a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Rùng mình bữa tiệc Tết 7 ngày của Từ Hy Thái Hậu & Rùng rợn các nghi lể hiến tế người sống trên thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại cho đến ngày nay, chưa có yến tiệc nào linh đình, trọng thể, vĩ đại... bằng tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) do Từ Hy Thái Hậu (Tây Thái Hậu), đời nhà Thanh Trung Hoa, tổ chức để khoản đãi phái đoàn Sứ Thần, tướng lãnh các quốc gia phương Tây.

Từ Hy Thái Hậu.
Có thể bạn quan tâm
Bữa tiệc Tết 7 ngày đêm
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại cho đến ngày nay, chưa có yến tiệc nào linh đình, trọng thể, vĩ đại... bằng tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) do Từ Hy Thái Hậu (Tây Thái Hậu), đời nhà Thanh Trung Hoa, tổ chức để khoản đãi phái đoàn Sứ Thần, tướng lãnh các quốc gia phương Tây. Trước sức mạnh quân sự hùng hậu của 8 nước phương Tây cùng liên minh đánh Trung Quốc, Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh (Trung Quốc) tự hiểu rằng, con đường tốt nhất là dùng ngoại giao để giải quyết.
Thái thú Lý Hồng Chương được giao sứ mệnh gặp gỡ các sứ thần Tây phương. Mở đầu cho mối giao hảo này, một yến tiệc linh đình nhất đời Thanh được tổ chức vào Tết Nguyên đán năm 1874 với sự tham gia của các sứ thần nước ngoài tại Duy An Cung.
Thực khách gồm 400 người, thực đơn có 140 món, tiệc khai đúng 12 giờ đêm giao thừa năm 1874, kéo dài cho đến giờ Tý đêm mồng 7 tết. Chi phí bữa đại tiệc hết 98 triệu hoa viên Trung Quốc, tương đương 374 ngàn lượng vàng, được chuẩn bị trước 11 tháng 6 ngày, cần đến 1750 người phục dịch. Ngay từ rằm tháng 2 năm Quý Dậu (1873), mỗi tỉnh Trung Quốc được lệnh cử 10 đầu bếp xuất sắc nhất về kinh đô hội ý thảo thực đơn. Sau gần hai tháng hội ý, các đầu bếp đã thống nhất một thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt. Trong 7 ngày đêm yến tiệc ấy, mỗi ngày chỉ dùng 1 món.
Quan khách nhận được thiệp mời từ 23 tháng Chạp năm Quý Dậu (1873), gồm 212 vị trong phái đoàn 8 nước liên minh nước ngoài cùng 188 công thần được tuyển chọn của triều Thanh.
Đêm 30 Tết, tất cả khách mời tề tựu tại Duy An Cung, cùng lúc ấy, Từ Hy Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở Tôn Long Miếu. Sau ba hồi chiêng trống long phụng vang lên là hồi khánh ngọc báo tin Thái Hậu xuất cung.
Quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu - nơi Tây Thái Hậu ngự - do 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Lý Hồng Chương khom mình tới vén rèm long kiệu. Thái Hậu Từ Hy khẽ lách mình ra, gật chào quan khách.
Thái Hậu rực rỡ trong chiếc áo bào đỏ, có thêu rồng vàng uốn khúc, đầu đội mũ bình thiên, đến chỗ ngồi, phẩy nhẹ phất trần mời quan khách an tọa. Ba hồi chiêng trống vang lên, thay mặt triều đình nhà Thanh, thái thú Lý Hồng Chương phát biểu ý kiến về ý nghĩa buổi tiệc nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa nhà Thanh với các nước phương Tây. Thay mặt 8 nước, sứ thần nước Anh đáp từ. Ba tiếng ngọc khánh báo hiệu đại yến bắt đầu. Quan khách ngồi cách nhau khoảng thước tây. Sau lưng mỗi người có 2 nô tỳ nam và nữ phục dịch và món ăn thứ nhất được dọn lên.
Cứ ăn hết một món, nhạc lại tấu lên một bản. Dùng đúng 5 món, thực khách được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng tiêu thực. Rượu đãi khách cũng là rượu đại bổ. Nhà bếp dọn lên mỗi ngày 20 món, trong đó có một món đặc biệt nhất. Tiệc kéo dài 7 hôm phải có 7 món vô cùng đặc biệt đặc biệt trong tổng số 140 món. Cứ mỗi lần dùng một món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn.
