a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

Vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên ở những nơi xa xôi nhất trên Trái đất

 

Những bức ảnh này không phải ai cũng dễ dàng được tận mắt chiêm ngưỡng, bởi nó được chụp tại các địa điểm nguy hiểm và xa xôi nhất thế giới.

Nhà thám hiểm kiêm nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Stefan Forster đã thực hiện 60 chuyến đi khám phá những nơi bí ẩn trong suốt 10 năm qua.

Ông có thể đi bộ trong nhiều tuần chỉ để chụp được 1 bức ảnh hoàn hảo. Và trong cuốn sách ảnh mới nhất của ông, mọi nỗ lực đã được đền đáp một cách xứng đáng.

Cuốn sách ảnh của ông khiến cho mọi người sửng sốt trước các bức ảnh được chụp ở nơi xa xôi và đầy thử thách nhất trên Trái đất.

Trong lời mở đầu cho cuốn sách của mình, Forster viết: “Tôi chèo thuyền kayak dọc theo bờ biển phía tây Greenland, cắm trại trong các khu rừng của Alaska và Canada, leo lên miệng núi lửa mà không được phép, lạnh buốt vì sương giá hàng tháng trời chỉ để được nhìn thấy cực quang.

Hành tinh của chúng ta có vô số những điều tuyệt vời và vẻ đẹp vô song của thiên nhiên”.

Đây là hình ảnh cực kỳ ấn tượng của núi lửa Fagradalsfjall, Iceland. Forster nói: “Sự hùng vĩ và sức mạnh thực sự của ngọn núi lửa Fagradalsfjall chỉ có thể nhìn thấy rõ từ trên không. Bức tranh toàn cảnh này được ghép từ 22 bức ảnh riêng lẻ để mọi người có thể thấy được vụ phun trào này dữ dội như thế nào. Một lượng lớn dung nham chảy vào các thung lũng suốt 16 tiếng”.

Bức ảnh tuyệt đẹp về Bắc cực quang này được chụp ở Narsarsuaq, Greenland. Forster nhớ lại: “Thực sự mọi thứ đều hoàn hảo vào đêm đó. Thủy triều xuống mở ra một con đường dẫn đến tảng băng trôi, mặt biển là một tấm gương suốt giữa bầu không khí tĩnh lặng. Cực quang phát sáng ngay sau tảng băng. Đó có lẽ là hình ảnh cực quang đẹp nhất mà tôi được nhìn thấy trong đời”.

Trong cuốn sách, Forster thừa nhận đây có lẽ là bức ảnh hiếm nhất mà ông từng chụp trong đời. Ông giải thích: “Đây là trận mưa lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại các đụn cát Wolwedans ở Công viên Quốc gia Namib-Naukluft. Tôi đã có 8 chuyến đi đến Namibia trước khi gặp mưa”.

“Vị trí này ở Langisjor, một hồ nước trên cao nguyên Iceland, là nơi ẩn náu tôi rất thích. Tôi đã đi bộ ở đây trong nhiều tuần, cắm trại 1 mình trên đỉnh núi và nhìn ra xa”, Forster nói.

Hình ảnh này được chụp tại chỏm băng Vatnajokull ở Iceland. Forster nói: “Nhờ có chân máy ảnh và thời gian phơi sáng đủ lâu, tôi mới có thể chụp được thứ ánh sáng đầy mê hoặc chiếu qua các sông băng”.

Trong ảnh là hẻm núi Studlagil ở đông bắc Iceland. Forster giải thích: “Những hình ảnh đầu tiên về hẻm núi được hình thành bởi các cột đá bazan này được tung lên mạng cách đây vài năm. Các nhiếp ảnh gia đã bị mê hoặc bởi hình dạng siêu thực của chúng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi vài năm sau, hẻm núi Studlagil trở thành một trong những địa điểm được chụp ảnh nhiều nhất ở đông bắc Iceland”.

Trong hình ảnh này, các tia nắng chiếu xuống hẻm núi Grand Canyon. Forster tiết lộ: “Hình ảnh này được chụp tại North Rim, ít khách du lịch hơn ở Grand Canyon. Những tia nắng xuyên qua mây mù là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất trong tất cả các hình ảnh xuất hiện trong khí quyển”.

Trong cuốn sách, Forster giải thích cách mình chụp được bức ảnh này ở Alaska như thế nào. Ông đã có một cuộc phiêu lưu đáng nhớ trong đời tại vùng đất này. “Tôi cùng với 1 chuyên gia về gấu nổi tiếng Thụy Sĩ - Remo Sommerhalder đã đi chơi với những con gấu xám ở Công viên Quốc gia Katmai trong 10 ngày. Bởi vì chúng tôi là những nhiếp ảnh gia đầu tiên bay đến những vịnh nhỏ bị cô lập này, sau mùa đông khắc nghiệt nên đã có cơ hội chụp lại khoảnh khắc hiếm có của những con gấu”.

Forster giải thích: “Nếu tôi lên kế hoạch chụp dải băng Greenland, tôi có thể đã mất nhiều năm để chờ đợi khoảnh khắc này”.

