a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2025

CÂU CHUYỆN BẤT NGỜ PHÍA SAU BỨC ẢNH GÂY CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI.

 



Bác sĩ Zbigniew Religa đã ra đi nhưng bệnh nhân mà ông đã cứu sống và bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử của nền y học vẫn còn sống mãi.

Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia người Mỹ James Stansfield chụp lại vào tháng 8/1987. Có lẽ anh sẽ không bao giờ ngờ được thành quả của mình đã làm thay đổi cả thế giới khi được công bố. Khoảnh khắc lịch sử trong bức ảnh còn được kênh National Geographic bình chọn là tấm ảnh đẹp nhất của năm 1987.

Trong tấm ảnh là một bác sĩ đang ngồi nghỉ cạnh giường bệnh nhân sau ca phẫu thuật ghép tim đầu tiên trên thế giới và cũng là ca phẫu thuật làm thay đổi nền y học cũng như cuộc sống của hàng triệu người sau này.

Tuy nhiên, phía sau bức ảnh lịch sử ấy là cả một câu chuyện đầy ý nghĩa mà nhân vật chính là bác sĩ Zbigniew Religa, người Ba Lan.
Năm 1963, Religa học xong Đại học Y khoa Warszawa. Năm 1973, ông đến thăm thành phố New York để học hỏi về cách phẫu thuật mạch máu, và năm 1975 ông đã được đào tạo về phẫu thuật tim tại Detroit.

Năm 1985, ông là người thực hiện ca mổ ghép tim đầu tiên ở Ba Lan. Chỉ hai năm sau, khi đang làm Trưởng khoa Tim mạch tại Zabrze, ông đã quyết định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân Tadeusz Zitkevits, 61 tuổi sau khi người này bị nhiều bác sĩ khác từ chối do tuổi quá cao. Tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật là rất thấp, nếu không nói là bất khả thi.
2 năm trôi qua, khi tìm được quả tim phù hợp với bệnh nhân, bác sĩ Regila ngay lập tức lên lịch phẫu thuật. Ông cùng đội ngũ y bác sĩ của mình đã tiến hành phẫu thuật suốt 23 tiếng đồng hồ không ngủ nghỉ.

Sau khi kết thúc cuộc chiến giành sự sống, bác sĩ Religa thay vì nghỉ ngơi đã ngồi im lặng bên cạnh giường bệnh nhân để chờ đợi dấu hiệu sự sống. Ở phía góc phòng, một nữ y tá dường như đã kiệt sức, nằm ngủ ngay trên sàn giữa những trang thiết bị y tế ngổn ngang.

Tất cả khoảnh khắc, cảm xúc của những y bác sĩ đã được nhiếp ảnh gia James Stanfield ghi trọn. Ông cho biết ngày hôm sau, bệnh nhân đã hồi phục và cảm thấy khỏe mạnh trở lại.
Một câu chuyện khác nữa mà nhiều người vẫn chưa hề biết tới về những khó khăn mà vị bác sĩ đầy tài năng và y đức đã phải trải qua để có thể tiến hành ca ghép tim quan trọng.

Vào thời điểm quyết định phẫu thuật ghép tim, ông đã bị nhiều người phản đối vì tin rằng hành động đó là hủy hoại một phần cơ thể con người. Tất cả các bác sĩ và bệnh viện khác đều lo lắng sẽ bị tước giấy phép hành nghề nếu tiếp tục phẫu thuật và sợ rằng sẽ không thành công.

Không có nguồn hỗ trợ tài chính hay nguồn lực nào, bác sĩ và nhóm của ông đã tự gây quỹ riêng. Vượt qua mọi trở ngại, họ đã thành công và làm nên dấu ấn không ai có thể quên. Bác sĩ Religa đã cho thấy một khía cạnh khác của y học hiện đại và chứng minh rằng không gì là không thể.

