Đằng sau những món ăn, thức uống đắt đỏ nhất thế giới này chứa đựng những câu chuyện thú vị. Trong đó, có những chuyện làm người ta cảm thấy hứng thú nhưng cũng có những điều khiến người ta xót xa.
1. Cà phê chồn hảo hạng
Cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là loại cà phê độc đáo và đắt đỏ nhất thế giới. Khởi nguồn của loại cà phê “có một không hai” này là Indonesia. Địa điểm được các đại gia đến thưởng thức cà phê chồn hảo hạng nhiều nhất tại đất nước này là khu trồng trọt Wedang Sari.
Khi đến Wedang Sari bạn có thể đi dạo quanh những khu vườn trồng đủ loại cây, trái như ca cao, gừng, sả… Tất cả chúng được trồng với một lý do duy nhất là sẽ được chiết xuất, bổ sung hương vị cho những tách cà phê của khách.
Loại cà phê đắt đỏ nhất thế giới.
Vào thời kỳ thực dân Hà Lan đô hộ Indonesia, người Hà Lan nhận thấy món lợi từ cà phê nên ra sắc lệnh cấm người dân địa phương tự thu hoạch cà phê. Tuy nhiên, người dân đã tìm các cách “qua mặt” sắc lệnh này. Họ cho cầy vòi hương ăn hạt cà phê rồi lấy chất thải từ phân của chúng để chế biến. Họ cũng không thể ngờ, với cách này, hương vị của cà phê lại tăng lên gấp bội.
Về sau, "chiêu trò" này được nhiều nước khác trên thế giới sử dụng. Do nhiều nước không có loài cầy này nên họ chuyển đổi loài vật thành chồn. Tuy nhiên, cà phê loài cầy vòi hương ăn rồi được người dân bản địa pha chế vẫn ngon hơn so với cà phê được loài chồn ăn. Mặc dù vậy, mọi người vẫn quen gọi loại cà phê đắt giá này là cà phê chồn.
Cà phê được "thải" từ loài cầy có hương vị đặc biệt hơn so với loài chồn. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường quen miệng cho rằng, loại cà phê đắt giá này là cà phê chồn
Cà phê chồn Kopi Lawak là loại hiếm nhất thế giới, có giá dao động từ 100 đến 600 USD. Chỉ một cốc cà phê cũng có giá lên đến 50 USD (hơn 1 triệu đồng).
Sushi cá ngừ vây xanh
Cá ngừ vây xanh được tìm thấy chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thỉnh thoảng, loại cá này cũng xuất hiện tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Trưởng thành, nó có thể nặng lên đến 450 kg. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cá ngừ vây xanh có nguồn dinh dưỡng rất lớn, có lợi cho sức khỏe.
Một con cá ngừ vây xanh có giá tầm 40 tỉ đồng.
Trước đây, cá ngừ vây xanh được làm thức ăn cho chó mèo, nhưng về sau lại có giá cao ngất ngưỡng.
Một điều khá thú vị, vào thập niên 60, mọi người không quan tâm nhiều đến loại cá này. Mọi người cho rằng, loài cá này có quá nhiều chất béo, nhiều dầu, nấu lên vị nhạt nhẽo nên được dùng làm thức ăn cho chó, mèo. Tuy nhiên, về sau, loài cá này được người Nhật Bản chế biến thành sushi thì lại được đẩy giá trị lên cao gấp bội. Thậm chí, cá ngừ vây xanh giờ đã trở thành một trong những nguyên liệu đắt giá hàng đầu thế giới. Có thời điểm, giá mỗi con cá này lên đến 1,76 triệu USD (tương đương gần 40 tỉ đồng).
Gan ngỗng béo
Gan ngỗng béo hay còn gọi là Foie Gras là tinh túy hàng đầu của ẩm thực Pháp. Nó quý giá đến mức người Pháp ghi vào luật pháp rằng: “Gan ngỗng béo là di sản văn hóa và ẩm thực được nước Pháp bảo vệ”.
Người nuôi vỗ béo, nhồi cho ngỗng ăn quá mức để có bộ gan “khổng lồ”. Để có những lá gan chất lượng tốt, mỗi con ngỗng sẽ bị banh miệng, nhét ống kim loại vào sâu trong cổ và bơm vào hơn 2 kg ngũ cốc. Hành động này được lặp đi lặp lại từ 2 đến 4 lần trong ngày.
Để có những chiếc gan đặc biệt, chú ngỗng bị hành hạ mỗi ngày.
