a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Linh cảm hay giác quan thứ 6



“Sau khi không được thừa nhận trong quá khứ,  điều cấm kỵ về linh cảm đã thu hút được sự chú ý trong lĩnh vực khoa học thần kinh trong những năm gần đây”.
Khả năng xác định “cảm thấy sẽ đến” đối với các tình huống chưa xảy ra, các sự kiện từ xa, hoặc những thay đổi trong môi trường sắp xảy ra, chưa bao giờ có được nhìn nhận một cách nghiêm túc bởi khoa học. Có lẽ bởi nó không phù hợp với các định luật của vật lý chính thống.
Tuy nhiên, “linh cảm”, hoặc là “Tôi không biết sao lại thế nhưng mà tôi biết” hoặc “một cái gì đó nói với tôi rằng tôi không nên có mặt ở đây“, nói với chúng ta  rằng linh cảm giống như một nhận thức chung ở hầu hết các thời đại và các nền văn hóa của hành tinh.
Mẫn cảm hay giác quan thứ sáu?
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất của linh cảm là cảm giác đặc trưng của một “mối nguy hiểm sắp xảy ra” thường xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giây trước khi một thảm họa lớn như sóng thần xảy ra ở bờ biển châu Á vào năm 2004, cướp đi mạng sống của hàng ngàn người.
Vài ngày sau thảm họa, Phó giám đốc cơ quan về động vật hoang dã của Sri Lanka đã có một phát biểu đáng chú ý: “Biển đã đẩy trở lại bờ hàng trăm xác người, nhưng không có con voi nào chết. Thậm chí không một con mèo hoặc thỏ (…) Đây là điều kỳ lạ khi không thấy các xác động vật”.
Cũng như sóng thần châu Á, những câu chuyện tương tự trong mỗi trận động đất lớn nói nên một thực tế không thể phủ nhận ngày hôm nay: Các loài động vật có khả năng cảm nhận, theo cách nào đó, những tình huống nguy hiểm sắp xảy ra. Trong thực tế, chúng đã biết phòng tránh một cách chủ động.
Trong thảm họa năm 2004, vài phút trước khi nước biển dâng cao không thể kìm nén và nuốt chửng 3,5km đất liền, tất cả các loài động vật đã thực hiện một cuộc di cư tuyệt vọng đến các khu vực cao hơn của hòn đảo.
Từ hàng ngàn năm tiếp xúc với thiên nhiên khiến các bộ lạc thổ dân biết bắt chước hành động của động vật hoang dã và họ đã rời khỏi những vùng đất thấp. Kết quả là hầu như tất cả dân bản địa đều sống sót sau tai họa của những con sóng khổng lồ.
Làm thế nào những người bản địa và các loài động vật cảm nhận được sự xuất hiện của nguy hiểm theo hướng bờ biển? Câu trả lời dường như là không thể bàn cãi: linh cảm. Nhưng làm thế nào cơ chế sinh học này lại có thể bí ẩn đến vậy? Điều này chắc chắn đòi hỏi phát triển thêm một chút nữa so với câu hỏi đầu tiên.
Theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, người bản địa của Sri Lanka đã thực hiện một cách vô thức một bài học của môi trường: Tiếng động của những bước chân của voi hoang dã đột nhiên nổi lên hướng về phía trong của đảo, hành vi kỳ lạ của những chú cá heo và kỳ nhông, chim bay loạn xạ…Theo cách linh hoạt và hiệu quả, đã giúp chúng cảm nhận được những gì mà ra – radar phức tạp của con người không thể nhìn thấy, chúng bất động tại thời điểm xảy ra thảm họa.
Theo một công bố trên tạp chí Khoa học của các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington ở St Louis, chìa khóa để dự đoán nguy hiểm của thổ dân nằm trong một khu vực của não gọi là “nếp cuộn cingulaire”, nó hoạt động trong các tình huống nguy hiểm môi trường mà ý thức không thể nhận thấy và có lẽ cần thiết cho sự sống còn của cá nhân.
Câu trả lời cho cách mà động vật cảm nhận được mối đe dọa có thể khó mô tả hơn. Debbie Martyr, phụ trách chương trình bảo tồn động vật trên đảo Sumatra (một trong những đảo bị ảnh hưởng nhiều nhất của sóng thần) cho rằng nó “có thể ở đó có những rung động và sự thay đổi trong áp suất không khí đã cảnh báo động vật và khiến chúng di chuyển tới những nơi chúng coi là an toàn”.
Theo Martyr, “động vật hoang dã đặc biệt rất nhạy cảm” và “chúng có một đôi tai đặc biệt có thể nghe thấy tiếng sóng đến từ rất xa”.
Người ta ghi nhận các loài chim và động vật khác di chuyển trước khi xảy ra phun trào núi lửa. Tương tự như vậy, các nghiên cứu về sinh học đã xác định rằng  nhiều phút trước khi một trận động đất xảy ra trong một khu vực nhất định, mèo, chó và các vật nuôi khác đã có một mức độ lo âu nhất định, biểu hiện trong nhiều trường hợp điển hình là kêu và sủa. Rắn thì rời tổ, chim đập cánh loạn xạ trong lồng và chuột chạy quanh thành phố không theo một hướng cụ thể nào.
Một ví dụ về hành vi của các loài vật diễn ra trước khi xảy ra trận động đất bi thảm ở Tứ Xuyên năm 2008, hàng ngàn con ếch trong hồ đã ồ ạt nhảy đi vài ngày trước khi thảm họa tới. Nhiều người sống sót đã kể lại những con chó của họ đã không chịu vào nhà trong đêm trước trận động đất.
Một khả năng vẫn ngủ yên trong chúng ta? 
Thí nghiệm ban đầu rất đơn giản: 40 người tình nguyện và 2 nhiếp ảnh gia. Ronald Rensink, giáo sư về tin học và tâm lý học, báo cáo trong tạp chí Psychological Science thử nghiệm của mình nhằm khám phá ra nguyên nhân của các vụ tai nạn, khi người lái xe trong một vụ va chạm không thể nhìn thấy chiếc xe mà anh ta đã đâm.
Thí nghiệm này được thực hiện bằng cách cho 40 người tham gia thấy hình ảnh ban đầu của một con đường, và tại một số thời điểm một thay đổi đã được thực hiện trong hình ảnh.
Thí nghiệm yêu cầu những người tham gia nhấn một nút khi họ nhận thấy một sự thay đổi trong chuỗi các hình ảnh. Nhưng sự ngạc nhiên đến sau một ngày thử nghiệm, một số tình nguyện viên đã hỏi người quản lý, họ cần phải nhấn nút khi họ cảm nhận sự thay đổi, hoặc khi họ biết bằng linh cảm rằng nó sẽ xảy ra.
Nghiên cứu này đã gây tranh cãi và Rensink lưu ý rằng không chỉ hầu hết các tình nguyện viên nhận thức được thời điểm xảy ra thay đổi, mà một phần ba số người tham gia đã nhấn nút ngay trước khi nó xảy ra. Theo cách đáng ngạc nhiên và không có lời giải thích rõ ràng, các tình nguyện viên cảm thấy sự thay đổi sẽ xảy ra trong giây tiếp theo.
Trong một thí nghiệm tương tự tại Đại học Rice tại Mỹ, những tình nguyện viên đã được tạm thời làm cho bị mù do các xung điện trong não và phải đoán trong bốn hình ảnh  được hiển thị trên màn hình máy tính của họ. Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ câu trả lời đúng là 75%, một con số cao hơn nhiều so với dự kiến theo số liệu thống kê thông thường.
Mặc dù tình nguyện viên vẫn hoàn toàn mù trong thí nghiệm, họ đã có thể dự đoán những hình ảnh:
Hạn chế duy nhất là họ không thể giải thích làm thế nào họ biết  hình ảnh nào được hiển thị trên màn hình.