Sau ca ghép tim này, bác sĩ Regila cống hiến cho ngành y của đất nước cho tới khi qua đời vào ngày 8/3/ 2009 vì bệnh ung thư phổi. Đám tang của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Cả nhiếp ảnh gia James và bệnh nhân Zitkevits Tadeusz đều có mặt chứng kiến giây phút chia ly, trên tay cầm bức ảnh chụp lại giây phút trong phòng mổ ngày hôm đó.
Đến năm 2006, ông Zitkevits Tadeusz đã 90 tuổi và vẫn luôn giữ tấm hình giống như bùa hộ mệnh của mình. Mặc dù trái tim của bác sĩ Zbigniew Religa đã ngừng đập nhưng trái tim của bệnh nhân mà ông đã cứu sống vẫn khỏe mạnh tới bây giờ.

#SưuTầm
#FbMyLanPhạm 



CÀNG ĐỌC CÀNG THẤY HAY.
1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình.
2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
3. Lúc về già mình sẽ SỐNG GẦN CON mà không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với...vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.
4. Lúc về già... rất già, nên đặt một chỗ ở một trung tâm DƯỠNG LÃO nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm để được chăm sóc y tế tốt và có nhiều cơ hội vui chơi bên bạn đồng trang lứa.
5. Lúc về già nên và chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với BẠN đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
6. Lúc về già, mình sẽ dành thời gian đi THĂM QUAN những vùng đất mà chưa bao giờ đặt chân đến.
7. Lúc về già mình phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “CON CHIM BAY LƯỢN”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
8. Lúc về già đừng bao giờ đến CƠ QUAN CŨ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt.
9. Lúc về già cần HIỂU rõ:
- Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
- Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, mình phải coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, mà không mong báo đáp, chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Vậy nên cần chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thuê người chăm sóc để con cái đỡ vất vả vì mình.
- Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
- Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy tích cực là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy lạc quan để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
- “Hoàn toàn khỏe mạnh” là thân thể, tâm lý và đạo đức đều khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
10. Lúc về già mình sẽ thực hiện : 3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNGvà 6 VỊ BÁC SĨ .
- 3 QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.
- 4 CÓ
* Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
* Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
* Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
* Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.
- 5 KHÔNG
* Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
* Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
* Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
* Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
* Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng phần của con.
- 6 VỊ BÁC SĨ TỐT NHẤT TRONG ĐỜI :
* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin
* Bạn bè
Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG:
“Sinh - bệnh - lão - tử” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN ●
Cóp nhặt để ở Facebook khi rảnh rỗi đọc lại thấy vui.


NGƯỜI DO THÁI ĐỌC SÁCH THẾ NÀO MÀ TRỞ NÊN THÔNG THÁI VÀ GIÀU CÓ ĐẾN VẬY?

Người Do Thái – một trong những dân tộc thông thái và thành công nhất thế giới – nổi tiếng với văn hóa đọc sách sâu sắc và tinh thần học hỏi không ngừng. Với họ, sách không chỉ là tri thức, mà còn là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và dẫn đường phát triển cá nhân.

Dưới đây là những thói quen đọc sách tiêu biểu của người Do Thái mà bạn có thể học hỏi:

1. Đọc sách từ khi còn nhỏ
Ngay từ bé, trẻ em Do Thái đã được tiếp cận với sách. Một phong tục đặc biệt là bôi mật ong lên sách, để trẻ cảm nhận rằng "sách là ngọt ngào", từ đó hình thành tình yêu tự nhiên với việc đọc.

2. Xem việc đọc là nghĩa vụ suốt đời
Người Do Thái không đọc sách theo phong trào. Họ xem đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, giống như ăn uống hay hít thở – phải làm mỗi ngày.

3. Đọc để học, không chỉ để giải trí
Họ tập trung đọc sách tri thức: lịch sử, triết học, tôn giáo, khoa học, kinh tế... Sách không chỉ để giải trí mà phải giúp mở rộng tư duy và hiểu biết.

