a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

NHỮNG THỰC PHẨM ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI?

 


Những loại thực phẩm như nhụy hoa nghệ tây, trứng cá tầm trắng,

 hay thịt bò Wagyu đều vô cùng đắt đỏ. Nguyên nhân đến từ sự quý hiếm

 và cách thu hoạch khó khăn của chúng.

Tổ yến
Được ví như “trứng cá muối” của phương Đông, tổ yến chất lượng có giá gần 
1.000 USD – 2.500 USD (khoảng 58 triệu đồng)/kg. Tuy đắt nhưng tổ yến 
luôn là món ăn được ưa chuộng bậc nhất, bởi đây là loại thực phẩm cực
 bổ dưỡng cho sức khỏe.


Tổ yến có giá trị dinh dưỡng cao, gồm hơn 18 loại axit amin và 31 nguyên tố

 quý hiếm, trong đó có những axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. 

hàm lượng 50-55% protein, tổ yến giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển

 trí tuệ. Trong đông y, tổ yến có tác dụng dưỡng nuôi phế âm, tiêu đờm,

cầm ho và chữa các chứng bệnh lao lực, suy yếu, sốt do ho lao, hen suyễn, 

bổ huyết. Nó còn được dùng để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy,

 người kém ăn, kém ngủ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tổ yến tẩm bổ phải 

dựa trên thể trạng của từng người, không nên quá lạm dụng và những

 người có bệnh lý như tiểu đường, rối loạn mỡ máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trứng cá tầm



Một cân trứng cá tầm được bán với giá 2.000-2.500 USD (46-58 triệu đồng), có loại lên đến 1,8 tỷ đồng/kg. Nó được nhiều quốc gia trên thế giới coi là liều thuốc “thập toàn đại bổ” và chỉ có giới đại gia mới có thể mua nổi.

Trứng cá tầm là nguồn thực phẩm bổ dưỡng với các thành phần như photpho, canxi, protein, selen, sắt, magiê, các loại vitamin B12, B6, B2, B44, C, A, và D và các axit amin có thể giảm nguy cơ trầm cảm, bệnh tim mạch.

Trứng cá tầm cao cấp chứa đến 30% protein và hơn 20% chất béo có thể dễ dàng hấp thụ. Các bác sỹ khuyên sử dụng trứng cá tầm cho người bị bệnh lao, thiếu chất, suy nhược cơ thể, thiếu vitamin, suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó, arginine, một hợp chất trong trứng cá tầm, còn giúp tăng lượng lưu thông máu, cung cấp dinh dưỡng và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Bởi vậy nó được coi như là thức ăn "thần dược" cho đời sống tình dục.

Tinh dầu quả hạch



Trái cây này thường được gọi là “vàng lỏng”, bởi 1000ml tinh dầu từ quả hạch Morocco có giá 1400 USD (tương đương 32 triệu đồng). Những phụ nữ sành điệu và giàu có thường sử dụng loại tinh dầu này để làm đẹp, dù giá của chúng cực đắt. Tinh dầu của quả hạch có tác dụng dưỡng ẩm, làm mát, sáng và mịn da, chống nhăn và căng da mặt. Quả hạch Morocco chứa nhiều vitamin E và acid béo, nên có giá trị kinh tế cao.

Bào ngư



Trong đông y gọi "1 món bào ngư, 1 miếng vàng", bào ngư hiện nay có giá khá đắt đỏ, có lúc lên tới 7-15 triệu đồng/kg tùy loại. Kể cả khi có giá bình dân nhất, thì cũng xấp xỉ tiền triệu, chỉ giới nhà giàu mới dám nghĩ tới.

Trong Đông y, bào ngư được nhận định là một trong những loại thực phẩm nguồn gốc hải sản có giá trị dinh dưỡng phong phú.. Bào ngư có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, trong quá trình trao đổi chất có thể hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Hầu hết mọi người đều có thể ăn bào ngư, đặc biệt những người mắc chứng tiểu đêm, khí huyết hư nhược, huyết áp không ổn định, tinh thần thiếu sự tập trung. Tuy nhiên, một số người không nên ăn như người bị bệnh gút, người có axit uric cao.

Tôm hùm



Mỗi cân tôm hùm tươi tại các thành phố lớn có mức giá rất cao, từ 3,5-4,5 triệu đồng/kg. Tôm hùm cũng được tôn vinh là vua của các loại tôm, do có giá trị dinh dưỡng cao và khả năng chế biến thành rất nhiều món ngon. Theo thông tin được Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) công bố, axit béo và Omega-3 có trong tôm hùm có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thịt tôm hùm cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim.

Rượu tiết tôm hùm được cho là có công dụng tốt với sinh lý đàn ông, tăng cường khả năng "chuyện ấy". Tôm hùm cũng là lựa chọn tốt cho người bị suy dinh dưỡng thể béo phì, muốn bổ sung chất đầy đủ cho cơ thể, nhưng không bị tăng cân.

Nấm Matsutake



Nấm Matsutake còn được gọi là Tùng nhung, có giá 2.000 USD/kg (46 triệu đồng). Loại nấm này không chỉ đắt mà còn vô cùng hiếm, bởi nó không thể trồng hay nhân giống nhân tạo, chỉ có thể được thu hoạch ngoài môi trường tự nhiên.

