Chiều se lạnh mà được thưởng thức món hoành thánh hình hoa hồng nhân tôm chiên giòn nóng hổi thì còn gì bằng nhỉ.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 200g tôm không vỏ
- 1/2 củ cà rốt thái nhỏ
- Vỏ hoành thánh loại tròn hay vuông đều được (mua ở các hàng bán bánh gối)
- 1/2 muỗng cà phê tiêu
- 1/4 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê nước tương
- 1 nhánh hành lá cắt nhỏ
- 1 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn
- 1 củ hành tím băm nhuyễn
- 1/2 củ cà rốt thái nhỏ
- Vỏ hoành thánh loại tròn hay vuông đều được (mua ở các hàng bán bánh gối)
- 1/2 muỗng cà phê tiêu
- 1/4 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê nước tương
- 1 nhánh hành lá cắt nhỏ
- 1 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn
- 1 củ hành tím băm nhuyễn
PHẦN 2: CÁCH LÀM HOÀNH THÁNH HOA HỒNG CHIÊN GIÒN
Bước 1: Tôm rửa sạch để ráo, rồi băm nhỏ. Cho tôm, cà rốt vào tô cùng với các gia vị phía trên trộn đều.
Bước 2: Với vỏ hoành thánh, dùng dao cắt 4 đường như dưới hình.
Bước 3: Cho nhân vào giữa, gấp 2 cánh ôm vào nhân tạo nhụy. Sau đó xếp 2 lá còn lại tạo cánh.
Muốn hoa nhiều cánh thì làm thêm 1 lá nữa ta sẽ có hoa hồng đẹp hơn.
Bước 4: Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu hơi nóng, cho từng hoa hồng hoành thánh vào chiên với lửa vừa. Khi hoành thánh vàng giòn thì gắp ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Xếp hoành thánh hoa hồng chiên giòn ra đĩa, có xà lách và chén sốt tương cà.
Món này ăn nóng rất giòn và ngon.
Chúc các bạn thành công với cách làm hoành thánh hình hoa hồng chiên giòn!
Theo Lâm Anh Đào (Khám phá)
Lòng gà xào dứa
Lòng gà giòn ngon, ngấm gia vị, kết hợp với vị chua ngọt của dứa và thanh mát của giá đỗ, thực sự là món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua.
Lòng gà không phải nguyên liệu yêu thích của nhiều gia đình. Tuy nhiên, biến tấu một chút với công thức dưới đây của chúng tôi, bạn sẽ có món lòng gà xào dứa ngon tuyệt, thật khó có thể chối từ.
Nguyên liệu làm lòng gà xào dứa gồm:
+ 350gr bộ lòng gà (lòng gà, mề, gan, tim)
+ 1/2 quả dứa xanh (180gr)
+ 150gr giá đỗ
+ Vài nhánh hành hoa
+ Hành tím
+ Ớt tươi
+ Gia vị: muối, hạt tiêu, hạt nêm
+ Dầu ăn
Cách làm lòng gà xào dứa như sau:
Bước 1: Lòng gà mua về, bóp với muối và chút giấm cho thật sạch, sau đó rửa lại với nước sạch nhiều lần. Lưu ý, riêng với gan, bạn rửa nhẹ nhàng vì rất dễ nát. Gan nên ngâm qua với 1 chút sữa tươi để ra hết chất độc. Sau khi rửa sạch, bạn để lòng thật ráo nước.
Bước 2: Thái lòng gà, mề gà, gan, tim thành những miếng mỏng và nhỏ. Lưu ý, không thái quá vụn nhé!
Bước 3: Dứa, giá đỗ, hành hoa và hành tím rửa sạch. Hành hoa cắt khúc. Hành tím đập dập. Dứa thái lát mỏng.
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tím, sau đó cho lòng gà vào xào với lửa lớn, nêm thêm chút hạt nêm cho đậm đà, xào chín tái thì bỏ riêng ra đĩa.
Bước 5: Vẫn sử dụng chảo đó, thêm dầu ăn, thả chút hành tím vào phi thơm rồi cho dứa vào đảo khoảng 45 giây.
Khi dứa hơi se mặt thì trút toàn bộ lòng gà vào xào cùng, thêm xíu muối, hạt tiêu, đảo nhanh tay khoảng 30 giây.
Sau đó trút toàn bộ giá đỗ, hành hoa vào đảo cùng. Khi các nguyên liệu chín thơm, quyện vào nhau thì tắt bếp.
Món lòng gà xào dứa ngon nhất khi thưởng thức nóng. Lòng gà ngấm gia vị, giòn thơm, quyện với dứa ngọt và vị thanh mát của giá đỗ, thật hấp dẫn vô cùng.
Chúc các bạn thành công với cách làm món lòng gà xào dứa. Đừng quên theo dõi món ngon mỗi ngày trên Emdep.vn để có được cho mình những gợi ý món ngon hấp dẫn nhé!
Chủ bếp Diên An
Cách làm muối vừng lạc chuẩn nhất
Muối vừng lạc là món ăn dân giã, thơm ngon, cũng là món chống cháy rất tiện lợi cho buổi chiều khi ăn cùng với cơm nguội. Cùng học cách làm muối vừng lạc chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên liệu làm muối vừng lạc
- Lạc sống: 200g
- Vừng: 100g
- Muối hoặc bột canh (nên dùng muối tinh để đảm bảo thành phẩm có vị chuẩn nhất).
Cách làm muối vừng lạc chuẩn nhất
- Bước 1: Bắc chảσ sạch lên bếp, đợi đến khi chảo nóng thì đổ lạc vào rang, đảσ đều tay, cho đến khi lạc chuyển màu sang màu nâu đỏ và có chấm đen ở thân hạt lạc là được.
Chú ý: Bạn nên vặn nhỏ lửa khi rang lạc và phải đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là lạc chín. Khi lạc chín thì đổ lạc ra giấy báo và cuộn chặt, ủ trong khoảng 20 phút.
- Bước 2: Sau khi đổ lạc ra ủ, tranh thủ khi chảo còn nóng cho vừng vào đảσ ngay. Vừng cũng cần đảσ đều tay nhanh để không bị cháy. Vừng rất nhanh chín, vì vậy bạn chỉ đảo khi thấy hạt vừng nổ lách tách thật đều là vừng chín. Trút vừng ra bát, cho luôn muối tinh vào chảo, đảo cho khô thì đổ ra cối, giã nhỏ, mịn..
- Bước 3: Lạc, vừng sau khi đã nguội hoàn toàn thì bạn giã dập. (Chú ý không nên giã quá nhỏ, chỉ nên giã dập hạt lạc làm 3,4 phần, vừng có thể để nguyên cả hạt).
Sau khi vừng lạc đã được làm giã nhỏ bạn, bạn trộn cùng muối đã giã ở trên sao cho vừa với khẩu vị.
Cuối cùng, bạn cho muối vừng lạc vào lọ kín để dùng dần.
Muối vừng lạc sẽ là lựa chọn rất hợp lý cho bữa chiều sớm khi bạn đói. Chúc các bạn ngon miệng với món ngon dân giã muối vừng lạc này nhé!