Sâm Thử (chuột sâm)
Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm. Theo đó, chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là "Thập Toàn Đại Bổ".
Ăn chuột bao tử như thế có nghĩa là ăn tất cả cái tinh hoa, bén ngậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm - vốn được y lý Đông phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.
Nguyên đại sứ Tây Ban Nha thuật lại, đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa quậy - nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi bởi vì nếu phải theo giao tế mà ăn cái món này thì... nhất định phải... "trả lại" hết những món gì đã ăn trước đó.
Mọi người nhìn nhau. Tây Thái Hậu cầm nĩa xúc con chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con chuột kêu chít chít, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra. Hoàng đế Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ấy, thấm nhuần trí óc và cơ thể. Ngài nói: - Mời chư vị.
Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ ngồi trơ ra mà nhìn. Tây Thái Hậu bèn cười rồi nói đùa: "Tôi tiếc không thấm nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các ngài. Nhưng riêng về cái ăn thì tôi thấy quả các ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon, là bổ. Về món đó, các ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Đông".
Không một ông nào trả lời, bởi họ không biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay man dã. Họ chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến thế bao giờ. Đại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại để thưởng thức món ăn này nhưng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chít chít, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn chưa hết sợ.
Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy quả là "Chậm tiến" và mấy ông già còn cho biết thêm rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa...
Não Hầu (óc khỉ)
Vùng Thiên Hoa Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông có một rừng lê gọi là ngọc căn lê. Trái lê trị được các bệnh nhiệt uất, can thận và ho khinh niên.
Rừng lê có rất nhiều khỉ, chúng ăn hết cả trái. Nhờ ăn ngọc căn lê nên thịt khỉ nơi đây rất thơm ngon, lại chữa được bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại.
Về dược tính, óc khỉ quí hơn thịt gấp bội. Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng lê nhưng không có kết quả, bởi giống khỉ nơi đây đầu có ba xoáy, tinh khôn, né tránh người và bẫy rập một cách tài tình.
Tây Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho được 200 con khỉ trẻ, chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng 110 lượng vàng ròng. Con số này quá nhiều, thợ săn không đáp ứng đủ nên về sau Từ Hy phải giảm xuống còn 80.
Năm thực khách dùng một con. Khỉ mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được.
Trước khi bắt đầu món ăn này, bầy khỉ được tắm rửa lần chót, xịt nước hoa thơm ngát và cho uống một loại thuốc để tất cả năng lực, tinh túy của con vật tập trung lên não bộ, óc khỉ vì lẽ ấy sẽ gia tăng chất bổ dưỡng bội phần.
Muốn cho các quan khách Tây phương bớt thấy sự dã man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít nhiều ý nghĩa lịch sử, Thanh triều cho các chú khỉ vận triều phục, đội mão, vẽ mặt, mang râu, giống như một đại quan của triều đình, trên cổ đeo một tấm bản nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng quan chức thuở sinh tiền. Những con khỉ đó tượng trưng cho những nịnh thần, gian tặc... khả ố nhất, gian ác nhất, bị dân chúng oán ghét tận xương tủy như Tần Cối, Bí Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang Xương, Mao Diên Thọ... phải chịu chết để đền tội với đất nước, với nhân dân.
Khi tiếng khánh ngọc từ tay Tây Thái Hậu trổi lên để báo hiệu đến món não hầu thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái lồng chứa khỉ cho năm thực khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão một tay dùng búa bằng ngà nhỏ giáng cuống đầu khỉ. Động tác này đã được tập luyện thuần thục từ trước để chỉ cần một búa duy nhất là đủ đưa con khỉ sang bên kia thế giới. Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị sẽ ngâm nga một câu theo tiếng nhạc, đại ý như: "Mao Diên Thọ đã thụ hình" hay "Tần Cối đã đền xong tội phản thần..."
Đoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm lụa bạch đậy kín toàn bộ cái đầu con khỉ, chỉ chừa một lỗ thật nhỏ vừa đủ đưa cái muỗng bạc vào múc khối óc khỉ. Não hầu được xối lên bằng nước sâm nóng hổi cho tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc khỉ ra ngoài, nội thị dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và những mảnh sọ bể để khách dễ dàng hành động.