Những nghiên cứu này cho thấy linh cảm, cho dù là vô thức đọc được những thay đổi vô cùng nhỏ trong môi trường hoặc một khả năng cảm nhận được trước sự việc sẽ xảy ra, điều này vẫn không thể giải mã bằng khoa học hiện đại, nó là một “giác quan thứ sáu” tiềm ẩn, hoặc có lẽ vẫn ngủ sau nhiều năm, nhiều năm phát triển công nghệ của con người.
Chúng ta rất tự hào rằng khoa học thời đại này rất hiện đại và phát triển, con người có thể hiểu biết nhiều hơn về vật chất và không gian vũ trụ nhưng nhiều thứ từ cơ thể con người này chúng ta vẫn không thể hiểu biết về nó và luôn cho rằng không tồn tại.
Một câu hỏi được đặt ra rằng: ” Có phải con người thật sự quá nhỏ bé trong vũ trụ hay không khi chính từ những thứ nhỏ bé nhất mà loài người còn chưa nhận thức tới?”
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)

Lịch sử tái hiện qua tranh: Số phận con tàu chiến huyền thoại nhất, niềm tự hào của người Viking


Người Viking là những nhà thám hiểm, thương nhân, chiến binh, hải tặc ở Bắc Âu vào thời đại đồ đá muộn, trên bán đảo Scandinavia, vùng Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và Phần Lan ngày nay. Người ta thường nói tới những người Viking như các chiến binh lưu động trên các chiến thuyền hoặc những kẻ cướp biển, nhưng họ cũng là các nông dân và các nhà buôn giỏi.
Đặc biệt họ đi biển rất giỏi, những tay cướp biển người Viking giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu, rồi định cư tại những vùng đất chiếm được. Thời đại Viking bắt đầu khoảng cuối thế kỷ 8 và kéo dài đến giữa thế kỷ 11.
“Thuyền rồng”, con tàu lớn nhất và cũng là biểu tượng của người Vikings.
Chúng được trang hoàng với những cái đầu rồng chạm khắc tuyệt đẹp và những sinh vật huyền thoại khác được khắc trên mũi tàu.
Những con tàu cứng cáp và mạnh mẽ này được xây dựng cho những thủ lĩnh và các vị vua. Hầu hết trong số đó được khai thác và mở rộng ở phía Bắc Na Uy.
Con rắn dài (“Ormen Lange”) là một con tàu chiến huyền thoại nhất và là niềm tự hào của vị vua người Na Uy tên là Olav Tryggvason (995-1000).
Nó được chế tạo theo mệnh lệnh đặc biệt của Tryggvason người đã chế ngự một con tàu rồng tương tự nhưng nhỏ hơn. Con tàu này phải lớn hơn và được tạo ra một cách cẩn thận.
Thorberg Skafhog là người chủ đã thi công con tàu huyền thoại và ông đã cử nhiều người đàn ông chăm chỉ đốn gỗ và tạo hình con tàu trong khi những người khác đóng đinh và lát gỗ xung quanh.
Những đặc tính khác thường của “Long serpent”
Snorri Sturluson đã viết trong “Heimskringla” rằng đó là một con tàu dài khác thường, được xây dựng trên mô hình Drakkar, thân và đuôi tàu được mạ vàng. Con tàu khá dài, rộng, thân cao và được xây dựng bằng gỗ cứng.
“Con tàu là một con rồng nhưng con tàu này lớn hơn và tất cả các phần trên con tàu được lắp ghép một cách cẩn trọng. Chiều dài của sống tàu khi đặt trên cỏ là 74 En. Long Serpent có 34 ghế dài dành cho những người chèo thuyền. Đầu thuyền và đuôi uốn vòng cung đều được mạ vàng và thành tàu khá cao để bảo vệ tàu khi đi biển. Con tàu này là con tàu tốt nhất và đắt đỏ nhất từng được chế tạo tại Na Uy.
Trường thiên tiểu thuyết của Olaf Tryggvason “Những người đàn ông Eiriks tấn công Long Serpent trong trận chiến Svolder” III. Halfdan Egedius
Long Serpent được trang bị 34 chỗ cho những người chèo thuyền, 68 nửa mặt cắt và 68 mái chèo.
