Nếu tóc bạn thường xuyên trông có vẻ "tàn tạ", có thể bạn cần xem lại về sức khỏe.
Tình trạng của mái tóc có thể cho bạn nhìn vào những gì đang xảy ra trong cơ thể - từ vấn đề tâm lý tới các chứng bệnh thể chất.
1. Bạn là người theo chủ nghĩa hoàn hảo
Thói quen dứt tóc, lông mày, mi khi gặp căng thẳng có thể là dấu hiệu của tính cách yêu cầu hoàn hảo cao độ. Khi bạn không đạt được yêu cầu cao độ của mình, kéo tóc là cách để giảm bớt sự thất vọng, bất mãn.
Nhưng thói quen này cũng có thể là một rối loạn cưỡng chế tên gọi là trichotillomania - nếu bạn mắc phải, liệu pháp nhận thức hành vi (học cách giảm bớt sự "cuồng" sắp xếp và đối phó với buồn bực) có thể sẽ giúp ích cho bạn.
2. Bạn đã trải qua căng thẳng trầm trọng
Một sự việc căng thẳng có thể khiến tóc rụng từ 3 đến 6 tháng sau.
Bình thường tóc có thể rụng từ 80-100 sợi một ngày. Nhưng nếu bạn rụng tóc nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của telogen effluvium, một thời gian tóc mỏng đi bởi căng thẳng tâm lý và vật lý, ví dụ như một căn bệnh, thai kỳ, trầm cảm.
Sự thay đổi này khó nhận ra trước 3-6 tháng, nên cũng khó xác định nguyên nhân gây rụng tóc.
Khi thời điểm căng thẳng qua đi, bạn có thể cũng mất 3-6 tháng để trở lại bình thường. Trong thời gian đó, bạn cần tập trung cải thiện sức khỏe chung, ngủ đủ và uống chừng 5mg biotin mỗi ngày để kích thích tóc mọc.
3. Bạn ăn quá nhiều thức ăn nhanh
Nếu tóc bạn trông xỉn màu, tối tăm, dễ gãy và mỏng đi, có thể phải xem lại chế độ ăn của bạn. Nếu bạn đang ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, những chất dinh dưỡng nạp vào sẽ được đưa đến cho những bộ phận quan trọng của cơ thể như tim và nội tạng. Tóc bạn không xấu đi sau 1 bữa ăn, nhưng qua thời gian, nó sẽ là "nạn nhân" của thiếu dinh dưỡng.
4. Bạn ăn không đủ chất béo
Nếu không có đủ lượng chất béo, tóc sẽ xỉn màu và dễ gãy. Nếu bạn kiêng tất cả chất béo để giảm cân, tóc bạn có thể phản ứng bằng cách trở nên xỉn và yếu đi.
Chất béo không chỉ có ích cho tóc mà còn cần thiết cho cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin D - nếu phụ nữ không có đủ chất này, tóc sẽ rụng. Bạn nên chọn những chất béo lành mạnh như omega-3 và chất béo đơn không bão hòa.
5. Bạn có quá nhiều testosterone
Nếu bạn nhận ra tóc rụng nhiều ở đỉnh đầu (nơi bạn buộc tóc đuôi ngựa cao) và có vết lông mờ xuất hiện trên môi, lông mọc dày hơn trên tay, bạn nên xem lại vòng hông có vẻ lớn hơn bình thường hay không. Mỡ bụng chứa testosterone kích thích lông mọc nhiều và gây ra những biểu hiện thường thấy ở nam giới. Bạn nên ăn ít đường lại và tập thể dục để tan bớt mỡ bụng.
Một tình trạng khác là Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể khiến lông mọc nhiều, nếu bạn nhận thấy triệu chứng như béo phì, kinh nguyệt không bình thường (hơn 5 tháng không có dù bạn chưa mãn kinh), mụn, và kháng insulin, bạn nên đi khám.
6. Bạn đang có nguy cơ gặp vấn đề răng miệng
Những người có chứng rối loạn tóc (như có thể kéo tóc rơi ra dễ dàng) do đột biến của protein keratin chủ chốt trong tóc, cũng có thể dễ bị sâu răng. Keratin cũng là thành phần chủ chốt xây dựng men răng, nên nếu có vấn đề, răng sẽ khó chống chọi lâu với các vi khuẩn gây sâu răng. Dù khó có thể thay đổi gien, bạn cần bổ sung thêm vệ sinh răng miệng như súc miệng hàng ngày và thường xuyên đến khám ở nha sĩ.
7. Bạn không uống đủ nước
Tóc sẽ mất sự bóng mượt nếu bạn không uống đủ nước. Nếu tóc bạn xỉn đi kèm với nóng bức trong người, đổ mồ hôi ban đêm,thiếu năng lượng, đây là những triệu chứng thường có của thiếu nước. Tóc thiếu nước dễ gãy, cơ bắp thiếu nước nóng nhanh hơn. Khi có đủ nước, tóc, da và cơ bắp sẽ khỏe mạnh hơn.
