lại bình an vô sự trước dòng điện của chính bản thân mình như vậy? Cơ chế nào giúp bảo vệ chúng khỏi bị giật điện? 
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo cơ thể và cách phóng điện của cá chình. 
Các bộ phận trên cơ thể của cá chình điện được chia làm 2 loại chính: nội tạng và cơ quan phát điện. Dù rất quan trọng nhưng phần nội tạng – bao gồm cả tim, gan… được gói gọn trong không gian nhỏ phía gần đầu, còn 80% cơ thể còn lại dành toàn bộ cho vũ khí của nó.
Cấu tạo cơ thể của cá chình điện. (Ảnh: Kenh14.vn)
Các cơ quan phát điện của lươn trải dọc toàn thân, gồm 3 phần: phần tích điện chính, phần định vị và phần phóng điện. Phần phát điện chính của cá nằm ở phần thân, điện ở đuôi tạo ra yếu hơn và giữ vai trò định vị, định hướng bơi của cá.
Phân tích sâu cơ quan phát điện của cá sẽ thấy chúng là các lớp mỏng cơ bao quanh bởi một dịch trong và sệt, các lớp cơ tạo điện đồng bộ và dòng điện tổng phóng ra được điểu khiển bởi bộ não. Tất cả chỉ diễn ra trong 3/1000 giây và cá chình điện có thể phóng liên tục 150 lần trong một giờ mà không biết mệt mỏi.
Sự phối hợp hoàn hảo của chúng cho lươn điện một khả năng vô cùng độc đáo là phóng ra 2 loại điện: dòng điện áp thấp để định hướng và thăm dò môi trường do thị giác của lươn điện kém và  dòng điện áp cao để tấn công kẻ địch hoặc săn mồi.
Lươn điện phóng dòng điện để truy quét tìm kiếm con mồi. (Ảnh: Vorakchun)
Đây là cách cá chình phóng điện và nó biến chúng thành một vũ khí nguy hiểm nhưng có lợi thì phải có hại, cá chình điện lại không có bất cứ phương pháp để bảo vệ bản thân tránh bị sốc mỗi khi phóng điện. 
Khi tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học nhận thấy rằng cá chình thường bị sốc điện khi phát điện để tấn công kẻ thù và đây là một rủi ro không hề nhỏ, nếu dòng điện phát ra với cường độ lớn và liên tục thì chúng rất dễ mất mạng như chơi. 
Tuy nhiên, cá chình thường không bị chính dòng điện trong cơ thể mình giết chết bởi 3 nguyên nhân sau;
Thứ nhất là cấu tạo cơ thể hợp lí:
Với thân hình thon và kéo dài khiến cho khả năng dòng điện đi qua và gây hại cho các bộ phận trọng yếu là rất nhỏ. Dòng điện gần như phóng thẳng ra môi trường chứ không truyền trong cơ thể quá lâu.
Thứ hai là dòng điện không đủ lâu để giết cá chình:
Cần biết rằng kích thước cơ thể tỉ lệ thuận với điện áp cao nhất một con có thể tạo ra. Cá càng to, cường độ điện phóng ra càng mạnh. Các nhà khoa học cho rằng cá chình điện có khả năng điều chỉnh điện áp tối đa khó có thể giết chính nó trong khoảng thời gian ngắn mà dòng điện tồn tại, cộng thêm khả năng tạo ra điện và phóng điện vô cùng nhanh nên cá chình mới có thể an toàn như vậy. 
Cuối cùng là khả năng đặc biệt nhất là uốn mình theo những hướng nhất định.
Bằng cách này cá chình tránh được dòng điện đi qua tim. Với mỗi tình huống khác nhau, cá chình điện lại có 1 cách riêng để tự vệ.



Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 23:23 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: SUU TAM

Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần



Đoạt ngai vàng một cách êm thấm từ tay nhà Lý, nhà Trần lên ngôi kế thừa nguyên vẹn thành tựu văn hóa triều trước. Vì vậy, nhìn chung, xu thế phát triển và chỉnh thể nền nhạc vũ cho đến thời Trần là sự kế thừa và phát triển nền nhạc vũ trước đó.
Bài nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Ngọc Yến – Viện Hán Nôm
Nhìn chung, nhạc vũ cung đình thời Trần cũng rất phong phú, Thái thường tự vẫn là cơ quan chuyên trách nhạc vũ cung đình, Thái thường nhạc chuyên được dùng trong các lễ nghi quan trọng của triều đình[1]. Không chỉ phục vụ triều nghi, tiếp đón tân khách, nhạc vũ còn thường xuyên được trình diễn mua vui cho vua quan quý tộc nhà Trần.
(Ảnh: pinterest.com)
Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục 見文小錄 có trích một đoạn miêu tả buổi tiếp sứ giả của vua Trần ở điện Tập Hiền được chép trong Sứ Giao Châu tập 使交洲集 của Trần Phu (Trần Cương Trung) sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 9 (1293) như sau:
“Từng dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai diễn trò, con gái hát (Nam ưu nữ xướng), tất cả mười người, đều ngồi dưới đất. Có các loại đàn tỳ bà, đàn tranh, Độc huyền (đàn bầu). Tiếng hát và tiếng đàn phụ họa nhau, lúc hát thì nỉ non rồi sau mới hát thành lời. Dưới điện có các trò leo dây, múa rối trên đầu gậy, lại có người cởi trần đóng khố vải nhảy nhót hò reo. Đàn bà để chân trần uốn éo mười ngón tay đứng múa, hơn mười người con trai đều cởi trần khoác vai dậm chân vòng quanh mà hát theo. Các hàng, một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, bỏ tay xuống cũng vậy. Hát thì có các khúc Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch cư Dị, Vĩ sinh ngọc tiêu, Đạp ca, Thanh ca v.v…, chỉ than vãn thời thế, rất là buồn thương ai oán, nhưng tản mạn khó hiểu. Đại yến ở trên điện, dàn đại nhạc bày ở phía sau bên dưới giải vũ[2], nhạc khí và người đều không nhìn thấy, mỗi lần rót rượu thì hô lớn: “Nhạc tấu khúc …’, dưới nhà giải vũ liền tấu khúc đó.
Ca khúc có Giáng chân long, Nhập hoàng đô, Yến Dao trì, Nhất thanh phong, âm điệu cũng gần với thời cổ, nhưng ngắn ngủi mà thôi“[3]. Và ông nhận định: “Tôi [Lê Quý Đôn] cho đó là nhạc của triều Trần, nay cũng không còn nữa“.
(Ảnh: Pinterest.com)
An Nam chí lược安南誌略 cũng chép lại lời kể trong một ghi chép của Trương Lập Đạo nhà Nguyên sang sứ nước ta thời Trần (năm 1291), trong đó có đoạn: “…Sau đó xuống điện Tập Hiền thết tiệc. Đại nhạc tấu ở dưới điện, còn Tiểu nhạc tấu trên điện“.
Bài thơ Tặng bánh xuân cho Trương Hiển Khanh – sứ thần nhà Nguyên – của vua Trần Nhân tông cũng cho biết triều đình cho múa Giá chi vũ để tiếp sứ giả.
Lê Trắc là một nhân vật đương thời từng được tham gia vào các sinh hoạt cung đình kể lại trong An Nam chí lược rằng: “Hàng năm, vào 30 tết, vua ngồi ở cửa Đoan Củng, các quan làm lễ xong xem con hát biểu diễn bách hý (quan linh nhân trình bách hý).
Ngày mồng một tết, Sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần xếp hàng ngồi quanh, quan trong cung đứng trước điện, nhạc tấu ở đại đình (nhạc tấu vu đại đình).
Tháng hai khởi dựng Xuân Đài, con hát hóa trang làm mười hai vị thần, múa hát trên đài (Linh nhân trang thập nhị thần ca vũ kỳ thượng) Về nhạc, có trống cơm (phạn cổ ba), vốn là của Chiêm Thành, thân dài, nghiền cơm miết lên giữa mặt trống mà vỗ thì tiếng kêu trong trẻo, hợp với kèn (tất lật), sáo ngắn (tiểu quản), chũm chọe (tiểu bạt), trống lớn (đại cổ), gọi là Đại nhạc, chỉ vua mới được dùng.
