a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Câu chuyện chế ngự đại dịch đậu mùa lịch sử

Người ta đặt tên cho bệnh đậu mùa là “căn bệnh của quỷ”. Quá khứ nó từng là nỗi khiếp sợ của nhân loại vì dịch lây lan nhanh và số người tử vong cao, người sống sót thì bị tàn tật, biến dạng hoặc mù lòa. Vậy quá trình tìm kiếm thuốc trị bệnh này như thế nào? Hãy xem người ta dùng cách gì và ai là người đầu tiên tìm ra cách chế ngự căn bệnh này.
Hành trình chế ngự “virút của quỷ”
Bệnh đậu mùa được thừa nhận là một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại với thời gian tồn tại hàng ngàn năm.

Ngày 26/9/1977, nạn nhân cuối cùng của căn bệnh đậu mùa được phát hiện tại Mercca, Somalia. Sự kiện quan trọng này đã đánh dấu thành công của con người trong cuộc chiến bền bỉ hàng ngàn năm với virut đậu mùa. Để có được chiến công hiển hách đó, nhân loại phải cảm ơn vị “bác sĩ nửa mùa” Edward Jenner – người đề xướng phương pháp tiêm chủng “hiện đại” từ 181 năm trước đó.
Cuộc chiến với “căn bệnh của quỷ”
Bệnh đậu mùa được thừa nhận là một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Thời Trung cổ, hết vụ dịch này đến vụ dịch khác liên tiếp bùng nổ trên khắp các nước châu Âu. Khoảng 50% dân chúng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Những người sống sót thường phải chịu hậu quả nặng nề: mù lòa, tàn tật, biến dạng khuôn mặt vĩnh viễn.
Để chống lại những dịch bệnh truyền nhiễm này, ngay từ thời Thượng cổ, con người đã biết cách chủ động làm cho mình nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ để tránh không bị lây bệnh nặng từ người khác. Bởi khi đó người ta đã phát hiện ra rằng nếu ai từng mắc căn bệnh truyền nhiễm nào đó rồi thì hiếm khi mắc lại bệnh đó lần thứ hai.
Cách đây gần 1.000 năm, người Trung Quốc cũng đã biết lấy các vảy mụn trên người bị mắc bệnh đậu mùa ở thể nhẹ nghiền thành bột rồi thổi vào mũi người lành để phòng bệnh. Tại nhiều nước Trung Á, người ta dùng kim hút mủ từ các nốt đậu mùa của người bệnh rồi truyền vào da người khỏe mạnh…


Edward Jenner – Người chiến thắng bệnh đậu mùa. (Ảnh: Internet)
Đến năm 1796, Edward Jenner – một người xuất thân từ nhân viên học việc trong một phòng khám ngoại khoa đã nghĩ ra cách dùng mủ nốt đậu bò thay thế cho mủ nốt đậu người và đề xuất phương pháp tiêm chủng “an toàn” có thể phòng được bệnh đậu mùa, mặc dù lúc đó con người chưa hề biết căn nguyên gây bệnh là một loài virut. Phương pháp của Jenner sau đó đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới để rồi tiến tới xóa sổ hoàn toàn căn bệnh của quỷ này trên trái đất.
Người có công đầu
Edward Jenner chào đời ngày 17/5/1749 tại thị trấn Berkeley, quận Gloucester, miền Tây Nam nước Anh. Năm 14 tuổi cậu bé Jenner được gửi đến Sudbury gần Bristol để theo học việc thầy thuốc ngoại khoa Daniel Ludlow. Trong thời gian học việc, cậu nghe một người phụ nữ vắt sữa bò nói rằng người mắc bệnh đậu bò sẽ không bao giờ mắc bệnh đậu mùa nữa.
Khi ấy, thầy của Jenner chỉ mỉm cười và không lưu tâm gì đến câu chuyện này, cho rằng đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc là sự mê tín của nhiều nông dân miền quê. Đối với Jenner, mặc dù chuyện này không gây ấn tượng mạnh mẽ nhưng vẫn còn đọng lại trong ký ức ông.
Năm 21 tuổi, Jenner chuyển đến London học tại bệnh viện St.Georges. May mắn thay, anh được nhận làm học trò phụ việc cho thầy thuốc ngoại khoa danh tiếng nhất thủ đô – John Hunter. Sau 2 năm học việc, Jenner rời London trở về quê hành nghề khám chữa bệnh cho bà con nông dân trong vùng.
Một lần đi khám bệnh, Jenner nghe một cụ già kể chuyện: “Tôi làm nghề vắt sữa bò nên đã mắc bệnh đậu bò, chỉ còn lại vài vết sẹo mờ nhạt trên tay và chẳng bao giờ tôi mắc bệnh đậu mùa nữa”. Jenner nhớ lại câu chuyện tương tự đã từng nghe tại Sudbury và tự hỏi: “Liệu có thể dùng mủ đậu bò để chống đậu mùa được không? Cách này có hiệu quả và an toàn hơn cách dùng mủ của chính người mắc bệnh đậu mùa như người xưa từng làm không?
Jenner quyết định viết thư cho thầy Hunter thổ lộ nỗi băn khoăn của mình. “Đừng suy nghĩ nhiều, hãy bắt tay vào thử nghiệm đi”, câu trả lời dứt khoát của thầy Hunter đã thúc đẩy Jenner lao vào công việc.

