a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên & Top thực phẩm để qua đêm rất hại cần tránh cho bé

Đối với một số bệnh thông thường, có thể áp dụng những bài thuốc đơn giản, hiệu quả và không gây tác dụng phụ.

Đối với một số bệnh thông thường, có thể áp dụng những bài thuốc đơn giản, hiệu quả và không gây tác dụng phụ.
Thêm một nhúm bột quế vào sữa nóng để uống, sẽ giảm chứng đi ngoài liên tục - Ảnh: Shutterstock
Cảm lạnh
Sữa. Một chất béo có tên gọi là monocaprin trong sữa nguyên chất có đặc tính kháng vi rút và được tìm thấy có tác dụng hỗ trợ trong việc tiêu diệt các vi rút cảm lạnh.
Nước muối. Dung dịch nước muối là bài thuốc khá phổ biến trong việc giảm bớt tình trạng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng thường xuyên, dung dịch nước muối có thể giúp chất nhầy loãng ra. Làm bình xịt mũi kiểu này khá đơn giản, lấy nửa muỗng nhỏ muối hòa vào cốc nước và khuấy đều, sau đó đổ vào một cái lọ có ống và nhỏ vào mũi khi nào cần thiết.
Bột nghệ. Từ xa xưa, y học đã phát hiện bột nghệ có thể điều trị tình trạng chảy nước mũi. Nghệ chứa hợp chất curcumin - một chất chống ô xy hóa tuyệt vời, có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống ung thư, nên chỉ cần khuấy 1 muỗng nhỏ bột nghệ vào ly sữa ấm và uống là có thể giải quyết được tình trạng mũi dãi lòng thòng.
Trà xanh. Nghiên cứu cho thấy các chất chống ô xy hóa tự nhiên có trong trà xanh đóng vai trò kháng vi rút đối với các triệu chứng cảm lạnh và cúm thông thường như chảy nước mũi.
Nhức đầu
Dầu hoa oải hương. Loài hoa này từ lâu đã nổi tiếng là giúp thư giãn, và nhiều nghiên cứu cho thấy khi hít vào, dầu hoa oải hương có thể làm giảm nhức đầu và đau nửa đầu một cách hiệu quả. Rất đơn giản, chỉ cần đặt một vài giọt tinh dầu hoa oải hương trên đầu ngón tay và nhẹ nhàng xoa bóp vào thái dương sẽ cảm thấy cơn đau dịu lại.
Gừng. Nhai gừng sống hoặc thêm một vài lát gừng vào ly nước nóng để uống là một liệu pháp hiệu quả làm giảm nhức đầu. Ngoài ra, một vài nghiên cứu còn tiết lộ sử dụng gừng tươi hoặc bột gừng trong nấu ăn cũng có tác dụng làm dịu các cơn đau đầu.
Táo. Được cho là giúp phục hồi sự cân bằng a xít kiềm trong cơ thể, có thể giảm bớt tất cả các loại đau đầu. Để phát huy công dụng tuyệt vời này, hãy bỏ lõi và vỏ táo, sau đó lấy phần thịt chấm ít muối ăn khi dạ dày trống rỗng.
Viêm họng
Trà từ lá mâm xôi. Các nghiên cứu cho thấy hoạt tính kháng khuẩn và chống viêm của loại trà này chủ yếu là nhờ chất chống ô xy hóa tự nhiên trong lá. Hãm lá mâm xôi khô trong nước sôi khoảng 10 phút, để nguội và súc miệng kỹ sẽ đem lại cảm giác dễ chịu cho cổ họng.
Rễ cam thảo. Theo Bodyandsoul, khi dùng làm thức uống, rễ cam thảo có tác dụng làm long đờm, đồng thời làm dịu cổ họng bị kích thích và viêm. Đặt rễ cam thảo trong một cái ly, chế nước sôi vào và uống hằng ngày thay nước lọc khi bị cảm lạnh, có thể thêm một chút mật ong vào để tăng thêm hương vị.
Tiêu chảy
Nước soda. Khi bị tiêu chảy, hãy uống từng ngụm nước soda. Các bicarbonate natri có trong soda giúp trung hòa a xít trong dạ dày, từ đó sẽ hạn chế việc thường xuyên ra vào nhà vệ sinh cũng như giảm bớt sự co thắt ở dạ dày.
Quế. Nhờ vào đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn nên quế đặc biệt hữu ích trong điều trị tiêu chảy. Thêm 2 nhúm bột quế vào ly sữa nóng. Tuy hơi khó uống nhưng nó sẽ giải quyết được bệnh tiêu chảy.
Chuối, cơm, táo, bánh mì nướng. Các loại thực phẩm này luôn được đề nghị nên ăn trong trường hợp bị tiêu chảy.
Hạ Yên

