Một người giàu có đã cao tuổi, để lại tất cả tài sản cho đứa con duy nhất và dự định sống với nó cho đến khi chết.
Nhưng sau một thời gian chung sống, người con dâu chán không muốn thấy bố chồng ở mãi trong nhà nên bảo chồng phải đưa bố đi nơi khác ở. Người con không muốn mất cảm tình với vợ, nên đã quyết định đưa cha vào viện dưỡng lão, nơi rẻ tiền nhất.
Một tuần sau đó hai cha con đi bộ đến nơi mà người cha sẽ ở.
Ði được một lúc bỗng nhiên người cha bật khóc, Lương tâm người con không chịu nổi, anh nói vài câu xin lỗi cha.
Sau một vài phút nghẹn ngào, người cha bị hất hủi nói:
- Con ơi, cha không khóc vì con đưa cha vào nhà dưỡng lão dành cho những người già nua tàn tật, mà cha khóc vì nhớ lại cách đây bốn mươi năm, cha cũng bước đi trên lối này với ông nội của con và cũng đưa người vào viện dưỡng lão tồi tàn này.
Cha đã gặt được những gì mà cha đã gieo khi trước thôi.
Sưu Tầm
SANG - HÈN...
Người xưa thường dùng cách nói: giàu sang và nghèo hèn. Giàu thường kèm theo sang, còn nghèo thường kèm theo hèn. Nhưng thực ra có khi giàu mà không sang, hoặc nghèo mà không hèn.
Chắc hẳn không ai muốn nghèo, và càng chắc chắn hơn là chẳng ai muốn hèn. Cũng vậy, ai cũng muốn mình giàu và sang. Nhưng người chịu cảnh “đời hèn” khác hẳn với người “sống hèn”. Người nghèo bị coi là hèn, nhưng có thể người đó không hề sống hèn; còn người giàu luôn được gọi là sang, nhưng chưa hẳn đã sống sang mà thậm chí còn sống hèn. Vậy nên, người hèn chưa chắc đã nghèo, và người sang chưa hẳn đã giàu. Sự phân định giàu - nghèo còn là ở khí chất từ trong tâm hồn và cốt cách con người. Đó mới là chuyện đáng quý!
Người ta nói vui: “đi xe le hơn đi bộ, đi bộ ngộ hơn đi xe”. Chưa chắc ai hơn ai. Tiền nhân cũng đã phân tích và xác định rõ ràng "chớ thấy áo rách mà cười, những giống gà nòi lông nó lơ thơ".
Nếu được đi đôi với nhau theo tiếng gọi, thì người giàu sang là người giàu về vật chất và sang về nội hàm. Còn người nghèo hèn tất hẳn là người nghèo về vật chất và hèn về phẩm giá. Quả thực, nếu đã giàu mà còn sang là điều đáng trân trọng, nhưng đã nghèo mà lại còn hèn thì... quả là thất bại của nhân - tâm.
Ở đời, người ta không chỉ đi bằng đôi chân mà còn phải đi bằng cái đầu. Hơn thua nhau là “cách đi”, phàm... nghĩa là "cách sống"!
Mộc Niệm
Có một câu chuyện..
Tại tiểu bang Pennsylvania nước Mỹ, vào một ngày chủ nhật năm
1880, một cô gái nhỏ với dáng vẻ thất vọng đứng gần cửa ra vào của nhà thờ, nơi
cô bị đẩy ra vì trong đó đã quá đông, cô không thể tham dự lớp học chủ nhật của
nhà thờ.
Một vị mục sư đi ngang qua nhìn thấy cô bé, ông đặt cô bé lên vai
mình rồi len lỏi vào trong, rất khó khăn để tìm được một chỗ ngồi trong góc tối
cho cô bé.
Chủ nhật tuần sau, ông lại thấy cô bé đứng ngoài. Nom cô bé có vẻ
mệt.
“Đợi đến lúc gom đủ kinh phí, ta nhất định sẽ xây dựng một lớp học
chủ nhật to hơn nữa”, vị mục sư an ủi cô bé.
Mục sư không biết rằng cô bé đang mắc bệnh nặng và một thời gian
sau cô bé qua đời.
Sau khi cô bé mất, gia đình nhà cô bé đã đưa cho vị mục sư một chiếc
ví tiền nhỏ vừa sờn rách vừa cũ nát, bên trong có 57 đồng xu.
Gia đình nhà cô bé đã nói với mục sư rằng đó là số tiền cô bé tiết
kiệm trong 2 năm trời. Cô bé muốn gửi số tiền này để xây dựng một nhà thờ to
hơn chút nữa để có thêm nhiều trẻ em được đến học vào ngày chủ nhật.