Theo tintuc.vn
Tượng Tinh (tinh khí của voi)
Trước hết chọn những tổ yến thật to và tốt lấy được từ các hải đảo ngoài khơi biển Nam hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước thang nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Đại Hàn. Lại hòa chung với nước lê Vân Nam - Tuyết Hồng Lê - và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.
Tượng tinh là các nài voi đã lấy sẵn. Khi con voi làm bằng tổ yến được mang từ lò ra, đầu bếp sẽ khoét lưng voi một lỗ trống vừa đủ nhét vào một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc phơi khô. Tượng tinh được cho vào cái bong bóng cá (đã được ngâm thuốc bắc phơi khô) và con voi được đem đi chưng cách thủy. Lúc thưởng thức món này, thực khách dùng một chiếc kim vàng thọc vô bụng voi để chất nước nhờn chảy vào chén bạc rồi uống.
Sâm thử và tượng tinh bồi bổ cho lục phủ ngũ tạng, tỳ vị thêm mạnh mẽ lại trị dứt các chứng nhức mỏi và làm mắt sáng thêm ra.
Trư Vương (giống heo quí báu)
Giống heo này thịt thơm ngon và rất bổ dưỡng, ở vùng Phúc Châu nhờ ăn một thứ củ giống như củ Hoàng Tinh mọc quanh khu vực đồi núi Châu Tịch Xương tiếp cận. Củ này tên gọi Tích Vân Lang, chỉ sống tại địa phương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách nào chúng cũng chết.
Thanh triều mang về 60 con heo, 20 con đực và 40 con cái, cho ăn toàn thức ăn đại bổ, uống toàn nước sâm. Heo mặc tình giao hợp rồi sinh đẻ, lớp heo mới ngày càng tinh khiết, tinh túy của sâm nhung. Heo đem đãi tiệc tuổi chưa đầy hai tháng, gọi là heo sữa.
Năm ngày trước đại tiệc, đầu bếp chọn 100 chú heo sữa thật béo tốt, không chọc tiết cũng không nhúng nước sôi để cạo lông mà đập chết rồi thui cho cháy lông. Bỏ hết ruột gan tỳ phế thận, thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân quí trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy. Lúc đem ra thết đãi thịt heo thơm ngon vô cùng. Xương lại mềm rục. Nhiều thực khách ưa thích món heo này vô cùng, họ nhắc nhở mãi về sau này trong các hồi ký, ký sự.
Phương Chi Thảo (cỏ Phương Chi)
Tương truyền Hoàng Đế Khang Hy nhà Thanh khi còn sinh tiền rất háo sắc nhưng có tài y thuật cao cường. Vì vậy nên dù có hàng trăm phi tần vua vẫn khỏe mạnh do tự bồi dưỡng cường lực bằng dược chất. Nhưng lúc tuổi già vua mắc phải chứng bệnh khan háo trong ngũ tạng mà tự mình không chữa được, bao nhiêu nhự y đại tài của triều đình cũng bó tay, vua phải bố cáo tìm danh y, thần dược trong dân gian.
Ngày nọ, có một dị nhân xin yết kiến rồi móc trong người ra một bó cỏ rất lạ, rễ xanh, lá dài như lá hẹ nhưng màu đỏ tía, ngọn lại trắng. Vua biết là cỏ quí nên hỏi, dị nhân trả lời đó là cỏ Phương Chi mọc trên đỉnh Thái Hàng Sơn hướng về mặt trời, đặc biệt là cỏ này chỉ mọc trên một tản đá duy nhất, cao và chiênh vênh. Chỉ vào năm nhuần cỏ mới mọc và mọc một lần duy nhất nhân dịp Trung Thu, sống trong khoảng 30 đến 45 ngày, lúc gặp ngọn gió bấc đầu mùa thì lập tức bị khô héo.
Việc hái cỏ cũng rất công phu. Dắt theo một con ngựa toàn bạch lên đỉnh núi cao trước một ngày, đếi khi mặt trời mới mọc đem ngựa tới phiến đá cho an cỏ. Ngựa vừa ăn cỏ xong phải tức thì chém rụng đầu ngựa rồi mổ bụng lấy bao tử mang về chế thuốc phơi khô.
Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị tuyệt các bệnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Trong đại tiệc do Từ Hi Thái Hậu khoản đãi, Phương Chi Thảo nấu chung với Long Tu (râu rồng). Thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả tháng sau không khát nước cũng không mệt.
