Học giả Nguyễn Văn Hầu được sinh ra trong một gia đình Nho học, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp. Mặc dù dạy học là chính nhưng ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu văn hóa-văn học miền Nam. Ông đã xuất bản hơn 20 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm giá trị được giới học thuật đánh giá cao.
Nhà biên khảo Nguyễn Văn Hầu sinh năm 1922 tại xã Bình Phước Xuân, Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 1952, dạy học tại An Giang. Ngoài giờ dạy học, ông chú tâm nghiên cứu văn hóa và văn học miền Nam. Ông cộng tác với nhiều báo, tạp chí ở Sài Gòn được giới nghiên cứu đánh giá rất cao. Năm 1971, ông được mời giảng dạy môn văn học tại Viện Đại học Hòa Hảo -An Giang. Ông là một trong những tác giả nghiên cứu có uy tín trong giới học thuật nước nhà.
Là một nhà nghiên cứu văn hóa- văn học miền Nam,tác giả của nhiều sách biên khảo giá trị như: “Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa” (NXB Tân Sanh- Sài Gòn 1959) “Việt Nam tam giáo sử đại cương” NXB Phạm Văn Tươi- Sài Gòn 1959) , “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh” (Tủ sách Nguyễn Hiến Lê- Sài Gòn 1970), “Thất Sơn mầu nhiệm” NXB Liêm Chính- Sài Gòn 1955), “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” (NXB Nam Cường – Sai Gòn 1973)…
Cuốn “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” tài liệu rất dồi dào được nhà biên khảo đầu tư công phu. Trước đó chưa có công trình nào đồ sộ như vậy về nhân vật Thoại Ngọc Hầu, một con người gắn bó mật thiết với người dân An Giang để lại cho người dân địa phương nhiều công trình quan trọng. Học giả Nguyễn Hiến Lê đã nhận định về nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu trên tạp chí Bách Khoa qua bài “Người có công với lịch sử miền Hậu Giang” như sau: “Trong 20 năm nay, người có công nhất với lịch sử miền Hậu Giang là giáo sư Nguyễn Văn Hầu. Năm nay ông lại công bố cuốn “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” mà ông mất công khảo cứu tìm kiếm trong sách báo và nhất là tại chỗ trong thời gian dài mới xong. Tài liệu rất dồi dào hơn hẳn mấy cuốn trước, lối suy diễn thận trọng, cách ghi chép rành rọt kỹ càng. Những chương "Đào Thoại Hà", "Đào Vĩnh Tế Hà"", Khai cương thác địa" viết công phu, đọc hứng thú, người sau khó mà viết hơn ông được.” . Khi cuốn này ra đời, lúc ấy dư luận cũng khá xôn xao vì nhà biên khảo có nêu lên chi tiết dân phu đào kênh Vĩnh Tế chết rất nhiều do khí hậu khắc nghiệt, một số lại từ ý rời bỏ công trình. Một số dư luận không đồng tình vì cho rằng đó là chuyện “nhạy cảm’ không thấy chính sử ghi lại. Nhưng thái độ làm việc của Nguyễn Văn Hầu rất đáng khâm phục, ông có đầy đủ chứng cứ sau khi kết luận một vấn đề nào chứ không vội vàng. Thật sự, việc đào kênh Vĩnh Tế là một thành công lớn, nhưng phía sau việc này có nhiều chuyện hết sức đau buồn của những dân phu thậm chí phải đổi lấy máu xương mà những người cầm quyền thời đó muốn phớt lờ không dám nhắc!
