Có thể bạn đã từng nghe về Steve Jobs và hành trình chống chọi bệnh tật. Nhưng những gì xảy ra vào khoảnh khắc ông qua đời thì lại là chuyện khác.
Ngày 5/10/2011, trong căn biệt thự nhỏ ở thành phố Palo Alto, bang California (Mỹ), Steve Jobs vừa tỉnh dậy sau một ngày mê man. Jobs nhìn quanh, bên này là người em nuôi Patty, bên kia là cô em gái Mona, trước mặt là vợ ông – Laurene, và xung quanh là những đứa con yêu dấu. Đôi mắt Jobs dừng lại một hồi lâu trên từng khuôn mặt thân thương, mà chỉ vài phút nữa thôi ông sẽ phải nói lời vĩnh biệt.
Nhưng rồi, như có điều kỳ lạ xảy ra, ánh mắt Jobs sượt qua bờ vai của những người thân thích và nhìn vào khoảng không vô định. Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, ông đã thốt lên những lời khó hiểu: “Oh wow! Oh wow! Oh wow!” (Ôi chao, ôi chao, ôi chao!). Dứt lời, ông chìm sâu vào hôn mê rồi qua đời chỉ vài giờ sau đó.
Câu nói trên đã trở thành bí mật cuối cùng của Jobs, đã được ông mang theo vào cõi vĩnh hằng. Không ai biết ý nghĩa thực sự đằng sau đó là gì, thế nên mới để lại nhiều suy đoán mơ hồ trong lòng người ở lại.
Nhưng có một câu chuyện chưa từng được nhắc tới, cho đến ngày hôm nay…
Bình sinh Jobs chỉ tín Phật chứ không tin vào Chúa Trời, thậm chí ông còn dành một quãng thanh xuân hành hương đến Ấn Độ, hy vọng tìm được sự giác ngộ tâm hồn. Nhưng Phật là vị Thần của phương Đông, còn Chúa Trời mới là Thần bảo hộ cho người phương Tây. Trong những giờ phút cuối cùng của mình, Jobs đã nhìn thấy hai Thiên sứ có cánh cùng với vòng hào quang trên đầu – vốn là hình tượng Thần trong tín ngưỡng Tây phương.
Quá bất ngờ và sửng sốt, Jobs cảm tưởng như mình sắp chạm đến Thiên đường. Những gì ông một mực phủ nhận trước kia, nay đều triển hiện vô cùng mỹ diệu ngay trước mắt. Bởi vậy, ông đã thốt lên đầy kinh ngạc: “Oh wow! Oh wow! Oh wow!”.
Hai vị Thần đến để đưa linh hồn Jobs về bên kia thế giới. Khi linh hồn ly thể nhưng vẫn còn nấn ná ở cõi người, đó cũng là lúc thể xác ông rơi vào hôn mê.
Lúc này, hai vị Thần đang luận đàm với nhau:
Thần nữ: Nghe nói đây là một nhân vật rất lừng lẫy, được người đời tôn xưng là ‘vĩ nhân’.
Thần nam: Vĩ nhân thì vẫn chỉ là người thôi. Danh, lợi, tiền, quyền, ngay cả tài năng học vấn cũng chẳng thể mang lên được Nước Trời. Duy chỉ có tâm tính mới có thể đo lường xem cá nhân ấy đã đạt tiêu chuẩn hay không.
Vị Thần nữ mỉm cười, rồi chỉ cây đũa phép trong tay vào khoảng không trước mặt. Tức thì, một làn sương mờ ảo bay ra, ở giữa xuất hiện một mặt gương sáng loá, và hình ảnh Steve Jobs khi còn tại thế hiện ra như một thước phim sống động.
Thước phim tua nhanh kể về cuộc đời của Jobs từ khi mới là con nuôi trong gia đình ông bà Paul – Clara cho đến những năm thương trường đầy khốc liệt. Các cảnh quay chầm chậm hơn ở cột mốc năm 2004, khi Jobs được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tuỵ rồi di căn đến gan vào khoảng năm 2009. Và từ đây, cuộc chạy đua với bệnh tật cũng bước vào hồi tăng tốc.
Vì để được phẫu thuật sớm nhất có thể, gia đình Jobs đã phải gửi hồ sơ bệnh án tới các tiểu bang khác nhau để tìm lá gan phù hợp, cuối cùng mới tìm được một bệnh viện ở bang Tennessee với thời gian đợi chờ ngắn nhất. Nói là “ngắn nhất”, nhưng Jobs vẫn phải xếp hàng sau vô số bệnh nhân ung thư khác, và dự kiến phải đợi ít nhất 6 tuần mới có lá gan cấy ghép.