Theo nhiều cuộc nghiên cứu tại Nhật Bản nấm Matsutake không chỉ chứa tám axit amin thiết yếu mà còn có một lượng lớn vitamin B1, B2, C và PP. Nói về dược học, loại nấm quý này có tác dụng kiện thân, có lợi cho đường ruột, giảm đau, ích khí, tiêu đờm, chống viêm, tẩy giun và nhiều giá trị khác trong việc phòng chống bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Phô mai Moose, Thụy Điển



Moose là một trong những loại phô mai đắt nhất thế giới, chỉ được sản xuất tại trang trại Moose House ở Thụy Điển. Đây là loại phô mai màu trắng tinh, có giá khoảng 1.000 euro (27 triệu đồng) mỗi kg và được sản xuất với số lượng hạn chế.

Giăm bông Iberia, Tây Ban Nha



Iberia là loại giăm bông (thịt nguội) đắt nhất thế giới được sản xuất tại Tây Ban Nha. Nguyên nhân vì lợn Iberia được cho ăn hoàn toàn bằng quả sồi và chăn thả tại những khu vực rộng lớn nên có giá trị cao. Giá 1 kg giăm bông Iberia khô dao động khoảng 365 euro (9,8 triệu đồng).

Thịt bò Wagyu, Nhật Bản



Ở Nhật Bản, những con bò đực Wagyu được chăm sóc bằng cách massage, uống bia và nghe nhạc cổ điển hàng ngày. Vì thế, bít tết từ thịt bò Wagyu là một trong những món ăn đắt nhất trên thế giới. Giá 1 kg thịt loại này có thể lên tới 450 USD (10,5 triệu đồng).

Gà đen Ayam Cemani, Indonesia



Gà Ayam Cemani chỉ nuôi ở Indonesia, hiếm khi được xuất khẩu sang các nước khác. Giống gà này hiếm đến mức con non có giá khoảng 200 USD ở Indonesia. Ở các nước khác, mức giá này có thể lên tới hàng nghìn USD.

Nấm Truffles trắng, Italy




Loại nấm cục này có giá thành đắt đỏ do phương pháp thu hoạch và bảo quản rất khó khăn để giữ hương vị và mùi thơm tinh tế. Ở châu Âu, 1 kg nấm Truffles trắng có giá khoảng 2.000 euro (55 triệu đồng)


Nhụy hoa nghệ tây (Saffron), Tây Á



Giá 1kg nhụy hoa nghệ tây có thể dao động từ 400-1.000 USD (9 triệu-23 triệu đồng). Lý do vì nghệ tây chỉ phát triển duy nhất bảy ngày trong năm, vào giữa mùa thu. Chúng phải được thu hoạch và xử lý bằng tay. Hơn nữa, để thu được 1 kg nghệ tây bạn cần phải hái 300.000 bông hoa.


Cà phê Kopi Luwak



Kopi luwak là loại cà phê đắt nhất thế giới, giá thành của chúng dao động khoảng 250-1.200 USD/kg (6-28 triệu đồng). Loại cà phê này được sản xuất với số lượng lớn ở Indonesia, Philippines và miền Nam Ấn Độ. Để sản xuất, người nông dân cho cầy luwak ăn, sau đó chúng tiêu hóa và thải ra những hạt cà phê ngon nhất.

SƯU TẦM





























Hoa Kỳ phát triển loại vaccine đầu tiên có khả năng tiêu diệt ung thư - hiệu quả hơn cả thuốc


Trung tâm Ung thư của trường Đại học Ohio, Mỹ, đã bước đầu phát triển thành công một loại vaccine điều trị ung thư. Kết quả thí nghiệm trên động vật đã cho thấy khả năng loại bỏ tế bào ung thư với hiệu quả còn hơn các liệu pháp miễn dịch hiện tại...

Trong những năm gần đây, liệu pháp miễn dịch đã giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân ung thư, một trong những liệu pháp đó thậm chí đã giành được giải Nobel Y sinh vào năm 2018. Liệu pháp miễn dịch là một liệu pháp giúp tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua việc kích hoạt các tế bào bạch cầu, các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết để chống lại ung thư.

Liệu pháp miễn dịch có rất nhiều nhưng nổi bật nhất là liệu pháp dùng “chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch”. Điều đã giúp James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) được xướng tên trong buổi lễ trao giải Nobel trong năm 2018.

Cơ chế hoạt động của “chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch”

Tế bào T trong hệ thống miễn dịch của con người có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, trước khi tế bào T bắt đầu loại bỏ tế bào ung thư, chúng cần phải vượt qua "trạm kiểm soát miễn dịch" để tránh gây hại cho các tế bào vô tội. Các tế bào ung thư có thể giả vờ là người vô tội hoặc gây nhầm lẫn tại các trạm kiểm soát miễn dịch. Việc sử dụng các chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch tương đương với việc loại bỏ trạm kiểm soát để tế bào T có thể tiêu diệt tế bào ung thư một cách thuận lợi hơn.

Vaccine PD1-Vaxx được phát triển bởi Trung tâm Ung thư Đại học Bang Ohio hiện là vaccine ức chế trạm kiểm soát miễn dịch đầu tiên. PD-1 là một điểm kiểm tra miễn dịch chính. Nhiều loại thuốc điều trị miễn dịch cũng được sử dụng để ức chế PD-1.

Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị miễn dịch thường là các kháng thể đơn dòng, một phương pháp khác trong liệu pháp miễn dịch. Mặc dù chúng rất hiệu quả đối với một số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và có thể chữa khỏi bệnh, nhưng tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc hoặc không đáp ứng thuốc lên tới 60% đến 70%, họ thậm chí còn có tái phát.

Vaccine PD1-Vaxx thì khác, chúng có thể kích hoạt phản ứng "kháng thể đa dòng". Vì vậy, nó có thể ức chế điểm kiểm soát PD-1 từ nhiều nơi và hiệu quả hơn các loại thuốc kháng thể đơn dòng. Vaccine PD1-Vaxx cũng có thể ngăn cơ thể bệnh nhân ung thư xảy ra các phản ứng kháng thuốc.

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy vaccine PD1-Vaxx có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của khối u mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm sau khi tiêm.

Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, giáo sư Pravin Kaumaya của Đại học bang Ohio cho biết có hai điểm mấu chốt trong nghiên cứu này:

"Thứ nhất, vaccine có thể kích hoạt tế bào B lẫn tế bào T, hai loại tế bào của hệ miễn dịch, để tiêu diệt khối u. Thứ hai, nếu vaccine và thuốc điều trị miễn dịch được sử dụng cùng lúc, vaccine có thể ngăn chặn đường truyền tín hiệu của tế bào ung thư và ức chế sự phát triển và tồn tại của tế bào ung thư”.

Vaccine PD1-Vaxx sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người ở bệnh nhân ung thư phổi vào đầu năm 2021. Komaya cho biết: “Tôi rất vui mừng khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine này tại Hoa Kỳ, mang lại hy vọng mới cho những bệnh nhân ung thư phổi và các bệnh ung thư khác”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oncoimmunology.


Tác dụng không ngờ  khi trộn ĐƯỜNG VỚI MUỐI


Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên hạn chế đường và muối nạp vào cơ thể, nhưng điều đó không đồng nghĩa 2 loại gia vị này không hề có mặt tích cực nào.

Mỗi khi mất ngủ, mình thường lấy một nhúm nhỏ đường và muối để dưới lưỡi, vậy là ngủ liền một mạch đến sáng. Bạn đừng bỏ qua mẹo nhỏ cực ít người biết này nhé.

Theo nhà nghiên cứu người Mỹ đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về dinh dưỡng Matt Stone, sự kết hợp của muối và đường đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, muối và đường là thần dược của người bị mất ngủ, những người luôn khát khao một giấc ngủ êm đềm khi màn đêm buông xuống.

Hỗn hợp muối + đường là bạn đồng hành của những người mất ngủ.

Muối + đường hoạt động như thế nào?

Muối và đường đóng vai trò như “cục sạc” cho tế bào. Glucose trong đường cung cấp trực tiếp năng lượng cho các ti thể. Muối tạo ra sự cân bằng của sodium trong các dịch kẽ của dịch ngoại bào, cho phép hệ hô hấp hoạt động đúng đắn và sản sinh năng lượng cho cơ thể.

2 loại gia vị này cực kì quan trọng trong việc kiểm soát căng thẳng. Đường sẽ phát tín hiệu cho cơ thể ngừng sản xuất hormone gây căng thẳng, đây là những hormone gây tổn hại đến quá trình trao đổi chất và khiến bạn thao thức cả đêm.

Muối cũng rất cần thiết để duy trì sự ổn định của nội môi, trong đó đảm bảo hàm lượng adrenaline không tăng vượt mức kiểm soát.Sự kết hợp giữa muối và đường là một loại hình vật lý trị liệu hiệu quả. Nếu sự kết hợp giữa đường và muối là một loại hình vật lý trị liệu giúp giảm căng thẳng, vậy đừng nghĩ muối và đường chỉ có hại cho cơ thể. Và đừng lo, đường không khiến bạn tăng động. Khi được dùng như một phương pháp trị liệu, đường có tác dụng trái ngược hoàn toàn với những điều tiêu cực mà bạn vẫn nghĩ.

Nói tóm lại, nếu bạn thuộc tuýp người vẫn tỉnh táo như sáo từ 2-4 giờ sáng vì hàm lượng adrenaline leo thang không kiểm soát, vậy thì một chút đường và muối có thể cứu cả đời bạn đấy.

Kết hợp đường với muối như thế nào?

Từ nay không còn lo mất ngủ nữa nhé!

Matt Stone khuyên bạn nên kết hợp muối và đường theo tỉ lệ 1:5.

Hãy dùng muối biển chưa qua tinh luyện (hoặc muối Himalayan), đường nâu nguyên chất hay đường phèn. Nếu không có, bạn vẫn có thể dùng muối và đường mua ở siêu thị.

Hãy trộn đều 5 thìa đường và 1 thìa muối trong một hũ thủy tinh. Nhớ là không để lâu và cũng không nên dùng quá thường xuyên nhé. Trước khi ngủ (hoặc vào giữa đêm khi bạn chợt tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp), hãy lắc đều chai và múc một thìa nhỏ hỗn hợp (có thể dùng ngón tay) đặt dưới lưỡi. Đường và muối sẽ nhanh chóng tan vào cuống họng.

