a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

CÔ LẠNH NGÀY TẾT


  

                                                                                  
Trong cuộc sống của người Việt, có lẻ ngày Tết là ngày tượng trưng cho sum vầy, vui vẻ,  được ăn ngon,  mặc đẹp, được nghĩ ngơi vui chơi cùng gia đình…. sau một năm vật lộn với cơm áo gạo tiền.
   Đó cũng là truyền thống tốt đẹp  từ ngàn đời của người Việt chúng ta, thật tốt đẹp hơn nữa khi nhiều người sống xa quê hương vẩn giữ được truyền thống nầy. Trái lại…!!!
   Gần nhà tôi; có một cặp vợ chồng tuổi khoảng trên dưới 60, sống trong căn nhà nhỏ tương đối  đàng hoàng khang trang ( tạm cho là như thế ở một vùng ven Sài gòn ), ông chồng thì sáng đi làm, trưa về ăn cơm nghĩ ngơi, rồi lại đi làm…. chiều tối lại về, ông không phải bợm nhậu, cũng không ham mê cờ bạc gì hết. Ông bà là người có học thức,  giao thiệp bè bạn thì cũng là người có học cả. Thỉnh thoảng cũng thấy ông có uống rượu khi  đi dự tiệc cưới, hay lễ giổ gì đó, thú vui của ông là đọc tin tức hay chat với con cháu trên máy tính, nghe đâu ông cũng có làm thơ, viết văn gởi đăng trên internet nữa.
Bà vợ thì tối ngày chỉ loanh quanh trong nhà với bếp núc, giặt giũ và vui với cái tivi, hình như bà bị bịnh Tiểu đường đã lâu và  biến chứng đú thứ bịnh khác,  nên bà cũng chẳng còn sức khoẽ nhiều để  tảo tần buôn bán gì, phụ giúp trang trải cuộc sống trong nhà!!! Năm nầy tháng nọ ông bà sống với mổi một cái điệp khúc ấy!!!!
   Cũng chẳng nghe ông bà than vản thiếu thốn gì với ai ?! cuộc sống của ông bà vẩn là một điệp khúc như thế…láng giềng lâu ngày tôi mới biết ông bà có hai con, hai cháu nội ngoại, con gái theo chồng đi lao động nước ngoài, lại còn nuôi con nhỏ… nên thi thoảng cô con gái cũng gởi về cho ông bà chút đỉnh tiền hay quà cáp, phụ giúp chi phí sinh hoạt gia đình và thuốc men cho bịnh của bà.Con trai thì sinh sống làm ăn ở bên vợ dưới quê, nghe đâu cũng khấm khá lắm thì phải !!?
   Thật sự mà nói, láng giềng nhiều năm, nếu không hỏi thăm nhau thì tôi nghĩ vợ chồng ông nầy chẳng có con cái gì hết, con gái ở quá xa, con trai thì ở dưới quê có lên thăm vợ chồng ông không thì chẳng biết ?! mặc dù ở sát nhà ông,  tôi cũng chẳng biết mặt mủi đứa con nầy của ông bà ra sao cả ??!
   Gần Tết năm nay nhà ông bà có làm giổ của Mẹ ông, sức khoẽ bà thì không còn nhiều nhưng bà vẩn cố sức,  lo dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất một chút, tự tay bà làm vài món thức ăn sẵn,  trước một ngày cho lễ giổ….tôi thầm nghĩ thường thì trong nhà có tiệc, có giổ,   cái chuyện chuẩn bị nhà cửa, nấu nướng là bổn phận của dâu, con trong nhà; phong tục Việt là như thế….hay là gia đình ông bà nầy sống theo Tây, theo Mỹ gì đó!!
   Ngay ngày giổ tôi cũng được mời đến dự, nghĩ thầm trong bụng lần nầy tôi sang ăn giổ, nhân tiện xem thử con ông bà mặt mủi ra làm sao?? Có giống Mỹ, giống Tây gì không?

