TIẾT PHỤ NGÂM
Chuyện chữ nho, nói ra không hết. Cũng không biết tại sao tôi
lai đâm ra mê thơ Đường một cách điên cuồng. Nhớ lúc mới bắt đầu học ban Việt
Hán ở ĐHSP tôi có một anh bạn thân cũng có chung một niềm say mê y như vậy. Nhà
anh ở một ngõ hẽm đường Trần Hưng Đạo, gần Đại Thế Giới miệt Chợ Lớn, vô sâu
chừng vài trăm mét. Vào một buổi trưa tôi đi kiếm nhà bạn để mượn bài vở. Lần
lần kiếm từng số nhà. Quanh qua quẹo lại, đường xá ở đây như là một nùi chỉ
rối. May quá, qua một khúc quanh tôi tìm ra dảy phố nhỏ nầy với số nhà chính
xác. Nhìn kỹ thì thấy cái ổ khóa to chần dần trước cửa. Thấy mà tức ứa gan. Làm
sao bây giờ, bạn không có nhà, mà cũng không biết phải làm sao. Tôi bèn lượm
một cục gạch bể định ghi vài dòng nhắn tin lại. Đương loay hoay thì cạnh bên có
một cô người Tàu xinh xinh, khá đẹp mở cửa nhà đi ra. Tôi dọ hỏi thì cô không
biết tiếng Việt. Thôi đành. Cầm cục gạch, tôi viết lên cửa cái bốn chữ Hán :
Hận Bất Tương Phùng. Cô Tàu nhìn sững tôi và vừa bỏ đi vừa ngoái nhìn lại. Tôi
vẫn nhớ hoài ánh mắt ngạc nhiên đó, cho đến bây giờ.
Các bạn biết tại sao không? Vì đó là bốn chữ trích từ bài thơ
Tiết Phụ Ngâm của thi sĩ Trương Tịch đời Đường. Nguyên câu là "Hận bất
tương phùng vị giá thì". Có nghĩa là Giận là không gặp lúc em chưa có
chồng. Viết như vậy tôi cho là đối với anh bạn chủ nhà thì là tiếc không được
gặp, còn đối với cô Tàu hàng xóm xinh xinh nầy là phải chi tôi gặp cô ta sớm
hơn lúc còn son... Cô nhìn tôi lom lom chắc là do ý nghĩa câu thơ Tiết Phụ nầy
hay là cô hoài nghi trình độ chữ Hán chỉ mới học được vài tháng của tôi?.
Bài Thơ LÔ SƠN của Tô Thức
Cũng lại ba cái chuyện thơ Tàu. Các bạn đừng trách nhen. Hình
như tôi bị ghiền nó như ghiền thuốc phiện vậy. Hồi nhỏ mê thơ Tàu, về già mê
phim bộ, cũng là của Tàu. Sao mà kỳ cục quá, có gì hay đâu sao mà mê man, chết
lên chết xuống, kỳ cục thiệt. Bạn bè nghe qua ai cũng tức cười.. Rồi học gì
không học lại đi học ba cái chữ nho rắc rối, hèn chi cả đời rắc rối, cho tới
già rồi vẫn còn bị tiếp tục rắc rối. Tính đổi sang sở thích khác chuyện Tây,
chuyện Mỹ cho vui. Nào ngờ loanh quanh cũng lại chuyện Tàu. Y như phim bộ nhiều
tập, phải nhịn cơm, nhịn nước mà coi. Rồi lại tại nhớ tới bài thơ mắc dịch nầy.
