Người Sài Gòn thuở xưa (kéo dài cho tới trước năm 1975) ưa nói câu "Bỏ qua đi Tám".
Sao không nói "Bỏ qua đi Hai / Ba / Năm / Chín...", một thứ tự nào đó bất kỳ, mà phải là "Tám"?
Sao không nói "Bỏ qua đi Hai / Ba / Năm / Chín...", một thứ tự nào đó bất kỳ, mà phải là "Tám"?
Theo tìm hiểu, người Sài Gòn định danh cho nghề nghiệp, chức vị một người trong xã hội bằng thứ bậc và nó dính chặt vô thứ bậc luôn, nghe rất ngộ nghĩnh.
* HAI: Để chỉ dân có học, làm việc trong các công sở.
Tỉ dụ "Thầy Hai thơ ký", "Thầy Hai thông ngôn"...
Tỉ dụ "Thầy Hai thơ ký", "Thầy Hai thông ngôn"...
* BA: Để chỉ giới thương gia người Hoa, tạo thành một thế lực dễ nể. Nghe gọi "Chú Ba", biết ngay đó là người Hoa.
* TƯ: Tức các đại ca trong giới giang hồ, tuy kiếm sống bằng nghề đâm thuê, chém mướn nhưng cũng có "đạo nghĩa" chớ không tạp nhạp, thiếu nghĩa khí như các băng nhóm "trẻ trâu" bây giờ.
Người Sài Gòn gọi là "Anh Tư dao búa", giới bình dân và kể cả một số tiểu thơ khuê các coi bộ cũng có nhiều thiện cảm với các "Anh Tư dao búa" này.
Người Sài Gòn gọi là "Anh Tư dao búa", giới bình dân và kể cả một số tiểu thơ khuê các coi bộ cũng có nhiều thiện cảm với các "Anh Tư dao búa" này.
* NĂM: Để chỉ giới lưu manh móc túi, cò mồi mại dâm..., nên gọi bằng "Anh Năm đá cá lăn dưa".
* SÁU: Để gọi giới Cảnh sát, người Sài Gòn hay nói "Thầy Sáu phú lít", "Thầy Sáu mã tà".
* BẢY: Khi cần vay vốn làm ăn thì gặp các "Anh Bảy Chà và", hồi xưa người Ấn Độ qua Sài Gòn, họ thường buôn bán vải và nhứt là làm nghề kinh doanh tín dụng (cho vay).
* TÁM: Đây là thành phần đông đảo nhứt trong xã hội thời bấy giờ, họ làm đủ thứ nghề thuộc về lao động chân tay như: (bốc vác, gánh nước, phu xe, con sen...), tức là chỉ giới bình dân.
* CHÍN: Dùng chỉ giới chị em kinh doanh "vốn tự có", gọi bằng "Chị Chín Bình Khang".
(Trên đây có hai thứ bậc được gọi bằng "thầy": "Thầy Hai", "Thầy Sáu phú lít".
Làm nghề Cảnh sát, người Sài Gòn tuy gọi là "Thầy" nhưng xếp dưới cả dân đâm thuê chém mướn là "Anh Tư dao búa", "Anh Năm đá cá lăn dưa").
Làm nghề Cảnh sát, người Sài Gòn tuy gọi là "Thầy" nhưng xếp dưới cả dân đâm thuê chém mướn là "Anh Tư dao búa", "Anh Năm đá cá lăn dưa").
* Trở lại với thành ngữ "Bỏ qua đi Tám":
Thứ bậc "Tám" thuộc về giới bình dân, họ không ăn trắng mặc trơn như "Thầy Hai", giàu có như "Chú Ba", "Anh Bảy Chà và", bặm trợn như "Anh Tư dao búa" hay "Anh Năm đá cá lăn dưa", thành thử họ yếu thế hơn. Mỗi khi đụng chuyện chẳng lành, họ ưa khuyên nhau đừng để ý tới làm gì cho nhức đầu: thôi "Bỏ qua đi Tám"!
Thứ bậc "Tám" thuộc về giới bình dân, họ không ăn trắng mặc trơn như "Thầy Hai", giàu có như "Chú Ba", "Anh Bảy Chà và", bặm trợn như "Anh Tư dao búa" hay "Anh Năm đá cá lăn dưa", thành thử họ yếu thế hơn. Mỗi khi đụng chuyện chẳng lành, họ ưa khuyên nhau đừng để ý tới làm gì cho nhức đầu: thôi "Bỏ qua đi Tám"!