Sau quá trình lâu dài, các con ngỗng được vỗ béo bằng cách này có lá gan gấp 10 lần so với ngỗng bình thường. Tuy nhiên, lá gan quá lớn có thể sẽ đè vào phổi khiến chúng chết. Trong trường hợp ngỗng quá mập cũng dẫn đến tình trạng gãy chân. Rất nhiều con ngỗng do bị ép ăn quá mức đã dẫn đến tình trạng bị điên hoặc cắn lẫn nhau dẫn dến bị thương. Chính cách vỗ béo tàn nhẫn khiến món ăn này vừa được giới nhà giàu ưa chuộng lại vừa bị dư luận lên án mạnh mẽ.
Công nghệ vỗ béo vô nhân tính...
Gan ngỗng béo có vị hoàn toàn khác với gan ngỗng thông thường. Nó có cấu trúc mềm mại như lụa, vị béo ngậy nhưng rất tinh tế. Nó được chế biến ở dạng nguyên bản hoặc dùng làm pate, hoặc món tráng miệng.
Loại thức ăn này được xem là món ăn sành điệu, dành cho những dịp sang trọng của giới đại gia. Nó được đánh giá là món ăn đắt giá nhất nước Pháp và nằm trong top món ăn đắt đỏ nhất thế giới.
Súp vi cá mập
Loại súp này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó được mệnh danh là thức ăn được dát vàng. Theo một số khảo sát, cá mập được xem là loại thức ăn được săn đón nhiều nhất. Trong đó, vi cá mập lại được săn gấp 100 lần thịt. Thịt của nó được xếp vào loại đắt đỏ nhất thế giới với 8,8 triệu đồng/kg. Riêng súp vi cá mập có giá khoảng 1,5 đến 3 triệu đồng một bát nhỏ.
Mỗi tô súp vi cá mập có giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng.
Sở dĩ vi cá mập có giá đắt đỏ là do có giá trị chất đạm cao, được đồn đại chữa trị tốt các bệnh ung thư, bệnh về mắt và xương khớp. Với lời đồn đại này, nhu cầu người sử dụng tăng cao đã đẩy giá thành nó lên cao ngất ngưởng.
Nhiều chuyên gia khoa học từng cảnh báo vi cá mập có thể gây hại cho sức khỏe.
Giới khoa học nhiều lần cảnh báo vi cá mập có thể gây hại cho sức khỏe vì chứa một lượng lớn thủy ngân do ô nhiễm nước trong các đại dương, cơ thể cá mập có nồng độ thủy ngân cao hơn phần lớn động vật biển khác nhưng trên thực tế, món súp vi cá mập vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt với người sành ăn.
Duy Ngọc - Thethaovanhoa.vn
Bữa
tiệc trị giá 400.000 lượng vàng
độc
nhất vô nhị trong lịch sử
Bữa tiệc Tết xuân 1874
tiêu tốn gần 400 nghìn lượng vàng.
Trong nhiều món ăn, có
7 món độc đáo Từ Hy Thái Hậu dùng để chiêu đãi quan khách khiến không ít người
rùng mình ghê sợ. Thực khách gồm 400 người, thực đơn có 140 món, tiệc khai đúng
12 giờ đêm giao thừa năm 1874, kéo dài cho đến giờ Tý đêm mồng 7 tết.
Chi phí bữa đại tiệc
hết 98 triệu hoa viên Trung Quốc, tương đương 374 ngàn lượng vàng, được chuẩn
bị trước 11 tháng 6 ngày, cần đến 1750 người phục dịch. Ngay từ rằm tháng 2 năm
Quý Dậu (1873), mỗi tỉnh Trung Quốc được lệnh cử 10 đầu bếp xuất sắc nhất về
kinh đô hội ý thảo thực đơn. Sau gần hai tháng hội ý, các đầu bếp đã thống nhất
một thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt. Trong 7 ngày đêm
yến tiệc ấy, mỗi ngày chỉ dùng 1 món.
Quan khách nhận được thiệp mời từ 23 tháng Chạp năm Quý Dậu (1873), gồm 212 vị trong phái đoàn 8 nước liên minh nước ngoài cùng 188 công thần được tuyển chọn của triều Thanh.
Đêm 30 Tết, tất cả khách mời tề tựu tại Duy An Cung, cùng lúc ấy, Từ Hy Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở Tôn Long Miếu. Sau ba hồi chiêng trống long phụng vang lên là hồi khánh ngọc báo tin Thái Hậu xuất cung.
Quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu – nơi Tây Thái Hậu ngự – do 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Lý Hồng Chương khom mình tới vén rèm long kiệu. Thái Hậu Từ Hy khẽ lách mình ra, gật chào quan khách.