Vị mục sư lặng lẽ lau nước mắt, ông tiếc là đã không kịp xây nhà
thờ như lời hứa với cô bé. Ông mang chiếc ví rách với 57 xu lên bục giảng Kinh,
ông kể lại câu chuyện về cô bé. Tất cả mọi người lặng đi vì xúc động.
Nhà thờ đã quyết định huy động quyên góp tiền từ 57 đồng xu, rất
nhanh đã có thể huy động được 250 USD. Một vài năm sau đó, 57 đồng xu của cô
bé, đã huy động được đến 30.000 USD...
Họ dùng số tiền ấy mua một mảnh đất để xây dựng nhà thờ lớn hơn,
nhưng thật không ngờ rằng tiền đất đã lên tới 30.000 USD và không còn đủ tiền
xây dựng nữa. Lúc này, vị mục sư nghĩ đến tâm nguyện của cô bé. Ông không thể để
vấn đề này khiến cho việc xây dựng nhà thờ bị trì hoãn, do đó ông quyết định đi
tìm chủ đất để trình bày rõ lý do.
Chủ đất trước đây chưa từng đến nhà thờ, nhưng khi nghe xong câu
chuyện về ước nguyện chân thành và thánh khiết của cô bé, trong tâm ông vô cùng
cảm động. Ông ấy đã bán mảnh đất với giá 25.000 USD, đồng thời chấp nhận số tiền
57 xu làm tiền đặt cọc, tuy nhiên sau đó chủ đất đã tặng lại 57 xu cho nhà thờ.
Qua một thời gian, vào một buổi tối khi vị mục sư trở về nhà, ông
phát hiện trong nhà có rất nhiều người. Mọi người vừa tự nguyện vừa kêu gọi người
khác và họ đã quyên góp được thêm 10.000 USD.
Ngày nay, nếu đến thăm thành phố Philadelphia, bạn đựng quên dừng
chân tại Nhà thờ Temple Baptist – nơi có thể chứa tới 3.300 người. Và cũng đừng
quên ghé thăm Đại học Temple, bệnh viện Good Samaritan và trường học ngày chủ
nhật. Bạn sẽ thấy ước mơ đẹp đẽ và cao cả của cô bé đã được mọi người biến
thành hiện thực như thế nào.
Thú vị hơn nữa, nếu thăm một trong các phòng ở tòa nhà trường học
ngày chủ nhật này, bạn sẽ nhìn thấy bức ảnh dễ thương của cô bé nhỏ đã hiến tặng
57 xu cho nhà thờ – Hattie May Wiatt
Sẽ không ai nghĩ rằng 57 xu có thể tạo nên những điều kỳ diệu.
Nhưng khi điều kỳ diệu xuất hiện, người ta đã hoàn toàn tin rằng 57 xu ấy đã
làm thay đổi cuộc sống và thế giới sống của rất nhiều người. Cô bé đã dùng tấm
lòng lương thiện trong sáng và thánh khiết của mình để tích lũy số tiền ấy với
hi vọng mang lại thêm nhiều cơ hội cho những người khác. Và thực sự, thiện tâm
đã đánh thức thiện tâm, lòng tốt tự bản thân nó đã có sức lan tỏa âm thầm mà
mãnh liệt.
Lương thiện không chỉ là cá tính của một người, tố chất của một
người, nó là nguồn năng lượng sống tích cực giúp con người không ngừng suy nghĩ
về người khác, suy nghĩ cho người khác. Lương thiện như ánh trăng trên bầu trời
cao rộng, soi sáng và khiến vạn vật trở nên huyền diệu, lấp lánh. Lương thiện
là ngọn nguồn cho mọi việc tốt trên đời, là cách giải quyết cao nhất cho mọi ân
oán, thù hận, là phương thức hữu hiệu nhất cho mọi tổn thương và nỗi đau.
Nếu mỗi hành động của con người đều xuất phát từ thiện tâm, mỗi lời
nói của con người đều là thiện ý, mỗi suy nghĩ của con người đều là thiện niệm,
thì cuộc sống này sẽ chính là một mảnh vườn với những hoa trái ngọt lành và
thơm mát nhất. Cuộc sống có lương thiện thì đời người mới có thể thường xuyên
ngập tràn niềm vui, hạnh phúc mới có thể lâu dài, tâm hồn vì thế mới không ngừng
thăng hoa và viên mãn.
Sưu Tầm
THIỆN LƯƠNG VÀ THÔNG MINH
Một vị sư lên rừng hái củi, trên đường về gặp một cậu bé đang chạy chơi đùa, hái hoa bắt bướm. Vị sư đến gần hỏi: Trên tay con cầm gì thế?
Thằng bé láu cá: Đố sư biết đó. Nhưng nếu Sư nói sai, Sư phải mất cho con bó củi nhe?
- Một con bướm đã chết đúng không?