                                                                            
   Lễ giổ ông bà cũng chẳng mời nhiều, lối xóm thật thân tình mời vài người, được cái là cháu ruột cháu dâu gọi ông là chú đến hơi đông….đứa nào cũng hỏi “ năm nay sao nó không lên giổ Nội”, ông thì hơi ngượng….bà vội trả lời thay “ vợ chồng nó chuẩn bị lên từ ngày hôm qua, đột nhiên con nó bị sốt nên không lên được, nhưng năm nay tụi nó lên ăn Tết trên nầy” các cháu ông thì im lặng và lãng sang chuyện khác….có một đứa chắc là bức xúc hơi nhiều liền vọt miệng nói “ Chú thím sống trên nầy mười mấy năm nay, cháu chưa thấy vợ chồng nó lên đây ăn Tết với chú thím lần nào cả” ông giả vờ lo mời rượu tôi  mà không nghe thấy; thế là ông hướng câu chuyện sang hát Karaoke.Thế là con cháu ông cũng không lên cúng giổ với ông được, thôi thì chờ đến Tết vậy cũng còn không quá nữa tháng mà, lên rồi về lại phải lên nửa ( tôi nghĩ thế ! chắc con ông nghĩ thế!? )
  Tôi thì chẳng biết ca hát gì cả, nên cáo từ ra về….trên đường về tôi thầm nghĩ, ông nầy chắc có rất nhiều  “ kinh nghiệm”trong chuyện dấu kín nổi đau của mình, hay nói đúng hơn là bất hạnh của ông??!
  Về nhà…tôi nghe bên nhà ông ca hát đến tận chiều, nhìn sang thì thấy ông chụp hình nhiều lắm. Con của tôi thì nói ông Tư  rất vui và lạc quan yêu đời lắm,  và nó còn mở cho tôi xem hình ảnh tiệc giổ của nhà ông trên facebook ( của ông Tư )  nữa chứ, con tôi nói gia đình ông rất hạnh phúc, con ông lo cho ông đầy đủ cả, từ ăn mặc đến chuyện vui chơi giải trí…. Còn tôi…tôi biết ông đang  cố tạo một vỏ bọc hạnh phúc hào nhoáng bên ngoài để tự an ủi mình….ông muốn mượn hình ảnh nầy để phần nào che đậy cái nỗi đau xé lòng của mình thôi?!!

                                                                             
     Cận kề ngày Tết, tôi thấy ông chở bà đi mua sắm, hàng xóm thì kháo nhau ông bà nầy có phước tiền đi chơi Tết thì có con gái ở nước ngoài lo, sắm sữa bánh mứt hoa quả cúng ông bà thì có con trai lo đầy đủ. Riêng tôi biết thì ông bà rất tha thiết mong chờ con cháu lên ăn Tết với mình lắm; vì như vậy thì ông bà không phải nói dối,  với lối xóm lý do sao con mình không về ăn Tết với mình được !!!! mà thật vậy trong xóm tôi nhà ai mà còn cha mẹ sống ở xa đều đã lo xe cộ, sắm sửa về ăn Tết với cha mẹ cả rồi. Mặc kệ là quà cáp ít hay nhiều, năm vừa rồi làm ăn ra sao?! Cái quan trọng là về và phải về ăn Tết với cha mẹ cái đả.
   Nghe bà nói năm nay mấy cháu gọi bà bằng Thím nài nỉ mời Ông bà đi lễ Chùa mùng 3 Tết, tất nhiên xe cộ ăn uống mấy cháu lo tất cả cho Ông bà…..nhưng bà thì chưa nhận lời vì chưa biết con cháu mình năm nay lên ăn Tết với Ông bà ngày  mùng mấy ??
   Trưa ngày 28 Tết tôi nhìn sang thì thấy ông hì hục ngồi trước sân nhà lau chùi bộ lư, bà thì lui cui sau bếp nấu nướng, tôi thầm nghĩ tội thật ông bà chuẩn bị mừng con,  mừng cháu lên ăn Tết với mình đây.
   Thế là năm nay ông bà hưởng một cái Tết sum vầy ( bù lại những cái Tết trước) rồi tôi quên bẵng đi chuyện của ông bà,  khi bận túi bụi lo chuyện Tết nhứt nhà mình.
   Đến trưa 29 dọn mâm cúng ông bà, tôi chợt nhìn sang nhà ông thì…..vẩn điệp khúc cũ !! hai ông bà già thui thùi bày biện cúng ông bà….. như những năm trước !!?   tóm lại ông bà chẳng có đứa con đứa cháu nào cả !?? tối giao thừa thì cũng điệp khúc cũ lặng lẻ dọn cúng, và lặng lẻ dọn…..
  Có lẻ cái chuyện nói dối của ông bà ( có con lên ăn Tết) đã bị đám cháu ở gần phát hiện ra; nên năm nay trưa mùng 2 Tết,  nhà ông bà đông lắm,  vợ chồng mấy đứa cháu gọi ông bằng chú rủ nhau đến nhà ông nhậu nhẹt, với vẻ mặt sung sướng ông tất bật mời vài người bạn ở gần đến chơi,( dỉ nhiên là có tôi) …nhậu nhẹt chúc Tết nhau, câu chuyện xoay dần đến chuyện sao năm nào con Ông cũng kẹt hết, không lên ăn Tết với ông,  mà có xa sôi gì đâu ? từ quê ông lên Sài gòn đi xe rất thoải mái khoảng 4 giờ là tới nơi rồi….thấy mấy đứa cháu cứ thắc mắc mãi, ông bèn lên tiếng “ sáng 28 Tết nó có ĐT cho chú hay, ra bến xe mà nhận tiền, và quà Tết…vợ chồng con cái nó sẻ lên bằng xe gắn máy, vì đi xe khách thì không còn chổ, nên tao vội vả cản không cho tụi nó lên bằng xe gắn máy rất nguy hiểm”, nghe đến đây có đứa lại nói chuyện về ăn Tết với Cha mẹ là mình phải tính toán trước, đến bây giờ lại viện lý do không có xe khách, ai mà không biết cha mẹ nào mà đành lòng, cho con mình đi xe gắn máy đường xa bao giờ đâu ? mà đòi lên cho mất công cha mẹ thêm lo!!!

                                                                            
    Tới đây chợt ông ụa lớn một tiếng và chạy vội ra nhà sau ói…..sau khi lau mặt xong ông trở về bàn tiệc, không biết có ai thấy không? Chứ tôi biết ông giả vờ ói…và ra nhà sau lau vội nước mắt. Tôi bèn hướng câu chuyện về chuyến đi Chùa ngày mùng 3 Tết, các cháu ông rất vui mừng khi ngày mùng 3 ông bà sẻ đi chung.
     Chiều mùng 3 Tết, thấy ông bà về tới nhà chưa bao lâu, thì con tôi vôi vả cho tôi hay,  là hình ông bà Tư đi Chùa đã có trên facebook rồi, lại có trên mạng internet nữa chứ !!! có hình ông tư hát karaoke nữa Ba ơi.
    Ba ! nghĩ lại xem xóm mình có ai sướng như ông bà Tư không? Tết nhứt cũng đầy đủ bánh mứt, bè bạn, cháu chắt đầy nhà,  nhậu nhẹt ca hát vui quá chừng, đi chơi chổ nầy chổ kia, về tới lại còn có hình trên mạng nữa chứ thật vui quá hả Ba!! vậy là con cháu, bè bạn ông Tư đều biết là ông Tư ăn Tết vui lắm,  tôi gật đầu cho vui và  nói với con mình “ Ông Tư, Bà Tư có đũ những cái  bên ngoài hào nhoáng mình dễ thấy, nhưng cái ông Tư mong muốn thì lại sâu thẳm tận đáy lòng khó thấy lắm con à!” con tôi lại hỏi “ Ông Tư muốn cái gì mà khó thấy hả Ba?” tôi ngập ngừng và nói “ ông Tư muốn gần con, gần cháu mình…ít nhứt là trong ngày Tết con à !! ông Tư buồn lắm, nhưng làm bộ vui như vậy đó con”
               Suy nghĩ một lúc,  con tôi hỏi “ bộ không có con cháu trong ngày Tết buồn lắm hả Ba  ??!!”


                                               NGUYỄN THÀNH KHÁNH HD 66-73

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

VÀI NÉT VỀ KỶ YẾU HOÀNG DIỆU CHÂU ÂU

VÀI NÉT VỀ KỶ YẾU HOÀNG DIỆU ÂU CHÂU


                      


   Hôm mùng 3 tết Quý Tỵ sau khi đi lễ một số Chùa, trên đường về tôi ĐT trước cho Ngọc Ánh ( Hội Phó HD Nam Cali) hẹn giờ đến nhận 12 quyển Kỷ Yếu HD Âu châu như đã hẹn từ trước khi về VN.
   Khi nói chuyện với Ánh trên ĐT thì mới biết cô vừa xuống máy bay chưa được bao lâu… Ánh hẹn tôi đến sau 16 giờ, vì Ánh phải soạn lại hành lý từ Mỹ mang về. Thật sự thì tôi cũng rất ngại khi đến quá sớm không để thời gian cho cô nghỉ ngơi… nhưng ngày mai thì tôi đã phải đi làm, lại nữa từ nhà tôi đến nhà Ánh thì quá xa !!! thôi thì đành vậy. Mà tôi nghĩ NA đã cất công mang từ Mỹ về thì chắc hẳn chút ít  thời gian nầy cũng không làm NA phiền hà gì đâu, vì tôi đã biết NA luôn luôn dành nhiều công sức và thời gian  trường Hoàng Diệu mà. Thật vậy ai ở nước ngoài về mà chẳng muốn mang thật nhiều quà cáp về cho gia đình cho người thân của mình, nhưng NA đã dè xẻn bớt lại quà tặng cho gia đình mình, để mang số Kỷ yếu nầy về VN tặng Thầy tặng bạn, thì chúng ta phải biết trân trọng tấm lòng  nầy của Cô. Thật vậy đến nhà Ánh tôi mới nhận rõ cái mệt mỏi của một người vừa vượt qua một chặng đường dài của nửa vòng trái đất, do đó nhận Kỷ yếu xong,  ngồi trò chuyện thăm hỏi nhau chưa đầy 10 phút tôi vội chào từ biệt sớm cho Ánh được nghỉ ngơi, chúng tôi  cũng không quên chúc cho nhau một cái  Tết ở VN  được vui vẻ và “ bình yên”.
   Lúc trò chuyện với Ánh tôi được biết cho đến hôm nay, Snowynguyen còn chưa thấy quyển Kỷ yếu Hoàng Diệu nầy ra sao cả!!? tội nghiệp thật !! khi người bỏ nhiều tâm huyết cho đứa con tinh thần của mình, lại không phải là người đầu tiên nhìn thấy nó !!!  sở dĩ có chuyện oái ăm nầy là vì bài vở thì được biên tập từ Bỉ ( Châu Âu ) còn in ấn thì nhờ Anh Ân bên Nam Cali, và anh giúp đỡ rất nhiều còn giúp liên hệ tìm nơi in đẹp rẻ cho quyển Kỷ yếu vvv… in xong thì lo gởi đi ngay cho Yến Dân, cho kịp đến tay Thầy Cô anh chị em đồng môn khắp nơi. Bên Mỹ thì có Minh Tâm  giúp đỡ ủng hộ và gửi Kỷ yếu cho Thầy Cô và CHSHD, Anh Vân Nguyễn lo phần tiêu thụ ( anh chị  em nầy không lo chuyện nhà, lại ham làm chuyện bao đồng !!) Úc Châu có Khoa lãnh phần… còn số gởi tặng Thầy Cô, đồng môn bên VN thì có NA  bỏ công mang vác từ Mỹ về ( vậy là VN được ưu tiên nhất) có quà tặng ngay dịp Tết. Suy đi nghĩ lại thì cũng vui chuyện Kỷ yếu nầy thấy vậy mà cũng có bài bản đàng hoàng lắm chứ… nào là nhà đầu tư, biên tập, in ấn, tiếp thị, đại lý phân phối, vận chuyển vvv..vv ráng làm sao thu hồi lại chút đỉnh vốn liếng, không khéo lần nầy bị ông xã cho ăn đòn như chơi.
    Theo tôi thì cũng chẳng sao, cái mất thì phải mất rồi nhưng mình lại được cái khác nó lớn hơn, đó là cái dấu ấn, cái kỷ niệm mình để lại cho con cháu ngày sau… mặc dù nó vô hình đó nhưng nó lại là vĩnh cữu, phải không anh chị em đồng môn.
   Bây giờ chúng ta thử xem Kỷ yếu Hoàng Diệu nầy đem lại cho chúng ta cái gì nhé… hình thức thì đẹp, trình bày rất ấn tượng và cô đọng vvv… nội dung thì rất phong phú đủ mọi thể loại, văn thơ, phóng sự, sưu tầm của nhiều cây bút Thầy trò Hoàng Diệu và thân hữu. Mỗi bài viết đều làm cho ta nhớ lại rất nhiều kỷ niệm vui buồn thời còn đi học như bài của NA… hoặc HP thì viết về tâm trạng của Ông bà Cha Mẹ và con cái khi Tết về trên quê hương. Có lẽ ấn tượng nhất là bài của Thầy Tâm  tâm sự nỗi nhớ về trường Hoàng Diệu, về học trò, về Sóc trăng với văn phong hết sức phóng thoáng như cách sống của Thầy. Mỗi bài viết, mỗi bài thơ đều gợi lại cho chúng ta ít nhiều kỷ niệm ngày xưa.