4. Thảo luận và phản biện sau khi đọc
Sau khi đọc, người Do Thái thường thảo luận và phân tích sâu, thậm chí tranh luận để mở rộng góc nhìn. Họ không ngại phản biện, bởi điều đó giúp tiếp cận chân lý sâu hơn.

5. Duy trì thói quen đọc đều đặn
Dù bận rộn, họ vẫn dành thời gian mỗi ngày để đọc. Đó là một kỷ luật cá nhân nghiêm ngặt, không bị gián đoạn bởi công việc hay tuổi tác.

Người Do Thái không đơn thuần đọc sách để biết nhiều, mà là để hiểu sâu, nghĩ rộng và sống có trí tuệ. Văn hóa đọc này là nền tảng giúp họ thành công vượt trội trong nhiều lĩnh vực – từ khoa học, kinh doanh đến giáo dục và nghệ thuật.

👉 Nếu bạn muốn phát triển tư duy, nâng cao bản thân mỗi ngày, hãy bắt đầu bằng thói quen đọc sách như người Do Thái. Một cuốn sách mỗi ngày – một bước tiến đến thành công!

#tapchidoanhnhan 



Sáng thứ sáu, anh lại tái khám. Mình hỏi: Ủa, mẹ đâu anh? Anh rươm rướm nước mắt trả lời: Mẹ mất cách đây ba tuần rồi bác Trung.

- Ơ ....
- Bốn tuần trước hai mẹ con đến bác Trung khám cho đi xét nghiệm máu tổng quát, bác Trung xem kết quả xong còn nói: Chúc mừng cô, đường huyết tốt, chức năng thận chức năng gan tốt, siêu âm tim thì hở van 2 lá 1 phần tư cũng bình thường. Chắc cô sống tới 100 tuổi. Lúc đó mẹ về vui lắm. Vậy mà một tuần sau đang ngồi ăn, mẹ than nặng ngực, lát sau lăn đùng ra ... Anh đưa mẹ vào bệnh viện X cấp cứu. Bác sĩ ở đó nói mẹ bị nhồi máu cơ tim tối cấp. Không cứu được.

- ....
- Lần nào mẹ đến khám bác Trung về cũng vui lắm, vì bác Trung nói mẹ chắc mọc sừng quá thành tinh quá vì tới 82 tuổi rồi, xét nghiệm cái gì cũng tốt ....
- Em ....
- Gia đình anh mang ơn bác Trung lắm. Mẹ theo bác Trung cũng đã 16 năm rồi, từ hồi bác Trung còn non choẹt.

Anh cảm ơn mình xong rồi cầm toa đi lãnh thuốc. Mình ngồi thừ ra đó. Cố gắng tìm một lời gì đó để chia sẻ cùng anh nhưng không hiểu câu chữ chạy đi đâu mất hết trơn.

Mình thường thấy con gái đưa cha mẹ đi khám bệnh, chứ ít thấy con trai đưa cha mẹ đi khám. Vậy mà anh ròng rã 16 năm. Ròng rã theo mình qua 03 cái bệnh viện. Mình đi đâu mẹ và anh theo đó.

Nhưng rồi mình nghĩ, có gì đâu mà buồn. Mình phải chúc mừng mẹ anh đã hoàn thành kiếp sống của mình. Cô đã sống một cuộc đời đáng sống trọn vẹn, bởi nếu không làm sao có được người con hiếu thảo lo cho cha mẹ từng miếng ăn giấc ngủ, từng viên thuốc từng lần đi khám ....

Thiền sư No Ann Chan từng nói: "Chúng ta thật khôi hài. Tự dưng khóc khi một người mất đi thay vì nhảy múa chúc mừng. Nếu muốn khóc thì hãy khóc khi đứa trẻ mới sinh ra, bởi vì đó là nguyên nhân, có đến nên mới đi, có sinh nên mới diệt."

Nếu mỗi ngày chúng ta sống đều trọn vẹn đều hết lòng thì khi đi chắc chúng ta sẽ thanh thản lắm.