Cuối cùng, thước phim dừng lại ở cảnh một người thân cận đề xuất Jobs bỏ ra một khoản tiền để được ưu tiên phẫu thuật trước. Jobs đã thẳng thắn từ chối rằng: “Như vậy chẳng phải là phạm pháp sao? Tôi cũng giống như mọi người, chỉ có thể xếp hàng theo thứ tự”.
Cái lắc đầu ấy cũng đồng nghĩa rằng Jobs đã đặt lương tri cao hơn tính mạng, đặt lòng tự trọng của bản thân lên trên những thứ lợi ích tầm thường.
Làn sương mờ tan biến, những biến cố trong cuộc đời Jobs cũng khép lại từ đây.
Hai vị Thần cùng gật đầu tâm đắc. Vị Thần nam quay sang phía Thần nữ và nói: Người này cũng khá lắm. Nhưng hãy cứ thử thách ông ta thêm một lần nữa xem sao.
Thử thách
Khi Jobs vẫn còn ngơ ngác và chưa kịp trấn tĩnh bản thân, thì đã thấy hai vị Thần sừng sững ngay trước mặt.
Thần nam: Steve Jobs, nếu phải rời xa thế giới này, con có điều gì hối tiếc hay không?
Jobs: Con luôn tâm niệm rằng “hãy sống mỗi ngày như thể ngày cuối cùng” nên con không thấy hối tiếc. Nhưng điều đó không có nghĩa là con không biết trân trọng giây phút sống trên đời.
Thần nam: Nếu có cơ hội được trở lại, con sẽ làm gì?
Jobs: Con sẽ hoàn thành những mục tiêu còn dang dở tại Apple, nhưng sẽ làm việc ít hơn và dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Con cũng không còn quan trọng chuyện được mất thắng thua, không còn bận tâm đến những đối thủ như Microsoft hay Google, điều con muốn làm chỉ là cống hiến hết sức mình và nuôi dưỡng tâm hồn hơn là truy cầu những thứ vật chất, danh tiếng, địa vị, hay tiền tài.
Thần nam: Được lắm! Con hãy nhìn xem, nếu thời gian đảo ngược như chiếc đồng hồ này (vừa nói vừa xoay ngược chiếc đồng hồ cát), lúc đó con sẽ lại gắng hết sức mình để kéo dài mạng sống chứ?
Jobs: Con đã làm hết sức, nhưng để tìm được người hiến gan thật chẳng dễ chút nào, cuối cùng con vẫn đành phải bất lực trước vận mệnh của mình.
Thần nam: Đó là con không biết đấy thôi. Nếu như thay vì phải chờ đợi mòn mỏi ở Mỹ, sao con không đến Trung Quốc? Chỉ chưa đầy 1 tuần là có thể tìm được lá gan khoẻ mạnh phù hợp với con rồi.
Jobs (vô cùng sửng sốt): Trước đây con luôn tin tưởng rằng y học Mỹ là tiến bộ nhất thế giới, lẽ nào con đã sai?
Thần nam: Không sai, nhưng ở Mỹ số người sẵn sàng hiến tạng lại vô cùng ít ỏi. Điều này khác hoàn toàn so với Trung Quốc, bởi nơi ấy luôn có sẵn nguồn tạng dồi dào, bất cứ bệnh nhân nào cũng sẽ được đáp ứng ngay tức thì.
Jobs: Ngài vừa nói rằng Trung Quốc luôn có sẵn nguồn tạng? Lẽ nào ở Trung Quốc có quá nhiều bệnh nhân đồng ý hiến nội tạng của mình?
Thần nam (cười lớn): Không phải vậy. Đó là bởi Trung Quốc biết tận dụng các tù nhân lương tri để làm nguồn cung cấp nội tạng sống. Họ có hàng triệu, hàng triệu tù nhân như vậy trong các nhà giam và trại lao động ở khắp Trung Quốc. Con nghĩ xem, muốn tìm một lá gan trong các tù nhân như vậy chẳng phải là quá dễ dàng hay sao?
Jobs (vẫn chưa hết bối rối): “Tù nhân lương tri”? Xin ngài hãy khai thị…
Thần nam: Họ là những người tu luyện Pháp Luân Công. Con đã từng đọc các kinh điển Phật giáo, hẳn con hiểu ‘tu luyện’ nghĩa là gì. Họ tu Chân – Thiện – Nhẫn, luôn tu dưỡng bản thân để trở thành người tốt và tốt hơn nữa, vậy nên nói họ là người có đạo đức, có lương tri. Nhưng tiếc rằng ĐCSTQ luôn coi những người có đức tin và tín ngưỡng Thần Phật là cái gai trong mắt, vậy nên mới đàn áp và bắt họ vào tù. Con thử nói xem, họ chẳng phải là “tù nhân lương tri” là gì?