Hình ảnh này được chụp trên những ngọn đồi phủ đầy tuyết ở St Gallen, Thụy Sĩ. Forster tiết lộ: “Khi mùa đông đến, những ngọn đồi chập chùng của cao nguyên St Gallen biến thành những đụn tuyết trắng tuyệt đẹp. Mọi thứ kết hợp lại với nhau vào ngày bức ảnh này được chụp: Tuyết và sương mù dày đặc bao phủ 3 cái cây này”.

Phan Hằng (Theo Dailymail)


Thắng cảnh đẹp bậc nhất Triều Tiên với truyền thuyết tiên giáng trần nổi tiếng.

Cảnh sắc hùng vĩ đẹp đến ngỡ ngàng biến nơi đây trở thành một trong những ngọn núi nổi tiếng và thu hút du khách bậc nhất Triều Tiên.

Núi Kumgang hay còn được gọi với cái tên "Kumgansan" có nghĩa là "núi kim cương". Đây là một ngọn núi cao 1.638m với 12.000 đỉnh núi nằm phía Đông Nam của Triều Tiên. Dọc dãy núi có nhiều vách đá lởm chởm, cột đá hình thành do xói mòn, ao sâu, thác nước tuyệt đẹp được bao phủ bởi rừng cây lá kim cùng hơn 100 ngôi đền cổ.


Núi Kumgang là một trong những ngọn núi cao và đẹp bậc nhất Triều Tiên.

Du khách có thể khám phá núi Kumgang tuyệt đẹp thông qua các tuyến đi bộ đường dài, nơi có những ngọn đồi rải rác với những ngôi đền cổ. Đối với người đam mê mạo hiểm hoàn toàn có thể chọn chinh phục hai đỉnh núi ấn tượng nhất trong dãy Kumgang: đỉnh Sujong và đỉnh Sejon.

Quang cảnh hoang sơ dọc lối đi khám phá ngọn núi.

Trong đó, tuyến đi qua thác Kuryong là cung đường phổ biến nhất không chỉ bởi mức độ chinh phục tương đối dễ mà còn do sức hút khó cưỡng của con thác hùng vĩ này. Đường đi chủ yếu là một lối đi khá bằng phẳng men theo dòng sông, băng qua thung lũng trước khi đối diện với con thác.

Thác Kuryong là một ngọn thác ấn tượng với chiều cao 74m, rộng 3m với một lượng lớn nước đổ về quanh năm tạo thành một ao lớn sâu khoảng 13m.

Thác Kuryong còn được biết đến với cái tên thác Cửu Long, gắn với truyền thuyết 9 con rồng ngự ở núi Kumgang.

Nước đổ xuống vách đá dựng đứng, tạo thành sương mù dày đặc trông giống như một cuộn lụa trắng. Con thác hoạt động ngày đêm làm rung chuyển cả thung lũng với âm thanh gầm vang đầy dữ dội.

Dòng chảy của thác không thẳng mà uốn lượn và đi qua vài khúc cua với những ao nước xanh ngắt.

Theo truyền thuyết, có chín con rồng đã từng sống dưới chân núi Kumgang, vì vậy thác được đặt tên là Kuryong - thác Cửu Long.

Bên cạnh đó, phía trên thác có một khúc cua gắt và rất dốc của sông đã tạo thành chín vực với các thác nước nhỏ xen lẫn. Theo một truyền thuyết khác, xưa kia nơi đây có tám nàng tiên giáng trần xuống tắm.

Tương truyền, những ao nước phía trên thác từng là nơi các tiên nữ giáng trần.

Một chàng trai trẻ vô tình bắt gặp và đem lòng say mê với một nàng tiên trong số đó. Anh chàng đã giấu đi chiếc áo choàng của nàng, khiến nàng tiên không thể bay về trời. Cuối cùng, nàng tiên ở lại trần gian và kết hôn với chàng trai trẻ, có với nhau 3 người con.

Nhưng khi thời gian trôi qua, nàng tiên vẫn mong muốn lấy lại chiếc áo choàng của mình. Cuối cùng chàng trai đã trao nó lại cho vợ, để nàng bay về trời. Sau một thời gian, nàng tiên cảm thấy rằng cô không thể sống thiếu con và cảnh đẹp của Kumgang nên đã quay trở lại.

Cùng với những câu chuyện thần tiên gắn liền, thác nước Kuryong nói riêng và núi Kumgang nói chung đã trở thành địa điểm tự nhiên thu hút du khách bậc nhất Triều Tiên.

Cersei(Tổng hợp)

Vùng đất 'tĩnh lặng' nhất Trung Quốc: Cảnh đẹp như lạc vào thế giới song song, có món bánh như nụ cười của thê tử nơi khuê phòng.


Thứ khiến Ngari nổi tiếng nhất chính là những hồ nước trong vắt đến mức có thể phản chiếu mọi thứ.

Tây Tạng được mệnh danh là vùng đất thần bí của Trung Quốc. Nơi đây không những nổi tiếng về tôn giáo với các câu chuyện tâm linh huyền bí, mà còn là thánh địa của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và xinh đẹp đến mức không thể thốt nên lời, thích hợp để chiêm nghiệm và gột rửa tâm hồn.


