Chuyện Vui – Sưu Tầm | |
|
|
|
|
1. Cũng còn nhiều người tốt lắm
Đi mua bao thuốc lá giá 20.000 đồng, anh Ba đưa cho chủ quán tờ giấy 50.000 đồng. Được thối lại 40.000 đồng, anh Ba đút túi thật nhanh và bước đi. Anh chủ quán chạy theo kêu:
Chú em, chú em để quên không lấy bao thuốc lá nè!
Anh Ba nghĩ: “Trên thế gian vẫn còn nhiều người tốt, mình thật tồi tệ!” Xúc động rút tờ 10.000 đồng ra, anh Ba đưa lại cho anh chủ quán và nói:
Lúc nãy anh trả dư cho em 10.000 này!
Chủ quán cũng cảm động quá, nói:
Thôi chú đưa bao thuốc lá kia cho anh. Anh đổi cho gói thuốc thật.
…Sao lại có người thật thà cũng như mình! Lại xúc động, anh Ba nói:
Anh đưa tờ 50.000 kia đây, em đổi cho tờ tiền thật.
Anh chủ quán kia mặt như mếu:
Thôi chú đưa tờ 10.000 lúc nãy anh đổi cho tờ khác!
…Híc! Người ta tốt thế mà mình thật tồi tệ! Ngại quá, anh Ba móc cái điện thoại trong túi ra:
Cái này của anh, lúc nãy em lỡ tay cầm nhầm… Em xin trả lại cho anh.
Hết ý!!!
2. MÌ & TRỨNG
Một buổi sáng, người cha làm hai bát mì. Một bát có trứng ở trên, một bát không có. Ông hỏi con trai muốn ăn bát nào?
Cậu con trai chỉ vào bát có trứng nói:
Con muốn ăn bát này ạ
Nhường cho bố đi
Không, bát mì này là của con
Không nhường thật à? Ông bố dò hỏi
Con không nhường!
Cậu bé kiên quyết trả lời rồi đắc ý với quyết định của mình.
Ông bố lặng lẽ nhìn con ăn xong bát mì thì mới bắt đầu ăn bát của mình. Đến những sợi mì cuối cùng, người con nhìn thấy rõ ràng trong bát của cha có hai quả trứng.
Lúc này, ông bố chỉ hai quả trứng trong bát mì, dạy con rằng:
Con phải ghi nhớ điều này, những gì mắt con nhìn thấy có thể chưa đủ, thậm chí không đúng. Nếu con muốn chiếm phần lợi về mình, con sẽ không nhận được những cái lợi lớn hơn.
Và ngày hôm sau, người cha lại làm hai bát mì trứng, một bát trên có trứng và bát không có trứng. Người cha hỏi:
Con ăn bát nào?
Rút kinh nghiệm từ lần trước, cậu con trai ngay lập tức chọn bát mì không có trứng. Thật ngạc nhiên, khi cậu bé ăn hết bát mì vẫn không có quả trứng nào. Trong khi đó, bát mì của người cha không những có quả trứng ở trên mà còn một quả nữa ở dưới đáy.
Ông chỉ vào bát mì của mình và nói:
Không phải lúc nào cũng dựa vào kinh nghiệm được đâu con trai à. Đôi khi cuộc sống sẽ lừa dối con, tạt gáo nước lạnh vào con khiến con phải chịu thiệt thòi. Con không được quá khó chịu hay buồn bã. Hãy xem đó là một bài học.
Một thời gian sau, người cha lại nấu hai bát mì như những lần trước và hỏi con trai chọn bát nào. Lần này, cậu con trai muốn cha chọn trước.
Ông bố chọn bát mì có trứng và ăn ngon lành. Cậu con đón lấy bát mì không trứng mà ăn, thần thái lần này bình tĩnh.
Ăn một lúc cậu chợt phát hiện trong bát của mình có 2 quả trứng. Người cha mỉm cười nói với cậu con trai:
Con thấy không, khi con nghĩ tốt cho người khác, những điều tốt đẹp sẽ đến với con. Khi con không màng đến lợi ích riêng của bản thân, cuộc đời sẽ không để con phải chịu thiệt.
3. CHUYỆN NGƯỜI TRỒNG NGÔ
Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây bắp rất tốt.
Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào bắp của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống bắp tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.
Phóng viên hỏi:
Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác?
Người nông dân thật thà đáp:
Anh không biết ư? Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây bắp xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm phẩm chất bắp của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được bắp tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!
Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.