Sau 1975, các tác phẩm của ông tiếp tục được xuất bản và tái bản để phục vụ việc nghiên cứu, học tập. Các tác phẩm của ông được đánh giá trân trọng. Tháng 3/2012, NXB Trẻ lần đầu tiên giới thiệu đến bạn đọc bộ sách khảo cứu “Văn Học miền Nam Lục Tỉnh”. Đây là công trình không thể thiếu đối với giới nghiên cứu và bạn đọc muốn hiểu sâu về văn hoá, văn học miền Nam. Bộ sách này được ông thực hiện đầy nỗ lực trong thời gian ông lâm bệnh nặng. Trọn bộ gồm ba tập. Bộ “ Văn học miền Nam lục tỉnh” được bắt đầu soạn thảo từ năm 1974. Đây là công trình đồ sộ nhất của ông. Tác giả đã tham khảo trên 400 đầu sách từ chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và Quốc ngữ. Trong phạm vi nghiên cứu, vùng đất lục tỉnh gồm 3 tỉnh miền Đông: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Miền Nam là vùng đất mới, được khai phá bởi những lưu dân người Việt.Văn học miền Nam có những đặc thù riêng, đầy chất dân dã và mộc mạc. Ông đã khái quát các loại hình dân gian miền Nam để người đọc không những để hiểu mà còn để mến. Đó là thái độ đáng trân trọng, xuất phát từ tấm lòng của một nhà văn hóa đối với quê hương, đất nước. "Từ bước đầu trong văn học nói, biểu hiện những ý chí và tình cảm trong cảnh ly hương, những đấu tranh cam go dai dẳng trên đường khai phá và những sáng tạo mới để đáp ứng nhu cầu” (chương 3 – tập 1)
Nhà văn Sơn Nam đã dành cho ông nhiều tình cảm đặc biệt nhờ cách làm việc khoa học: “Sách báo tham khảo khan hiếm, bạn bè chuyên khảo gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng anh đã cố công góp nhặt với tinh thần làm việc đầy trách nhiệm. Ông là một học giả có nhiều đóng góp lớn với lịch sử phát triển miền Hậu Giang…”
Nguyễn Văn Hầu là nhà văn có nhiều đóng góp chuyên sâu về nghiên cứu văn học và lịch sử miền Nam . Ông mất ngày 12/3/1995, để lại trên 20 tác phẩm về nhiều lĩnh vực: văn học, sử học, tôn giáo, du ký. Trong đó có nhiều tác phẩm giá trị được tái bản nhiều lần.
Tuấn Ba
MỘT BÀI THƠ KỲ LẠ!
Tiếng Việt của chúng ta thật tuyệt vời!
Phải nói là bái phục bài thơ kỳ lạ này. Bài thơ được chia sẻ từ nhà nghiên cứu Dân tộc học và Việt học (Đinh Trọng Hiếu) từ Paris đăng trên Khuôn Mặt Văn Nghệ.
Phải nói là bái phục bài thơ kỳ lạ này. Bài thơ được chia sẻ từ nhà nghiên cứu Dân tộc học và Việt học (Đinh Trọng Hiếu) từ Paris đăng trên Khuôn Mặt Văn Nghệ.
Bây giờ, chúng ta hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của bài thơ này :
1* Bài thơ gốc :
Ta mến cảnh Xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương Xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương Xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười
2* Đọc ngược bài gốc từ dưới lên :
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc Xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh Xuân cảnh mến ta
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc Xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh Xuân cảnh mến ta
3* Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu trong bài thơ gốc, ta đọc ngược về bên trái từ dưới lên trên :
( Sẽ là 1 bài thơ ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng)
( Sẽ là 1 bài thơ ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng)
Cảnh Xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương Xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương Xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười
4* Bỏ 2 chữ cuối mỗi câu trong bài thơ gốc, ta đọc ngược từ dưới lên trên:
(sẽ là 1 bài thơ ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng. )
(sẽ là 1 bài thơ ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng. )
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc Xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh Xuân cảnh mến ta
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc Xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh Xuân cảnh mến ta
5* Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu trong bài thơ gốc :
Ta mến cảnh Xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương Xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương Xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai
6* Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu trong bài thơ gốc, ta đọc ngược từ dưới lên :
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc Xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh Xuân
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc Xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh Xuân
7* Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu trong bài thơ gốc :
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười
8* Bỏ 4 chữ cuối mỗi câu trong bài thơ gốc, ta đọc ngược từ dưới lên :
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.
Thật là kỳ diệu !!
Đến nay, vẫn chưa tìm ra tác giả bài thơ này là ai!? nhưng có lẽ đây là một tuyệt tác mà khi đọc xong chúng ta vô cùng khâm phục sự tinh tế và cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
Ta lại càng thêm yêu quý trân trọng để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Vậy mà, vẫn có người còn bày ra những thứ cải tiến (cải lùi ) nhảm nhí, nó không mang lại lợi ích gì về mặt tinh thần mà chỉ cốt muốn phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi vì tiếng Việt chính là cái hồn của dân tộc Việt là di sản văn hóa được bao đời tổ tiên ta gìn giữ để lại cho con cháu chúng ta đến muôn đời.
Đến nay, vẫn chưa tìm ra tác giả bài thơ này là ai!? nhưng có lẽ đây là một tuyệt tác mà khi đọc xong chúng ta vô cùng khâm phục sự tinh tế và cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
Ta lại càng thêm yêu quý trân trọng để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Vậy mà, vẫn có người còn bày ra những thứ cải tiến (cải lùi ) nhảm nhí, nó không mang lại lợi ích gì về mặt tinh thần mà chỉ cốt muốn phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi vì tiếng Việt chính là cái hồn của dân tộc Việt là di sản văn hóa được bao đời tổ tiên ta gìn giữ để lại cho con cháu chúng ta đến muôn đời.
HoàngTran Sưu Tầm