1 Tháng Một, 2017
Sau hơn 60 năm tồn tại, những bức phù điêu của chợ Bến Thành vẫn tươi màu trước vô vàn biến động thời cuộc cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên...
Được khánh thành năm 1914, chợ Bến Thành là một ngôi chợ cổ nổi tiếng, được coi là biểu tượng của Sài Gòn.Một nét đặc sắc trong kiến trúc của ngôi chợ là trên các cổng đều có những bức phù điêu gốm, mô tả các sản vật của miền Nam với hình con bò, con ngỗng, con cá đuối, nải chuối… Phía sau những tác phẩm này là câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết.Theo đó, 12 bức phù điêu bằng gốm được gắn lên 4 mặt của chợ Bến Thành từ năm 1952. Tác phẩm này là do họa sĩ Lê Văn Mậu sáng tác cùng các nghệ nhân gốm của xưởng mỹ nghệ Biên Hòa theo đơn đặt hàng của nhà thầu chợ Bến Thành.
Họa sĩ Lê Văn Mậu đã sáng tác trực tiếp lên
đất, sau đó chỉnh sửa với sự góp ý của những nghệ nhân hàng đầu của dòng gốm
Biên Hòa như Sáu Sảnh, Tư Ngô, Hai Sáng, chủ Thạch, anh Tóc…
Để tránh vênh méo ở những sản phẩm có độ nung
cao như gốm Biên Hòa, những phù điêu đó được cắt ra theo từng miếng nhỏ riêng,
để đem mang đi “nhúng” men, rồi nung.
Do lò đốt bằng củi thủ công thỉnh thoảng gây “hỏa biến” ở đồ gốm, nên ở những bức phù điêu chợ Bến Thành có những mảng màu men ngả vàng rất đẹp, tự nhiên.Do những miếng nhỏ của những bức phù điêu được đặt ở nhiệt độ không đều nhau, tuy trong cùng một lò nung, nên khi ra lò, nó có miếng màu nhạt, màu đậm.Sau khi các phù điêu hoàn thành ở xưởng, các nghệ nhân Phạm Văn Ngà (Ba Ngà), Nguyễn Trí Dạng (Tư Dạng) và Võ Ngọc Hảo được xưởng mỹ nghệ Biên Hòa cử lên Sài Gòn để gắn những lên cổng chợ Bến Thành.Từng tấm phù điêu được gắn từ dưới lên cho đến khi hoàn thành một bức phù điêu. Sau đó các nghệ nhân kiểm tra lại xem chỗ nào còn hở thì trét hồ cho kín.
Tư liệu
CÀ PHÁO, CÀ CHUA, CÀ RỐT VÀ CÀ PHÊ
Dịch hạch là căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, có thời điểm làm giảm 2/3 dân số châu u và 1/3 dân số Trung Quốc. Chính bác sĩ Yersin là người đầu tiên tìm ra vi khuẩn này và các nhà khoa học về sau khống chế nó hoàn toàn. Yersin cũng là một câu chuyện thú vị khi cả cuộc đời trưởng thành của ông, đều gắn bó với 2 chữ Việt Nam.
Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa với đề tài bệnh Lao, nhưng Yersin và thầy hướng dẫn của mình là giáo sư Roux nổi danh với phát minh ra vắc xin bạch hầu. Thành tựu của ông khiến thiên tài Louis Pasteur chú ý và được nhận vào làm ở viện Pasteur Paris danh giá. Nhưng máu thám hiểm trong người khiến ông nằng nặc xin nghỉ việc để đi làm thuỷ thủ tàu viễn dương "dù chưa có kinh nghiệm đi biển bao giờ". Ông nói "đời mà không đi, thì còn gì là đời".
Các lần đi thám hiểm và quay lại Pháp, ông đều được Louis Pasteur "mời ăn tối và nghe báo cáo", "thấy thú vị trước các thông tin mới mẻ do Yersin kể". Pasteur yêu cầu ông hãy làm gì thì làm cho trọn vẹn để "vang danh thiên hạ, giúp nhân loại". Vâng lời thầy, Yersin xách đồ đạc lên tàu vượt ngàn hải lý, mặc cho gió bão khôn lường. Hình ảnh học trò khăn gói xuống thuyền dọc ngang quả đất sau khi học xong là hình ảnh vô cùng đẹp của những người có LÝ TƯỞNG SỐNG.