Jobs: Vậy nghĩa là họ sẽ bị giết hại để có nội tạng cho các bệnh nhân cần cấy ghép?
Thần nam: Không sai.
Jobs: Nếu con đến Trung Quốc ghép gan, vậy chẳng phải vì con mà có thêm một người tốt bị giết hại?
Thần nam: Đó là sự thật, nếu con muốn duy trì sự sống của mình thì cũng nên chấp nhận sự thật ấy.
Jobs (khuỵ xuống, giọt lệ long lanh): Nhưng con không thể làm như vậy. Cho dù thời gian có đảo ngược, thì con cũng không thể vì để thêm vài năm sự sống mà giết hại một người. Con thà chấp nhận từ giã cõi đời hơn là phải sống trong tội lỗi.
Thần nam và Thần nữ cùng gật đầu tâm đắc: Tốt, con quả đã không phụ kỳ vọng của hai ta.
Dứt lời, một luồng sáng loé lên, hai vị Thần cùng Steve Jobs bay vút vào khoảng không vô tận.
Cùng bạn đôi lời
Bạn thân mến, không khó để nhận ra rằng câu chuyện trên chỉ là giả tưởng, bởi như chúng tôi đã nói: Điều thực sự xảy ra vào khoảnh khắc cuối đời sẽ mãi là bí mật cuối cùng của Jobs, đã được ông mang theo vào cõi vĩnh hằng. Những gì hư cấu là để gửi đến bạn thông điệp: Giá trị của con người không nằm ngoài hai chữ: Lương Tri.
Cho dù chỉ là câu chuyện giả tưởng, nhưng lời nói bí ẩn lúc cuối đời của Steve Jobs là thật, hành trình chống chọi với bệnh tật đầy gian nan của ông là thật, và câu chuyện về những tù nhân lương tri tại Trung Quốc cũng là thật. Chúng ta không thể biết rằng Jobs sẽ phản ứng ra sao khi nghe kể về những con người lương thiện lại bị giết hại lấy nội tạng. Nhưng với nhân cách và lòng tự trọng mà ta biết về ông, thì hãy tin chắc rằng ông cũng sẽ lựa chọn lương tri hơn là sự sống.
Vĩ nhân nhờ có tài năng mà được người đời biết đến, nhưng lại nhờ nhân cách mà được hậu thế ghi nhớ muôn đời. Chúng ta dẫu không phải là vĩ nhân, thì hãy cứ làm một người có nội tâm thuần khiết, cho dù không nổi danh nơi cát bụi hồng trần, thì vẫn có thể ghi tên mình lên trời xanh bao la.
Tâm Minh
Hồng Hiên Tự : Ngôi chùa trăm tuổi tại Pháp, cổ nhất châu Âu
Tròn 100 tuổi vào năm 2019, Hồng Hiên Tự là ngôi chùa cổ nhất châu Âu. Được những người lính Việt đóng quân tại Pháp trong Thế Chiến I xây dựng, ngôi chùa là nơi để những người con xa quê tiếp tục thờ Phật và là nơi để tưởng nhớ những đồng hương hy sinh vì nước Pháp.
Nằm ở Fréjus, một thành phố nhỏ ở vùng Côte d’Azur (French Riviera, miền nam nước Pháp), Hồng Hiên Tự nổi bật từ xa với cổng tam quan sơn đỏ và những bậc thang nối tiếp nhau dẫn lên đỉnh đồi nơi chùa tọa lạc. Hai bên cầu thang là hàng tượng chư Phật như dõi theo bước chân khách hành hương đến vãn cảnh chùa.
Nổi bật trong khuôn viên rộng 6.100 m2 là hàng trăm bức tượng đầy mầu sắc thể hiện những vị Phật, các vị la hán và anh hùng dân tộc Việt Nam, trong đó ấn tượng nhất là tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn, dài hơn 9 mét và một bức tượng bằng đồng cao 2 mét, nặng 1,5 tấn được đúc ở Thái Lan và được đưa về chùa năm 1979. Bức tượng thể hiện đức Phật đang thiền dưới bóng cây bồ đề trong vòng 49 ngày trước khi thành đạo.
Khi mới được thành lập năm 1919, chùa mang tên chùa Gallieni để tưởng nhớ đại tướng Joseph Gallieni (1849-1916), từng làm bộ trưởng bộ Chiến Tranh và là người cho thành lập các « Doanh trại Đông Nam » từ năm 1915, dành cho lính bộ binh thuộc địa.
