Cổ nhân thường nói: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, con
người sinh ra ai cũng đều mang trong mình cái bản tính lương thiện đó. Vậy nên,
đừng đắn đo khi làm một người tốt, vì đó mới chính là con người chân thật của bạn!
Có một ngày bạn đột nhiên
phát hiện, khi bạn tốt, đối với người khác mà nói tựa như một viên kẹo ngọt, ăn
hết là hết rồi.
Nhưng khi bạn không tốt,
tựa như một vết sẹo để lại, nó sẽ vĩnh viễn tồn tại, đây chính là bản tính con
người.
Nếu có người, chỉ vì một
điểm tốt của bạn, mà bỏ qua tất cả những điểm không tốt, thì đó chính là người
mà bạn nên trân trọng. Bởi vì đại đa số con người ta, chỉ vì một điểm không tốt
của bạn, mà có thể quên đi tất cả những điểm tốt mà bạn có.
Trên cuộc đời
này, ai cũng sẽ trưởng thành sau vấp ngã, kiên cường sau khi rơi lệ…
Đời người, nói cho cùng:
Trăm mùi vị tự
mình phải nếm trải
Bao khổ đau chính
mình phải đương đầu
Gió mưa rơi rụng
chính mình phải che chắn
Dùng cái tâm háo
hức say mê để làm việc, dùng cái tâm hàm ơn để làm người.
Có tiền, làm chuyện
tốt, không tiền, làm người tốt
Cuộc sống chính là như vậy…
Không một lần vấp ngã, làm sao biết ai sẽ đỡ bạn
dậy?
Không một lần gặp sự cố, một lần rơi rớt, thì sao biết được ai sẽ
ra tay giúp đỡ bạn đây?
Nhờ vả người khác
giúp đỡ, giống như nuốt thanh kiếm ba thước.
Dựa vào người
khác giống như đi trên chín tầng mây.
Người với người
không phải đều sẽ có tín nhiệm. Tâm cùng tâm, không phải đều thực lòng gửi gắm.
Giúp người khi gặp
hoạn nạn vĩnh viễn sẽ như dệt hoa trên gấm, là nghĩa cử cao đẹp nhất, cũng
chính là bản tính chân thật của con người.
Tuệ Tâm, theo
Cmoney
Đi coi mắt tìm vợ cho
con
Tôi thường lắng nghe
những cuộc nói chuyện giữa Má và bà về chuyện đời. Một trong nhiều câu chuyện
làm tôi thích thú là cách thức bà ngoại đi coi mắt tìm vợ cho cậu út.
Theo bà, để có một người
vợ tốt về mọi mặt cho con trai mình, trước nhất là phải tìm hiểu về bà mẹ của
đứa dâu tương lai, bởi vì “mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng”. Theo bà trong
bất cứ gia đình nào, từ giàu sang đến nghèo hèn, từ có ăn học đến ít học, từ
chức quyền đến dân dã, con gái vẫn là rập khuôn người mẹ vì nhận được giáo dục
gia đình trực tiếp từ mẹ. Nhìn mẹ thì biết con, nhìn con thì biết bà mẹ ra sao.
Bà ngoại kể lại kinh
nghiệm của bà về phương pháp đi tìm dâu, tức đi “coi mắt tìm vợ” cho những cậu
của tôi. Ngày xưa, đi tìm dâu thường phải qua trung gian là người quen nhiều
tín nhiệm làm “mai mối”, một hình thức như “cò hôn nhân” ngày nay. Bà ngoại
không tin lắm về lời quảng cáo của bà mai, bởi vì “Trên đời có 4 cái ngu, làm
mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu“; không ai dại làm cái ngu nhất mà không có lợi
lộc gì cho mình.
Cậu Út 28 tuổi có quen
một cô gái tuổi 23 ở vùng Sa Đéc, cũng không xa Nha Mân lắm là quê hương của bà
ngoại. Cậu Út nói cô ta đẹp, thùy mị và muốn bà ngoại chấp thuận để đi tới hôn
nhân. Bà ngoại cũng không khó lắm về việc chọn vợ cho con trai một khi cậu đã
chọn trước, ngoại sẽ đồng ý nếu cô ta có đủ tiêu chuẩn tối thiểu cho một gia
đình hạnh phúc. Cậu mô tả là gia đình cô ta thuộc loại hơn trung bình, cha mẹ
sống nhờ ruộng vườn khá rộng lớn trong làng, cô ta được ra tỉnh ăn học và hiện
làm cô giáo của một trường trung học quận ở Nha Mân. Bà ngoại hỏi về việc quán
xuyến gia đình cô ta có biết không. Cậu cười trả lời “Làm sao con biết được,
lấy nhau rồi sau mới biết”. Bà ngoại trả lời “Thôi được rồi, chuyện đó tao lo”.