Sang Việt Nam, ông làm bác sĩ trên tàu giữa Sài Gòn, Manila, Hải Phòng rồi sau đó định cư ở Nha Trang, sau một lần tàu cập bến và ông phải lòng với cảnh sắc nơi đây. Đầu thế kỷ 20, ông tham gia hội đồng sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Y Khoa Đông Dương (nay là Y Hà Nội), xây dựng toàn bộ giáo trình sơ khởi và nhận thức y đức cho các thế hệ bác sĩ, quy hoạch các bệnh viện ở các tỉnh thành khắp Việt Nam theo khoảng cách địa lý để "ai bị bệnh cũng có chỗ gần nhất mà đến trị kịp thời". Nhưng Hà Nội cũng chỉ có thể giữ chân ông được 2 năm. Ông quay trở lại Nha Trang, thực hiện chuỗi những ngày làm khoa học và thám hiểm khắp núi rừng Đông Dương. Ông là người đã tìm ra cao nguyên Lang Biang và quy hoạch Tp Đà Lạt, xây dựng viện Pasteur Đà Lạt và phát triển mạnh hơn cho viện Pasteur Sài Gòn, Hà Nội. Trại ngựa nuôi lấy huyết thanh sản xuất vắc xin của ông nằm ở suối Dầu là trại ngựa thuốc lớn nhất châu Á khi đó. Ông còn cho trồng cây ký ninh để trị bệnh sốt rét. Ông từng mong muốn Diên Khánh là thành phố dược phẩm, là nơi sản xuất thuốc men cho cả Đông Dương.
Ông cũng là người mang cây cao su, ca cao, cà phê (thậm chí ông cho thử nghiệm cây điều từ Brazil và tiêu đen từ Ấn Độ ở nông trại của mình), đến bây giờ chúng ta đã có hàng tỷ đô la xuất khẩu. Ông thử nghiệm nhiều giống cây ôn đới như cà rốt súp lơ su su lay-ơn cẩm tú cầu xà lách xông cà chua....(hầu như tất cả các loại rau củ mang tiếng Pháp đều là do ông và bạn bè đồng sự ông mang qua). Ông còn nuôi cừu trồng nho ở Phan Rang, nuôi đà điểu ở Ninh Hoà, thử nghiệm trồng quy mô lớn cây cà phê ở Lâm Đồng, Đăk Lăk và Pleiku. Ông cũng là 1 triệu phú nhờ trồng cao su xuất bán cho hãng lốp xe Michelin và là cổ đông chính của ngân hàng HSBC. Ông cho rằng "tôi phải kiếm tiền kiểu khác chứ không tài nào cầm được tiền của các bệnh nhân". Toàn bộ tiền lãi của ông đến nay vẫn còn và vẫn bí mật chuyển đều đặn về 1 quỹ từ thiện và quỹ nghiên cứu khoa học.
Ông sống 1 mình, giản dị ở Nha Trang đến cuối đời, 1 cuộc đầy ắp những chuyến đi thám hiểm và thành tựu. Nha Trang cũng là nơi tiếp cận điện ảnh đầu tiên của nước ta do ông mang về chiếu.
Có lần khi trẻ con vào nhà ông xem phim và nghịch phá những chậu hoa quý, gia nhân toan ra mắng nhưng ông bảo "đừng la trẻ nhỏ, nghe lớn tiếng chúng sẽ sợ". 1 lần ông lái xe hơi trên đường, 1 người dân bất cẩn lao vào xe ông và bị tai nạn. Dù lỗi của người đi bộ rành rành nhưng ông chạy xuống giúp họ băng bó, xin họ tha thứ và kiên quyết trả lại xe cho chính phủ, đi xe đạp, vì theo ông "dân chúng xứ này chưa quen luật lệ nên đi lại vô tư, mình đi xe đạp có va chạm thì cũng không gây thương vong cho họ". Có lần ông lên Tây Nguyên tìm thuốc, người dân tộc đã bắt ông, định hành quyết. Nhưng họ nhìn vào mắt ông, thấy một sự chân thành và thiện lương kỳ lạ, họ quyết định thả ông ra. Ông sau đó chữa trị bệnh cho cả buôn làng và gửi thuốc men lên cho họ đều đặn. Ngôi nhà của ông là trại tế bần khổng lồ cho người sa cơ lỡ vận, ốm đau, bệnh tật, đói kém....của khắp vùng, mở cửa suốt ngày suốt đêm. Ông không có vợ con vì dâng hiến phụng sự cả đời cho khoa học, nhưng người ta kính yêu ông như cha mẹ ruột.