Buổi tối thứ sáu mình chạy ra quán cà phê chúc mừng sinh nhật một anh bạn. Anh kể: Chị hai anh đang lái xe đi làm thì đau bụng dữ dội. Chị ấy vào cấp cứu. Sau khi thăm khám bác sĩ nói chỉ bị ung thư tuỵ giai đoạn cuối đã di căn. Mổ 05 lần, chết đi sống lại. Giờ nằm đó đau đớn.

- Chị hai anh nhiêu tuổi, anh?
- Mới 60 à Trung.

Mới 60. ....

Là bác sĩ ngày nào mình không chứng kiến những cuộc ra đi đâu. Có người ra đi khi còn thai đỏ hỏn. Có người ra đi lúc mới chào đời. Có người ra đi thời niên thiếu. Có người nằm thở máy sống đời thực vật tận 05 năm tới 100 tuổi mới ra đi.

Có người ra đi đột ngột. Có người ra đi từ từ.

Chẳng biết ra đi đột ngột hay ra đi từ từ thì cái ra đi nào nhẹ nhàng hơn?

Có lẽ nhẹ nhàng hay không do lòng chúng ta cho như thế nào thôi. Nếu thấy nhẹ là nhẹ. Nếu thấy nặng thì nặng.

Nhưng nhìn những cuộc ra đi như vậy chúng ta có học được gì không?

Chúng ta có can đảm sống? Can đảm là chính mình. Can đảm nói lên tiếng nói trái tim. Can đảm nhận lỗi, can đảm dấn thân, can đảm yêu thương không hề mong đáp lại .....

- Chị ấy ăn uống rất kỹ. Kiêng khem đủ thứ. Gần như không ăn thịt. Vì chị ấy cho rằng ăn thịt đỏ sẽ ung thư. Ai ngờ bị ung thư. Chúng ta không phải sống để ăn nhưng ai cũng phải ăn để sống. Tại sao không sống vui vẻ, làm những điều mình yêu thích nhưng không ảnh hưởng tới ai mà lại biến cuộc đời mình thành một cuộc hành xác, hả em?

- Ừ thì tại sao?

Mình khe khẽ hát

"Hãy nói về cuộc đời
Khi ta không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới ..."
- thơ Du Tử Lê - nhạc Anh Bằng -

Thật sự thì chúng ta không nói được những điều chúng ta không biết. Chúng ta có thể giả vờ tin rằng khi chúng ta không còn nữa thì có thể xuống hoả ngục hay lên thiên đàng và nếu tham hơn thì sự sống đời đời. Điều này an ủi chúng ta cực kỳ, bởi nếu không, cuộc sống này trở nên tuyệt vọng lắm nếu chết là hết.

Thật sự, chúng ta vẫn biết thời gian không bao giờ đứng đợi chúng ta, vô thường cận kề trong mỗi sát na ... nhưng chúng ta vẫn cứ trì hoãn những lần có thể thương, có thể thiết tha hoặc có thể buông và rời đi như chưa từng ....

Chúng ta cứ để dành ngày mai, để dành khi ổn định mới mở lòng mình.

Rồi một ngày chớp mắt nhìn lại, tóc đã phai, chân đã mỏi, những câu thương câu cám ơn xin lỗi ... đã muộn màng.

Rồi chúng ta nói với nhau rằng:

Như chiếc lá đang buông mình trong gió
Vẫn thương người dù đã rất tàn phai ....

Tại sao không bây giờ ở đây?

Khi đã về nhà rồi, chúng ta lại hiểu thêm: Nào dễ ....

Nhà thơ Du Tử Lê viết tiếp:

"Anh là chim bói cá
Em là ánh trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa ...."

Chỉ cách có một mặt hồ mỏng manh như sương như khói
Chỉ cách có một bước chân nhỏ bé như cỏ như lá
Vậy mà ....

Muôn trùng chia xa ....

Vì sao?
Về đâu?

#NguyễnBảoTrung #VôThường 


Không có nhận xét nào: