a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

NGUYÊN LÝ VÀ HỆ QUẢ CỦA GIÁO DỤC





 Nguyên lý căn bản của giáo dục là nhằm khai thác mọi phương tiện và thể thức dựa trên nền tảng nhân bản và khoa học để đáp ứng nhu cầu phát triển trí năng của con người ở mọi lứa tuổi . Ngày nay sự phát triển giáo dục càng rõ rệt hơn ngoài phạm vi học đường và quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của nhân loại nhờ những phát minh khoa học đã giúp cho việc truyền đạt kiến thức trở nên phong phú và cự kỳ hữu hiệu . Với phương tiện và kỹ thuật truyền thông ngày nay việc phát triển giáo dục không còn bị giới hạn trong học đường và gia đình. Do đó cái học ở trường đời vẫn ảnh hưởng sâu rộng đối với quàn chúng  ở mọi lứa tuổi. Nội dung của các nguồn giáo dục của trường đời có thể gây tác dụng phản giáo dục. Nội dung của nguồn giáo dục trong học đường tại những quốc gia chậm tiến và độc đoán có mục đich áp đặt những giáo điều tiêu cực và độc hại cho con em và xã hội.
Nếu một xã hội có nhiều thối nát, bất công, giáo điều thì học đường củng là sản phẩm của xã hội đó.
Thuyết Khổng Mạnh nhằm đem lại trật tự xã hội nhưng rất tiêu cực về việc phát triển tiềm năng của con người.
Hai quốc gia chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh nhiều nhất lại là 2 quốc gia dễ thích ứng với chế độ đọc tài hiện nay vì khái niệm tự do dân chủ, nhân quyền và công lý không được đề cập đến. Một xã hội lấy thuyết Khổng Mạnh làm kim chỉ nam cho việc giáo dục gia đình và học đường là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đưa xã hội thoát khỏi các điều  tệ hại trên.
Một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục học đường cũng như gia đình là cấn phát triển yếu tố và khả năng suy lý (rationality). Một dân tộc sống và hành động đầy cảm tính (emotion) thì khả năng suy lý càng kém vì suy lý là căn bản trong việc giải quyết từ vấn đề xã hội, chính trị, cho đến mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày.
Các dân tộc mang nặng cảm tính thường giải quyết vấn đề bằng bạo lực vì thiếu khả năng suy lý để tìm giải pháp ôn hòa và sáng suốt.
Một dân tộc sồng về cảm tính rất đễ tin vào những giáo điều thiếu đạo đức và phi nhân.
Nhiệm vụ của người làm giáo dục không phải chỉ biết bảo tồn văn hóa một cách mù quáng nhưng không biết tương lai sẽ đi về đâu. Hiện tượng này rất thông thường tại các quốc gia chậm tiến và lạc hậu . Những quốc gia tiến bộ và phát triển đều biết khai thác tối đa kiến thức khoa học nhằn nâng cao điều kiện sống của nhân loại. Họ không tỏ ra kiêu căng và tự hào về quá khứ. Hầu hết các dân tộc di dân từ các quốc gia chậm tiến sống trong các nước tân tiến nhiếu năm vẩn còn biểu lộ tinh thần tôn thờ quá khứ. Thực ra các dân tộc này cũng không có gì để tự hào về nhửng kỳ công hiện tại cũng như tương lai của họ.
Giáo dục không chỉ đơn thuần tạo cơ hội cho con em có đủ điều kiện vật chất đến trường để học đọc học viết.

Giáo dục cũng không chỉ biết dạy ca tụng và suy tôn cá nhân. Trẻ con sinh ra đã có sẵn một cơ thể, lý trí và tiềm năng học hỏi không giới hạn.

Mục tiêu của giáo dục chính yếu là phải giúp khai thác bằng những phương tiện hửu hiệu để các tiềm năng đó được phát triển đến mức tối đa.
Đình cao trí tuệ của một dân tộc không thể được đề cao vì những hành động gian lận, mưu mô và lường gạt. Giới thanh thiếu niên ngày nay bị ảnh hưởng của tư tưởng đó và xem thưởng những giá trị đạo đức như tính cương trực, tôn trọng công lý, lòng nhân từ.

Mục tiêu giáo dục dựa trên triết thuyết nhân bản phải được khai thác và áp dụng ở mọi cấp lớp tại học đường cũng như ngoài xã hội. Thuyết này đã không được thề hiện và thực hiện đúng mức, nghiêm chình và sâu rộng nên đất nước mới khốn đốn dến ngày nay. Thực ra thì chúng ta đã bất lực vì bị lâm vào cái vòng lẩn quẩn (vicious circle): Chậm tiến vì nghèo đói, nghèo đói vì ít học, và ít học đưa đến chậm tiến. Như vậy chúng ta phải làm sao cắt đứt để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn trên thì mới mong thay đổi được tệ trạng hiện nay.