   Nhưng tâm điểm của Kỷ Yếu là hình ảnh của rất nhiều Thầy cô, đồng môn Hoàng Diệu, đồng hương Sóc Trăng… nhìn hình ảnh của Thầy cô mình hiện nay, không ai trong chúng ta mà không chút bùi ngùi khi nhận ra Thầy cô mình đã già quá rồi gần xa chúng ta rồi !! biết bao kỷ niệm của Thầy trò chúng ta dần hiện ra thật rõ nét trong ký ức.
   Hình ảnh của những người bạn ngày xưa cùng cắp sách đến trường, những kỷ niệm vui buồn thời còn đi học, những chuyện tình vu vơ thơ mộng của tuổi học trò lại hiện về !!! nó tạo cho chúng ta một cảm giác lâng lâng xúc cảm thật khó tả.
  Với Kỷ yếu nầy chúng ta không có những áng văn thơ quá hay… nhưng lại quá  tuyệt đẹp. Với kỷ yếu nầy chúng ta không có những công trình nghiên cứu mang tính cao xa… nhưng nó đánh dấu một sự trưởng thành của nhiều anh chị em Đồng môn Hoàng Diệu ở một chừng mực nào đó !!
  Với bấy nhiêu hình ảnh ấy ( mặc dù chưa đầy đủ lắm) chúng ta hãy nhìn lại quá trình hình thành Kỷ yếu hôm nay, là cả công sức của rất nhiều Thầy cô và anh chị em Đồng môn Hoàng Diệu khắp nơi, có tên hay không có tên trong Kỷ yếu nầy.
  Nhất là nhóm Hoàng Diệu Âu châu còn quá ít, quá mới và dĩ nhiên là không có kinh nghiệm, lẫn sức mạnh tài chánh, nhưng bằng tâm huyết với trường, với Sóc Trăng thân thương, các bạn đã cố gắng làm được quyển Kỷ yếu nầy sau khi vượt qua “ được” khó khăn nhiều mặt, về tài chánh lẫn tinh thần, để đem đến cho chúng ta một niềm vui nhỏ trong cuộc sống nầy.
  Điều không tránh khỏi là những thiếu sót, thậm chí sai sót tuỳ theo cách nhìn của từng người. Chỉ mong khi nhận định anh chị em chúng ta hãy nhìn đúng vào mục đích, ý nghĩa chính khi Kỷ yếu nầy được ra đời. Có thể nó chưa toàn mỹ nhưng ít nhứt nó cũng là một bắt đầu cho anh chị em Đồng môn Hoàng Diệu mình suy nghĩ thêm ?!! Khi đang viết những dòng chữ nầy tôi biết Ngọc Ánh sau khi bỏ công mang vác Kỷ yếu từ Mỹ về VN và bây giờ lại từ Sài Gòn mang về Sóc Trăng tặng Thầy, tặng bạn trong ngày HMHD NK 68-75 mùng 7 Tết. Chị Hoàng Yến thì cũng như ngày nào không bao giờ mỏi mệt, về ST dự họp mặt và trao Kỷ yếu cho Thầy Bá, Hoàng Minh rồi chị lại lên đường đi Vĩnh Long thăm thầy Tòng và nhân tiện trao kỷ yếu tặng Thầy. Tôi không thiên vị hay đề cao anh chị em nào cả, đều tôi muốn nói ở đây là tấm lòng của anh chị em nầy với trường Hoàng Diệu nói chung và Kỷ yếu nói riêng, mỗi người đều góp sức trong khả năng, điều kiện của mình, thể hiện rõ nét nhất cái đồng cảm và đoàn kết với nhóm CHSHD Âu Châu.
  Và nếu có thêm một Kỷ yếu nào về Hoàng Diệu nữa thì tại sao chúng ta không sẵn tay vào giúp sức, dù ít hay nhiều cũng là cái chân tình của mình, từ đó trong lịch sử trường Hoàng Diệu Sóc Trăng, sẽ có thêm nhiều quyển Kỷ yếu nữa.
  Trong khi chờ đợi… theo tôi hiện nay chúng ta hãy đón nhận quyển Kỷ yếu nầy trong tình thân Hoàng Diệu, hãy trân trọng nó, vì trong đó có rất nhiều kỷ niệm vui buồn tuổi học trò, có hình ảnh Thầy cô, có hình ảnh những người bạn học ngày xưa, và có những mối tình thơ ngây vụng dại quá, bằng cách nầy chúng ta sẽ thể hiện ít nhiều  đồng cảm với Thầy cô đồng môn Hoàng Diệu đã và đang đóng góp công sức cho quyển Kỷ Yếu Hoàng Diệu Âu Châu đang ở trên tay chúng ta.