Edward Jenner tiến hành chủng ngừa virut đậu mùa cho cậu bé 8 tuổi. (Ảnh: Internet)
Qua những quan sát tinh tế, phân tích tỉ mỉ rồi kiên nhẫn thử nghiệm, Jenner nhận thấy rằng chủ động gây bệnh đậu bò có thể phòng được bệnh đậu mùa cho người. Ngày 14/5/1796, cơ hội đã đến. Cô Sarah Nelmes làm nghề vắt sữa bò bị mắc bệnh đậu bò và trên bàn tay có những nốt mủ nhỏ.
Jenner thận trọng trích lấy một ít dịch mủ rồi nhỏ lên vết rạch dài khoảng 1cm trên cánh tay cậu bé trai 8 tuổi James Phipps. Bảy ngày sau James nổi hạch, sốt rồi hồi phục hoàn toàn. Chỗ da chủng ngừa chỉ để lại vết sẹo mờ nhạt. Tiếp theo, ngày 1/7, Jenner lấy mủ của người mắc bệnh đậu mùa chích cho James rồi chờ đợi.
Đúng như ông dự đoán, không một điều gì xảy ra. Nhưng vẫn chưa yên tâm, Jenner tiếp tục thử nghiệm trên 23 trường hợp nữa và đều thành công. Phương pháp của Jenner được gọi là vaccination (từ tiếng Latinh: Vacca nghĩa là bò cái và vaccainae nghĩa là bệnh đậu bò), tức là sử dụng virut sống độc lực yếu hơn tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại virut độc lực mạnh hơn.
Năm 1796, Jenner công bố kết quả nghiên cứu tại Hội Hoàng gia, tuy nhiên tổ chức khoa học uy tín nhất nước Anh này đã tiếp nhận kết quả trên một cách thờ ơ và hờ hững.
Jenner trở về Berkeley lại vùi đầu vào chú thích, ghi chép và hoàn tất bản thảo“Nghiên cứu căn nguyên và hiệu quả của tiêm chủng đậu mùa”. Ít lâu sau, cuốn sách của Jenner được phát hành và gây nên một cuộc tranh luận dữ dội. Nhiều người phản đối và buộc tội Jenner. Có lẽ họ quá tin vào những lời đồn đại kiểu như: “Những người được tiêm chủng sẽ mọc sừng, tiếng kêu như bò rống, lông lá mọc khắp người…”.
Thế nhưng, chính những trận dịch liên tiếp xảy ra sau đó đã vô tình “ủng hộ” ông. Một số người vì sợ nhiễm bệnh đã “liều mạng” áp dụng phương pháp của ông, không ngờ kết quả đạt được ngoài mong đợi, đa số họ đều tránh được sự lây lan của bệnh. Từ đó, phương pháp tiêm chủng đậu mùa dần lan rộng khắp nơi. Năm 1802, Ủy ban phòng chống bệnh đậu mùa được thành lập tại London và Jenner được bầu làm chủ tịch.
Đến năm 1967, bệnh đậu mùa – tai ương khủng khiếp của nhân loại – đã được chế ngự, chỉ 31 nước còn lưu hành các vụ dịch đậu mùa. Tổ chức Y tế Thế giới phát động chiến dịch thanh toán bệnh đậu mùa rộng khắp. Và nạn nhân cuối cùng của bệnh này được ghi nhận tại Mercca, Somalia ngày 26/10/1977. Sau 2 năm giám sát, ngày 9/12/1979, Ủy ban Thanh toán  bệnh đậu mùa xác nhận bệnh này không còn tồn tại trên trái đất và tháng 5/1980, sự kiện này được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công bố.
Vào một ngày rét buốt tháng 1/1823, Jenner đột ngột qua đời vì tai biến mạch máu não, lúc đó ông vừa tròn 74 tuổi, để lại cho nhân loại lòng biết ơn to lớn bởi những gì ông đã cống hiến cho cuộc đời.
Theo tinhhoa

