a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

CHUYỆN CỦA CHIM YẾN



Câu chuyện ray rức lòng người: Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống… Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Đó là mùa khai thác Tổ Yến. Yến sống trung thành, chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến… Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm, không chừa lại một phần tổ hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh, chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm, để quyên sinh. Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Ngày xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn, họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” !
Ngày nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trợt hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi, Yến vẫn không thể hiểu được một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…
Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt… Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến và tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy, trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó!

Cao Quyết Chí sưu tầm

VỀ TRÀ VINH ĂN CON "CHÙ Ụ"



Loài giáp xác mang cái tên ngộ nghĩnh “chù ụ” khiến du khách đến với Trà Vinh háo hức khám phá và thưởng thức.

Chù ụ là một loài giáp xác thường sinh sống ở các bãi bồi, nơi dòng sông đổ ra biển hoặc các cánh rừng phòng hộ ven biển, nhiều nhất là huyện duyên hải tỉnh Trà Vinh. Thân hình giống như ba khía, con to nhất cũng khoảng 100g trở lại nhưng trông cục mịch và có vẻ chậm chạp hơn. Hai càng chù ụ đỏ hoe, to và kềnh càng, nhiều thịt, trên mai lại có những vết hằn sần sùi giống như hoa văn, hình dáng quều quào, sù sụ, buồn. Có lẽ vì vậy mà người đời mới gọi là chù ụ.

Trước đây ít ai để ý nhưng từ khi trở thành hàng đặc sản và nghiễm nhiên có mặt trên nhiều bàn tiệc, lúc đó nhiều người mới tranh nhau săn bắt, khiến chù ụ ngày càng quý hiếm và giá cũng tăng cao.

Được cho chậm chạp, nhưng những người chuyên bắt chù ụ cho biết muốn tóm được chúng không dễ gì. Đồ nghề duy nhất để bắt chù ụ chỉ cần một cài xẻng đào đất. Sáng sớm người ta mang đồ nghề, can nhựa và thức ăn lội sâu vào các cánh rừng đước ven biển để tìm hang.

Chù ụ ở rất sâu trong hang nên người giỏi nhất mỗi ngày cũng chỉ kiếm khoảng 2-3kg nhưng vô cùng vất vả vì suốt ngày phải đối mặt với muỗi mòng, đỉa vắt và biết bao nguy hiểm khác đang rình rập. Bắt xong phải cấp tốc giao hàng vì khi cho vào thùng chù ụ chỉ sống được một ngày. Muốn vận chuyển đi xa phải ướp lạnh.

alt

Cũng như các loài tám cẳng hai càng khác như cua, ba khía… chù ụ có nhiều cách chế biến khác nhau tùy bàn tay khéo léo và sáng tạo của người nấu. Thông thường chù ụ thường được chế biến thành các món nướng, luộc, hấp bia và cầu kỳ tỉ mẩn hơn nữa là chù ụ rang me. Có lẽ rang me là món ruột của các chủ quán nên họ có nhiều kiểu cách chế biến hấp dẫn và nhiều chiêu thức để mời mọc.

Muốn làm món rang me, trước hết người làm cạo rửa con chù ụ cho thật sạch, xong cho vào chảo dầu đang sôi. Tiếp đến cho hành tỏi vào xào cho đến khi nào bốc mùi thơm phức mới cho nước cốt me vào, sau cùng nêm nếm cho vừa ăn. Cái ngon của chù ụ là những chiếc càng giòn rụm, thịt chắc và ngọt. Vị chua của me và vị ngọt, béo của chù ụ hòa quyện vào nhau tạo thành một mùi vị thơm ngon đáo để. Cái thú ăn chù ụ là nhai chầm chậm để cảm nhận hết vị chua, béo, ngọt và giòn của món quà từ biển.

Thong thả thưởng thức sẽ bắt gặp chút hương vị của mùi ba khía, chút hơi hướm của cua biển và mùi vị đặc biệt của chù ụ.

alt

Nhiều bà con ở biển Ba Động, huyện Duyên Hải cho biết vào tháng 2 - 3 âm lịch là mùa chù ụ lột vỏ, thịt trở nên thơm ngon và béo ngậy. Dân trong nghề gọi là chù ụ “cốm”.

Dù là món nướng, luộc, hấp hay rang, muốn tận hưởng cái ngon của chù ụ cần phải có vài thứ rau ăn kèm như rau răm, rau thơm, xà lách và chấm với muối tiêu chanh hoặc chanh ớt. Riêng món chù ụ rang me, chấm muối tiêu chanh cũng đủ tạo nên một cảm giác lạ miệng, càng ăn càng thấy ghiền.