Trong khi nhiều trí thức Việt Nam đi Pháp để hưởng thụ sự văn minh có sẵn của xứ người, ông như cá bơi ngược dòng. Dù quê hương ông là đất nước Thuỵ Sĩ giàu có và xinh đẹp, dù tốt nghiệp trường Y Paris và là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới khi ấy, ông vẫn xuống tàu đi về phương Đông, một miền đất nghèo xa lạ. Ông đã chọn Việt Nam làm nơi sinh sống, làm việc và an nghỉ cuối đời. Ông luôn nói "tôi mãi mãi là một công dân Pháp, nhưng tôi yêu Việt Nam và tôi sẽ phụng sự cả tính mạng và cuộc đời tôi cho họ".
Đám tang ông là đám tang lớn nhất Việt Nam lúc đó. Giây phút cuối đời, ông nhờ người quản gia dìu ông ra phía cửa sổ, nhìn về phía biển, nơi ghi dấu 1 thời dọc ngang tuổi trẻ, rồi trút hơi thở cuối cùng. Nghe tin ông mất, người dân Nha Trang bỏ hết công ăn việc làm để lo hậu sự. Tàu bè ngoài biển vội vã cập bến xóm Cồn, ngưng mọi hoạt động đánh bắt trong nhiều ngày. Những phụ nữ tiểu thương bán cá đã bỏ hết cá mắm tiền bạc danh lợi mỗi ngày, bỏ cái nón lá quen thuộc để đeo khăn tang trắng xoá trên đầu, xuống đường đưa tiễn, khóc hết nước mắt. Người dân Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, các thành phố lớn khác châu Á yêu quý ông, nhất là người Hongkong, nơi ông đã thành công trong việc giúp hàng triệu người dân ở đây thoát khỏi nỗi kinh hoàng do dịch cúm. Úc từng mời ông sang thành lập viện Pasteur cho họ nhưng ông đã từ chối. Hongkong thì tìm mọi cách giữ ông lại, nhưng ông vẫn khăng khăng quay về dải đất hình chữ S mà ông trót yêu thương. Năm 1943, khi ông mất, trí thức toàn thế giới, đặc biệt giới Y khoa và giới thám hiểm đã bày tỏ sự thương tiếc vô hạn. Di chúc ông ghi giản dị "Tôi muốn được an táng ở Suối Dầu, mộ thật nhỏ và nằm úp xuống, đầu quay về phía biển. Ông Bùi Quang Phương (cộng sự lâu năm) đừng cho ai đem thi hài tôi đi nước khác. Mọi tài sản xin tặng hết cho Viện Pasteur và những người cộng sự lâu năm đã làm việc với tôi".
Nếu bạn đã từng 1 lần được tiêm chủng, chích ngừa hay thậm chí ăn cà rốt, uống cà phê, đắp mặt cà chua (trước đó thì người Việt chúng ta chỉ có cà pháo....để ăn với mắm tôm) thì hãy biết ơn Yersin. Công lao của ông với dân tộc này, với đất nước này là không bao giờ kể hết.
Các bạn có thể đọc thêm tư liệu về bác sĩ Yersin, có nhiều cuốn sách viết về ông. Đó là một người mà người Việt chúng ta phải mãi mãi nghiêng mình. Sách giáo khoa nên bổ sung nhiều bài học về ông để dạy ở các cấp học để thế hệ chúng ta mãi mãi biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo của sự văn minh, ở mỗi cá nhân và cả dân tộc.
Và mỗi cá nhân, nếu tình cờ đọc được những dòng chữ trên thì hãy bắt chước ông ở tinh thần PHỤNG SỰ, CỐNG HIẾN. Không nhỏ hẹp, vun vén cá nhân, cái xe - cái nhà - miếng đất - bằng cấp - chức vụ - công danh, tiền tài mang về cho vợ cho con tầm thường nữa. Mạnh dạn vẫy vùng biển rộng trời cao, dấn thân vì MỘT LÝ TƯỞNG SỐNG của riêng mình. Cùng nhau MAKE VIETNAM BETTER.