Tên gọi Hồng Hiên được hòa thượng Thích Thanh Vực đặt sau này. « Hồng » lấy từ chữ Lạc Hồng của dòng máu, nòi giống Việt ; « Hiên » là hiên ngang, khí phách. Ở chùa vẫn còn câu đối nhắc nhở đến ý nghĩa tên gọi này :
“Hồng Lạc linh căn phương Việt địa,
Hiên ngang hùng khí tráng Âu thiên.”
Hiên ngang hùng khí tráng Âu thiên.”
*******
Bà Brigitte Sabattini, giảng viên đại học Aix-Marseille (Aix-Marseille Université, AMU), chuyên gia về di sản, đã dành cho RFI Tiếng Việt một buổi phỏng vấn về lịch sử chùa Hồng Hiên.
RFI : Là một nhà nghiên cứu và tổ chức rất nhiều hội thảo về những người lính Đông Dương tại Pháp trong Thế Chiến I, cũng như cộng đồng Việt-Pháp sau này, xin bà phác một chút về lịch sử chùa Hồng Hiên.
Brigitte Sabattini : Ngôi chùa được xây ở Fréjus, sau Thế Chiến I, nhờ những người lính Đông Dương đóng ở « doanh trại Đông Nam » (Camps du Sud-Est). Trong tiểu đoàn 73 bộ binh dự bị Sénégal, có rất nhiều đại đội lính Đông Dương, trong đó có người Việt và dường như chính họ đã xây chùa. Ngôi chùa được khánh thành ngày 06/04/1919.
Nhờ một mục nhỏ trên tờ Le Petit Marseillais, người ta biết rằng một thành viên hoàng tộc An Nam cũng tham gia dự án xây ngôi chùa. Người này làm thư ký cho đại đội 1, thuộc tiểu đoàn 73. Ngoài ra, còn có tên của hai đại úy chỉ huy các đại đội lính Đông Dương, thuộc tiểu đoàn dự bị Sénégal. Vẫn theo bài báo, ngôi chùa được dành để tưởng nhớ những người lính Đông Đương tử trận vì nước Pháp trong Thế Chiến I.
Tại sao lại chọn Fréjus ? Đơn giản là ngay cạnh doanh trại Gallieni có một nghĩa trang với hơn 5.210 ngôi mộ, trong số này có khoảng 230 đến 300 mộ lính Đông Dương. Họ chết ở Fréjus trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Thực vậy, khi bị ốm hoặc không đủ khả năng ra mặt trận, họ ở lại tiểu đoàn dự bị. Nguyên nhân tử vong thường là do bệnh tật hoặc do vấn đề đường hô hấp. Nhưng ở Fréjus, có rất ít trường hợp người lính qua đời vì bị thương ở chiến trường.
RFI : Xin bà cho biết quá trình xây chùa diễn ra như thế nào ?
Brigitte Sabattini : Chúng tôi biết là ngôi chùa được những người lính đó xây trong khoảng thời gian từ 1917 đến 1919, nhưng chúng tôi không có văn bản chính xác về quá trình xây dựng.
Tuy nhiên, dựa vào công việc của những giám thị thời kỳ đó, chúng tôi biết rằng quân nhân Đông Dương được giao nhiệm vụ xây những khu nhà kiên cố ở Fréjus từ năm 1917, đặc biệt là trong doanh trại Caïs, một trong một những doanh trại lớn nhất và hiện vẫn tồn tại, họ xây cơ quan chỉ huy trong suốt mùa đông 1917-1918.
Tiếc là tôi không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào nói rõ về quá trình xây chùa. Điều tôi chắc chắn là ngôi chùa được chỉ huy trung đoàn 15 khánh thành ngày 06/04/1919.
Thực ra, ngôi chùa có hai chức năng. Thứ nhất, đó là nơi tưởng nhớ những người lính Đông Dương hy sinh vì nước Pháp ; thứ hai, chùa cũng là để những người lính Đông Dương tiếp tục thờ Phật theo truyền thống tôn giáo của họ. Sau này, vẫn có nhiều quân nhân Việt Nam tiếp tục phục vụ trong những đội quân thuộc địa tại Pháp cho đến khoảng những năm 1962.