Quan khách nhận được thiệp mời từ 23 tháng Chạp năm Quý Dậu (1873), gồm 212 vị trong phái đoàn 8 nước liên minh nước ngoài cùng 188 công thần được tuyển chọn của triều Thanh.
Đêm 30 Tết, tất cả khách mời tề tựu tại Duy An Cung, cùng lúc ấy, Từ Hy Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở Tôn Long Miếu. Sau ba hồi chiêng trống long phụng vang lên là hồi khánh ngọc báo tin Thái Hậu xuất cung.
Quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu – nơi Tây Thái Hậu ngự – do 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Lý Hồng Chương khom mình tới vén rèm long kiệu. Thái Hậu Từ Hy khẽ lách mình ra, gật chào quan khách.
Chân dung người đàn bà quyền lực
Từ Hy Thái hậu (đứng giữa).
Cỏ Phương Chi
Cỏ này mọc trên đá ở núi Thái Hàng, tương truyền cỏ chỉ mọc vào năm nhuận, đúng ngày rằm Trung thu và sống trong vòng 1 – 1,5 tháng ngắn ngủi. Muốn lấy được cỏ, đêm trước Trung thu phải dắt lên núi một con ngựa đực màu trắng. Mặt trời vừa mọc, dắt ngựa đến ăn cỏ, ngựa ăn xong, chém chết ngay, sau đó mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô.
Cỏ Phương Chi có tính mát, trong bữa tiệc Xuân được nấu chung với long tu (râu rồng) khiến người ăn cảm thấy sảng khoái tinh thần, trừ bỏ mệt mỏi.
Cỏ này mọc trên đá ở núi Thái Hàng, tương truyền cỏ chỉ mọc vào năm nhuận, đúng ngày rằm Trung thu và sống trong vòng 1 – 1,5 tháng ngắn ngủi. Muốn lấy được cỏ, đêm trước Trung thu phải dắt lên núi một con ngựa đực màu trắng. Mặt trời vừa mọc, dắt ngựa đến ăn cỏ, ngựa ăn xong, chém chết ngay, sau đó mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô.
Cỏ Phương Chi có tính mát, trong bữa tiệc Xuân được nấu chung với long tu (râu rồng) khiến người ăn cảm thấy sảng khoái tinh thần, trừ bỏ mệt mỏi.
Sâm thử (chuột bao tử)
Chuột bao tử là chuột đồng được bắt về nuôi, cho ăn gạo trộn trứng gà và các vị
thuốc bổ, uống nước sâm và lê ép. Mỗi ngày chuột được tắm rửa 2 lần bằng nước
trầm thơm và dầu hương liệu hảo hạng. Món chuột bao tử lấy từ lứa con, cháu của
những con chuột trên. Đầu bếp chế biến chuột thành món bánh sao cho vỏ ngoài
bọc kín nhưng chuột vẫn sống. Món này được cho là bổ tỳ vị, bổ mắt.
Tinh tượng (tinh khí của voi)
Những tổ yến to và tốt nhất được lấy từ vách đá ngoài khơi biển Nam Hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước nhân sâm và đường cống tiến của Đại Hàn, lại hòa với nước lê Vân Nam và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.
Tinh tượng (tinh khí của voi)
Những tổ yến to và tốt nhất được lấy từ vách đá ngoài khơi biển Nam Hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước nhân sâm và đường cống tiến của Đại Hàn, lại hòa với nước lê Vân Nam và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.
Tinh khí của những con
voi đực khỏe mạnh được cho vào những bong bóng cá phơi khô, đặt vào chiếc lỗ
tròn khoét ở trên lưng con voi bằng tổ yến rồi đem chưng cách thủy. Thưởng thức
món ăn này bằng cách dùng kim vàng chọc một lỗ dưới bụng voi, cho nước chảy ra
chén bạc rồi uống.
Não hầu (não khỉ)
Loài khỉ sống ở Sơn Đông hay ăn một loại lê có tên là lê Ngọc Căn, đây là loại quả quý có tác dụng trị bệnh cam, nhiệt, ho kinh niên. Người ta bắt loại khỉ này về nuôi, đến giờ đãi khách thì bắt chúng mặc quần áo, vẽ mặt theo kiểu các gian thần, tội nhân trong lịch sử, rồi nhốt vào lồng, khóa lại cho chúng không thể nhúc nhích. Trước khi ăn, người phục dịch cầm chùy đập một nhát ngay giữa đầu khỉ, khiến nó chết ngay, sau đó tưới nước sâm nóng cho não tái đi, rồi dùng thìa bạc xúc.