Phàm làm người, ai càng sớm tìm được lý tưởng sống, thì càng có một cuộc đời ý nghĩa, trọn vẹn, không hối tiếc.
Nguồn: Tony buổi sáng
Ảnh mượn: Đà Lạt một khoảng khắc hiếm gặp
Nói về bậc Đại học ở Sài Gòn
thì ngày xưa có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học
khác nhau trong đó có Đại học Y khoa hay còn được gọi là Y khoa đại học đường.
Sau 1975 thì trường bị
đổi tên thành Đại học Y Dược Tp HCM. Một cái tên rất dễ nhầm lẫn vì nếu có 1
người học Y Dược lại phải hỏi họ học bên Y hay bên Dược hay bên Nha, xét về góc
độ khoa học thì đây là 3 mảng riêng.
Vời thời điểm mới
thành lập năm 1957, Viện Đại học Sài Gòn có 8 phân khoa là:
·
Văn khoa
·
Luật khoa
·
Y khoa
·
Dược khoa
·
Nha khoa
·
Khoa học
·
Sư phạm
·
Cao đẳng kiến trúc.
Và bậc Đại học hồi đó
còn có thêm Học viện kỹ thuật quốc gia, sau đó là Đại học Kỹ thuật, sau 1975
đổi tên thành Đại học Bách Khoa Tp HCM.
Trường Văn khoa và trường Khoa học sau 1975 bị sáp nhập lại thành Đại học
Tổng Hợp, sau đó lại tách ra, Văn khoa đổi tên thành ĐH Khoa học xã hội nhân
văn, Khoa học đổi tên thành ĐH
Khoa học Tự nhiên.
Nhân câu chuyện lùm
xùm về bà bộ trưởng muốn đổi tên Đại học Y Dược thành Đại học Sức Khỏe, xin nói
qua về các tên gọi của bậc Đại học, Cao đẳng ở miền Nam khi xưa.
Miền Nam Việt Nam có 3
Viện Đại Học công lập. Ngoài Viện Đại Học Sài Gòn như đã nơi ở trên thì còn có
Viện Đại Học Huế và Viện Đại Học Cần Thơ. Đến năm 1973 có thêm Viện Đại học
Bách khoa Thủ Đức (tiền thân của 3 trường Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm kỹ
thuật, Đại học Nông Lâm sau năm 75).
Ngoài các viện đại học
công, miền Nam còn có các viện đại học tư gồm Viện Đại Học Đà Lạt, Viện Đại Học
Vạn Hạnh, Viện Đại Học Hòa Hảo và Viện Đại Học Minh Đức. Ngoài ra, Trường Võ Bị
Quốc Gia Đà Lạt cũng là nơi đào tạo các sĩ quan ưu tú với trình độ học vấn
tương đương với văn bằng Cử Nhân. Trong niên khóa cuối cùng 1974-1975 trước khi
Miền Nam Việt Nam mất, toàn thể miền Nam có 150.000 sinh viên đại học gồm
120.000 sinh viên đại học công lập và 30.000 sinh viên đại học tư, trong số đó
10.000 sinh viên học ở Miền Trung, 140.000 sinh viên theo học ở trong Nam.
Điều kiện để thi vào
các công lập đều áp dụng cho mọi thí sinh. Hệ thống trung học cũng như đại học
công lập hoàn toàn miễn phí. Dưới đây là hệ thống đại học công lập miền Nam
trước 1975.
Viện Đại Học Sài Gòn
Sau Hiệp Định Genève,
Đại Học Đông Dương di chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn năm 1954. Từ 1955 các trường
Cao Đẳng và Đại Học Sài Gòn được cải tổ sâu rộng với danh xưng mới là Viện Đại
Học Quốc Gia Việt Nam, đến niên khóa 1956-1957 đổi thành Viện Đại Học Sài Gòn.
Cho đến tháng 4, 1975, Viện Đại Học Sài Gòn có 8 Phân Khoa Đại Học như sau:
1. Trường Đại Học Sư Phạm
Trường Đại Học Sư Phạm
Sài Gòn nguyên là Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương (École Supérieure de
Pédagogie) thành lập tại Hà Nội do nghị định ngày 15/10/1917 của Toàn Quyền
Albert Sarraut. Năm 1950 trường trở thành một Khoa thuộc Viện Đại Học Hà Nội.