Trong thời kỳ này, có một dấu mốc mang ý nghĩa rất quan trọng, đó là năm 1926, khi Ủy ban Tưởng niệm Đông Dương (Comité du Souvenir indochinois) đứng ra thờ cúng liệt sĩ Đông Dương tại Pháp vì đây là một truyền thống quan trọng của người Việt. Ủy ban này gồm một người lính Đông Dương và hai cựu chiến binh Pháp tham chiến ở Đông Dương, trong đó có đại tá Lame, từng là chỉ huy doanh trại Đông Nam và đã phục vụ ở Đông Dương trong thời gian rất dài. Đại tá Lame đã yêu cầu Ủy ban cho trùng tù ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Đây là đợt trùng tu đầu tiên của ngôi chùa.
Nhờ một bộ phim có cảnh quay ở chùa, nên Hồng Hiên Tự trở nên nổi tiếng. Không chỉ còn là nơi tưởng niệm, thờ phụng, ngôi chùa còn là một điểm du lịch nổi tiếng ngay thời đó. Vì thế, du khách nước ngoài đến vùng Rivera hoặc các đoàn du lịch do các doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên, khi tới vùng này, đều đến thăm chùa như là một địa điểm tượng trưng cho nghệ thuật Đông Dương.
Dĩ nhiên là với thời gian, như trong Thế Chiến II, đặc biệt là giai đoạn hậu chiến, ngôi chùa không được chăm sóc thực sự. Kể từ năm 1962, khi các đội quân thuộc địa bắt đầu tan rã và bị thuyên chuyển, người ta bắt đầu đặt câu hỏi làm gì với ngôi chùa. Cuối cùng, một hiệp hội gồm con cháu của những người lính Việt đã đứng ra nhận chăm sóc ngôi chùa. Ban đầu là họ được thuê chùa và cho trùng tu lại toàn bộ. Phải nhắc lại là bộ Văn Hóa Pháp lúc đó chưa có những tiêu chí như bây giờ nên chùa Hồng Hiên không được coi là một di sản kiến trúc hoặc di sản phi vật thể.
Lúc đầu là thuê, sau đó ngôi chùa được bán lại cho hội. Hội chăm sóc điện thờ cũng như bia ghi công liệt sĩ, hiện vẫn tồn tại. Đây là bằng chứng cho thấy mục đích đầu tiên của chùa là nơi tưởng nhớ những người lính hy sinh vì nước Pháp trong Thế Chiến I. Cuối cùng, chùa cũng trở thành nơi thờ cúng cho cộng đồng người Pháp-Việt ở trong vùng.
Ngoài trùng tu chùa Hồng Hiên, hội còn xây một ngôi nhà khác, dành để đón tiếp và làm nơi ở cho các vị sư và có một vị hòa thượng trụ trì. Đáng tiếc là cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, giữa các vị sư và hội đã xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến một số vấn đề mà hiện chúng tôi hy vọng có thể giải quyết vì tương lai của chùa.
Dù sao, đây là nơi tuyệt đẹp mà mọi người nên đến thăm và là bằng chứng cho sự hiện diện của người Việt ở Fréjus ngay từ Thế Chiến I.
RFI : Tìm hiểu lịch sử của chùa Hồng Hiên nằm trong chương trình nghiên cứu bảo tồn di sản mà bà phụ trách, bà có cảm nhận như thế nào về ngôi chùa ?
Brigitte Sabattini : Có ba điểm khiến tôi rất ấn tượng. Thứ nhất, đó là công trình thuật lại cuộc sống của đức Phật, trong đó có một cảnh nói về lúc đức Phật chào đời, một cảnh về bài thuyết giáo đầu tiên của ngài ở Benares (còn gọi là Varanasi). Bên cạnh những sự tích về Phật, còn có tượng đức Phật nhập niết bàn dài hơn 9 mét.
Ngoài ra, còn có hai loại tượng, được một sinh viên thạc sĩ gọi là “khu lịch sử Việt Nam”. Ở đây có rất nhiều tượng đá được chạm khắc tinh xảo về những vị anh hùng Việt Nam, từ những vị vua đến những nữ anh hùng. Nhờ đó, ngôi chùa được mở rộng sang cả thiên hướng lịch sử Việt Nam.
Khoảng sân trước chùa còn có rất nhiều tượng các vị la hán. Đó là những tác phẩm tuyệt đẹp, nhắc đến những vị thánh chưa đạt đến cấp độ cao nhất của cõi niết bàn.
Tất cả những chi tiết trên cho thấy chùa Hồng Hiên giúp chúng ta hiểu được lịch sử của cộng đồng người Việt-Pháp, từ vết tích của những người lính Việt hy sinh vì nước Pháp cho đến nghi thức thờ cúng hiện nay. Ngoài ra, chùa còn có tháp An Lạc thờ vong hồn và là nơi chứa tro cốt của những người quá cố thời nay.
RFI : RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Brigitte Sabattini, giảng viên đại học Aix-Marseille.
THU HẰNG