Sơn Dương Trùng (dê núi và dòi)
Tây Thái Hậu xuống chiếu đòi các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho được một cặp sơn dương thật lớn.
Sau gần một tháng băng núi trèo đèo ở Thiểm Tây, đoàn thợ săn bắt được ba cặp dê rừng, trong số ấy ba con cái đều đang mang thai, được Tây Thái Hậu thưởng cho 50 lạng vàng mỗi con.
Dê rừng sau đó được thả trong một khu vườn rộng đầy cỏ non xanh tốt. Cỏ lạ nuôi dê có dược chất bổ dưỡng gan thận được vận tải đến mỗi ngày từ Vân Nam và Quảng Tây. Cỏ này tên là "đông trùng hạ thảo", bởi mùa hạ cỏ mịn như nhung còn sang mùa đông thì trong cỏ sinh ra một loại sâu ăn rất bổ. Bầy dê núi ăn cỏ quí có dược tính cùng với cỏ non, lá cây thuốc... nên sinh con khỏe mạnh và to lớn khác thường.
Đầu bếp làm thịt 14 con dê núi tuổi chưa quá hai tháng, cạo lông, loại tim gan phèo phổi rồi cho mỗi con vào một thùng gỗ ngâm với rượu quí và nước gừng trong một ngày. Ngày thứ hai mang những chú sơn dương ra rồi ngâm chúng trong sữa tươi và nước sâm nhung. Ngày thứ ba dùng dùi vàng xuyên thủng qua gương sen và cuống hoa quỳ trắng (Phan bạch quỳ - hoa sen trắng của Đại Hàn thường nở vào mùa đông) để cắm hoa vào mình sơn dương. Tiếp tục ngâm như vậy đến ngày thứ 10 thì trong các đóa hoa tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn.
Đầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món sơn dương trùng, trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài.
Trứng Công
Thế gian có câu "nem công, chả phụng" để chỉ hai món ăn thuộc hàng trân vị. Nem công dù hiếm quí những vẫn còn tương đối dễ kiếm, dễ làm so với trứng công, bởi thứ nhất loài công làm tổ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trên cành cao hay vách đá cheo leo, khó tìm ra được. Thứ hai là dù có tìm ra được chỗ công đang ấp trứng thì cũng không dễ gì đến gần ổ vì công rất hung dữ, chống cự kịch liệt và cuối cùng nếu thấy không bảo vệ được ổ trứng thì chúng đập bể nát hết chứ không để lọt vào tay ai.
Tây Thái Hậu sai người đi lấy trứng công nhưng chẳng ai làm được, bà rất phiền muộn. May thay có một vị tướng quân trẻ tuổi xin vào ra mắt và tâu rằng ông có người anh bà con ở Tứ Xuyên nuôi được bầy khỉ 100 con, thông minh lanh lợi, huấn luyện thuần thục, nghe được tiếng người, chuyên đi hái trà cùng với các dược thảo hiếm hoi, quí giá ở những vùng rừng núi xa xôi và hiểm trở. Ông tin rằng nếu tập luyện cho lũ khỉ chúng có thể lấy được trứng công.
Tây Thái Hậu nghe xong trong lòng hoan hỉ, truyền đem 1000 lạng vàng ròng cùng với 100 tấm gấm vóc Bạch cầu thượng hạng ban tặng cho viên tướng nọ làm lộ phí đi Tứ Xuyên lo việc kiếm trứng công, nếu xong việc sẽ thưởng thêm mỗi trứng 10 lạng vàng nữa.
Viên tướng nọ lãnh mệnh ra đi, cùng người anh bà con huấn luyện đoàn khỉ. Họ thành công, lấy được 500 trứng công, nhưng thiệt hại khá lớn, bầy khỉ bị công mổ chết hết một phần ba.
Theo Tintuc.vn

Rùng rợn các nghi lể hiến tế người sống trên thế giới

Không ít nền văn hóa cổ đại lại coi "hiến tế người" một cách rùng rợn là điều rất bình thường trong cuộc sống của họ.

1. Giếng thánh của người Maya
Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Maya thành Itza. Theo các văn bản cổ đại của người Maya ghi lại, thời tiết hạn hán là do Thủy thần nổi giận. Để làm cho vị thần trở nên vui vẻ, họ phải đưa vào giếng một cô gái đồng trinh 14 tuổi.