                            Nguyễn Thành Khánh HD 66-73

DU HỌC


Du học và có 1 tình yêu oversea có nghĩa là sẽ có những lúc thấp thỏm, những đêm không yên và những ngày hạnh phúc nhạt. Khoảng cách thổi những cơn gió buốt vào tim và dẫn kẻ tử thù của tình yêu đến gõ cửa.
Du học có nghĩa là mổi buổi sáng thức dậy tự hỏi mình đang ở đâu và sắp làm gì. Nhìn ra cửa sổ thấy sương lạnh buốt và biết mình có một ngày dài để chiến đấu. Nghe tiếng mình nhỏ nhẹ trong lòng, ráng lên nào, sống vì tương lai.
                                                                       

Du học có nghĩa là đeo ba lô trên lưng và sách nặng cầm trên tay, bước vào cổng trường và nhớ ngày xưa mình đi học còn vì niềm vui được gặp bạn bè mỗi ngày. Bây giờ mình đi học, cũng vì niềm vui ấy ở thì tương lai.

Du học có nghĩa là một ngày bật khóc trong lòng, khi lần đầu tiên mình give up một buổi debate. Ngồi trên xe bus, nhớ cảm giác run lên và sự trống rỗng trong đầu, xấu hổ và buồn. Đây đâu phải là mình?

Du học có nghĩa là trắng. Gió lạnh thổi tan nắng mỏng manh khiến da vàng cũng thành trắng xanh, trắng muốt. Và gió thổi bay cả những gân hồng ngọt ngào của một đất nước xa xôi, thổi khô nước mắt và lạnh trái tim. 

Du học có nghĩa là một buổi trưa lang thang trên sân trường, ngồi nói chuyện với bạn hay co mình trong thư viện. Tất cả đều không mang cảm giác ĐỦ. Chỉ biết mình đang sống tạm, sống cho, sống để sau này sẽ được sống ĐỦ.

Du học có nghĩa là cơm trắng ngon hơn hamburger, pizza không bằng bánh mỳ, và pasta hay mì Ý cũng không sánh được với bát bún gà bát phở bò giản đơn. Đi nhà hàng nhìn một menu dài dằng dặc nhưng lại chỉ thấy thèm những món ăn mẹ nấu…

Du học có nghĩa là nhìn theo cái vẫy tay xa xăm của bố sau lớp kiếng ngăn cách, là nụ cười và lời chúc của bạn tiễn đưa, là nước mắt của mình sau lớp chăn bông dày, là câu hứa năm sau gặp lại bật ra trên những đôi môi run, là thời gian rất dài…
                                                                                


Du học có nghĩa là tức tối khi muốn viết câu văn hay mà từ vựng lại nằm đâu đó quá xa trong cuốn từ điển dày cộm, là bực bội khi bài kiểm tra toán chỉ được 9.5/10, là mệt mỏi khi quyển sách lịch sử quá dày mà mắt đã đỏ vì thức khuya, là ngu ngơ tập phát âm thêm một thứ ngôn ngữ khác nữa ngoài tiếng anh và tiếng việt, là vụng về nhặt lưỡi dao lam lên hoàn thành một project cho lớp art, là mới toanh một ngôi trường và những luật lệ.