Trứng công
Công làm nem đã quý, Từ Hy Thái hậu tiếp khách bằng trứng công, chính là món sản vật quý nhất trên đời. Công giấu tổ rất khéo, lại hay lựa chọn làm tổ ở những nơi cheo leo, hiểm trở, khi có người định lấy trứng đi thì chúng chống cự rất quyết liệt. Người ta đã phải huấn luyện 100 con khỉ tinh ranh, trèo đến tổ để lấy trộm trứng công.
Sơn dương trùng
Những con dê cái đang có chửa ở vùng núi Thiên Tân được mang về kinh thành nuôi dưỡng, cho ăn loại cỏ quý, bổ gan thận có tên “đông trùng hạ thảo”. Sau khi sinh ra đàn dê con mập mạp, người ta sẽ lựa những con dê to khỏe nhất, làm lông, moi ruột rồi ngâm vào thùng rượu quý.
Não hầu (não khỉ)
Loài khỉ sống ở Sơn Đông hay ăn một loại lê có tên là lê Ngọc Căn, đây là loại quả quý có tác dụng trị bệnh cam, nhiệt, ho kinh niên. Người ta bắt loại khỉ này về nuôi, đến giờ đãi khách thì bắt chúng mặc quần áo, vẽ mặt theo kiểu các gian thần, tội nhân trong lịch sử, rồi nhốt vào lồng, khóa lại cho chúng không thể nhúc nhích. Trước khi ăn, người phục dịch cầm chùy đập một nhát ngay giữa đầu khỉ, khiến nó chết ngay, sau đó tưới nước sâm nóng cho não tái đi, rồi dùng thìa bạc xúc.
Trứng công
Công làm nem đã quý, Từ Hy Thái hậu tiếp khách bằng trứng công, chính là món sản vật quý nhất trên đời. Công giấu tổ rất khéo, lại hay lựa chọn làm tổ ở những nơi cheo leo, hiểm trở, khi có người định lấy trứng đi thì chúng chống cự rất quyết liệt. Người ta đã phải huấn luyện 100 con khỉ tinh ranh, trèo đến tổ để lấy trộm trứng công.
Sơn dương trùng
Những con dê cái đang có chửa ở vùng núi Thiên Tân được mang về kinh thành nuôi dưỡng, cho ăn loại cỏ quý, bổ gan thận có tên “đông trùng hạ thảo”. Sau khi sinh ra đàn dê con mập mạp, người ta sẽ lựa những con dê to khỏe nhất, làm lông, moi ruột rồi ngâm vào thùng rượu quý.
Sau dó dê được vớt ra
ngâm vào thùng sữa dê và nước sâm nhung. Cuối cùng, lấy hoa sen trắng, tách
nhánh và dùng kim vàng ghim từ gương sen cho đến cuống hoa, rồi ghim đầy mình
dê. Sau 10 ngày bắt đầu xuất hiện những ấu trùng trắng muốt trong các đóa sen.
Đầu bếp sẽ thu các con trùng đó vào nấu thành món ăn đại bổ.
Heo sữa Phúc Châu
Vùng Phúc Châu có một loại heo quý, thịt thơm ngon, chuyên ăn một loại củ mọc trên đồi Châu Tịch Xương. Bữa tiệc đãi khách dùng 100 con heo 2 tháng tuổi, đầu bếp đập chết heo, thui qua một lượt cho cháy lông, xong mổ bụng, bỏ hết nội tạng rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong 3 ngày, đem chưng cách thủy. Loại heo này ăn rất ngon, thịt thơm mềm và bổ dưỡng.
Những món ăn cầu kỳ, xa hoa và không kém phần “kinh dị” mà Từ Hy Thái hậu dùng từ thế kỷ 18, bây giờ vẫn còn được lưu truyền như một giai thoại khó tin về độ “ăn chơi” của tầng lớp quý tộc Trung Quốc.
Heo sữa Phúc Châu
Vùng Phúc Châu có một loại heo quý, thịt thơm ngon, chuyên ăn một loại củ mọc trên đồi Châu Tịch Xương. Bữa tiệc đãi khách dùng 100 con heo 2 tháng tuổi, đầu bếp đập chết heo, thui qua một lượt cho cháy lông, xong mổ bụng, bỏ hết nội tạng rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong 3 ngày, đem chưng cách thủy. Loại heo này ăn rất ngon, thịt thơm mềm và bổ dưỡng.
Những món ăn cầu kỳ, xa hoa và không kém phần “kinh dị” mà Từ Hy Thái hậu dùng từ thế kỷ 18, bây giờ vẫn còn được lưu truyền như một giai thoại khó tin về độ “ăn chơi” của tầng lớp quý tộc Trung Quốc.