Hàng tôn thất quí quan, nếu không phải là tế tự thì không được dùng. Còn đàn cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn thất huyền (có thể là đàn không hầu nằm, xin xem chú dẫn ở phần tư liệu), đàn song huyền (có thể là nhị hồ, đàn nguyệt), sáo, tiêu, thì gọi là Tiểu nhạc, sang hèn đều dùng.
Nhạc khúc thì có Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh lậu trường, không thể chép hết. Có khi dùng thổ ngữ làm thơ phú phổ vào nhạc để tiện ca ngâm, ngụ đủ tình cảm hoan lạc sầu oán. Ấy là tục của nước ta vậy“.
Những tư liệu trên đã cho biết ở thời kỳ này nhạc vũ cung đình rất phong phú, nhạc vũ bản địa và nhạc vũ Trung Quốc được pha trộn trong các chương trình diễn xướng. Một số tên gọi các nhạc khúc là tên gọi quen thuộc của các nhạc khúc từ điệu thời Đường – Tống, và đã được chính Trần Phu xác nhận là “âm điệu cũng gần giống nhạc cổ nhưng chỉ gấp rút hơn mà thôi”.
Trần Phu là người thời Nguyên do đó nhạc cổ mà ông ta nói ở đây có thể là âm nhạc thời Đường, song đã được phổ lời Việt vào và có lẽ đã có đôi chút sai lệch do quá trình lưu truyền cộng với sự cải biên pha trộn của các nghệ nhân cho phù hợp với trình độ thẩm mỹ và thị hiếu của người Việt. Như vậy ở thời kỳ này đã có sử dụng nhiều nhạc khúc thời Đường – Tống được điền ca từ bằng thơ phú tiếng Việt.
Đặc biệt trình độ biểu diễn khá điêu luyện, “gợi được tình cảm hoan lạc hoặc sầu oán”. Ngoài ra tư liệu còn cho biết tên của một số bản nhạc cung đình thời Trần như Giáng chân long降真龍, Nhập hoàng đô入黃都, Yến Dao trì宴瑤池, Nhất thanh phong壹清風, Nam thiên nhạc南天樂, Ngọc lâu xuân玉樓春, Đạp thanh du踏青遊, Mộng du tiên夢遊仙, Canh lậu trường更漏長 , và một số khúc hát như Trang Chu mộng điệp莊朱夢蝶, Mẫu biệt tử母別子, Vĩ sinh ngọc tiêu葦生玉簫, Đạp ca踏歌, Thanh ca青歌[4]. Lê Trắc còn cho biết nhạc khúc rất nhiều, không thể chép hết.
Kiến văn tiểu lục cũng cho biết một số điệu hát thời Trần được lưu truyền đến thời Lê sơ như đàn hát Nghênh tiên 迎仙 , Xướng tầng 唱層 (Tiểu kiều dương câu ba câu bảy), Hát trai (Dương luật 陽律 ), Hát gái ( m luật 陰律 ). Rồi hát Phượng tài 鳳裁 , Bát đoạn cẩm 八斷錦 , Hà tây chiết liễu 河西折柳 , Vãn vỉa 輓為 , Hà nam 河南 , Quất dương trường 橘楊長 v.v …Chỉ nam ngọc âm指南玉音 cũng nói đến Hát gái (Tiểu kiều dương 小橋陽 ) Hát trai (Dương luật xướng 陽律唱 ) Ngũ vận 五韻 (Nữ thanh giang 女青江 ) Hát thày (Hà nam 河南 ) Hát rối (Thượng hạ xá 上下舍 ).
(Ảnh: Pinterest.com)
Tổ chức dàn nhạc
Về tổ chức dàn nhạc thì An Nam chí lược cho biết ở thời Trần, dàn nhạc cung đình có Đại nhạc 大樂 và Tiểu nhạc 小樂 . Đại nhạc gồm Trống cơm (Phạn cổ ba 飯古波), kèn (tất lật 毖篥), sáo ngắn (tiểu quản 小管), chũm chọe (tiểu bạt 小鈸), trống lớn (đại cổ 大鼓). Còn Tiểu nhạc gồm đàn cầm 琴, đàn tranh箏, đàn tỳ bà 琵琶 , đàn thất huyền 七絃琴 , đàn song huyền 雙絃琴 , sáo 笛 , tiêu 簫 .
Tham khảo thêm trong Chỉ Nam ngọc âm – tác phẩm cuối thời Trần – có thể biết nhạc khí trong cung đình đến thời Trần đã hết sức phong phú, bao gồm các nhạc khí của người Việt sáng tạo và nhạc khí ngoại lai như: Trống cơm (Phạn cổ ba / Yết cổ), Kèn (Thiết địch), Sáo ngắn (Tiểu quản, thổi dọc), Chũm chọe (Tiểu bạt), Trống lớn (Đại cổ), Đàn cầm, Đàn tranh (Chu huyền), Tỳ bà (Long thủ), Đàn thất huyền (có thể là Không hầu nằm), Đàn song huyền (Có thể là Nguyệt), Đàn bầu (Nhất huyền / Độc huyền / Huyền lô), Trống cù (Lôi môn, trống treo lớn), Bông la (Trượng cổ), Tiêu (Trúc Tiêu), Sáo (Trúc địch), Thuần vu ( nhạc khí bằng đồng, giống quả chuông nhưng trên to dưới nhỏ, có núm treo, gõ để phối hợp với trống), Cồng la, Phách (Phách bản), Sênh (Ngọc chấn), Tu hú đất (Nhã huân), Sáo đôi ( Nhã trì), Nhị hồ (Hồ cầm), Tu hú trúc dài (Sa tụng huân)
(Ảnh: Pinterest.com)