Người xưa quan niệm rằng, cô gái khi được vứt vào giếng sẽ trở thành người hầu của thủy thần, được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống an nhàn.
Tuy nhiên, dù cho khí hậu quanh năm ổn định, không có hạn hán hay thiên tai, giới tăng lữ ở Maya cũng chọn một cô gái xinh đẹp để cám ơn Thủy thần. Người dân khắp nơi kéo đến tập trung ở ngôi miếu thần cạnh giếng phép. Ngôi miếu này dài 60m, cao 30m, đồng thời trong miếu còn khắc hình của Thủy thần, một con rắn có cánh.
Cô gái được tuyển chọn mang một bộ đồ lộng lẫy, ngồi đợi trong miếu. Đứng cạnh cô gái là nhiều chàng trai khỏe mạnh khoác trên mình một bộ giáp vàng, sẵn sàng đưa cô dâu của thần mưa tới giếng thánh “an toàn”.
Buổi lễ sẽ bắt đầu vào lúc rạng sáng, “cô dâu” của Thủy thần được đặt trong kiệu hoa và được các pháp sư làm phép, chúc phúc. Cô gái tội nghiệp còn được uống một thứ nước ma thuật giúp an thần, giữ bình tĩnh.
Đoàn người sẽ rước cô gái tới giếng thánh trên một con đường dài 400m. Khi tới nơi, cô gái trẻ bị các chàng trai vệ sĩ tung lên không trung rồi rơi tự do vào giếng thánh. Lúc này tiếng trống nổi lên, đám đông sẽ nhảy múa hát hò, những người giàu có sẽ ném vàng bạc, châu báu xuống giếng để cầu xin sự bình an.
Từ giữa thế kỷ XVI, thực dân châu Âu chinh phục Nam Mỹ, các thành phố Maya như Chichen Itza dần diệt vong. Từ đó trở đi, không còn ai tổ chức cúng tế người sống ở giếng thánh nữa. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 100 bộ xương người dưới đáy giếng thánh, nhiều châu báu, đồ dùng thời xưa.
2. Hiến tế người sẽ mang lại chiến thắng trong các cuộc chiến
Người Hawaii cổ đại tin rằng, việc hiến tế người sống có thể làm hài lòng thần Ku – vị thần của chiến tranh và sự phòng thủ, khiến cho họ giành được phần thắng trong các cuộc chiến.
Lễ tế được thực hiện tại đền Heiau, thủ lĩnh của những bộ tộc khác sẽ bị bắt giữ và treo ngược trên một giá gỗ. Sau khi mồ hôi của họ được thầy tế sử dụng để thoa lên khắp mình, vật tế sẽ bị đánh cho đến khi thịt nhão ra và cuối cùng bị moi hết nội tạng.
Nhưng nghi lễ không chỉ dừng lại ở đó – thịt của người bị hiến tế sẽ bị “nấu lên hoặc ăn sống” bởi thầy tu và thủ lĩnh của bộ tộc Hawaii.
3. Mạng sống con người sẽ giữ cho mặt trời không bao giờ chết
Người Aztec tin rằng, việc hiến tế mạng sống con người sẽ giữ cho Mặt trời không bao giờ chết. Máu là thứ “nuôi dưỡng sự sống mà thần thánh ban cho con người” và thần Mặt trời Huitzilopochtli cần nó để có thể tồn tại và phát triển.
Vật tế của nghi lễ giết chóc dã man này gồm một người tình nguyện và một thành viên của các bộ tộc khác bị người Aztec bắt về sau chiến tranh. Thầy tu dùng dao rạch từ cổ xuống bụng người bị hiến tế, moi tim vật tế và dâng lên các vị thần.
Theo nghi lễ, vật tế sẽ tự mình bước lên những bậc thang của đền thờ. Khi bước chân lên bậc thang cuối cùng, một thầy tu sẽ dùng dao rạch từ cổ xuống bụng họ, moi tim vật tế và dâng lên các vị thần. Thi thể còn lại sau này sẽ bị chặt ra và ném xuống dưới hầm của đền thờ.
4. Hiến tế bằng cách chặt thi thể người
Dùng người làm vật hiến tế đã từng diễn ra rất phổ biến ở đất nước Trung Hoa cổ đại, đặc biệt dưới triều đại nhà Thương – triều đại đầu tiên của Trung Quốc được ghi chép trong sử sách.