- Ha ha.. sai rồi, con bướm còn sống nhé Sư? Nói rồi cậu tung con bướm bay lên trời.
- Vị Sư cười nói: Củi của con đây, cầm về đi!
Thằng bé hí hửng đem bó củi về khoe cha. Người cha tái mặt bước đến nhéo tai thằng con: Đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi người ta ngay.
Thằng bé vừa đi vừa la: Nhưng con thắng mà!?!
Đến chùa hai cha con chắp tay xin lỗi, vị Sư chỉ nhẹ mỉm cười gật đầu. Trên đường về cậu bé vẫn hậm hực.
Người cha nhẹ nhàng nói: Nếu Sư nói con bướm còn sống, con cũng bóp cho nó chết đúng không? Từ đầu Ngài ấy đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó.
Thằng bé lặng lẽ cúi đầu.
Sự ngạo mạn và hiếu thắng luôn lấy đi bao lý trí của mỗi chúng ta. Đừng thấy ai lùi mà vội bảo họ thua.
Thiện lương khó hơn là thông minh. Bởi vì thông minh là thiên phú, còn thiện lương là một sự lựa chọn.
SƯU TẦM
DỤC VỌNG
Một người đàn ông tìm đến nơi thâm sơn cùng cốc gặp một vị thiền sư ở
ẩn, hy vọng sẽ tìm được lời giải cho những nghi hoặc trong lòng.
ẩn, hy vọng sẽ tìm được lời giải cho những nghi hoặc trong lòng.
- "Con người thường thất bại vì chính dục vọng của bản thân, vậy xin thiền sư cho biết, thế nào là dục vọng?", người đàn ông hỏi.
Thiền sư nhìn anh ta, nói: "Anh hãy quay về đã, trưa mai lại tới đây,
nhưng nhớ là không được ăn uống bất cứ thứ gì". Dù không hiểu dụng ý của thiền sư, nhưng người đàn ông vẫn làm theo.
nhưng nhớ là không được ăn uống bất cứ thứ gì". Dù không hiểu dụng ý của thiền sư, nhưng người đàn ông vẫn làm theo.
Ngày hôm sau, anh ta quay lại. "Anh hiện giờ chắc đang đói ngấu, khát cháy cổ đúng không?", thiền sư hỏi. "Vâng, giờ nếu được thì con có thể ăn cả nửa con bò, uống hết bay vại nước".
Thiền sư bật cười, "vậy hãy theo ta".
Hai người đi một quãng đường xa, khá lâu sau mới đến một vườn cây trái sum suê. Thiền sư đưa cho người đàn ông một chiếc bao tải, nói: 'Bây giờ anh hãy hái những quả táo tươi ngon nhất ở đây, chúng là của anh, nhưng nhớ là phải mang về tới thiền viện mới được phép ăn".
Thiền sư quay về trước. Mãi đến khi trời tối hẳn, mới thấy người đàn
ông vác một bao tải nặng đầy táo mang về. Bước đi nặng nhọc, mồ hôi
ướt đầm toàn thân, anh ta mệt mỏi đặt bao táo xuống trước mặt thiền sư. "Giờ anh có thể ăn rồi", thiền sư nói.
ông vác một bao tải nặng đầy táo mang về. Bước đi nặng nhọc, mồ hôi
ướt đầm toàn thân, anh ta mệt mỏi đặt bao táo xuống trước mặt thiền sư. "Giờ anh có thể ăn rồi", thiền sư nói.
Người đàn ông dường như không đợi được thêm, lập tức vồ lấy hai quả
táo, cắn từng miếng to nhồm nhoàm nhai. Trong phút chốc, hai quả táo đã bị anh ta ăn sạch sẽ.
táo, cắn từng miếng to nhồm nhoàm nhai. Trong phút chốc, hai quả táo đã bị anh ta ăn sạch sẽ.
Ăn xong, người đàn ông đứng vuốt bụng nhìn thiền sư nghi hoặc. "Giờ
anh còn đói, khát không", thiền sư hỏi. "Không, giờ có cho ăn tiếp con
cũng không ăn được nữa".
anh còn đói, khát không", thiền sư hỏi. "Không, giờ có cho ăn tiếp con
cũng không ăn được nữa".
"Vậy thì anh bỏ công vất vả, vác cả bao tải táo mà mình không thể nào ăn hết về đây để làm gì?"
Thiền sư chỉ vào chiếc bao tải đầy táo, hỏi. Người đàn ông ngay lập tức ngộ ra.
Con người là vậy, thực ra nhu cầu chỉ có "hai trái táo", nhưng rồi vẫn cố giành lấy những thứ vốn không cần thiết, chỉ là dục vọng.
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay ..
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay ..
SƯU TẦM