Bà giảng cho cậu biết sự quan trọng của tính quán xuyến trong gia đình, “giàu
nhờ bạn, sang nhờ vợ”, “Đằng sau sự thành công của đàn ông luôn luôn có bóng
dáng của phụ nữ”, chính người vợ giúp chồng làm nên sự nghiệp, “chồng như cái
đăng, vợ như cái đó”, đăng lùa được cá, nhưng đó lủng rách thì cá chui lọt đi
hết còn đâu sự nghiệp, v.v.
Cậu út dàn xếp ngày bà
ngoại đến làm quen gia đình cô ta. Bà dẫn má đi theo. Bà dặn má những gì cần
quan sát để giúp bà. Về cô gái, bà nói là “sắc đẹp” không bằng “cái duyên”, nếu
có cả hai thì lý tưởng, nếu chỉ có một thì phải chọn “cái duyên”, bởi vì có
nhiều người đẹp mà vô duyên, lảng nhách, thì chẳng tích sự gì. Về hình dáng thì
chọn “Lưng dài vai tròn” là biết nuôi chồng nuôi con (Vượng phu ích tử), “da
mịn, mặt sáng láng, mũi cao, lỗ mũi kín ” sinh con thông minh, giúp chồng thăng
tiến, giữ tiền làm giàu cho chồng “trán thẳng mày thanh” là đàn bà phúc hậu.
Ngoại còn dặn chớ chọn “lưỡng quyền cao, mũi nhỏ” là số sát phu, “mặt chỗ lép
chỗ nhọn” làm chồng con sạt nghiệp, “mũi nhỏ mặt bạnh” thì đa dâm, “miệng rộng
mồm méo” thì chồng con khổ cực, “mặt lớn mà lép” thì không có phước đức cho
chồng con, “mũi tẹt mặt lớn” thì chồng con phá sản, “trán lép mỏ nhọn” thì ăn
nói điêu ngoa, lộng ngôn, v.v.
Ngoại còn dặn là không
những quan sát cô gái, mà cũng phải quan sát ở người mẹ với những đặc tính lộ
diện nói trên, đặc biệt quan sát cách ăn nói có được đoan trang không, có nói
hớt với chồng, v.v.
Về tính quán xuyến,
ngoại dặn má quan sát dùm chuyện nhà cửa nhất là cái nhà bếp. Ngoại bảo đồ đạt
sang trọng đắc tiền không quan trọng mà quan trọng là biết cách trang trí, chỗ
nào phải thứ gì thích hợp, màu sắc có đi đôi với thiết kế trong nhà không, dầu
nhà nghèo với vật dụng thô sơ nhưng nhìn cách trang trí thì biết gia chủ thuộc
hạng người nào.
Bà dặn má là trong lúc
ngoại nói chuyện với bà mẹ, má tìm cách theo cô gái xuống bếp để xem cái bếp như
thế nào. Như ngoại nói, không phải nhà bếp được trang bị sang trọng là thuộc
giới cao sang, mà phải xem cách họ sắp xếp có đẹp mắt hợp lý không, có gọn gàng
sạch sẻ không. Nhìn cái bồn rửa chén còn chén bát ngâm ở đó không, nhìn tấm
thớt có được khô sạch không, nhìn cái tủ chén có ngăn nắp không, cái thùng rác
như thế nào, nền nhà có dơ có rác không, v.v.
Ngoại còn dặn má giả bộ
không biết nấu món này món nọ, hỏỉ thử cô gái cách nấu xem cô ta có biết nguyên
tắc căn bản nấu ăn không. Ngoại nói, hầu hết thiếu nữ đi học dĩ nhiên không
rành nấu bếp theo từng món, nhưng nếu được người mẹ dạy nguyên tắc căn bản nấu
ăn, thì với học thức sẵn có, cô ta sẽ nấu ăn hoàn hảo khi có thì giờ sau này.
Hoặc sau này, có người giúp việc người vợ phải biết quán xuyến trông chừng
người giúp việc nấu ăn không qua được mặt mình.
Đó là những bí quyết tối
thiểu để đi “coi mắt” tìm con dâu ở thời bà ngoại.