a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

3 động tác cải thiện thị lực: Người mắt cận thì đừng bỏ qua!

Không chỉ tốt cho những người mắt cận, bài tập này còn rất hữu ích với người phải làm việc thường xuyên với sách vở hoặc máy tính đó!

Mắt cận rất dễ tăng phẩy nếu chúng ta không biết chăm sóc đôi mắt đúng cách. Ngoài các việc cần thiết phải làm tốt cho mắt như có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất tốt cho mắt, ngủ đủ giấc, các bạn cũng nên tập luyện cho đôi mắt bằng các bài tập "luyện mắt". 
3 động tác cải thiện thị lực: Người mắt cận thì đừng bỏ qua! - Ảnh 1.
Người mắt cận lại càng phải chú ý chăm sóc mắt, nếu không muốn mắc chứng cận thị lệch gây hỏng hẳn 1 bên mắt.
Dưới đây là một trong những bài tập khá phổ biến. Bài tập cho mắt này là phương pháp của Tôn Tư Mạc, một danh y thời Đường và vẫn được áp dụng đến ngày nay. Để giảm cận thị thì ngoài chế độ ăn uống giàu vitmain A, bạn cũng cần cho mắt thư giãn thường xuyên với cách thao tác massage nhẹ nhàng. Hãy cùng tham khảo nhé!

Động tác 1: Thư giãn và làm dịu đôi mắt

- Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để làm ấm.
- Áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt.
- Giữ nguyên trong khoảng 10 giây.
- Lặp lại 3 lần.

Động tác 2: Làm giãn cơ mắt, chống mỏi mắt
- Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để làm ấm (tương tự bước 1).
- Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ rồi lại đảo theo chiều ngược lại.
- Lặp lại 36 vòng.
- Lưu ý: không nên đảo mắt quá nhanh, ưu tiên chất lượng hơn số lượng.

Động tác 3: Giúp máu lưu thông tốt hơn
- Đặt tay vào lần lượt 4 điểm xung quanh mắt.
- Ở mỗi điểm, dừng lại và massage trong vòng 5 giây.
- Lặp lại 36 lần.
Áp dụng bài tập này thường xuyên không chỉ giúp đôi mắt giảm mệt mỏi, thư giãn mà còn có khả năng chống cận, thậm chí cải thiện thị lực nữa đó!
Nguồn: Mimi The Strawberry

Những bộ phận cần tuyệt đối giữ ấm trong những ngày thời tiết trở lạnh

Cơ thể không được giữ ấm trong những ngày lạnh sẽ dễ gây ra những vấn đề về sức khỏe. Những bộ phận sau đây cần đặc biệt chú ý bởi nếu chúng bị nhiễm lạnh sẽ gây hại cho cơ thể đấy!

Bàn chân
Bàn chân là bộ phận rất nhạy cảm và dễ nhiễm lạnh khi thời tiết vào đông. Khi chúng bị lạnh thường gây ra các triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài, buốt chân, cảm lạnh…Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và giảm sức đề kháng của cơ thể.
Lúc này, các loại vớ bằng cotton hay bông sẽ rất có ích trong việc giữ ấm đôi bàn chân. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân vào nước ấm sau mỗi khi ra ngoài về để chúng không bị nhiễm lạnh. Một lưu ý nhỏ nữa là bạn nên tránh để chân tiếp xúc với nước mưa trong những ngày thời tiết giao mùa này nhé!
Những bộ phận cần tuyệt đối giữ ấm trong những ngày thời tiết trở lạnh - Ảnh 1.
Cổ
Những ngày đầu đông sẽ khiến cơ thể khó có thể thích nghi ngay với nhiệt độ bên ngoài. Khi đó, những bộ phận dễ bị ảnh hưởng như cổ cần được chú ý đặc biệt. Thói quen để hở cổ khi trời lạnh sẽ làm bạn dễ mắc phải các chứng bệnh về hô hấp như: ho, viêm họng,…Do đó, bạn nên lựa chọn những chiếc áo cao cổ hay khăn quàng để giữ ấm chúng mỗi khi ra ngoài. Một tách trà với mật ong lúc này sẽ giúp bạn vừa giữ ấm cơ thể từ bên trong vừa ngăn ngừa các chứng bệnh trên nữa đấy!
Mũi và miệng
Các căn bệnh về hô hấp như: viêm xoang, xổ mũi,…thường tái phát mỗi khi trời trở lạnh. Nếu để mũi tiếp xúc với gió lạnh liên tục sẽ làm những chứng bệnh trên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thói quen này cũng có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề về hô hấp khác. Hãy nhớ luôn mang theo khẩu trang để che kín miệng và mũi trước khi ra ngoài để ngăn ngừa những tình trạng trên. Một mẹo nhỏ là hãy xoa nóng hai bàn tay và xoa dọc hai bên cánh mũi khoảng 1 phút sẽ giúp bạn xoa dịu tình trạng lạnh hay ngạt mũi đó!
Những bộ phận cần tuyệt đối giữ ấm trong những ngày thời tiết trở lạnh - Ảnh 2.
Đầu và tai
Đầu là một trong những bộ phận quan trọng nhất luôn cần được giữ ấm khi trời lạnh. Nếu không giữ ấm chúng bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng buốt hay đau đầu. Lâu dần, những triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn và gây ra chứng đau đầu mãn tính. Kèm theo đó, nếu để tai bị nhiễm lạnh thì đây cũng chính là nguyên nhân gián tiếp gây ra chứng đau đầu nữa đấy. Đừng quên chuẩn bị ngay những chiếc mũ len để giữ ấm cả hai bộ phận trên ngay thôi!
Bụng
Trong những ngày trời lạnh bạn nên hạn chế để bụng phải tiếp xúc trực tiếp với gió. Bởi chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như: lạnh bụng, đi ngoài hay cảm mạo. Một gợi ý nhỏ là bạn có thể thêm vào bữa ăn những thực phẩm có tác dụng làm ấm cơ thể từ bên trong. Bạn cũng nên sử dụng các món ăn và đồ uống ấm nóng để cơ thể không bị lạnh nhé!
Những bộ phận cần tuyệt đối giữ ấm trong những ngày thời tiết trở lạnh - Ảnh 3.
Lưu ý để giữ sức khỏe tốt hơn trong những ngày lạnh:
- Thường xuyên tập các bài tập nhỏ để vận động các khớp và làm ấm cơ thể.
- Nên mặc quần áo giữ nhiệt bên trong rồi mặc thêm áo ra ngoài, tránh mặc quá nhiều áo gây cộm và thấm ngược mồ hôi vào cơ thể.
- Dùng đồ uống nóng trong ngày để tránh gây lạnh bụng.
- Luôn mang theo ô hay áo mưa để đề phòng những cơn mưa bất chợt.
Nguồn: Tổng hợp