Theo Lan Thảo
Các bệnh gây ngứa trong mùa hè và thuốc trị
Trong những ngày đầu hè, BV Da liễu Trung ương tiếp nhận một số lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị vì triệu chứng này. Các bệnh gây ngứa sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân và cần được điều trị kịp thời.
Ngứa do côn trùng đốt
Côn trùng đốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa trong mùa hè. Các loại côn trùng như muỗi, ruồi, côn trùng cánh cứng… phát triển rất mạnh vào mùa hè. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là những sẩn phù kích thước khoảng vài milimet, xung quanh có quầng đỏ viêm, ngứa nhiều. Tổn thương phân bố chủ yếu ở vùng da hở. Trường hợp nặng tổn thương có thể phù to, loét, chảy dịch, bội nhiễm thêm vi khuẩn sinh mủ.
Bôi mỡ corticoid: có nhiều loại corticoid khác nhau, tùy vị trí của thương tổn và lứa tuổi của bệnh nhân mà lựa chọn loại corticoid phù hợp. Với trẻ nhỏ (dưới 15 tuổi) hoặc những vị trí da mỏng (da mặt, các nếp gấp): nên sử dụng corticoid loại nhẹ hoặc trung bình như: hydrocortioson, triamcinolone acetate, desonide. Với người lớn và vùng da dày: nên sử dụng các loại corticoid loại trung bình hoặc mạnh như: dexamethasone, betametasone.
Sử dụng thuốc chống ngứa loại kháng histamin H1: đối với trẻ em và phụ nữ mang thai có thể sử dụng chlorpheniramin. Với người lớn và trẻ lớn có thể dùng loratadin, desloratadin, hay certirizin.
Để phòng ngừa côn trùng đốt nên vệ sinh môi trường sống, dùng thuốc phun diệt côn trùng, khi đi ngủ phải nằm màn, bôi thuốc chống côn trùng: lưu ý, nên bôi thuốc từ 16 giờ - 16 giờ 30, không nên bôi quá muộn.
Trẻ bị kiến khoang đốt gây ngứa và thương tổn trên da. |
Viêm da tiếp xúc do côn trùng
Đây là khái niệm hoàn toàn khác với bệnh côn trùng đốt như vừa nêu. Trong một số loại côn trùng có các loại phấn hoặc chất tiết có thể gây dị ứng hoặc gây bỏng da khi ta tiếp xúc với chúng. Nguyên nhân phổ biến nhất trong nhóm bệnh này là viêm da tiếp xúc do kiến khoang. Kiến khoang chứa một loại axit rất mạnh, khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây bỏng.
Biểu hiện lâm sàng là vết trợt hoặc loét, xung quanh có quầng đỏ viêm, ở giữa hoại tử, bề mặt có ít mủ trắng. Từ vị trí ban đầu bị tổn thương, bệnh nhân thường gãi, quệt tay từ vị trí bị bệnh sang vị trí da lành và mang theo axít, vì vậy, đa số bệnh nhân bị tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Sơ cứu ban đầu: dùng gạc ẩm thấm vào vị trí da bệnh, làm đi làm lại nhiều lần để gạc ẩm thấm hút bớt các chất gây dị ứng. Tuyệt đối không dùng gạc quệt từ vùng da bệnh sang vùng da lành xung quanh vì khi đó chúng ta đã vô tình mang chất gây bệnh từ vùng bệnh sang vùng da lành.
Dùng thuốc bôi corticoid kết hợp với kháng sinh: các loại thuốc vừa chứa corticoid và kháng sinh nên được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp này. Nó vừa có tác dụng chống dị ứng, vừa có tác dụng đề phòng bội nhiễm vi khuẩn. Có thể sử dụng hydrocortison phối hợp với fucidic acid. Hoặc betamethasone phối hợp với fucidic acid. Hay betamethasone phối hợp với tetracycline.
Dùng thuốc chống ngứa loại kháng histamin H1: Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai có thể sử dụng chlorpheniramin. Với người lớn và trẻ lớn có thể sử dụng loratadin, desloratadin hoặc certirizin.
Rôm sảy
Bản chất của rôm sảy là do khi gặp trời nóng, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, mồ hôi thoát ra không kịp sẽ bị ứ đọng lại tạo thành những nốt rôm. Trên lâm sàng sẽ thấy xuất hiện những mụn nhỏ li ti bằng đầu đinh ghim tập trung trên nền da đỏ, ngứa nhiều. Khi đi vào nơi mát, các triệu chứng giảm rõ rệt.
Trường hợp nhẹ: chỉ cần cho người bệnh nghỉ ngơi ở môi trường mát, tắm rửa sạch sẽ.
Trường hợp nặng: có thể phải sử dụng corticoid loại nhẹ hoặc trung bình trong thời gian ngắn. Kết hợp với các thuốc chống ngứa loại kháng histamin H1 như đã trình bày ở trên.