Về cây đàn bầu, Trần Phu trong Sứ Giao châu tập gọi là Độc huyền, Trần Văn Khê ở mục viết về đàn bầu trong sách Du ngoạn trong truyền thống âm nhạc Việt Nam ngờ rằng chưa chắc đó là tiền thân của cây đàn bầu sau này. Tuy nhiên sách Chỉ nam ngọc âmgiải nghĩa đã dùng chữ Hán là弦蘆 (Huyền lô) để chỉ cây đàn này[5] và chú âm Nôm là 彈保 (Đàn bầu), mà theo chữ Hán, “蘆 Lô“ là hồ lô tức quả bầu, “弦 Huyền“ là dây đàn. Vậy, việc cây đàn này có mặt từ thời Trần là không còn nghi ngờ gì nữa[6].
Vũ múa thời Trần
Về múa, đặc biệt ở thời Trần vẫn bảo lưu lối múa Hồ vũ thịnh hành ở thời Đường. Toàn thư chép: “Niên hiệu Thiệu Long năm thứ 11 (1268), đời vuaThánh tông, mùa đông tháng 10, vua cùng anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang đùa vui trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng đang mặc chiếc áo bằng bông gạo màu trắng, Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ (Hồ nhân vũ胡人舞 ), Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa của người Hồ để xin“.
(Ảnh: pinterest.com)
Tư liệu này nhắc đến Hồ vũ, đồng thời còn cho biết vua quan hoàng tộc nhà Trần thích và thạo múa Hồ vũ. Hồ vũ – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc – là lối múa của dân tộc vùng Tây Vực, được truyền nhập vào Trung Quốc rồi truyền sang nước ta vào thời Đường. Hồ vũ là vũ đạo dân gian Tây Vực bao gồm vũ đạo của các dân tộc thiểu số Tân Cương, vũ đạo dân gian Udơbec và Ấn Độ.
Phong cách của Hồ vũ phóng khoáng sảng khoái vui vẻ, rất thích hợp với phong thái ung dung đại lượng và tinh thần văn hóa thời Đường, do đó Hồ nhạc Hồ vũ truyền vào Trung Quốc rất nhanh. Ở thời Đường nơi nơi đều múa Hồ vũ. Hồ toàn vũ胡旋舞 xoay chuyển nhanh, vừa làm cho người biểu diễn thích thú, cũng làm cho người đứng xem thích thú, Hồ đằng vũ胡騰舞 sở trường về nhảy cao nhảy dài, làm mọi người kinh ngạc.
Ngoài ra bài thơ Tặng bánh xuân cho sứ thần Trương Hiển Khanh của vua Nhân tông cũng nhắc đến một điệu Hồ vũ nữa là Giá chi vũ. Giá chi vũ柘枝舞cũng là một điệu Hồ vũ được triều đình cho biểu diễn trong dịp tiếp đãi sứ thần.Điệu múa này – theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc Trung Quốc – vào thời Đường được lưu truyền rộng rãi trong giáo phường, quân doanh và trong nhà các sĩ đại phu.
(Ảnh: Pinterest.com)
Người biểu diễn mặc áo lụa dài tay chẽn, lưng thắt giải lụa điều, chân đi hài thêu, đầu đội mũ uốn vành, đeo lục lạc, tư thế vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, giàu sắc thái Trung Á. Hồ đằng, Hồ toàn và Giá chi đều do nữ kỹ ca múa, chúng được đưa vào cung đình, trở thành những tiết mục quan trọng trong những dịp yến hội lớn[7].
Không chỉ vậy, tư liệu về thời kỳ này còn cho biết có một số lối múa khác. Kiến văn tiểu lục và Khảo giáo phường thức考教坊式 nói đến múa Dương án ma陽按磨 (tục gọi là Múa trai), m án ma陰按磨 (tục gọi là Múa gái), Bát đoạn cẩm, Tam túc vũ三足舞 , Bào lão胞老 , Đạp vũ ca (tục gọi là Sông thao bồ đề), Giao vũ交舞 , Bắc vũ北舞 , Múa bát. Chỉ nam ngọc âm cũng nhắc đến Múa tiên某仙 (Thiên tiên cách 天仙格 ) Múa chàng某撞 (Tam túc cách 三足格 ), Múa lưỡng某兩 (Khánh thọ bảo thần 慶壽保神 ), Múa nhởn某眼 (Nghênh tiên vũ迎仙舞 ) và Bắc vũ北舞. Đặc biệt trong những lối múa này có nhiều điệu mang màu sắc đạo giáo.
Chẳng hạn về Dương án ma, Âm án ma, sách Khảo giáo phường thức miêu tả như sau:
Cách Nam án ma vũ, Trước tiên bày bùa ngũ phương, thắt lưng thắt về bên trái, cầm ấn tam tài. Nhất bái thiên, nhị bái địa, tam bái thần. Ngón cái của tay trái áp vào tay phải ấn thập nhị thì thần (12 giờ) gồm Tý Sửu Dần Mão v.v. Giờ Tý, hai tay vỗ cùng hai bên; giờ Sửu, hai tay co lại; giờ Dần, tay phải nắm lấy cổ tay trái; giờ Mão xoa tóc; giờ Thìn, tay phải chắp vào bụng; giờ Tỵ, chắp vào sườn bên phải, hướng tay phải theo sở nguyện; giờ Ngọ, ngón trỏ chỉ lên trời; giờ Mùi, hai tay hướng ra trước mà nâng; giờ Thân, xoa từ đỉnh đầu đến thắt lưng; giờ Dậu, hai tay xoa rốn; giờ Tuất, tay phải xòe ra, hai chân nhảy một cách thảnh thơi; giờ Hợi, ngồi xuống nhảy lên.
(Ảnh: Pinterest.com)
Cách Nữ án ma vũ: Đào mặc áo đỏ áo tía, uốn ngón tay mà múa, tay tả vẫy bách phúc nhập tả, tay hữu tống chư tai xuất hữu. Có thể thấy ngay ở đây dấu ấn thuật dưỡng sinh của Đạo giáo. Án ma vũ nguyên là thuật dưỡng sinh kiện thân của Đạo gia, có hai loại văn và võ.
Loại văn thuộc về công phu tĩnh tọa án ma (xoa bóp) để dẫn khí lưu thông. Hai điệu múa Án ma vừa trình bày ở trên có lẽ là Án ma vũ của Đạo giáo được đạo sĩ Trung Quốc truyền sang nước ta rồi diễn biến thành múa âm dương dành cho cả nữ và nam.
Hoặc như Bào lão cũng nguyên là tiết mục của hý kịch thời Tống, tiết mục này ở Trung Quốc diễn viên mặc quần áo hoa nhũ, vẽ mặt xõa tóc, miệng nhe răng sói, phun khói lửa như hình dạng quỷ thần, đeo thanh la nhảy múa tiến lui, mang tính chất diệt quỷ trừ tà.
Chú giải:
[1] Trần Hưng Đạo trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn từng đau xót vì nhạc Thái thường bị đem ra để phục vụ yến tiệc thết đãi sứ Nguyên: “Nghe nhạc Thái thường để đãi yến sứ giả mà không biết căm”
[2] Dãy nhà ngang ở hai bên điện
[3].Đoạn văn này có chép ở bài thơ An Nam tức sự  trong Giao châu cảo của Trần Phu. Bài thơ An Nam tức sự trong Giao châu cảo từng được Trần Nghĩa dịch và công bố trong bài viết Một bức ký họa về xã hội nước ta thời Trần. Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu, đăng Tạp chí văn học số 1 năm 1972.Tuy nhiên bản dịch có một  số câu chữ sai lệch với trích dẫn của Lê Quý Đôn. Ở nước ta bài thơ này cũng được sách Bắc thưtái Nam sự  (Sách phương Bắc chép về sự việc phương Nam) hiện lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.177 sao chép lại, nhưng lại thiếu mất đoạn văn trên. Do không được tiếp xúc với nguyên bản chữ Hán Trần Nghĩa dùng để dịch và công bố nên chúng tôi không dẫn tư liệu này ở phần tư liệu. Bạn đọc nếu cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm theo thông tin của chúng tôi. 
[4] Theo Âm Pháp Lỗ . Sđd, Tr234: các ca từ Trang Chu mộng điệp, Mẫu biệt tử của Bạch Cư Dị v.v…và các nhạc khúc Giáng hoàng long, Yến Dao Trì v.v…ở đây đều là từ Trung Quốc truyền đến. 
Đạp ca là nhạc khúc thời Đường, Ngọc lâu xuân, Thanh giang dẫn, Vọng Giang Nam là từ điệu đời Tống.
[5] Ở thế kỷ XV, Lê Thánh tông trong bài thơ Tiểu yến quan kỹ gọi cây đàn này là Bào huyền (匏絃), chữ bào ở đây cũng để chỉ quả bầu.
[6]Có tài liệu cho biết, Nam Man truyện trong Đường thư của Trung Quốc có một đoạn viết về cây đàn bầu như sau : “Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhật tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhân trúc can nhi thành điệu.” Nghĩa là: “Lấy gỗ nhẹ mà làm, không chạm vẽ gì, thùng đàn dài hình chữ nhật, dùng tre làm cần đàn, xâu vào một trái bầu rỗng, căng dây không phím, tay phải lấy mảnh tre gẩy lên dây để phát ra tiếng, tay trái nắn cần tre mà thành điệu.” Như vậy theo tư liệu này thì vào thế kỷ thứ  VI thứ VII đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên do chưa kiểm chứng được tư liệu nên chúng tôi chỉ ghi chú để tham khảo thêm
[7] Sách Khảo giáo phường thức còn ghi lại cách phục sức bằng mũ lông kiểu Hồ trong điệu Bát đoạn hành chinh và Nghênh tiên phượngcùng lối “nhịp nhàng tiến lui như kiểu múa phương Bắc”  trong điệu múa Thanh giang dẫn 
Ngọc Yến