Đầu mối của cái vòng lẩn quẩn đó là cấp lãnh đạo quốc gia và  những người có trách nhiêm đã được đào tạo theo chính sách đã được đặt ra để áp đặt lên chương trình giáo dục. Thường các chính sách đó nhằm tẩy nảo và nhồi sọ theo đường hướng phi nhân đã được cấp lảnh đạo áp đặt. Nếu cấp lãnh đạo có đủ kiến thức và ý thức đề nhận định những điều kiện căn bản dựa trên khoa học, nhân đạo và vô tư  thì hệ quả giáo dục sẽ tốt hơn. Nếu cấp lãnh đạo có kiến thức hạn hẹp, chủ quan và thiếu khả năng nhận định những hệ quả tai hại của giáo dục mà chỉ áp đặt những giáo điều sơ đẳng thiếu tính nhân bản và khoa học thì hệ quả không những làm chậm tiến mà còn tai hại cho nhiều thế hệ.

Một thí dụ điển hình là trong thế kỷ 21 mà còn một số quốc gia bị cai trị bởi cấp lãnh đạo cuồng tín, thất học đã và đưa đất nước vào chỗ bế tắc. Cấp lãnh đạo phải nhận thức giá trị đích thực của con người là kiến thức tổng quát và chuyên môn cần thiết là phục vụ cho nhân loại. Những phát minh khoa học được các nước có trình độ dân trí và kiến thức cao đã đem lại nhiều phát minh vĩ đại để giúp ích cho nhân loại thì cũng có những nước lạc hậu biến chế độc dược để giết hại con người một cách vô trách nhiệm.

Dân tộc nào cũng có người thông minh nhưng trí thông minh chỉ phát triển trong những quốc gia có môi trường giáo dục cao và tiến bộ.

Một nền giáo dục thiếu nhân bản trong đó tiềm năng con người không được phát huy mà còn bị kềm chế sẽ đưa đến sự nghèo nàn về tư tưởng, nghèo nàn về óc sáng tạo là những yếu tố tối cần cho sự phát triển của cá nhân và đương nhiên là phát triển quốc gia.

Một nền giáo dục đầy thiên kiến, không công bằng chỉ nhằm nâng đỡ giai cấp cẩm quyền vốn đã sống và được giáo dục trong những gia đình do quyền thế, do tham nhũng và lạm quyền sẽ gây ra lòng bất mãn và tinh thần tiêu cực trong dân chúng. Sự kiện này có tính cách hủy hoại và đảo lộn mọi giá trị xã hội, mọi tiềm năng và thiện chí của người dân. Giới trẻ sẽ mất niềm tin vào tương lai và chính họ là nhân lực và tài nguyên quý giá của quốc gia.

Hệ quả của giáo dục tùy thuộc vào tiềm năng nhân sự trong đó người giáo chức là thành phần liên hệ và có trách nhiệm trực tiếp trong việc hướng dẩn và đào tạo thế hệ tương lai.

Ngày xưa những nước chịu ảnh hưởng học thuyết Khổng Mạnh đã đặt địa vị người giáo chức theo thứ vị quân, sư, phụ chỉ vì thời bấy giờ số người có kiến thức quá khan hiếm. Những gì quá khan hiếm thì được trọng dụng
là lẽ thường trong mọi xã hội và mọi thời đại. Nhưng ngày nay vị thế của người thầy đã bị thay đổi vì sự bộc phát về kiến thức của con người và sự đại chúng hóa của giáo dục nhờ kỹ thuật phát triển của khoa học truyền thông.

Ngày nay người làm giáo dục phải học hỏi, tra cứu, thực tập và thấu triệt những nguyên lý và hệ quả của giáo dục để đáp ứng dúng nhu cầu phát triển toàn diện của người thụ giáo mà một vài kiến thức chuyên môn và năng khiếu có thể vượt qua người thầy.

Trong vài quốc gia tiến bộ như Mỹ và vài quốc gia Âu Á đặt trọng tâm vào việc phát triển khả năng suy luận và sáng tạo ở mọi cấp lớp và mọi môn học từ cấp tiểu học đến đại học. Và đương nhiên là người giáo chức phải thấu triệt các mục tiêu, phương pháp áp dụng cách thực thi đối với  tất cả các môn học và ở mọi cấp lớp. Do đó những phát minh khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển rất nhanh và rất hữu hiệu. Mức độ phát minh khoa hoc ngày nay có thể tiến nhanh gấp ngàn lần của thế kỷ trước đây.

Những tiến bộ này sẽ thu hẹp hoàn cầu qua không gian và thời gian. Trong lúc đó, cũng có những quốc gia hiếu chiến, điên cuồng vì còn lạc hậu đã và đang dốc toàn lực để cướp đoạt quyền tự do và tài sản của dân tộc họ và của các nước lân bang. Những sự chiếm đoạt nầy còn được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy của họ.

Hệ quả của chương trình giáo dục đó là một hiểm họa cho thế giới ngày nay.

Giáo sư Trần Cảnh Xuân
Ngày 8-8-2014