Các phi tần trong hậu cung nhà Thanh

Các phi tần trong thời nhà Thanh có một cuộc sống thầm lặng, họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn. Do không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh.
Các phi tần chốn hậu cung thời nhà Thanh
Phụ nữ trong hậu cung nhà Thanh rất coi trọng làm đẹp nhưng bị hạn chế vận động, do đó cơ thể hay ốm yếu bệnh tật.


Theo People, chốn thâm cung như một chiếc lồng chim lớn, trong đó phạm vi hoạt động của các phi tần bị giới hạn rất nhiều. Họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn, không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh. Vì vậy, họ thường làm bạn với thuốc thang để bồi bổ sức khỏe.
Việc cưỡi lừa để đi lại rất hiếm gặp đối với phụ nữ trong hậu cung triều Thanh (1616-1912).

“Đẹp” trở thành một trong những điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của phi tần nhà Thanh. Họ không chỉ chú trọng vẻ đẹp dung nhan mà còn chăm chút tới vẻ đẹp trang phục.
Mỗi ngày họ đều dành nhiều thời gian để rửa mặt bằng nước ấm, đắp mặt nạ, dùng phấn Dương Châu, son Tô Châu và nước hoa hồng tự chế để làm đẹp. Họ cũng rất chăm chút sức khỏe răng miệng, dùng cao đánh răng bằng thuốc đông y, cũng như bàn chải đánh răng.


Cuộc sống nhàn hạ nhưng sự cô đơn giống như thuốc độc. Phụ nữ trong cung thường lấy việc hút thuốc, đánh bài, thêu thùa để giết thời gian.
 

Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải cô gái nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.
Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8. 

Việc chụp ảnh cùng với người ngoại quốc cũng chỉ phụ nữ địa vị cao trong cung mới có cơ hội.

Nữ giới hậu cung nhà Thanh được tuyển chọn từ “Kỳ nữ” thuộc Bát Kỳ Mãn Châu – Mông Cổ – Hán Tộc (một chế độ quân sự đặc biệt thời Mãn Thanh) để duy trì huyết thống nội bộ, đồng thời bảo đảm luôn có đủ “tú nữ” cho hoàng đế. Kỳ nữ từ 13 đến 17 tuổi, chưa kết hôn đều phải ứng tuyển. 
 

Bộ Hộ (có chức năng như Bộ Tài chính) sẽ lưu danh sách những cô gái được tuyển chọn làm tú nữ để hoàng đế tuyển chọn phi tần sau này hoặc ép gả cho hoàng tử, hoàng thân. Khi hoàng đế tới tuổi thành hôn, các tú nữ này sẽ được rà soát lại để chọn làm hoàng hậu và phi tần.
Theo Vnexpress