Đã có biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nhận định, phân tách nghe đã
thiệt là đã ! Các bạn muốn biết thì tìm vô Google kiếm bài Lô Sơn của Tô Thức
(Tô Đông Pha) mà coi cho sướng cái bụng. Xin chép ra đây bài thơ:
-Lô Sơn yên tỏa Triết Giang triều
-Vị đáo bình sinh hận bất tiêu
-Đáo đắc hoàn lai vô biệt dị
-Lô Sơn yên tỏa Triết Giang triều
-Vị đáo bình sinh hận bất tiêu
-Đáo đắc hoàn lai vô biệt dị
-Lô Sơn yên tỏa Triết Giang triều
Thiền Sư Mật Thể đã dịch như thế nầy:
-Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang
-Khi chưa đến đó hận muôn vàn
-Đến rồi về lại không gì lạ
-Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang
-Khi chưa đến đó hận muôn vàn
-Đến rồi về lại không gì lạ
-Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang
Nếu bàn về những cái tuyệt diệu của bài thơ nầy thì phải cần bao
nhiêu trang sách báo cho đủ. Nội hai đại danh Tô Đông Pha với Thiền Sư Mật Thể
nghe qua là muốn té xỉu rồi. Thiệt tình là không dám... dù chỉ một lời. Với tài
hèn sức mọn nầy, công lực bún thiu nầy, biết lấy gì mà thưa thốt. Tuy vậy cũng
rón rén nói một ý, tuy không ăn nhập gì với bài thơ. Đi tới Lô Sơn rồi về vì
không có gì lạ hết. Sắc tức là không, mà không tức là sắc. Có và không đối đãi
nhau. Cái tâm khi động khi tĩnh nhưng thật ra chỉ có một, có khác chi đâu, ngó
tới ngó lui. Lô Sơn cũng vẫn là Lô Sơn, coi chi cho mất công. Thiên hạ ca tụng
tầm bậy tầm bạ không hà, đâu có chi lạ mà coi. Chán ơi là chán. Vậy thì tôi
không thèm đi Lô Sơn ở Triết Giang, nằm nhà tán gẫu với bạn bè, thì hình như
sướng hơn, có lợi hơn vì đỡ vất vả, trèo đèo lội suối, không phải tốn kém mà
lại đỡ bực mình. Lý luận ngu ngu như vậy, các bạn thấy được không, xin thành
tâm chỉ giáo. Còn bạn nào có hưỡn,muốn đi chơi Lô Sơn xem cảnh đẹp như lời đồn
đãi, thì tôi không cản, cứ đi đi rồi về kể lại cho tôi nghe với. Nhớ chụp ảnh
quay phim cho nhiều rồi sang cho một bản. Tại hạ muôn vàn cảm tạ!
CỐ HƯƠNG, TẠP THI của VƯƠNG DUY
Sáng nay thức sớm, đọc được nhiều thơ bạn bè đồng nghiệp, cùng
học trò cũ quê nhà. Vui buồn lẫn lộn. Đâm nhớ bài thơ cổ của thi sĩ Vương Duy
đời Đường:
-quân tự cố hương lai
-ưng tri cố hương sự
-lai nhật ỷ song tiền
-hàn mai chước hoa vị
-ưng tri cố hương sự
-lai nhật ỷ song tiền
-hàn mai chước hoa vị
Bài thơ rất đơn giản dễ hiểu, nghĩa là vầy:
-bạn từ quê hương đến
-ắt biêt rõ chuyện quê hương.
-hôm trước tựa cửa sổ,
-thấy hoa mai nở hay chưa ?
-ắt biêt rõ chuyện quê hương.
-hôm trước tựa cửa sổ,
-thấy hoa mai nở hay chưa ?