Du học có nghĩa là lớn lên. Cầm dao xắt hành và ôm đũa chiên bánh tôm, nặn bột làm bánh bao và há cảo, nấu sữa đậu nành và chăm chăm chờ cơ hội để nướng bánh cookie và gato. Lấy giấy tờ và đôi co vì một quyền lợi, nắm tương lai trong tay và tự đóng khuôn để đúc chính mình, rớt vào một mặt khác của trái đất, nhận thấy những điều mình hiểu lâu nay không đơn giản như mình hiểu, sợ hãi trước cuộc đời nhưng nôn nóng muốn bước vào đượng đầu với nó.

Du học có nghĩa là lo lắng khi một người đóng cửa blog. Thấy bạn mình xa và mình thì bất lực, sao bạn đóng lại cánh cửa duy nhất nối mình với bạn? Và yên tâm khi cánh cửa lại hé mở, thở phào, uh bạn không sao, mỉm cười, lại được đọc về bạn nữa rồi, nháy mắt, bọn mình đâu có xa.

 Du học là cảm giác hụt hẫng mỗi khi có chuyện gì rất vui, muốn gào thét đùa vui nhưng rồi chợt nhận ra quanh mình hình như không ai chắc cả….

Du học là phải vững vàng… muốn khóc cũng không đc khóc vì mình phải mạnh mẽ.

Du học là khó thở khi phải nhận cái áp lực, expectations từ mọi ng vì mang tiếng đi xa học mà lại ko làm đc cái gì thì thật là xấu hổ.

Du học là khó chịu khi bị gọi “… kiều”… có thể chỉ là trêu đùa có thể là đá xoáy… nhưng cho dù là ý gì đi nữa thì thực lòng, chả thích bị gọi thế chút nào, vì khi du học là khi cảm thấy mình tự hào về nước mình nhất, tự hào được là công dân Việt Nam nhất… và chỉ muốn đc gọi như bình thường… là Vnese mà thôi.

Du học là buồn mỗi khi bị nói là tây hóa, đua đòi bắt chước theo người ta trong khi thực chất đâu phải vậy, mà có tây hóa thì chẳng cần phải du học, ở nhà cũng tây được.

Du học là không được cảm thông khi chẳng may nói chuyện cứ bị xen vài tiếng ngoại ngữ vào, bị nói là quên tiếng mẹ đẻ khi mà thực chất đâu có muốn thế. Cả năm trời thèm khát đc nói tiếng Việt mà khó làm sao, thay vào đó phải dùng, phải luyện cái thứ tiếng nước ngoài để học thì tất nhiên sẽ bị thành thói quen và cần thời gian để chỉnh khi về thăm nhà chứ?



Du học là sự cố gắng từng ngày, đếm từng ngày để đc về thăm nhà…

Du học là đắn đo mỗi khi muốn về mà lại xót vì chi phí khá cao… nếu cố gắng chịu thì có thể tiết kiệm được vào tiền học nhưng lại rất nhớ nhà và muốn được ở bên mọi người ….

Du học… lớn nhất là phải hi sinh tình cảm, tình yêu nghĩa rộng chứ ko chỉ yêu đương… và luôn phải tự hướng tới tương lai, luôn tự bảo mình phải cố rồi tương lai sẽ được đền đáp để mà cố gắng hơn….

Du học là phải nén nhịn mỗi khi rất buồn, muốn gọi ngay cho người thân để tâm sự nhưng phải nén lại vì ko muốn để ai phải lo lắng cho mình, và phí gọi về thì cũng chả rẻ gì.

Du học có nghĩa là sẽ chỉ được nhìn bố mẹ qua khung webcam mờ nhỏ xíu trên màn ảnh vi tính và nghe mẹ cười hiền, mấp máy con đừng lo trong điện thoại. Nhưng sau lưng, bố mẹ đang phải vật lộn với những núi đá nặng trịch của cuộc đời, còn trước mặt mình lại là tương lai thênh thang mở rộng. Má ấm lên giọt nước mắt, vì tình yêu bao la có nghĩa là hy sinh với nụ cười trên môi..