Matt Stone gọi đây là hỗn hợp kì diệu cho giấc ngủ, nó giống như một loại thuốc an thần giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu ngủ. Hãy thử nhé.

 Sưu tầm.

CẨN THẬN VỚI VIỆC UỐNG NƯỚC CỦA NGƯỜI GIÀ
  
 Mùa đông năm trước, Mẹ tôi bị viêm phổi, phải đi cấp cứu rồi nằm viện 10 ngày.

Bản thân tôi và mọi người xung quanh đều nghĩ rằng Mẹ bị viêm phổi vì trời lạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự lại không phải như vậy.

Hôm nay tôi muốn kể lại để chia sẻ với mọi người một kinh nghiệm mới mà tôi tin rằng CÓ NHIỀU NGƯỜI  CHƯA TỪNG NGHE NÓI! Đợt đó, Mẹ tôi bị ho kéo dài, khò khè, và ho có đàm. Sợ Mẹ bị viêm phổi, tôi lấy hẹn đưa Mẹ đi bác sĩ.

Nghe phổi của Mẹ, ông bác sĩ gia đình (bs Việt Nam) khẳng định chỉ là ho bình thường thôi, không phải viêm phổi. Bác sĩ không kê toa mà biểu tôi ra mua thuốc over the counter (là thuốc mua tự do, không cần toa bác sĩ). BS dặn là thuốc này làm loãng đàm, sẽ khiến bệnh nhân ho nhiều, nhưng không có gì đáng lo.

Cả đêm, Mẹ tôi ho suốt. Tới gần sáng thì Mẹ bắt đầu bị đau mạn sườn bên phải. Cơn đau càng lúc càng nhiều, cử động cũng đau, đi hay đứng, hay nằm cũng đau. Tôi gọi xe cứu thương. Họ tới nơi, kiểm tra mọi triệu chứng, nghe tim nghe phổi, rồi đưa Mẹ đi cấp cứu.

Tới bệnh viện, họ lập tức chỉ định thử máu, chụp CT, chụp X quang, đo điện tim vv... Nói chung là mọi loại xét nghiệm cần thiết đều được thực hiện trong vòng một tiếng đồng hồ.

Không bao lâu sau, họ có kết luận ngay là Mẹ tôi bị viêm phổi. Đến chiều, sau khi thực hiện thêm vài bước kiểm tra nữa, họ nói trong phổi có nước (fluid). Tuy nhiên, do lượng fluid không nhiều lắm nên họ không cho rút ra, chỉ điều trị bằng trụ sinh.

Đến ngày thứ ba, họ cho chụp hình lại, và thấy fluid vẫn còn y nguyên. Quyết định đưa đi rút fluid trong phổi ra. Tiếc là, fluid trong phổi Mẹ tôi quá đặc, ông bác sĩ dùng hết sức bình sinh kéo ống xy lanh mà chỉ có thể kéo ra một giọt fluid bé xíu.

Vậy là ông bác sĩ đành chịu thua, chỉ ráng gửi một giọt fluid đó qua lab để họ coi thử coi có kết luận được gì không. Ngay sau đó, họ chuyển Mẹ tôi qua một phòng chụp hình khác. Ở đây, Mẹ được ngồi trước một cái máy chụp quang tuyến có nối thẳng với màn hình.

Thay vì chỉ chụp hình, máy sẽ truyền hình ảnh lên màn hình trước mặt để chính bệnh nhân có thể nhìn thấy cùng với hai vị bác sĩ chuyên môn.

Vì Mẹ không rành tiếng Mỹ, cần có thông dịch, nên tôi cũng được có mặt trong phòng lúc đó. Họ nói họ muốn theo dõi phản xạ nuốt của Mẹ tôi.

Họ cho Mẹ nhai bánh, uống dung dịch đặc, và uống nước lọc. Mỗi khi Mẹ cắn, nhai, và nuốt (hay uống nước, rồi nuốt), màn hình sẽ hiện lên hình ảnh thực quản và khí quản của Mẹ. Bánh hay nước thì được thể hiện bằng màu đỏ. Nhìn lên màn hình, người ta có thể thấy đường đi của bánh hay nước (màu đỏ), đi thẳng vô thực quản hay không.

Lúc Mẹ ăn bánh, và uống dung dịch đặc thì đường màu đỏ đi thẳng vô thực quản. Đến lúc Mẹ tôi uống nước thì có một ít nước bị lọt qua khí quản. Cả 2 vị bác sĩ cùng gật gù, và yêu cầu Mẹ uống lại lần nữa. Lần này, trước khi uống, Mẹ được yêu cầu CÚI ĐẦU XUỐNG để cằm hướng vô cổ. Trong tư thế đó, Mẹ tôi uống nước, và nước chảy trọn vô thực quản, không còn “đi lạc” qua khí quản nữa.

Sau đó, họ giải thích lại cho tôi hiểu, rằng khi chúng ta uống nước, thỉnh thoảng cũng có nước chảy lạc qua khí quản.

Theo phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ SẶC. Nhưng người già có khi mất phản xạ SẶC. Khi đó, những tia nước nhỏ đi lạc vô khí quản sẽ đi thẳng xuống phổi và nằm lại đó. Lâu dần, nó gây ra viêm phổi. Và đặc biệt là nó gây tổn thương cho phổi bên phải. Vì vậy, Mẹ tôi mới bị đau bên mạn sườn bên phải, nơi có vết fluid trong phổi. Như vậy, trận viêm phổi đợt đó của Mẹ tôi không phải là do bị nhiễm lạnh mà ra.