Tứ thơ của bài nầy là : thấy hoa mai nở hay chưa? Và nhãn tự của
câu nầy là chữ Chước, cũng đọc là trước, có nghĩa là "nở". Thơ Đường
nhiều bài đơn giản lắm, chữ dùng đơn giản, ý nghĩa đơn giản... y như anh em
mình nói chuyện. Cứ đọc thơ Lý Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Vương Hàn,
Mạnh Hạo Nhiên... thì thấy ngay. Không có khó khăn rắc rối như thơ bây giờ, chữ
dùng nghe mà thấy sợ. Trở lại chuyện tại sao tôi nhắc đến bài thơ nầy. Bởi vì
gần bốn mươi năm xa quê, tôi chưa một lần về. Phải chi không về mà không nhớ thì
cũng đâu có sao. Cái nầy không về mà lại nhớ, nhớ quay nhớ quắc... Cái rắc rối
là ở chỗ nầy. May nhờ có facebook gặp lại rất nhiều bạn đến từ cố hương, lòng
tôi không còn gì sướng hơn nữa. Chuyện của bạn thì biết đã đành rồi nhưng đóa
hoa cạnh nhà bạn.... mà có một thời tôi đi tới đi lui, đi qua đi lại để ngắm,
không biết bây giờ đã nở hay chưa, còn trên cành hay đã rụng mất tiêu rồi.. Tôi
hoàn toàn không biết gì hết trơn hết trọi. Chờ câu trả lời bạn thân, trái tim
tôi đập trật nhịp, tuy là đã rất già, rất già. Có bạn trả lời tôi rất an tâm,
có bạn nói, tôi đã khóc, khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Những người
muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ. Òu sont les neiges d'antan!.
ẨM TỬU KHÁN MẪU ĐƠN
Lại chuyện chữ nho. Do học văn thơ Trung Hoa nên tôi rất thích
cây cỏ hoa lá xứ nầy (xin mời bạn đọc bài Thảo Mộc Trong Cổ Văn VN, bản có ảnh
minh họa của art2all.net đã đăng) Cây Ngô Đồng và hoa Mẫu Đơn được giới văn nhân xứ
nầy yêu thích nhất. Qua các thư tịch kim cổ, chúng ta đọc tới đọc lui nếu không
bắt gặp cây nầy thì sẽ thấy được hoa kia. Hình như ở xứ Trung Hoa không có cây
và hoa nào khác vậy.
Hồi nhỏ khi học thơ Lưu Vũ Tích, tôi thích bài Ẩm Tửu Khán Mẫu
Đơn:
-Kim nhật hoa tiền ẩm
-cam tâm túy sổ bôi
-đản sàu hoa hữu ngữ
-bất vị lão nhân khai
-cam tâm túy sổ bôi
-đản sàu hoa hữu ngữ
-bất vị lão nhân khai
Nguyễn Hoàng đã dịch như thế nầy:
-vài chén bên hoa nở
-cũng đành say bên hoa
-chạnh buồn e hoa nói
-đâu nở cho người già
-cũng đành say bên hoa
-chạnh buồn e hoa nói
-đâu nở cho người già
Hồi đó tôi cho là tác giả dùng chữ đơn giản, câu thơ đơn giản,
bất cứ ai đọc cũng có thể hiểu được dễ dàng. Nhưng thiệt ra có phải như tôi
nghĩ đơn giản vậy không? Đến bây giờ tôi đã là một ông già, đọc lại tứ
thơ...đâm lạnh toát mồ hôi:
-đản sầu hoa hữu ngữ
-bất vị lão nhân khai
(chạnh buồn hoa biết nói,
không nở vì ông già)
-bất vị lão nhân khai
(chạnh buồn hoa biết nói,
không nở vì ông già)
Đôi khi có dịp tôi cũng biết ngắm hoa. Hoa đẹp trong vườn và hoa
đẹp nằm phơi nắng trong sân cỏ, balcon. Hình như ngàn năm trước thi sĩ Lưu Vũ
Tích viết riêng bài nầy cho tôi. Câu thơ cứ lãng vãng trong đầu và khi thấy hoa
đẹp tôi bèn quên mất, cứ mãi mê ngắm nhìn như lúc tuổi mười tám. Và khi nhớ lại
thì đau thiệt là đau, hoa đẹp đâu nở vì ông già... Như tôi bây giờ!
VÕ KỲ ĐIỀN (Laval 2017 August)