“Trong mỗi nửa mặt cắt có 8 người đàn ông, và tất cả người đàn ông được lựa chọn; và trong khoang trước của tàu là 30 người đàn ông và con tàu có 574 nam thủy thủ.
Người ta tin rằng “Long Serpent” dài xấp xỉ 48 mét và thậm chí có thể dài hơn.
Vào năm 1000 Sau Công nguyên, “Long Serpent” và Vua Olav Truggvason đã tham gia trận hải chiến của Svolder nổi tiếng (ngày nay có thể là Rügen ở Đức).
Những con tàu cướp biển Viking của Bayeux Tapestry
Hạm đội của ông đã đương đầu với sự liên minh của 3 người thống trị nổi tiếng, Eric (Hakonsson) Haakonsson (những năm 960 đến những năm 1020), thủ lĩnh của Na Uy và Bá tước của Thụy Điển, Vua Olaf của Thụy Điển (980-1022) và Vua Svein của Đan Mạch (960 – 1014) người đã liên kết sức mạnh cùng nhau có nghĩa là họ có 71 tàu chống lại 11 tàu chiến của Truggvason.
Họ đã phục kích Truggvason và những con tàu của ông bị tấn công và thu giữ. Trận chiến khốc liệt nhất xảy ra trên “Long Serpent”, con tàu cuối cùng bị thu giữ bởi kẻ thù.
“Boong tàu đẫm máu. Ngày càng có nhiều người đàn ông Eirik trèo lên tàu và khép kín ở đuôi tàu, bị chém mạnh với rìu và gươm. Khi Olav và những người đàn ông còn lại tận mắt chứng kến cuộc chiến có nguy cơ thất bai, họ vượt biển với áo giáp, khiên và vũ khí bên mình.
Kẻ thù cố gắng bắt giữ đức vua trước khi ông lặn mất. Nhưng ông đã đưa chiếc khiên đỡ đầu và biến mất bên dưới làn nước.” Robert Wernick đã viết trong quyển sách “The Vikings”.
Con tàu “Long Serpent” tuyệt diệu trở thành chiến lợi phẩm của Eirik cùng với sự phân chia Na Uy
200 năm sau, vào thế kỷ thứ 13, khi Snorri Sturluson ghi chép “Trường thiên tiểu thuyết của Vua Olaf”, bộ xương bằng gỗ sồi của Long Serpent vẫn có thể nhìn thấy được bên cạnh Trondheim Fjord, một vật giúp chúng ta nhớ lại tính quan trọng của thủy thủ Viking và sự dũng cảm của chiến binh Viking…
“Long Serpent” không những là con tàu nhanh nhất mà còn là con tàu chèo thuyền tốt nhất ở hạm đội của Tryggvason và vẫn có một số điều đặc biệt về nó được lưu truyền.
Con tàu trở thành huyền thoại vì kích cỡ và đặc tính khác thường của nó khi nó được đưa vào sử dụng và sau đó được thuật lại trong trường thiên tiểu thuyết về Olav Tryggvason.
Ngày nay người ta vẫn nhớ mãi về nó.
Phương Lâm 

Điều gì đã khiến Napoleon Bonaparte thất bại ở trận Waterloo?


Không nghi ngờ gì khi nói Napoleon Bonaparte (1769 – 1821) là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại. Napoleon đã có nhiều trận chiến thành công trong trong thời gian trị vì, ông đã xâm chiếm phần lớn châu Âu với cách bày binh bố trận trong những chiến thuật tuyệt vời của ông. Nhưng tại sao ông thất trận ở Waterloo?
Là một nhà quân sự tài ba,Napoleon đã khiến nước Pháp trở thành một quốc gia hùng mạnh.
Tuy nhiên, có nhiều lần Napoloen bị thất trận. Lý do cho những trận thua đó là ông đã đánh giá thấp kẻ địch. Ông đã quá tự tin, chính điều này đã dẫn tới việc bại trận của ông.