Viêm da dầu
Bệnh viêm da dầu là bệnh da khá phổ biến, biểu hiện lâm sàng là nổi dát đỏ, ngứa nhiều ở hai cung mày, rãnh mũi má và da đầu. Trên da đầu có rất nhiều vảy da (còn gọi là gầu). Trong mùa khô hanh, biểu hiện gàu và ngứa da đầu là nguyên nhân chính gây khó chịu cho người bệnh.
Việc điều trị dứt điểm bệnh là rất khó khăn, tuy nhiên có thể điều trị theo từng đợt tiến triển với các loại thuốc bôi và dầu gội có chứa các chất chống nấm như ketoconazole, selenium sulfide. Để đề phòng tiến triển nặng của bệnh, cần hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, hạn chế uống rượu bia và sử dụng các loại dầu gội có các chất chống nấm như đã nói ở trên.
Bệnh lý về gan mật
Các bệnh lý về gan gây ứ muối mật trong cơ thể. Muối mật sẽ thấm vào các đầu mút thần kinh ở da gây ngứa. Việc điều trị bằng các thuốc chống ngứa chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng điều trị triệt để. Những trường hợp này, người bệnh cần khám, xét nghiệm đánh giá chức năng gan để điều trị kịp thời, đồng thời hạn chế uống rượu bia để bảo vệ chức năng gan. Giải quyết tận gốc các bệnh lý của gan mật, kết hợp với uống nhiều nước.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thường BV Da liễu Trung ương
Sức khỏe và Đời sống
Sức khỏe và Đời sống
4 bệnh ngoài da cảnh báo thêm các vấn đề sức khỏe
Ngứa, viêm hay dị ứng da chắc chắn khiến bạn vô cùng khó chịu. Nhưng bạn có biết rằng các bệnh về da còn cảnh báo về các căn bênh “tiềm ẩn” khác trong cơ thể bạn.
Bệnh Eczema (bệnh chàm)
Đây là bệnh thường thấy trong các bệnh da liễu. Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mãn tính. Bệnh eczema không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, hoặc khô và căng da rất khó chịu. Bệnh này còn liên quan tới rối loạn giấc ngủ.
Một hiệp hội về bệnh Eczema và rối loạn giấc ngủ đã chỉ ra rằng: Những người bị mất ngủ có khả năng mắc bệnh này còn cao hơn cả những người bị chấn thương như té ngã hay tai nạn.
Sau khi phát hiện ra mắc bệnh cần tránh tiếp xúc với chỗ bị dị ứng, bôi thuốc mỡ corticoids và uống thuốc khi bệnh lan rộng, đặc biệt nên uống vào buổi sáng.
Bệnh về da có thể báo hiệu thêm về tình hình sức khỏe.
Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến (Psoriasis) là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bệnh là một rối loạn tự miễn, khi các tế bào nhân lên quá nhanh và hình thành các vẩy sáng bóng trên bề mặt da.
Bệnh vẩy nến thường xảy ra cùng với bệnh viêm khớp cùng các bệnh về khớp khác. Các nghiên cứu gần đây cũng đã liên kết bệnh vẩy nến với bệnh tim, đột quỵ, và huyết áp thấp.
Tuy chưa chắc chắn về điều này nhưng các bác sĩ cho rằng vẩy nến đóng một "vai trò không nhỏ" trong quá trình phát các bệnh trên.
Thậm chí những người bị bệnh vẩy nến hay chàm có khả năng nhiễm bệnh cao hơn những người hút thuốc, nghiện rượu hay bị trầm cảm, lo âu.
Viêm da ứ trệ
Bệnh là sự thay đổi trên da xảy ra khi máu thu thập (mủ) trong các tĩnh mạch của chân thấp hơn. Nó khiến da trở nên đỏ hoặc sưng đóng vảy. Viêm da ứ trệ có thể là một triệu trứng của bệnh tiểu đường và ảnh hưởng tới hệ thống tuần hoàn của bạn.
Bởi bệnh tiểu đường cũng có thể gây nhiễm trùng da, ngứa dữ dội, vết thương chậm lành. Những bệnh nhân ngứa da mà không rõ nguyên nhân thường bị nghi là có khả năng mắc tiểu đường cao hơn.
Bệnh bạch biến
Bạch biến là một loại bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị hư khiến làm da mất đi sắc tố melamin do đó làm da biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng và có khi ảnh hưởng tới các vùng như lông, tóc.
Bệnh sẽ có triệu chứng tồi tệ hơn khi bạn bị căng thẳng hay lo nghĩ nhiều.
Chúng ta thường thấy người bị stress rất dễ bị nổi mụn. Nhưng ngoài ra nó còn là yếu tố gây ra bệnh vẩy nến, chàm và thậm chí là bạch biến, những bệnh nhân bạch biến lại có nguy cơ mắc khối u ác tính cao.
Da bạn chính là "tín hiệu" cho bạn biết về tình hính sức khỏe của mình. Do đó bạn nên chăm sóc da cẩn thận, và đặc biệt không nên lo lắng, căng thẳng.
Theo Đời sống và pháp luật