Nguyên nhân thật sự LÀ DO UỐNG NƯỚC VÀ NƯỚC ĐI LẠC VÔ KHÍ QUẢN, mà Mẹ tôi thì MẤT PHẢN XẠ SẶC. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ dặn Mẹ tôi mỗi khi uống nước nhớ cúi đầu xuống. Cách tốt nhất là uống nước bằng ống hút. Vì khi uống bằng ống hút, tự nhiên mình sẽ cúi đầu xuống để ngậm uống hút.

Dĩ nhiên, không phải người già nào viêm phổi cũng vì lý do này. Nhưng đây cũng là một lý do. Đã được nghe các bác sĩ giải thích, được tận mắt chứng kiến quá trình bác sĩ kiểm tra và kết luận, tôi muốn kể lại mọi người cùng biết.

Ví dụ như một lúc nào đó các bạn nhận ra cha mẹ già của mình không còn hay bị sặc nữa, thì có lẽ cũng nên khuyên ông bà uống nước bằng ống hút cho an toàn, nếu không thì cũng chú ý tư thế cúi đầu xuống, hướng cằm vô cổ khi uống nước...

Hay nếu thấy người thân ho mà đau mạn sườn bên phải thì bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ cho làm test kiểm tra theo hướng này. Một chút chia sẻ để bạn bè cùng biết. Mong các vị thân sinh của chúng ta luôn được bình an, mạnh khỏe, vui vầy cùng con cháu .

Sưu tầm.

 

Cận cảnh con sông sâu nhất thế giới

 Sông Congo nằm ở Trung Phi có chiều dài 4.700 km, chảy qua 10 nước, được cho là dòng sông sâu nhất thế giới (hơn 220 m).


Sông Congo từng được gọi là sông Zaire từ năm 1971 – 1997, sau này được đặt theo tên nước Cộng hòa Congo ở Trung Phi. Sông có chiều dài 4.700 km, là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới.


Sông Congo là con sông sâu nhất thế giới.

Điểm sâu nhất của dòng sông này hơn 220 m, nhỉnh hơn so với con sông xếp vị trí thứ hai là Trường Giang (Trung Quốc) có độ sâu khoảng 200 m. The World Geography thông tin, sông Congo đổ hơn 40.000 m3 nước ra Đại Tây Dương mỗi giây. Sông duy nhất trên thế giới có lưu lượng lớn hơn là Amazon (Nam Mỹ). Lượng mưa mỗi năm ở sông Congo lên đến 2.286 mm.

Sông Congo dài thứ hai ở châu Phi (sau sông Nile), và có lưu lượng nước lớn thứ hai thế giới (sau sông Amazon).

Đây là một con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở châu Phi. Các nhà khoa học tính toán rằng toàn bộ lưu vực sông Congo chiếm 30% tiềm năng thủy điện trên thế giới. Tiềm năng này có thể cung cấp đủ lượng điện cho tất cả những khu vực hạ Sahara.

Vùng thượng nguồn sông có chiều dài 4.023 km, cấu thành một trong những dòng sông lười nhất thế giới, mềm mại chảy qua Trung Phi. Dòng chảy của sông rất ổn định. Do sông dài nên luôn có mùa mưa quanh năm ở bất cứ vùng nào dọc lưu vực sông.


Sông Congo ảnh hưởng lớn đến đời sống và văn hóa của người dân khu vực. (Ảnh: Shutterstock).

Sông Congo có nhiều nhánh, chảy qua 10 quốc gia gồm: Angola, Zambia, Burundi, Tanzania, Cameroon, Rwanda, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo và Gabon. Nó còn đổ qua một khu rừng nhiệt đới rất lớn, đây là khu rừng lớn nhất châu Phi và lớn thứ hai thế giới chỉ sau rừng Amazon.

Quốc Tiệp 

Ranh giới khiêu dâm và khỏa thân nghệ thuật



Trong hơn 100 năm, các nhà hoạt động đã khiến công chúng chú ý tới việc miêu tả cơ thể người phụ nữ khỏa thân trong nghệ thuật. Đã đến lúc ta nhìn lại chúng bằng quan điểm mới.

 

Vào thời gian xảy ra phong trào Black Lives Matter ở Anh Quốc, cả quốc gia này chú ý tập trung vào bức tượng một nhà buôn nô lệ, trong khi đó, có một nhà hoạt động lại nhấn mạnh đến cách miêu tả hình ảnh phụ nữ trong cách tạc tượng.

 

"Hãy nhìn vào cách mà bạn đang bị xã hội hóa để coi đó là chuyện bình thường…" tờ rơi của nhà hoạt động viết, nhấn mạnh đến một tượng đài bên ngoài Trung tâm Trafford ở Manchester.

 

Bức tượng thể hiện một người đàn ông ngồi rửa chân, vây quanh là một nhóm phụ nữ bán khỏa thân khúm núm quỵ lụy.



Một nội dung khác viết bên cạnh hình ảnh bức tượng ở Iowa, Mỹ - về một phụ nữ bằng đồng không mặc áo, uốn lưng và nâng ngực lên như thể nàng đang cố ý tôn vinh đường rãnh trên cơ thể - tờ rơi này viết: "Iowa như biểu tượng bà mẹ đang dành sự nuôi dưỡng cho con của nàng? Yeah."

