a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Mẹo bảo quản bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món ăn truyền thống của gia đình Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Mặc dù đây là loại bánh ngon nhưng lại rất dễ hỏng nếu để trong thời gian dài và không được bảo quản đúng cách.
Những mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản bánh chưng ngày Tết hiệu quả
Bánh chưng - món ăn truyền thống của gia đình Việt.
Do nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều, để ăn dài ngày trong dịp Tết rất dễ bị mốc. Nhưng vì tiếc của, phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy. Những cách nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế việc bánh chưng ngày tết chưa ăn đã hỏng.
Trong quá trình gói bánh
Chúng ta cần rửa thật sạch lá dong hoặt lựa chọn gói bằng lá dong đã luộc qua thì bánh chưng sẽ để được thời gian lâu hơn. Trong khi gói bánh, cần chú ý nếu gói bánh quá chặt tay thì gạo trong bánh sẽ không nở được hết, dẫn tới bánh bị cứng, nhân bánh sống hoặc lại gạo. Mặt khác, nếu gói quá lỏng tay thì bánh sẽ rất dễ ngấm nước dẫn tới nhạt bánh, bánh bị mềm và vô cùng nhanh mốc. Vì vậy, những ai có kinh nghiệm gói bánh sẽ gói bánh rất vừa tay, không quá lỏng mà cũng không quá chặt sao cho gạo nở dẻo và nhân bánh chín tới.
Luộc bánh chín kỹ hoàn toàn
Những mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản bánh chưng ngày Tết hiệu quả
Nếu bánh chưng ngày tết chưa dùng tới ngay rất dễ bị lại gạo (phần gạo trong bánh bị sống lại), khiến bánh bị khô cứng và rất dễ bị ẩm mốc. Để khắc phục tình trạng này bạn nên luộc bánh chưng sao cho bánh chính thật kỹ, điều này sẽ giúp bánh chưng mềm, dễ ăn và để bánh trong thời gian lâu hơn.
Ép bánh chưng thật chặt
Sau khi đưa bánh ra khỏi nồi luộc, bạn nên rửa bánh qua nước sạch cho hết nhựa, để ráo hoàn toàn. Xếp bánh thành nhiều tầng, lấy vật nặng đè lên trong vài giờ. Điều này sẽ đảm bảo lượng nước trong bánh sẽ bị đẩy ra hết, giúp bánh chắc mịn, tránh được ẩm mốc trong thời gian dài. Sau công đoạn ép bánh, bạn nên để bánh trong không gian khô ráo, thoáng mát để tránh bánh chưng bị ôi thiu, mốc khiến chất lượng bánh bị giảm.
Ngô Chức

Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Đối với người Việt thì mâm cỗ Tết từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền. Cùng tìm hiểu một số món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ của miền Nam.
Năm hết tết đến, người dân trên khắp mọi miền trên đất nước lại tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán 2016 trong tiết trời se lạnh. Những ngày cuối của năm âm lịch người người, nhà nhà lại bắt tay dọn dẹp nhà cửa, mua sắm để chuẩn bị chào đón năm mới.
Đối với người Việt thì mâm cỗ Tết từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền và ở mỗi vùng miền có địa lý, thói quen ăn uống khác nhau nên mâm cỗ ngày Tết cũng có các món ăn, cách bày khác nhau.
Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương chút nắng chút nóng, cộng thêm đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum sê nên mâm cỗ ngày Tết miền Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức.
Cùng tìm hiểu những món ngon nào thường hay xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam nhé.
1. Bánh tét
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Nếu như người miền Bắc không thiếu bánh chưng trong ngày tết thì với người miền Nam là bánh tét. Được gói thành đòn dài như người miền Trung, bánh tét miền Nam thường có hai loại nhân mặn và ngọt, được làm bằng đậu, thịt lợn hay nhân chuối, đậu xanh.
Người dân miền Nam bắt đầu gói bánh tét vào khoảng 10 ngày trước tết, bánh dùng để cúng ông bà, làm quà biếu tết. Trong ngày đầu năm, bánh tét là món ăn có mặt trong bữa cơm mừng năm mới, bên cạnh là đĩa tôm khô, củ kiệu ăn kèm.
2. Thịt kho trứng nước dừa
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Vào những ngày tết, hầu như các bà, các mẹ đều chuẩn bị cho gia đình mình một nồi thịt kho trứng đầy ắp trong nhà. Vào ngày giáp Tết, các bà nội trợ lo đi chợ từ sáng sớm, tìm mua những phần thịt ba rọi ngon nhất cùng với trứng vịt, nước dừa xiêm để chuẩn bị làm nồi thịt kho cho gia đình.
Chế biến món thịt kho tàu không khó, thịt ba rọi được thái thành từng phần lớn, ướp với các loại gia vị trong khoảng 30 phút. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm. Nồi thịt kho được đánh giá là thơm ngon và đẹp mắt khi nước trong nồi có màu vàng cánh gián đặc trưng.
3. Canh khổ qua dồn thịt
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Tuy là một món ăn bình dị, nhưng canh khổ qua dồn thịt chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh theo suy nghĩ của người miền Nam. Theo truyền thống, người dân ở đây ăn món này đầu năm để cầu mong mọi chuyện không may mắn trong năm cũ sẽ qua đi, một năm mới bình yên, hạnh phúc sẽ đến.
Ngoài là món ăn tâm linh, món canh khổ qua còn rất thích hợp trong thời tiết nắng ấm của miền Nam khi nó có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe.
4. Củ kiệu tôm khô
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Giống như dưa món của người miền Trung, củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô luôn xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam ngày tết. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng quá trình chuẩn bị khá công phu. Ngay từ giữa tháng chạp, các bà nội trợ đã lo đi chợ tết tìm mua củ kiệu về để muối chua cho gia đình.
Củ kiệu được ngâm với nước tro, làm sạch rễ và lá rồi phơi nắng cho vừa héo là được. Lấy một hũ keo sạch, cho củ kiệu vào, cứ một lớp kiệu một lớp đường rồi đậy kín nắp lại. Trong khoảng 10 ngày là củ kiệu tự lên men, có thể dùng được. Khi ăn món này, người dân miền Nam thường kèm theo một ít tôm khô để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.
5. Canh măng
Những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Một món ăn ngon cung cấp khá nhiều chất xơ và các vitamin cho cơ thể đó chính là món canh măng. Khác với canh măng ở miền Bắc được chế biến từ măng khô đã được ngâm mềm thì canh măng miền Nam lại được chế biến từ măng tươi. Thế nhưng, dù ở đâu thì canh măng vẫn mang một hương vị, một sắc thái riêng rất đậm đà và cuốn hút.
6. Chả giò
Và tất nhiên khi chúng ta điểm danh các món ngon ngày Tết miền Nam cũng giống như 2 miền còn lại của đất nước không thể thiếu sự góp mặt của chả giò, những miếng chả giò thơm ngon, giòn rụm và đặc biệt ngoài những món chả giò nhân mặn còn có sự góp mặt của món chả giò nhân hoa quả.
7. Gỏi gà xé phay
Gỏi gà xé phay món ăn với vị chua ngọt dịu mát, chế biến lại nhanh gọn, ngon và nhiều dinh dưỡng. Vừa ngon, vừa sang và đặc biệt không phải lo tăng cân hay ngán các món ăn từ thịt đâu nhé.
Bạch Dương (T.H)

Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh

Thịt om chuối là món ăn khá bình dị và quen thuộc. Tuy nhiên với mỗi cách chế biến khác nhau thì hương vị món ăn cũng sẽ khác nhau.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Nguyên liệu:
- 300 g thịt ba chỉ
- 3 quả chuối tiêu xanh
- 5 g bột nghệ hoặc 1 nhánh nghệ tươi lọc lấy nước cốt
- 1 củ hành hương băm nhỏ
- Một nắm lá lốt, tía tô thái sợi
- Một ít mẻ chua lọc lấy nước cốt
- Một ít muối hạt
- Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 1:
- Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn. Ướp thịt với bột nghệ, một ít nước mắm, hạt nêm, nước mẻ cho ngấm đều.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 2:
- Chuối tước vỏ, cắt chuối làm 3 khúc sau đó mỗi khúc chẻ làm 4. Ngâm chuối trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút sau đó rửa sạch hết nhựa chuối.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 3:
- Đun sôi một nồi nước với 2 thìa nước cốt mẻ, thêm chuối vào luộc sơ qua rồi vớt ra để ráo nước.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 4:
- Phi thơm hành hương trong chảo sau đó cho thịt đã ướp vào xào sơ qua. Tiếp tục cho chuối vào xào đồng thời thêm hạt nêm đảo chung cho ngấm gia vị. Thêm lượng nước vào xâm xấp mặt chuối và thịt. Sau đó bạn đun ở lửa nhỏ.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 5:
- Khi thịt và chuối đã chín và nước trong chảo cạn bớt và sánh lại thì bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi thêm lá lốt, tía tô đã thái sợi vào đảo đều rồi tắt bếp.
Đậm đà thịt ba chỉ om chuối xanh
Bước 6:
- Cho thịt om chuối ra đĩa và ăn nóng.
Theo Ngoisao.net

Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết

Thay vì phải đi mua khoai lang sấy dẻo và mứt chuối dẻo ở ngoài, bạn có thể tự tay làm những món ngon này cho gia đình đấy, vừa tiết kiệm lại vừa an tâm.
Mứt chuối sấy dẻo
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Nguyên liệu:
+ 10 quả chuối chín (ruột vẫn còn cứng) 
+ 100g đường
+ 2 thìa muối
+ 1 quả chanh
+ 1 bát nước lạnh
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 1:
Chuối bóc vỏ, ruột chuối vẫn còn cứng và trắng.
Cắt đôi quả chuối rồi bổ làm tư.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 2:
Ngâm chuối vào bát nước muối pha loãng trong 30 phút (làm chuối dẻo và bảo quản được lâu hơn).
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 3:
Sau khi ngâm chuối, bạn vớt chúng ra để khô trong 1 hoặc 2 ngày (có nắng hoặc nơi gió thoáng cũng được), nếu có lò sấy ta cho vào máy sấy cho chuối khô se hai mặt.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 4:
Sau khi sấy chuối, ướp chuối với đường, có thể cho 1 thìa cà phê bột nghệ để chuối trông vàng óng. Ướp trong 1 tiếng.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 5:
Cho chuối đã ướp vào chảo để sên thành mứt, khi chuối sôi ta cho nước chanh và vỏ chanh bào vào sẽ có mùi vị hấp dẫn hơn. Sên tiếp trong khoảng 10 phút đến khi nước đường sệt lại là được.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Tiêu đề
Gắp từng miếng mứt chuối ra phên để cho khô và săn dẻo lại. Bảo quản chuối trong lọ thủy tinh sạch.
Những miếng chuối vàng óng có vị chua thơm nhẹ của nước chanh và vỏ chanh vô cùng hấp dẫn và lạ miệng.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Khoai lang sấy dẻo
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Nguyên liệu
+ 1 kg khoai lang mật
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 1:
Rửa sạch khoai lang với nước muối, sau đó gọt vỏ khoai và rửa thêm với nước muối loãng lần thứ hai.
Cắt khoai lang thành những miếng theo chiều dài hay ngắn tùy thích với độ dầy là 3mm cho mỗi miếng khoai.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 2:
Cho những miếng khoai lang đã cắt vào xửng hấp trong 30 phút là khoai chín. Bản thân khoai lang dẻo đã có độ ngon ngọt rất ngon nên bạn không cần tẩm ướp gì thêm mà nên giữ hương vị tự nhiên của khoai.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 3:
Khoai chín ta để nguội rồi sau đó cho từng miếng khoai ra vỉ hoặc phên để phơi.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bước 4:
Cách phơi khoai dẻo rất đơn giản: có thể phơi trong một nắng là khoai đã khô hoặc phơi nơi có gió thoáng mát trong hai ngày là khoai cũng sẽ khô se mặt và dẻo lại rồi.
Cách sấy lò nướng: cho khoai đã hấp chín vào lò nướng với nhiệt độ 75 -100 độ Ctrong 2 tiếng là ta đã có mẻ khoai lang sấy dẻo thơm ngọt.
Bảo quản khoai trong hũ thủy tinh khô và sạch để ăn dần nha.
Mứt chuối và khoai lang sấy dẻo cực ngon đón Tết
Bài và ảnh: Thùy Anh