Quân Pháp chìm trong bão tuyết
Ví dụ, cuộc xâm lăng nước Nga của ông bị thất bại vì ông đã đánh giá thấp chiến lược của Sa hoàng Alexander I. Napoleon cũng không chú ý đến việc mùa đông ở nước Nga rất lạnh.
Quân Pháp bị bắt trong chiến dịch nước Nga
Thất bại của Napoleon ở Nga đã khởi đầu cho sự sụp đổ của ông và khiến cho nước Nga trỗi dậy như một siêu cường dẫn đầu châu Âu thời hậu Napoleon.
Napoleon và trận Waterloo.
Nước Bỉ là nơi diễn ra cuộc đọ sức nổi tiếng, đồng thời cũng là một trận đánh hoàn toàn bất lợi cho Napoleon và đội quân của ông.
Trận đánh giữa một bên là Pháp với Anh, Phổ và các đồng minh của họ. Cuộc đại thắng của người Anh và người Phổ và quân đồng minh đã chấm dứt triều đại Napoleon trong lịch sử châu Âu.
Trận chiến Waterloo bắt đầu ngày 18 tháng Sáu năm 1815. Đó là cuộc đối mặt đầu tiên và cũng là cuối cùng giữa hai nhà lãnh đạo quân sự lừng danh – Napoleon Bonaparte và Công tước Wellington. Lý do khiến Napoleon thất trận trong cuộc chiến với người Anh là vì ông đã đánh giá quá thấp kẻ thù. Napoleon Bonaparte bước vào trận Waterloo với niềm tin chắc chắn rằng quân đội của ông sẽ đánh bại hoàng toàn Công tước Wellington.
Napoleon đã không dò xét đầy đủ về chiến thuật mới rất khôn ngoan của Wellington. Napoleon đã hoàn toàn đánh giá sai về Công tước Wellington cùng các quân đồng minh.
Napoleon đánh giá sai về Công tước Wellington và các quân đội đồng minh.
Công tước Wellington có một chiến thuật rất khéo léo. Ông đã thiết lập vị trí phòng thủ rất vững chắc bên một sườn đồi và được gia cố bởi nông trang trong vùng để bảo vệ những cánh quân phía sau của ông.
Napoleon vẫn sử dụng chiến lược đã lỗi thời và không hề chuẩn bị trước cho cuộc đột kích “chí mạng” của Wellington.
Vào buổi chiều, Napoleon ra lệnh cho quân đội của ông tấn công người Anh và đồng mình trước khi người Phổ đến. Ông quyết định tấn công người Anh trước khi tiến vào Waterloo.
Khi quân đội Pháp tấn công, họ sửng sốt với việc binh lính Anh ẩn náu đằng sau môt quả đồi. Trận Waterloo biến thành một cuộc tắm máu.
Ngày càng có nhiều quân đội đồng minh tham gia vào trận đánh và Napoleon không có chút khả năng giành chiến thắng nào.
Có khoảng 14500 binh lính Anh chết và bị thương trong trận Waterloo, còn quân Phổ của tướng Bluchen bị tổn thất khoảng 7200 người. Quân đội Pháp có khoảng từ 25000 đến 26000 lính Pháp bị chết hoặc bị thương. Khoảng từ 6000 đến 7000 lính Pháp bị bắt làm tù binh và 15000 người khác bị bỏ mặc. Trận Waterloo đã quyết định chiến thắng của các quân đội đồng minh.
Quân đội của Napoleon đã không còn là một lực lượng có tổ chức và sức chiến đấu, các quân đồng minh đã chiếm cứ được thủ đô Paris. Sau đó vua Louis XVIII được trở lại ngai vàng, còn Napoléon phải lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821.
Trận Waterloo là dấu chấm hết cho sự nghiệp quân sự của một trong những đại tướng vĩ đại nhất trong lịch sử – tướng Napoleon. Đồng thời cũng chấm dứt sự thống trị châu Âu của người Pháp.
Tất cả để nói lên một điều rằng, dù ta có tài giỏi đến đâu, thì chân lý sau vẫn đúng: 
“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”
Xuân Dung.