Sau 1954 trường di chuyển vào Sài Gòn. Đến 1958, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký
nghị định đổi thành Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn trực thuộc Viện Đại Học Sài
Gòn. Lúc đầu trường có nhiệm vụ đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp, sau nhằm
đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Học trình thời gian đầu là 3 năm, đến
1961 đổi thành 4 năm.
2. Trường Đại Học Y Khoa
Trường Đại Học Y Khoa
Sài Gòn là hậu thân của Trường Y Khoa Đông Dương (École de Médecine de
l’Indochine) được thành lập ngày 08/01/1902. Trường này được đổi thành Trường Y
Dược Đông Dương (École de Médecine et de Pharmacie de l’Indochine) ngày
29/12/1913. Từ 1948 trường có 2 Trung Tâm: một tại Hà Nội và một ở Sài Gòn. Sau
1954, Trung Tâm Hà Nội di chuyển vào Nam và sát nhập vào Trung Tâm Sài Gòn trở
thành Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa gồm 3 trường: Y Khoa Đại Học Đường, Dược Khoa
Đại Học Đường và Nha Khoa Đại Học Đường thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Từ 1948
đến1961 muốn nhập học phải có chứng chỉ PCB (Lý, Hóa, Sinh Hóa) của trường Đại
Học Khoa Học và qua kỳ thi tuyển. Sau 1961 chỉ cần có bằng Tú Tài 2 ban A hoặc
B và đậu kỳ thi tuyển vào năm Dự Bị Y Khoa cùng với 6 năm học nữa (học trình 7
năm). Trước 1966, Đại Học Y Khoa Sài Gòn giảng dạy bằng tiếng Pháp, nhưng sau
năm này các giáo sư có thể giảng bằng một trong ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp.
Cuối năm thứ 5, sinh viên thi tốt nghiệp và sau đó phải soạn và trình luận án
viết bằng Pháp hoặc Anh Văn. Từ sau 1967 sinh viên mới được chọn thêm tiếng Việt.
Cứ cuối mỗi năm phải thi lên lớp, nếu vắng mặt 3 buổi học, kể cả thực tập, sẽ
bị cấm thi. Riêng năm thứ nhất vắng mặt 2 buổi là đã bị cấm thi. Cuối năm thứ 6
sinh viên được coi như y sĩ, nhưng phải soạn và đệ trình luận án mới được chính
thức công nhận là Tiến Sĩ Y Khoa (quen gọi là Bác Sĩ). Sau khi tốt nghiệp, các
Bác Sĩ phải làm tại các bệnh viện công 2 năm mới có quyền hành nghề tư.
3. Đại Học Dược Khoa
Trường Đại Học Dược
Khoa là một Ban của Trường Y Dược Đông Dương (École de Médecine et de Pharmacie
de l’Indochine) được thành lập bằng nghị định ngày 29/12/1913 (cải tổ Trường Y
Khoa Đông Dương thành Trường Y Dược Đông Dương). Năm 1954 sau khi dời từ Hà Nội
vào Sài Gòn và sát nhập vào Trung Tâm Sài Gòn, Ban Dược trở thành Trường Đại
Học Dược Khoa Sài Gòn từ 1962. Muốn nhập học phải có bằng Tú Tài 2 ban A hoặc
B, học trình 5 năm. Mỗi cuối năm nếu đủ giờ lý thuyết và thực tập sẽ được thi
lên lớp. Cuối năm thứ 5 thi tốt nghiệp, trúng tuyển được cấp bằng Dược Sĩ Quốc
Gia (Diplôme de Pharmacien d’État).
4. Trường Đại Học Nha Khoa
Trường Đại Học Nha
Khoa nguyên là một ban của Trường Y Dược Đông Dương (École de Médecine et de
Pharmacie de l’Indochine), sau 1954 dời vào Nam. Đến 1963 ban này được chính
thức nâng lên thành một phân khoa và trở thành Trường Đại Học Nha Khoa thuộc
Viện Đại Học Sài Gòn. Muốn nhập học phải có chứng chỉ SPCN (Lý, Hóa, Vạn Vật)
hoặc PCB (Lý, Hóa, Sinh Hóa) của trường Đại Học Khoa Học và học thêm 4 năm
trường Nha. Sau 1966 thí sinh có Tú Tài 2 trực tiếp thi vào thì học trình là 5
năm. Sinh viên vừa học lý thuyết vừa thực tập tại phòng thí nghiệm ở trường và
tại các phòng giải phẫu của bệnh viện, tốt nghiệp qua kỳ thi cuối năm thứ 5
được cấp bằng Nha Sĩ Quốc Gia.