 

Người cầm tờ rơi này là ArtActivistBarbie (AAB - Nhà hoạt động nghệ thuật Barbie), một búp bê Barbie đứng tạo dáng trước các tác phẩm nghệ thuật và tượng đài, và là hiện thân vui vẻ của Sarah Williamson, giảng viên cao cấp ở Đại học Huddersfield.

 

Williamson bắt đầu dự án như một cách giúp sinh viên tương tác với ý tưởng về nữ quyền, chủ yếu là trong cách nghệ thuật mô tả nữ giới.

 

"Bằng cách này, tôi có thể nhẹ nhàng dẫn dắt người xem vào cuộc đối thoại," Williamson nói. "Đó là tiếng nói ngầm về nữ quyền - tiếng nói của tôi, cất lên từ bên thứ ba với AAB, tương tự như người lồng tiếng cho bù nhìn."



ArtActivistBarbie tạo dáng bên chú hổ đồ chơi, nhái lại bức họa Circe của họa sĩ Wright Barker vẽ năm 1889, mô tả một phụ nữ để ngực trần với bầy sư tử vây quanh

 

Trong một nội dung đăng trên Twitter, ArtActivistBarbie tưởng tượng về người đặt hàng cho bức họa Circe của họa sĩ Wright Barker vẽ năm 1889, miêu tả người phụ nữ để ngực trần với bầy sư tử vây quanh.

 

"Tôi muốn một cô gái trẻ quyến rũ, bán khỏa thân, vây quanh là bầy thú lớn,' người bảo trợ nghệ thuật nói", nội dung trên Twitter viết.

 

"Xem thử bức Circe xem sao, là có khoảng 5 đến 6 con hổ?'" họa sĩ nói. 'Mọi người sẽ ngưỡng mộ sự quan tâm uyên bác của ông với Thần thoại Hy Lạp.'"

 

Với nụ cười nửa miệng, ArtActivistBarbie đặt câu hỏi liệu đây là bức tranh mô tả khung cảnh cổ điển hay chỉ là một bức tranh khiêu dâm kín đáo thời Victoria.



Giáo sư về nghệ thuật cổ điển Mary Beard hỏi câu tương tự trong loạt chương trình truyền hình của bà có tên Cú sốc Khỏa thân (Shock of the Nude), lên sóng đầu năm nay ở Anh Quốc.

 

Chương trình tìm hiểu nhiều cách mà các nam họa sĩ cố gắng diễn giải sự hiện diện của phụ nữ trần truồng trong tranh vẽ của họ: khỏa thân nằm nghiêng được coi là vô tình bị bắt gặp, còn lúc đang tắm hay đang buồn ngủ là lý do có thể dùng để giải thích cho trạng thái không mặc đồ.

 

Vậy ta đang xem tranh nghệ thuật hay đang xem hình khiêu dâm?



"Đây là câu hỏi phức tạp và bất kỳ ai nghĩ rằng họ biết câu trả lời thì hãy nên xem xét kỹ lưỡng hơn một chút," Giáo sư Beard nói.

 

"Quan điểm của tôi là lằn ranh giữa nghệ thuật và khiêu dâm luôn luôn gian trá, và khi nhìn về quá khứ là ta phải nhìn vấn đề trong bối cảnh quá khứ cũng như trong bối cảnh thời đại chúng ta. Ta phải học cách nhìn thẳng vào quá khứ và những lỗi lầm trong quá khứ."

 

Vấn đề gây tranh cãi

 

Trong hơn 100 năm qua, các nhà nữ quyền đã gây chú ý tới thái độ kỳ thị giới tính trong thế giới nghệ thuật.

 

Vào năm 1914, nhà vận động đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, Mary Richardson dùng rìu tấn công bức họa Thần Vệ Nữ Rokeby của Velazquez.

 

Bức tranh miêu tả Thần Vệ Nữ soi gương, xoay lưng về phía công chúng và để lộ phần mông ở trung tâm bức tranh.

 

Richardson tuyên bố sự phản kháng của bà một phần nhắm phản đối cách những người đàn ông sững sờ nhìn ngắm bức tranh treo tại Bảo tàng Quốc gia London. 



Năm 1914, gương mặt đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, Mary Richardson, đã tấn công bức Thần Vệ Nữ Rokeby của Velazquez, đẻ tỏ thái độ phản kháng cách thức bức tranh mô tả phụ nữ khỏa thân

 

"Phụ nữ liệu có phải trần truồng để được bước vào Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm?" một tấm biển quảng cáo do nhóm vận động nữ quyền nghệ thuật Guerrilla Girls đăng tải vào thập niên 1980 viết.

 

Vào thời đó có vẻ đúng là như vậy - có chưa đến 4% họa sĩ trong mảng nghệ thuật hiện đại của bảo tàng là nữ giới, nhưng 76% tranh khỏa thân là vẽ phụ nữ.



Với thông điệp thông minh và rõ ràng thông qua biển quảng cáo quy mô lớn, nhóm Guerilla Girls đã gọi tên và chỉ mặt việc giới nghệ thuật coi thường phụ nữ và những nhóm thiểu số khác trong nghệ thuật.