Chất liệu diễm lệ của cây đàn Hạc cầm cổ xưa: Mơ về nơi xa lắm


Qua tác phẩm “Per solatz d’amor”, ta có thể thấy chất liệu diễm lệ làm màu ngay từ những câu dạo đầu được búng lên từ cây đàn Harp, và tiếng violon cổ vang lên ngây ngô tạo cảm giác chuẩn xác về người hát rong Aimeric.
Giọng hát cũng có phần run run ngả ngốn gây cảm giác nhàn hạ ung dung no đủ. Nét đặc thù này trong thời nhạc Trung cổ thật đáng yêu! Và Hạc cầm là nhạc cụ được coi là cổ xưa nhất, diễm lệ nhất, và tượng trưng nhất ở một châu Âu cổ đại..
Hạc cầm, nhạc cụ cổ xưa nhất, diễm lệ nhất và là biểu tượng cho âm nhạc của châu Âu cổ đại…
Hạc cầm, một nhạc cụ cổ xưa nhất, diễm lệ nhất, tượng trưng cho âm nhạc châu Âu cổ đại…
Nhắc tới thời Trung cổ, luôn ngợi nhớ cho chúng ta một cảm giác cổ xưa, chậm rãi, và giản đơn, với thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Các đường nét kiến trúc thời Trung cổ cũng không tỉnh xảo, không cầu kỳ phức tạp như thời Phục Hưng mà mộc mạc, dày dặn, với những hình khối lớn đồ sộ.
Và đàn Hạc cầm (Harp) là trung tâm của thời đại cổ xưa ấy, là hình ảnh tượng trưng cho âm nhạc. Nguyên thủy của hạc cầm được cho là bắt nguồn từ ý tưởng của cây cung. Trong thời cổ, chiếc hạc cầm được phản ánh trong các nền văn hóa, là loại nhạc cụ gắn liền với những câu chuyện thần tiên, thường thấy nhất là hình ảnh những thiên thần cầm đàn hạc và hát múa kết hợp với khung cảnh tráng lệ của cung điện, đền đài, nơi mà các vị vua chúa, giới quý tộc cổ đại thường tụ tập, vui chơi ca hát…
Từ thần tiên, vua chúa, giới quý tộc, tới bình dân đều có thể gảy khúc hạc cầm… 
Đàn hạc là đàn gảy. Đàn hạc thường xuất hiện trong dàn nhạc giao hưởng hoặc đệm cho hát trong nhạc thính phòng. Để chế tác được một cây đàn hạc đòi hỏi rất nhiều công phu mới chế tác được.
Hạc cầm có nhiều kiểu, nhiều cỡ và nặng nhẹ khác nhau, nhưng có 3 thể loại chính: loại hộp, loại uốn cong và loại dây. Hạc cầm cao từ 60 cm tới 1m80, có 22 tới 47 sợi dây đàn. Dây đàn của hạc cầm được làm riêng biệt bằng dây gân bò, kẽm, nylon,  hay trộn lẫn với nhau.
Tiếng Hạc cầm gần giống với tiếng guitar, nhưng âm sắc của giai điệu đa dạng và mềm mại hơn. Các nghệ sĩ thường kết hợp hạc cầm với sáo. Để học được, ngoài năng khiếu âm nhạc và lòng say mê, còn cần phải có người dài (thân cao), cánh tay dài, ngón tay khỏe, thịt tay chắc (dùng thịt đầu ngón tay để bấm, không phải dùng móng như guitar).
Hạc cẩm cũng có ở Trung Quốc cổ đại, nhưng với một cái tên khác…
Những nét đáng yêu của âm nhạc thời Trung cổ qua âm nhạc Aimeric
Ta có thể thấy những nét đặc trưng đáng yêu của âm nhạc thời Trung cổ qua những tác phẩm của Aimeric de Péguilhan, một nghệ sĩ hát rong (troubadour) nổi tiếng ở châu Âu thế kỷ 12-13.
Âm nhạc của Aimeric de Péguilhan vang lên không chói chang cầu kỳ mà lại đủ sức dẫn dụ người nghe đến viếng thăm một thung lũng mênh mông vời vợi. Thung lũng của thiên nhiên, thung lũng của niềm hi vọng, thung lũng của niềm yêu thương cháy bỏng, về một khát khao tự do.
Aimeric de Péguilhan (khoảng 1170 – khoảng 1230) rất nổi tiếng ở châu Âu thế kỷ 12-13. Nguyên tên ông là Aimeric, còn được viết là Aimery. Dù được sinh ra ở Toulouse, nhưng hậu tố de Péguilhan, còn được viết là Peguilhan, Peguillan, hoặc Pégulhan, nhằm để chỉ nguyên quán của ông là tại Péguilhan (gần Saint-Gaudens), miền Tây nước Pháp ngày nay.
Một nguồn cảm hứng cho cả cuộc đời sáng tác của Aimeric
Sinh ra trong một gia đình trung lưu (bourgeois) làm nghề buôn vải, thời trẻ ông từng đem lòng yêu một người phụ nữ hàng xóm cũng thuộc tầng lớp trung lưu ở Toulouse, người được cho là nguồn cảm hứng để Aimeric trở thành một nghệ sĩ hát rong sau này.
Sự nghiệp trình diễn hát rong của Aimeric de Péguilhan được cho là vào những năm 1190–1221. Người bảo trợ đầu tiên của ông là Raymond V, Bá tước xứ Toulouse, sau đó là con trai ông ta, Raymond VI, Bá tước xứ Toulouse. Tuy nhiên, do hậu quả của một vụ ghen tuông, có thời gian Aimeric phải trốn tránh ở xứ Catalunya dưới sự che chở của Tử tước Guillermo de Berguedá, đồng thời cũng là một nghệ sĩ troubadour nổi tiếng.
Aimeric một lần nữa lại rời Toulouse vào năm 1212 để trốn khỏi binh lửa của cuộc chiến tranh Thập tự chinh Albigeois. Ông đến Tây Ban Nha, sau đó ở vùng Lombardia (Bắc Ý) trong 10 năm. Mặc dù vậy, trong những năm cuối đời, ông vẫn tìm trở về Toulouse, nơi có người phụ nữ là tình yêu và nguồn cảm hứng suốt sự nghiệp của mình.
Aimeric được cho là đã sáng tác ít nhất 50 tác phẩm, nhưng chỉ có 6 trong số chúng còn lưu giữ được đến ngày nay.
  1. Atressi•m pren com fai al jogador
  2. Cel que s’irais ni guerrej’ ab amor
  3. En Amor trop alques en que•m refraing
  4. En greu pantais m’a tengut longamen
  5. Per solatz d’autrui chan soven
  6. Qui la vi, en ditz
Ông đã sáng tác tác phẩm “Per solatz d’amor” (Mặt trời tình yêu) ta có thể thấy chất liệu diễm lệ làm màu ngay từ những câu dạo đầu được búng lên từ cây đàn Harp, và tiếng violon cổ vang lên ngây ngô tạo cảm giác chuẩn xác về người hát rong Aimeric. Giọng hát cũng có phần run run ngả ngốn gây cảm giác nhàn hạ ung dung no đủ. Nét đặc thù này trong thời nhạc Trung cổ thật đáng yêu!
2. Mời quý độc giả thưởng thức The Fountain của Marcel Lucien Grandjany, qua màn biểu diễn mình chứng cho nét đẹp diễm lệ của cây đàn Hạc cầm cổ xưa:
Kim Cương – Hà Phương
Posted by Hoàng diêu Sài Gòn at 22:51 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: SUU TAM
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Xem phiên bản dành cho điện thoại di động
Đăng ký: Bài đăng (Atom)


HMHD SÀI GÒN XUÂN BÍNH THÂN

VIDEO HỌP MẶT HOÀNG DIỆU ÂU CHÂU 4/10/2014

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT

  • BÌNH DƯỠNG KHÍ & BÍ ẨN TỪ 3.000 NĂM.
    Khi nhắc đến lặn biển, ta thường nghĩ đến những bộ đồ hiện đại, bình dưỡng khí và công nghệ tiên tiến. Nhưng sự thật là, người Assyria đã sử...
  • PHẦN MỀM ỨNG DỤNG ZALO LÀ CỦA AI?
      Các bạn vẫn dùng Zalo mỗi ngày, nhưng có thể không biết người sáng lập Zalo là ai. Vương Quang Khải, sinh năm 1979, là nhà sáng lập Zalo. ...
  • Ông chủ người Hoa nức tiếng Sài Gòn và di tích kỳ lạ trên cây cầu xi măng đầu tiên ở Đông Dương.
      Tại khu vực Chợ Lớn từng phổ biến bài đồng dao: "Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào x...
  • Dù Bạn Là Ai Cũng Đừng Bỏ Qua Bài Viết Này...
    1) Lòng tin là thứ một khi đã chết đi thì khó trở lại ban đầu. Vì vậy hãy sống đúng ngay từ đầu bởi vì trường học có ...
  • QUẺ DỊCH – Cách lập & Giải đoán - NGUYÊN LẠC HD 61-68
    [TRÍCH ĐOẠN] MỤC LỤC Lời nói đầu Phần thứ nhất: NHẬP MÔN KINH DỊCH/ ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH I. Kinh Dịch II. Thuật ngữ cần nhớ ...
  • HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN HẦU: NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA- VĂN HỌC MIỀN NAM
    Học giả Nguyễn Văn Hầu được sinh ra trong một gia đình Nho học, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp. Mặc dù dạy học là chính nhưng ôn...
  • BỆNH ĐÃNG TRÍ
    Hôm ấy đi dạy học về tiết 5 tôi tạt vào đầu chợ Hoàng Ngân (đoạn chỗ đầu chợ gần Trường Phạm Hồng Thái) mua thức ăn sẵn vì muộn, mệt và ...
  • MỐI TÌNH ĐẦU CỦA TÔI - PHƯỢNG TRẦN
     
  • HẠ BIẾC
     
  • SOI BÓNG

Số lượt xem tuần trước

1,493
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUSAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.

