Chuyện cũ... Chuyện
mới
Ba năm về trước, nhân ngày Tình Nhân 14/2, tôi có một chuyện cực ngắn:
Ba năm về trước, nhân ngày Tình Nhân 14/2, tôi có một chuyện cực ngắn:
“Người đàn bà thì
thầm: “Anh phải gắng nhớ những lời em dặn. Số tiền tháng này em gởi để anh tiêu
vặt. Đừng khư khư cái tật dành dụm như ngày xưa. Cứ tiêu pha thoải mái, hết em
chuyển nữa. Em cũng gởi thêm vài tờ báo để anh đọc lúc nhàn rỗi. Cái điện thoại
di động đời mới này là quà Tết của em. Mong anh sẽ thích. Anh phải giữ gìn sức
khỏe.
“À, con bé hôm
trước em mướn về có được việc không? Em biết anh thui thủi một mình, không người
chăm nom săn sóc, không ai trò truyện sớm hôm, mà em thì lại chưa thể sống hẳn
bên cạnh anh. Em cứ sợ anh buồn. Nay em lại mướn thêm một đứa nữa cho nhà có
thêm người ra người vào. Hai đứa sẽ thay em chăm sóc anh nên em cũng yên lòng
phần nào…”
Và đây là đoạn kết
của câu chuyện:
“NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỒI
TRƯỚC NGỌN LỬA VỪA THỦ THỈ VỪA ĐỐT XẤP TIỀN, ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG, CHỒNG BÁO CŨ
VÀ CẢ HÌNH NHÂN MỚI MUA TỪ... PHỐ HÀNG MÃ VỀ”.
Năm nay, nhân dịp
cúng cô hồn xin thêm một chuyện mới. Chuyện này nghe được cũng tại phố Hàng Mã
giữa người bán hàng và kẻ mua.
- Chị mua hàng mới
về đi… điện thoại di động đời mới… iPhone 7 Plus
- Không biết mới quá người dùng có biết sử dụng không?
- Ối dào, cái ông Steve Jobs cũng đã xuống định cư dưới đó rồi, có gì ông ấy sẽ chỉ cho!
- Ờ nhỉ. Như vậy là chắc cũng có hệ thống bảo hành dưới đó. Thế chị có earphone không?
- Có đủ cả… ngay cả cái kim để tháo sim cũng có.
- Thế đã có iPhone X chưa?
- Mới ra nên chưa kịp có hàng, chừng một tháng nữa chắc có!
- Chu đáo thật! Chị bán cho tôi đủ bộ iPhone 7 Plus để khỏi mất công gửi hai lần. Ông xã tôi tính vậy nhưng cũng kỹ lưỡng lắm. Thiếu món nào là ông ấy không chịu đâu.
- Không biết mới quá người dùng có biết sử dụng không?
- Ối dào, cái ông Steve Jobs cũng đã xuống định cư dưới đó rồi, có gì ông ấy sẽ chỉ cho!
- Ờ nhỉ. Như vậy là chắc cũng có hệ thống bảo hành dưới đó. Thế chị có earphone không?
- Có đủ cả… ngay cả cái kim để tháo sim cũng có.
- Thế đã có iPhone X chưa?
- Mới ra nên chưa kịp có hàng, chừng một tháng nữa chắc có!
- Chu đáo thật! Chị bán cho tôi đủ bộ iPhone 7 Plus để khỏi mất công gửi hai lần. Ông xã tôi tính vậy nhưng cũng kỹ lưỡng lắm. Thiếu món nào là ông ấy không chịu đâu.
THẾ LÀ BÀ VỢ ĐEM
TIỀN THẬT MUA HÀNG MÃ MÀ TRONG LÒNG CẢM THẤY VUI VÌ ĐÃ LO CHO CHỒNG KHÔNG THIẾU
THỨ GÌ Ở CÁI NƠI MÀ NGƯỜI TA GỌI LÀ... XỨ THIÊN ĐÀNG.
Thư từ bên kia thế
giới
Em yêu,
Anh đã được thông
báo có đồ “thăm nuôi” em gửi. Ở dưới này sao cũng giống như ngày xưa anh đi học
tập: đồ đạc thăm nuôi đều được tập trung và chờ giải quyết. Anh dùng chữ “dưới
này” để tránh dùng chữ “âm phủ” (một từ ngữ mà anh cho rằng người đời trên đó
đã dùng một cách miệt thị).
Đúng ra thì đây
là cả một “thế giới”. Khác hẳn với cái thế giới mà anh và em đã sống nhưng giờ
thì chỉ còn mình em trên đó. Cuộc chia ly nào cũng cũng tan nát, đau lòng và cuộc
chia tay giữa anh và em lại còn bi thảm hơn. Cái ngày anh bị chiếc xa tải cán
là một kỷ niệm vừa đau, vừa buồn mà mỗi lần nhớ lại anh thấy tê tái cõi lòng.
Anh còn nhớ ở Việt
Nam có lệ cúng cô hồn. Cũng nhờ ngày này, người sống nhớ đến người đã ra đi bằng
các gửi “hàng mã” với hy vọng họ sẽ nhận được quà để an ủi. Đó cũng là một nhịp
cầu nối giữa hai thế giới.
Về tinh thần,
cúng cô hồn là dịp thể hiện tấm lòng của người còn sống. “Nghĩa tử là nghĩa tận”
nên mọi tị hiềm, ghen tuông, bất mãn, chán chường khi sống với nhau đều không
còn được nhắc đến trong việc “thăm nuôi” đó. Một nghĩa cử đáng… “trọng thị”.
Về vật chất,
“hàng mã” cho người cõi âm không khác gì mấy so với dương trần. Cũng tiền bạc,
nhà lầu, xe hơi cho đến những vật dụng hàng ngày như bộ quần áo để mặc, hình
nhân để “thủ thỉ”, điện thoại thông minh để gọi bạn bè hay lướt Net. Nhưng, anh
lại nghĩ, đó chỉ là hình thức biểu lộ tình cảm một cách… “tiêu cực”.
Nếu dư giả “tiền thật” để mua “hàng mã” anh sẽ không phản đối
việc em làm. Tuy nhiên, đối với những người còn chật vật trong cuộc sống “cơm,
áo, gạo, tiền” thì đó lại là điều “không tưởng”, vô lý và nói một cách thẳng thắn
là… “vô ích”.
Nghĩ đến nhau và nhờ đến nhau mới là điều đáng quý, còn cho
nhau những của cải, vật chất bằng những món “hàng mã” chỉ là một sự phí phạm
trong lúc còn phải tất bật với cuộc sống trên dương thế.
Cuộc sống ở cõi âm không phức tạp như thế giới em đang sống.
Khi chết, người ta không mang theo những cái mình đã có ở cái thế giới của người
sống. Dù là “đại gia” hay ông “quan tham” với biệt phủ, nhà lầu xe hơi, quyền
cao chức trọng khi bước ra khỏi thế giới của người sống cũng chỉ mang theo hai
bàn tay trắng!
Anh không triết lý xa vời. Anh cũng không mơ tưởng đến một
tương lai sán lạn ở kiếp sau. Giờ này anh chỉ nghĩ làm thế nào bức thư này đến
được tay em là điều “vĩ đại” nhất.
Thư anh cũng là nỗi lòng của những người đã trở thành “đa số
thầm lặng”. Đó là thế giới của người chết.
Thăm em và các con.
SƯU TẦM