Theo các nhà khảo cổ học, nghi lễ này được thực hiện bởi hai mục đích: thứ nhất là để kiểm soát vấn đề chính trị, thứ hai là phục vụ sự kết nối tôn giáo. Các chuyên gia tin rằng, vào triều Thương có ba loại nghi thức tế người. Nghi thức thứ nhất được thực hiện dưới tầng hầm, vật hiến tế được lựa chọn là các chàng trai trẻ. Thi thể của họ bị chặt ra sau đó chôn xuống đất.
Nghi thức thứ hai sử dụng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chứng cứ khảo cổ học cho thấy, những đứa trẻ này đã phải chịu một cái chết rất đau đớn và tàn khốc. Còn nghi thức cuối cùng, không giống như hai nghi thức trên, những cô gái bị hiến tế được chôn cất rất cẩn thận, thi thể họ còn nguyên vẹn hoàn toàn.
5. Hiến tế là tra tấn
Etruscan là tộc người cổ đại sinh sống tại Tuscany miền Tây nước Ý. Họ chủ yếu là nông dân và thương nhân giao dịch qua lại giữa Hy Lạp và Carthage . Người bị hiến tế bịtra tấn dã man trước khi chết.
Các chuyên gia đã tìm được một vài khúc xương người lớn, trẻ em và cả trẻ sơ sinh mà người Etruscan đã dùng để tế lễ ở Tarquinia (Italy). Trong số đó chủ yếu là người nước ngoài, người bệnh hoặc những người có địa vị thấp trong xã hội.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn hiểu hơn về nghi lễ mà tộc Etruscan thực hiện lễ hiến tế – bao gồm bàn thờ đá, một chiếc hộp đựng các công cụ tế lễ như kèn trumpet, cây rìu và một chiếc khiên.
6. Chôn sống vợ cùng với “xác ” của chồng
Rất nhiều nhà nghiên cứu Ai cập tin rằng, vào thời cổ xưa, người Ai cập đã có nghi lễ hiến tế người sống. Mặc dù một số chuyên gia khác không đồng ý với ý kiến này nhưng những lăng mộ dùng để tế lễ ở Abydos đã được tìm ra là một chứng cứ khó chối cãi.
Người Ai Cập cổ đại rất có thể đã hiến tế những người hầu hoặc vợ của Pharaoh để họ có thể tiếp tục hầu hạ vị vua sau khi chết. Nhà Ai Cập học George Reisener cho rằng, những người hầu được tìm thấy trong các lăng mộ của vua Djer và vua Aha đã bị chôn sống cùng với những công cụ, đồ nghề của họ.
Reisener còn đặt giả thuyết rằng vợ của vua Djer đã bị chôn sống cùng với thi hài của vị vua. Tuy nhiên, những nghi lễ hiến tế này cuối cùng cũng bị loại bỏ và được thay thế bằng việc chôn cất Ushabti – những bức tượng người hầu vào lăng mộ của các Pharaoh để phục vụ cho ngài.
7. Chỉ cần dâng mạng sống thì cuộc sống sẽ bình yên
Người Inca tin rằng việc hiến tế trẻ em lên các vị thần là cách để ngăn chặn các thảm họa tự nhiên xảy ra. Đế chế Inca đã từng phải chịu đựng rất nhiều tai ương, như núi lửa phun trào, động đất và lũ lụt.
Người Inca cho rằng những thảm họa thiên nhiên này là do các vị thần điều khiển. Chỉ cần hiến dâng sinh mạng mình cho bậc thần thánh, cuộc sống của họ sẽ được bình yên.
Hầu hết vật hiến tế là những tù nhân bị giam giữ, tuy nhiên một số đứa trẻ vẫn trở thành nạn nhân của nghi lễ man rợnày. Trẻ em được coi là sinh linh thuần khiết nhất để dâng lên các vị thần. Người Inca tin tưởng, sau khi trở thành vật tế, trẻ em sẽ được hưởng hạnh phúc và bình yên hơn ở một cuộc sống khác.
Những đứa trẻ trước khi bị giết sẽ được chăm sóc rất cẩn thận chu đáo với những bữa ăn ngon, những lễ hội để tôn vinh sự hi sinh của chúng và thậm chí còn được gặp mặt nhà vua. Người Inca rất tin tưởng, sau khi trở thành vật tế, chúng sẽ được hưởng hạnh phúc và bình yên hơn ở một cuộc sống khác.
Theo Phunutoday