Du học và có 1 tình yêu oversea có nghĩa là sẽ có những lúc thấp thỏm, những đêm không yên và những ngày hạnh phúc nhạt. Khoảng cách thổi những cơn gió buốt vào tim và dẫn kẻ tử thù của tình yêu đến gõ cửa. Nghi ngờ. Nên có những khoảnh khắc sẽ phải tự mỉm cười trấn an mình, và hỏi nhẹ câu thần chú kỳ diệu: “Có tin anh không nào?”, để trái tim đập chậm lại xin lỗi, có chứ, sẽ không nghĩ nhiều nữa.

Du học có nghĩa là tự hào. Tự hào thấy mình thay đổi, tự hào thấy mình đang lớn, tự hào vì mình được yêu thương. 

Du học có nghĩa là tự hứa nhiều lắm. Tự hứa với mình, với người ta, với gia đình, với bạn bè. Tự hứa không được lãng phí những gì đã hy sinh. Tự hứa và tự ráng hoàn thành lời hứa. 

Du học sướng? Có ai hiểu chăng nỗi lòng của những người xa quê để HỌC…

Du học có nghĩa là đi XA học. Là đi học ở xa. Là đi học ở rất xa. Là đi học ở rất rất xa…

Và, du học là nhiều khi muốn buông tay vì tất cả những cảm giác trên nhưng vẫn phải nắm chặt và tiếp tục bước…

                                sưu tầm từ internet

TƯỞNG BỞ



Bố dẫn cậu con trai đi săn vịt. Sau cả ngày lùng sục, cuối cùng ông bố cũng hạ được một con. Đứa bé cầm con vịt lên lật tới lật lui. Ông bố bảo:
- Khoảng 5 lbs đấy. Con tìm gì vậy?
- Tấm bảng giá. Hồi trước mẹ tìm thấy trên chân con vịt bố mang về.
Juicy Sweet (DD Nail Salon, email)



Bảo Huân

Đặt tên

Chồng mê du thuyền, vợ thích nhà nghỉ. Không thuyết phục được vợ, ông chồng âm thầm đặt làm du thuyền. Khi hoàn tất ông mời vợ đến xem và để lấy lòng, ông đề nghị bà đặt tên, chỉ hai chữ ngắn gọn. Bà đồng ý. Hôm sau, ông đến xem và người ta đã kẻ hai chữ lớn, rõ và nổi bật “For Sale”.
Đà điểu (Abilene, TX)


Khó xử

Chàng trai vẻ uể oải trở về nhà sau cuộc thi lấy bằng lái. Bố hỏi:
- Đậu không con?
- Chưa biết bố ạ.
- Thường họ cho biết kết quả ngay mà?
- Lần này thì không. Cả hai giám khảo đều tắt thở trên đường đến bệnh viện.
Rồng Xanh (sưu tầm)


Nhiều

Một ông nọ bước vào nhà hàng sang trọng thì gặp một người trông quen quen:
- Xin lỗi, có phải khi nãy tôi gặp ông đứng xin ở góc đường 8th Avenue?
- Đúng vậy. Ông cho tôi $10.
- $10 làm sao có thể ăn được ở nhà hàng này?
- Nhưng đâu phải chỉ một người ngốc nghếch!
Nguyễn Tấn Đang (Shreveport, lượm lặt)


Tưởng bở 

Trên một chuyến xe khách đang chạy. Cô nọ đang đứng thì có chàng trai tiến lại gần:
- Em ơi! Em về đâu đây? 
- Ứ. Về nhà! 
- Nhà em ở đâu? 
- Ứ. Ở quê! 
- Quê em ở đâu? 
- Sao cứ hỏi mãi thế nhỉ, ai quen anh nào? 
- Không quen thì tui mới hỏi để thu tiền vé chứ! 
Song Mã (VN, email)


Chữa bệnh

Một người xanh xao đến gặp bác sĩ:
- Dạo này tôi toàn mơ nhảm, không tối nào ngủ ngon giấc, bác sĩ ạ...
- Ác mộng à?
- Không chuột đá bóng. Nhưng cả tháng qua mới là vòng loại...
- Ông thử dùng thuốc này xem. Trước giờ đi ngủ hai viên!
- Hết mơ hả bác sĩ?
- Không. Nhưng sẽ giúp ông xem được thẳng trận chung kết!
Vuong7X (Brandon, FL)




Bảo Huân