 

Vào năm 2018, họa sĩ người Anh Sonia Boyce có cách tiếp cận khác khi bà tháo bỏ bức tranh Hylas and the Nymphs của John William Waterhouse, ngay trước mắt công chúng, tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Manchester.



Không gian trên tường, vị trí treo bức tranh miêu tả một nhóm các cô gái trẻ bán khỏa thân dụ dỗ Hylas vào bồn tắm đầy hoa huệ, đã bị để trống trong một tuần.

 

"Mục đích của tôi là gây chú ý và đặt câu hỏi về cách bảo tàng quyết định cho khách tham quan xem gì, trong bối cảnh gì và dán nhãn chúng là gì," Boyce nói sau khi sự việc gây ra làn sóng phản tác dụng, theo đó phe phản đối cáo buộc sự kiểm duyệt, đúng đắn chính trị (political correctness) và chủ nghĩa nữ quyền cực đoan.

 

"Gỡ bỏ bức tranh là để bắt đầu một thảo luận, không phải để kích thích cơn phẫn nộ truyền thông." Nó gây ra cả hai. Chủ đề nghệ thuật và khiêu dâm là chủ đề gây tranh cãi.





Trong thập niên 1980, nhóm các nhà vận động nghệ thuật nữ quyền Guerilla Girls nổi tiếng khi đặt câu hỏi "Liệu phụ nữ liệu có phải trần truồng để được bước vào Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm?"

 

"Lằn ranh luôn luôn mờ nhạt," Hans Maes, giảng viên lịch sử nghệ thuật ở Đại học Kent, người từng viết chuyên sâu về đề tài này, cho biết.

 

"Nói chung, mọi người cho rằng khiêu dâm có hai tính chất cơ bản: Nó mô tả trần trụi yếu tố tính dục và mục đích là kích thích người xem về mặt tình dục. Vâng, trong suốt lịch sử và nhiều nền văn hóa, bạn có thể tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có những tính chất này."



"Hãy nghĩ đến một số tranh ghép ở Pompeii, các tượng điêu khắc Kamasutra hoặc một số tranh vẽ trần trụi của Gustav Kilmt. Nếu muốn, hãy so sánh bức tranh Maja Khỏa thân của danh họa Goya với bức ảnh cỡ lớn trên tạp chí Playboy và nói tôi nghe xem, ranh giới liệu có bị xóa nhòa chưa."



Năm 2014, nghệ sĩ trình diễn Deborah de Robertis tìm cách thể hiện quan điểm này bằng cách phơi bày thân thể của chính bà trước bức tranh Cội nguồn Thế giới của Gustave Courbet trong Bảo tàng Musée d'Orsay ở Paris, nhằm tái hiện hình ảnh cận cảnh bộ phận sinh dục của người phụ nữ.

 

Sau đó, bà đã bị bắt vì khỏa thân trước bức tranh Olympia của Manet, cũng trong bảo tàng Musée d'Orsay.

 

Mục đích của bà là khơi lên câu hỏi: Tại sao cùng là thể hiện bộ phận cơ thể con người nhưng một thứ thì được coi là nghệ thuật, còn một thứ khác thì lại bị coi là khiêu dâm?



Bức Maja Khỏa thân của họa sĩ Goya (hình trên), bức Cội nguồn Thế giới của Courbet và những tranh vẽ trần trụi của Klimt là các tác phẩm mà giới hoạt động và sử học coi là "lằn ranh bị xóa nhòa"

 

Trong quá khứ, sự kiểm duyệt hình ảnh trần trụi thường bắt nguồn từ những giá trị tôn giáo, từ sự bảo thủ và từ nỗi sợ tha hóa đạo đức.

 

Ngược lại, các nhà nữ quyền chống lại việc vật thể hóa hình ảnh tính dục vì muốn sự bình đẳng cho phụ nữ, và họ sợ rằng lan tỏa những hình ảnh vật thể hóa này gây bất lợi cho mục đích đó.


Vào thời gian xảy ra sự can thiệp của Boyce ở Manchester, làn sóng nữ quyền thứ tư đang dâng lên giữa làn sóng cáo buộc Harvey Weinstein, Jeffrey Epstein và những người khác. Sự căng thẳng dâng cao trong cách ứng xử với tác phẩm nghệ thuật ra đời dưới những giá trị đạo đức khác biệt so với thời đại của chúng ta.

 

Bạn không cần phải nhìn rất xa để tìm ví dụ. Benvenuto Cellini một mực muốn sử dụng nữ đồng trinh làm người mẫu và "khai hoa" họ sau khi ông hoàn thành bức vẽ về họ. Eric Gill dùng các con gái của chính mình làm người mẫu và xâm hại tình dục chúng.

 

"Có lẽ ta nên phân biệt giữa sự sùng bái và sự sáng tạo," Maes nói. "Nếu ta biết một họa sĩ xâm hại phụ nữ và thái độ xâm hại đó cũng thể hiện trong tác phẩm, thì nó ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm. Tự thân tác phẩm sẽ xuất hiện một cách gớm ghiếc và có vấn đề về đạo đức, một khi bạn biết về chuyện đó."