Riết rồi, câu nói này cũng lan qua các thành phần xã hội khác, thay vì nói chữ nghĩa "dĩ hòa vi quý" để khuyên nhau, người Sài Gòn nói gọn bâng, "Bỏ qua đi Tám", cho thấy cách sống hiếu hòa được ưa chuộng hơn hết.
(Nguồn: Sài Gòn Xưa)
Bí ẩn về ngôi nhà của người “khai sinh” Đà Lạt
Ngôi nhà của người tìm ra Đà Lạt, bác sĩ Alexandre John Émile Yersin (1863-1943), nay không còn nhưng mới đây, một nhà nghiên cứu về Đà Lạt đã công bố tấm ảnh được xác định là nhà của Yersin, tọa lạc ngay khu vực trung tâm TP. Đà Lạt ngày nay.
Người đang lưu giữ tấm ảnh về ngôi nhà của ông Yersin ở Đà Lạt là nhà nghiên cứu về kiến trúc Đà Lạt - Lê Phỉ. Ông Phỉ cho biết, đây là tấm ảnh cực kỳ quý hiếm bởi ngôi nhà này đã bị phá hủy cách đây từ rất lâu.
Người đang lưu giữ tấm ảnh về ngôi nhà của ông Yersin ở Đà Lạt là nhà nghiên cứu về kiến trúc Đà Lạt - Lê Phỉ. Ông Phỉ cho biết, đây là tấm ảnh cực kỳ quý hiếm bởi ngôi nhà này đã bị phá hủy cách đây từ rất lâu.
Tấm hình trên không phải do ông chụp mà được một người bạn bên Pháp gửi về tặng ông cách đây ít năm. Dưới chân tấm hình có chú thích “Dr. Yersin’s house in dalat” (Nhà của bác sĩ Yersin tại Đà Lạt). Trong tấm hình là một ngôi nhà cấp 4, được xây dựng lưng chừng trên một quả đồi với nhiều cây bụi bao quanh cho thấy không gian chung quanh thời bấy giờ vô cùng hoang vắng. Ngôi nhà có rất nhiều cửa sổ, có sân, cửa chính hướng xuống phía dưới thung lũng.
Điều đặc biệt, phía hông trái có một lán nhỏ có thể được lợp bằng lá cỏ tranh, một vật liệu phổ biến của cư dân bản địa dùng lợp nhà thời bấy giờ, không rõ gian mái tranh này được dùng để làm gì.
Theo ông Lê Phỉ, đây là ngôi nhà mà bác sĩ Yersin ở lại Đà Lạt để giúp viên toàn quyền Đông Dương Paul Doumer quy hoạch, phát triển Đà Lạt thành nơi nghỉ dưỡng cho quan chức và quân đội Pháp.
Căn cứ vào những tài liệu lịch sử và hồi ký của chính bác sĩ Yersin, ông Phỉ khẳng định ngôi nhà này được xây dựng trong khoảng thời gian 1900 - 1910.
Địa điểm của ngôi nhà được ông Phỉ xác định là khu vực gần nhà thờ Tin lành, đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, TP Đà Lạt ngày nay. Hiện vẫn không rõ ngôi nhà này bị phá vào thời điểm nào.
Địa điểm của ngôi nhà được ông Phỉ xác định là khu vực gần nhà thờ Tin lành, đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, TP Đà Lạt ngày nay. Hiện vẫn không rõ ngôi nhà này bị phá vào thời điểm nào.
Theo một số tài liệu ghi lại, sau ba cuộc thám hiểm liên tiếp vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, bác sĩ Yersin tìm ra Cao nguyên Lâm Viên. Ngày 21/6/1893, đứng trước phong cảnh hùng vĩ ở độ cao cách mặt biển 1.500 thước, ông bày tỏ cảm nghĩ của mình tại cuốn hồi ký như sau: “Cảm tưởng của tôi rất sâu xa khi vượt khỏi rừng thông; tôi đối diện với một cao nguyên mênh mông, không cây cối và hoang vu, có dáng như một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loạt sóng cồn ba động màu xanh biếc. Dãy núi Lâm Viên đứng sừng sững ở phía chân trời tây bắc cao nguyên, làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp và nổi bật trên một hậu cảnh mỹ lệ”.
Theo hồi ký ông viết, lúc ông đặt chân đến vùng này, thì ở đây chỉ có rải rác vài làng của thổ dân người Lát tụ họp dưới chân núi, dân cư thật là thưa thớt.
# Dalat Xưa và Nay
# Dalat Bác sĩ Yersin
Nguồn st