Ngari - vùng đất tâm linh với "những tấm gương soi" khổng lồ

Tây Tạng ẩn giấu một thánh địa được mệnh danh "tĩnh lặng" nhất, là nơi đất trời hòa làm một khiến bạn như thể lạc vào thế giới song song đầy mê hoặc. Đó chính là địa khu A Lý, hay còn gọi là Ngari (một đơn vị hành chính của Khu tự trị Tây Tạng).

Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp non nước mây trời động lòng người, mà còn có cả văn hóa ẩm thực "có 1-0-2" với những cái tên khiến bạn phải ngỡ ngàng. Cho dù yêu thích cảnh đẹp hay ẩm thực, chỉ cần đến đây, bạn sẽ tìm thấy một bộ mặt lộng lẫy nhất của Tây Tạng.

Địa hình của Ngari vô cùng độc đáo, tạo nên hàng loạt phong cảnh đặc trưng chỉ nơi đây mới có, vô cùng tâm linh và hấp dẫn.


Thứ khiến Ngari nổi tiếng nhất chính là những hồ nước trong vắt đến mức có thể phản chiếu mọi thứ. Mặt hồ phẳng lặng như những tấm gương soi khổng lồ in bóng cả vùng trời rộng lớn, núi non và mây gió đại ngàn. Đó là lý do vì sao du khách đến nơi đây có cảm tưởng như bước chân vào thế giới song song, trùng lặp, đất và trời như dính liền với nhau.

Hệ sinh thái tự nhiên ở Ngari vô cùng phong phú với những cánh rừng tươi tốt và nhiều loài chim quý.

Nếu đam mê lịch sử, bạn cũng có thể ghé thăm tàn tích của vương quốc bí ẩn Guge (Cổ Cách).

Cung điện Guge được xây dựng kiểu lâu đài dọc theo ngọn núi. Bên trong cung điện, những đường hầm dưới lòng đất dẫn đến nhiều hướng khác nhau. Khu di tích này chiếm diện tích 720.000 m2, bao gồm 445 phòng, 879 hang động, 4 đường hầm bí mật và 28 ngôi chùa Phật giáo.



Bao quanh tàn tích Gugelà tường thành với pháo đài ở 4 góc. Sau gần 400 năm bị phá hủy, những di tích còn tồn tại mang giá trị lịch sử và nghệ thuật của Guge có thể kể đến như Mandala Hall, Gongkang, tu viện Đỏ, tu viện Trắng, tu viện Samsara, Zhoimalhakang hay tường đá điêu khắc, tranh tường, các di vật cổ và xác ướp...

Ngari có lịch sử rất lâu đời. Nơi đây còn được gọi là vùng đất chết, bởi những dãy núi đá cheo leo dường như không hề tồn tại hơi thở của sự sống



Diện tích của Ngari lên tới hơn 337 nghìn km2, nhưng dân số cư trú chỉ khoảng 100.000 người. Mặc dù khu vực này rộng lớn và dân cư thưa thớt, nhưng vẫn có vô số du khách đến đây thăm thú.

Khi đến Ngari du lịch, bạn nhất định phải ghé thăm núi Kailash và tu viện Thác Lâm. Mặc dù có rất nhiều cảnh đẹp trên thế giới này, nhưng Tây Tạng chắc hẳn là nơi bạn sẽ hối tiếc nếu không đến thăm một lần trong đời.

Ẩm thực chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống vùng cao

Ngari còn sở hữu văn hóa ẩm thực đặc sắc mà tín đồ đam mê ăn uống không thể bỏ qua. Ba món đặc sản địa phương nổi tiếng nhất chính là: Tuba (thổ ba), bánh tàu hỏa và bánh bà xã.

1. Tuba tương tự như há cảo, nhưng phần nhân thì khác hoàn toàn. Người địa phương thường ăn Tuba trong ngày lễ lớn hoặc lễ hội quan trọng.


2. Bánh tàu hỏa là khối bánh hình chữ nhật được làm bằng lá trà, có nhiều hương vị như trà xanh, đậu xanh, thịt lợn muối... Bạn không thể mua ở đâu ngoại trừ Tây Tạng.

Người sáng tạo ra món bánh tàu hỏa này là ông Lưu Nghĩa Cát. Ông đã rất táo bạo khi áp dụng một số kỹ thuật pha trà vào quá trình làm bánh, kết hợp với các loại trà đặc sản trứ danh mọc trên cao nguyên, tạo nên hương vị nồng đậm, thơm mát.


3. Bánh bà xã thơm ngon giòn rụm là thức quà đặc biệt chứa đựng nét đẹp tinh thần truyền thống của người dân Ngari.

Bánh bà xã thực chất là một bánh nướng ngàn lớp với phần nhân phổ biến: Bí đao kết hợp với mè trắng rang vàng thơm phức. Vị bánh ngọt ngào như nụ cười hiền dịu của thê tử nơi khuê phòng. Người Ngari ăn bánh bà xã nhiều nhất vào mùa hè vì bí đao có công dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể trong những ngày hè oi bức.

(Nguồn: Zhihu)