Vào năm 2018, họa sĩ Sonia Boyce gỡ bức tranh Hylas and the Nymphs của họa sĩ John William Waterhouse khỏi Phòng trưng bày Nghệ thuật Manchester

 

Trong bộ phim tài liệu gần đây trên Netflix về Jeffrey Epstein, một trong những sĩ quan cảnh sát đến bắt giữ đã bình luận về số lượng tranh khỏa thân treo trong dinh thự của kẻ xâm hại tình dục. Nếu đặt trong phòng tranh, những bức khoả thân tương tự có thể là các tác phẩm được ngưỡng mộ.



"Vâng, đúng là nó khiến bạn phải nghĩ," Sarah Williamson đồng tình. "Có rất nhiều tranh trong các bảo tàng nghệ thuật công là vẽ về những thiếu nữ tuổi dậy thì, khiến người xem thấy khó chịu. Bức tranh Syrinx của họa sĩ Arthur Hacker treo ở Phòng Trưng bày Nghệ thuật Manchester chẳng hạn, tác phẩm này thể hiện một cô gái trẻ, trần truồng, trông rất yếu ớt và sợ hãi và nó khiến tôi cảm thấy cực kỳ không thoải mái khi xem. Nhưng có một kiểu tôn kính với những người đã thành danh với ngôn ngữ Bậc thầy Cổ điển và với các tác phẩm nổi tiếng mà ta đã lĩnh hội, chấp nhận một cách vô thức."


"Ở truồng" hay "khỏa thân"?

 

Vẽ tranh tả thực người mẫu khỏa thân vẫn chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục nghệ thuật hiện đại, và đa số người mẫu vẫn là nữ giới; nhưng trong "sự tôn nghiêm" của xưởng vẽ, những phụ nữ này không phải ở truồng mà là "khỏa thân", và họ không cởi truồng mà là "thoát y".



"Nhưng tất nhiên, những ánh nhìn của nam giới vẫn tồn tại trong lớp vẽ tả thực," Mary Beard nói, người mà chính bản thân bà cũng làm mẫu trong cuộc điều tra của bà cho chương trình "Cú sốc Khỏa thân".

 

"Có nhiều cách mà văn hóa cố gắng loại bỏ nó và những công cụ ngôn ngữ được sử dụng để cố gắng loại bỏ yếu tố tính dục. Nhưng nó vẫn hiện diện."

 

"Tạo dáng hầu như là thứ mà tôi hy vọng tránh phải làm," người mẫu Fra Beecher viết trong một blog về việc làm mẫu chân dung trên mạng trong thời gian cách ly, trong đó cho thấy cô để ý đến ánh nhìn của nam giới.



"Tôi không bao giờ cho phép chụp ảnh khi tôi đang làm mẫu. Tôi tự hỏi liệu có thể cân bằng cảm xúc bản thân về hình ảnh khỏa thân với nỗi sợ hình ảnh khỏa thân của mình xuất hiện trên mạng hay không."

 

Một người mẫu khác thể hiện lo lắng rõ ràng về việc khi rời xa không gian kiềm tỏa của phòng vẽ, những người tham dự có thể thoải mái thủ dâm thay vì chú tâm vào việc vẽ tranh.



Một trong những chủ đề khác của ArtActivistBarbie là bức họa Le Déjeuner sur l'Herbe của Manet, trong đó một phụ nữ trần truồng ngồi kế hai người đàn ông mặc quần áo đầy đủ.


Lo lắng của cả hai người phụ nữ này là làm sao có thể thấy được lằn ranh mỏng manh giữa nghệ thuật và khiêu dâm, và việc phải vượt qua được vấn đề này phức tạp ra sao.

 

Trong một cuộc phỏng vấn, Mary Beard cho rằng khỏa thân luôn có nguy cơ bị biến thành "khiêu dâm mềm cho giới tinh hoa", và nhận xét này đã bị tấn công bởi những bình luận về bài báo và trên Twitter.

 

Giống như Boyce, bà phát hiện ra rằng việc cố gắng tạo ra một cuộc thảo luận về chủ đề này sẽ có xu hướng gây ra tâm lý thù nghịch thay vì gợi mở sự quan tâm.

 

Đó cũng là lý do khiến ArtActivistBarbie, một cô búp bê nhựa bị giới nữ quyền coi là kẻ thù vì định kiến giới, là ý tưởng thông minh của người sáng tạo ra cô.



"Vấn đề là cần thảo luận và bắt đầu nhìn mọi thứ khác đi," Sarah Williamson cho biết. "AAB khiến điều này có thể được thực hiện một cách vui vẻ và dễ chịu, và từ đó cố gắng tạo ra một thế giới bình đẳng hơn cho nữ giới, để họ không phải chỉ là một thứ vật thể trong ánh nhìn của đàn ông."

 

Một trong những nội dung đăng tải có nhiều bình luận nhất của ArtActivistBarbie, là cảnh cô búp bê tạo dáng ở phòng triển lãm, ngay trước bức tranh Le Déjeuner sur l'herbe của Manet.



Trong bức tranh đầu tiên, Barbie cũng trần truồng giống người phụ nữ trong tranh và hai người bạn nam giới của cô mặc quần áo đầy đủ. Nhưng sau đó thiết kế trong tranh bị đảo ngược, với Barbie khoác tấm khăn choàng, trong khi hai người đàn ông lại ở truồng.

 

Đó là sự đối sánh thú vị và dĩ nhiên là khiến bạn phải suy nghĩ.

 

 Lizzie Enfield