Lưu trữ Blog

  • ►  2025 (51)
    • ►  tháng 5 (5)
    • ►  tháng 4 (11)
    • ►  tháng 3 (9)
    • ►  tháng 2 (18)
    • ►  tháng 1 (8)
  • ►  2024 (160)
    • ►  tháng 12 (7)
    • ►  tháng 11 (19)
    • ►  tháng 10 (13)
    • ►  tháng 9 (16)
    • ►  tháng 8 (9)
    • ►  tháng 7 (29)
    • ►  tháng 6 (30)
    • ►  tháng 5 (12)
    • ►  tháng 2 (16)
    • ►  tháng 1 (9)
  • ►  2023 (82)
    • ►  tháng 12 (25)
    • ►  tháng 11 (15)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 4 (18)
    • ►  tháng 3 (16)
    • ►  tháng 1 (7)
  • ►  2022 (204)
    • ►  tháng 12 (11)
    • ►  tháng 11 (7)
    • ►  tháng 10 (21)
    • ►  tháng 9 (34)
    • ►  tháng 8 (7)
    • ►  tháng 7 (19)
    • ►  tháng 6 (21)
    • ►  tháng 5 (28)
    • ►  tháng 3 (7)
    • ►  tháng 2 (23)
    • ►  tháng 1 (26)
  • ►  2021 (325)
    • ►  tháng 12 (14)
    • ►  tháng 11 (8)
    • ►  tháng 10 (32)
    • ►  tháng 9 (23)
    • ►  tháng 8 (37)
    • ►  tháng 7 (29)
    • ►  tháng 6 (42)
    • ►  tháng 5 (42)
    • ►  tháng 4 (44)
    • ►  tháng 3 (11)
    • ►  tháng 2 (15)
    • ►  tháng 1 (28)
  • ►  2020 (256)
    • ►  tháng 12 (12)
    • ►  tháng 11 (27)
    • ►  tháng 10 (49)
    • ►  tháng 9 (17)
    • ►  tháng 8 (32)
    • ►  tháng 7 (18)
    • ►  tháng 6 (25)
    • ►  tháng 5 (13)
    • ►  tháng 4 (10)
    • ►  tháng 3 (10)
    • ►  tháng 2 (22)
    • ►  tháng 1 (21)
  • ►  2019 (283)
    • ►  tháng 12 (24)
    • ►  tháng 11 (27)
    • ►  tháng 10 (41)
    • ►  tháng 9 (7)
    • ►  tháng 8 (31)
    • ►  tháng 7 (17)
    • ►  tháng 6 (31)
    • ►  tháng 5 (34)
    • ►  tháng 4 (27)
    • ►  tháng 3 (8)
    • ►  tháng 2 (13)
    • ►  tháng 1 (23)
  • ▼  2018 (309)
    • ►  tháng 12 (10)
    • ►  tháng 11 (16)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (21)
    • ►  tháng 8 (56)
    • ►  tháng 7 (27)
    • ►  tháng 6 (26)
    • ►  tháng 5 (37)
    • ▼  tháng 4 (48)
      • HOA TUYẾT
      • CẢM XÚC
      • "LẠI MỘT NGƯỜI NỮA GIỐNG NHƯ TÔI"
      • PHÂN ƯU CỤ BÀ DƯƠNG THỊ LỊCH THÂN MẪU CỦA LÂM THÀN...
      • PHAI PHÔI
      • BUÔNG
      • SỚM MAI
      • XÓT XA
      • SẦU
      • VUI CUỐI TUẦN
      • Phát hiện ngôi sao xa nhất từng quan sát được
      • Tinh túy truyền thống: Nhạc vũ cung đình thời Trần
      • 3 bài tập đơn giản giúp giảm stress cho dân văn phòng
      • Nhiều lợi ích cho sức khỏe từ cà phê xanh
      • TA VỀ NÚI
      • MỘNG! LIÊU...
      • ANH ĐI RỒI.
      • BÂNG KHUÂNG
      • NẾU ĐƯỢC HIỂU THƠ MINH GIANG DIỄN NGÂM HƯƠNG CHIỀU
      • SÔNG VẮNG....!
      • VỀ ĐI EM
      • TÌM NHAU...
      • VÔ VỊ....!
      • BỐN MÙA NHỚ LẮM
      • EM ĐI RỒI....
      • GIỮ.
      • BUỐT TIM CÔI...
      • MƯA QUA NGÕ VẮNG
      • KHÔNG TỰA
      • VÀ MƯA ƯỚT PHỐ ĐÓ EM
      • NGÁT HƯƠNG ĐỜI
      • TIẾNG VE GỌI HÈ
      • PHÂN ƯU CỤ ÔNG HÀ CHẤN BANG ( THÂN PHỤ CỦA HÀ THAN...
      • SÓC TRĂNG NGÀY CŨ THÁNG TƯ
      • DẠT DÀO....!
      • LỜI NÓI DỐI 30 NĂM
      • NỖI LÒNG
      • ĐỢI MƯA
      • CHỚ NÓI CHỮ " GIÀ "
      • RỒI CŨNG XA NHAU
      • HẸN MỘT MÙA XUÂN
      • VỀ THĂM MẢNH ĐẤT ÂN TÌNH
      • Loài cá kỳ lạ chỉ thích "bay" lên trời và ăn thịt ...
      • TA VỀ...
      • VẪN NHỚ.
      • PHÂN ƯU CỤ BÀ NGUYỄN THỊ CHI (THÂN MẪU CỦA PHAN TH...
      • PHÂN ƯU CỤ ÔNG TRẦN CHẤP (THÂN PHỤ CỦA TRẦN MINH N...
      • ĐOẠN KẾT
    • ►  tháng 3 (18)
    • ►  tháng 2 (33)
    • ►  tháng 1 (12)
  • ►  2017 (478)
    • ►  tháng 12 (39)
    • ►  tháng 11 (48)
    • ►  tháng 10 (48)
    • ►  tháng 9 (67)
    • ►  tháng 8 (57)
    • ►  tháng 7 (32)
    • ►  tháng 6 (31)
    • ►  tháng 5 (20)
    • ►  tháng 4 (34)
    • ►  tháng 3 (33)
    • ►  tháng 2 (27)
    • ►  tháng 1 (42)
  • ►  2016 (656)
    • ►  tháng 12 (48)
    • ►  tháng 11 (38)
    • ►  tháng 10 (61)
    • ►  tháng 9 (46)
    • ►  tháng 8 (41)
    • ►  tháng 7 (47)
    • ►  tháng 6 (52)
    • ►  tháng 5 (84)
    • ►  tháng 4 (64)
    • ►  tháng 3 (52)
    • ►  tháng 2 (53)
    • ►  tháng 1 (70)
  • ►  2015 (708)
    • ►  tháng 12 (102)
    • ►  tháng 11 (98)
    • ►  tháng 10 (102)
    • ►  tháng 9 (65)
    • ►  tháng 8 (72)
    • ►  tháng 7 (84)
    • ►  tháng 6 (76)
    • ►  tháng 5 (71)
    • ►  tháng 4 (7)
    • ►  tháng 3 (9)
    • ►  tháng 2 (8)
    • ►  tháng 1 (14)
  • ►  2014 (352)
    • ►  tháng 12 (21)
    • ►  tháng 11 (13)
    • ►  tháng 10 (80)
    • ►  tháng 9 (33)
    • ►  tháng 8 (29)
    • ►  tháng 7 (21)
    • ►  tháng 6 (27)
    • ►  tháng 5 (33)
    • ►  tháng 4 (28)
    • ►  tháng 3 (30)
    • ►  tháng 2 (21)
    • ►  tháng 1 (16)
  • ►  2013 (140)
    • ►  tháng 12 (16)
    • ►  tháng 11 (33)
    • ►  tháng 10 (19)
    • ►  tháng 9 (7)
    • ►  tháng 8 (15)
    • ►  tháng 7 (21)
    • ►  tháng 6 (2)
    • ►  tháng 5 (8)
    • ►  tháng 4 (3)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ►  tháng 2 (11)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2012 (120)
    • ►  tháng 12 (10)
    • ►  tháng 11 (21)
    • ►  tháng 10 (6)
    • ►  tháng 9 (5)
    • ►  tháng 8 (1)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (4)
    • ►  tháng 5 (29)
    • ►  tháng 4 (32)
    • ►  tháng 3 (4)
    • ►  tháng 2 (5)
HOANGDIEUSAIGON@GMAIL.COM. Chủ đề Cửa sổ hình ảnh. Hình ảnh chủ đề của merrymoonmary. Được tạo bởi Blogger.