8 thực phẩm không cần bảo quản trong tủ lạnh

Có những thực phẩm không cần trữ lạnh, là bởi vì ở môi trường ngoài chúng sẽ có chất lượng tốt hơn. 
1. Bánh mỳ
Nếu bạn ghét ăn các khúc bánh mỳ khô và cứng ngoắc, hãy để chúng tránh xa tủ lạnh. Thay vì thế, hãy mua và dùng bánh mỳ mới ra lò. 
2. Tỏi
Bạn có biết tỏi có thể mọc mầm khi được giữ trong tủ lạnh. Thay vì thế hãy cất chúng trong ngăn tủ.
cachua-2331-1438241625.jpg
Cà chua là một trong những thực phẩm mà giữ ở môi trường bên ngoài lại tốt hơn trữ lạnh. Ảnh: Boldsky.
3. Mật ong
Đây là một trong những thực phẩm không cần trữ lạnh. Tính chất của mật ong có thể bị thay đổi nếu bạn bỏ chúng vào đó. 
4. Hành tây
Hành tây cần tránh xa môi trường ẩm, vì ẩm ướt có thể gây mốc cho chúng. 
5. Chuối
Chuối có thể chín nhanh ở môi trường bên ngoài hơn là trong điều kiện lạnh. Đây là thực phẩm không cần trữ lạnh. 
6. Các loại dầu
Chúng ta đều biết thực tế là dầu trở nên vón cục khi bị đông lạnh. Đặc biệt chúng sẽ đóng rắn trong mùa đông ngay cả khi giữ ở môi trường bên ngoài. 
7. Khoai tây
Khoai tây chứa tinh bột. Vì thế, chúng bị ảnh hưởng khi bạn đặt vào tủ lạnh. Hãy đặt chúng trong kệ bếp bình thường. 
8. Cà chua
Tốt hơn là giữ cà chua ở ngoài tủ lạnh vì nhiệt độ thấp khiến chúng mất hương vị và ít nước hơn. 
Thuận An (theo boldsky

Top thực phẩm để qua đêm rất hại cần tránh cho bé

Nhiều loại thức ăn để qua đêm không chỉ mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn sản sinh nhiều độc tố rất có hại.

Lối sống hiện đại bận rộn khiến nhiều bà mẹ có thói quen nấu một lần thật nhiều, sau đó đút đồ vào tủ lạnh cho con ăn dần. Tuy nhiên, có những nhóm thực phẩm để lâu, để qua đêm sẽ tạo điều kiện sinh ra chất độc hại, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Với các bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu ớt và chưa hoàn thiện, ăn nhiều loại đồ ăn trữ lâu sẽ dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những thực phẩm mẹ cần tránh để qua đêm:
Canh
Canh còn thừa để trong nồi inox, nồi nhôm dễ sinh ra phản ứng hóa học. Vì thế, nếu ăn không hết, mẹ nên đựng canh trong bát sứ, bát thủy tinh hoặc niêu đất rồi để tủ lạnh. Tốt nhất là các món canh nấu xong nên đổ ra bát ăn ngay trong một bữa.
Nộm, gỏi
Món nộm, gỏi chứa rất nhiều gia vị như dấm, ớt, đường,..., cực kì dễ lên men, để qua đêm dễ gây ngộ độc. (Ảnh minh họa)
Món nộm, gỏi chứa rất nhiều gia vị như dấm, ớt, đường,..., cực kì dễ lên men. Nếu để qua ngày hôm sau, kể cả trong tủ lạnh, loại đồ ăn này cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
Cá và hải sản
Cá rán và hải sản để qua đêm làm chất protein biến đổi, gây hại cho chức năng gan, thận.
Rau đã nấu
Do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù mẹ có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy, rau cũng là món không được để qua đêm.
Cá, hải sản hay rau nấu qua đêm đều sinh ra chất độc hại. (Ảnh minh họa)
Trứng luộc
Nếu lần đầu mẹ đã luộc chín trứng, bảo quản trong tủ lạnh thì lần sau, trước khi ăn đem ra luộc lại cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì chỉ cần với nhiệt độ từ 10 độ C trở lên, trong trứng sẽ có nhiều vi sinh vật phát triển, ăn vào rất có hại cho đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa non nớt, ăn trứng luộc để lâu không bảo quản tủ lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy.
Nước đun sôi để nguội quá lâu
Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi cao hơn trong nước lã. Hơn nữa nước sôi được đun đi đun lại và đun sôi lâu thì hàm lượng muối natri nitrit còn tăng lên rõ rệt. Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi sau 24 tiếng cao hơn nước mới đun sôi 1,3 lần. Vì thế, tốt nhất mẹ nên đun nước hôm nào uống hôm đó, cũng không nên uống nước đun sôi quá lâu.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ cũng là thực phẩm chứa rất nhiều loại nitrate. Sau khi được nấu chín và để lâu, các vi khuẩn sẽ phân giải, nitrate sẽ lại biến thành muối natri nitrite, gây ung thư.
(Theo Khám phá)