5. Trường Đại Học Kiến Trúc
Trường Đại Học Kiến
Trúc nguyên là một ngành của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École des
Beaux Arts de l’Indochine) thành lập tại Hà Nội do nghị định của Toàn Quyền
Merlin ngày 27/10/1924. Đến niên khóa 1926-1927 mới có ngành Kiến Trúc. Từ 1928
trường dời vào Đà Lạt. Niên khóa 1948-1949 trường trở thành một phân khoa của
Viện Đại Học Hà Nội. Sau 1954 trường dời về Sài Gòn trực thuộc Viện Đại Học
Quốc Gia Việt Nam. Kể từ niên khóa 1957-1958 trường thuộc Viện Đại Học Sài Gòn.
Trường Đại Học Kiến Trúc đao tạo Kiến Trúc Sư, chuyên viên ngành thiết kế đô
thị và Cán Sự Kiến Trúc phục vụ công tác xây dựng nhà cửa, cao ốc. Trước 1950
trường thuộc hệ Cao Đẳng, từ 1958 được nâng lên hệ Đại Học, học trình 6 năm, có
3 ban: Kiến Trúc, Thiết Kế Đô Thị và Cán Sự Kiến Trúc. Muốn nhập học phải có
bằng Tú Tài 2 ban B (Toán) và qua kỳ thi tuyển về Toán và vẽ. Mỗi năm phải thi
lên lớp và hội đủ một số giờ thực tập về thiết kế và họa đồ. Năm cuối cùng nếu
đầy đủ giờ thực tập và đồ án xây dựng sẽ được phép thi tốt nghiệp, trúng tuyển
được cấp văn bằng Kiến Trúc Sư.
6. Trường Đại Học Khoa Học
Trường Đại Học Khoa
Học nguyên là Trường Cao Đẳng Khoa Học Đông Dương (École Supérieure des
Sciences). Trường này được thành lập ở Hà Nội năm 1941 và có một chi nhánh ở
Sài Gòn. Năm 1949 Trường được cải danh là Khoa Học Đại Học Đường thuộc Viện Đại
Học Quốc Gia Việt Nam. Sau 1954, Trung Tâm Hà Nội dọn vào Sài Gòn và sát nhập
thành Trường Đại Học Khoa Học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường có nhiều ban,
mỗi ban có nhiều chứng chỉ. gồm Toán, Vật Lý (điện, điện tử), Hóa Học, Sinh Vật
Học, Địa Chất. Muốn nhập học chỉ cần có bằng Tú Tài 2 ban A hoặc B, không phải
thi tuyển. Học ban nào khi tốt nghiệp được cấp phát văn bằng Cử Nhân ban đó
như: Cử Nhân Toán, Cử Nhân Vật Lý, Cử Nhân Hóa Học. Năm đầu sinh viên có thể
chọn một trong 4 chứng chỉ dự bị sau:
1. MGP (Mathématiques
Générales et Physiques) Toán Đại Cương và Vật Lý để học Cử Nhân Toán.
2. MPC (Mathématiques, Physique et Chimie) Toán, Lý, Hóa để học Cử Nhân Vật Lý
hoặc Cử Nhân Hóa Học.
3. SPCN (Sciences Physique, Chimie et Naturelles) Lý, Hóa, Vạn Vật để học Cử Nhân
Vạn Vật.
4. PCB (Physique, Chimie, Biologie) Lý, Hóa, Sinh Hóa để học Cử Nhân Sinh Vật
hoặc Cử Nhân Địa Chất.
Nếu theo đúng 6 chứng
chỉ chuyên khoa bắt buộc sẽ được cấp phát văn bằng Cử Nhân Giáo Khoa về ban đã
học. Nếu chọn 6 chứng chỉ không bắt buộc thì được cấp phát văn bằng Cử Nhân Tự
Do. Có bằng Cử Nhân được ghi danh Cao Học hoặc Chứng Chỉ Khoa Học Đệ Tam Cấp.
Nếu đỗ chứng chỉ Thâm Cứu, sinh viên phải tìm một giáo sư bảo trợ để soạn luận
án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp. Nếu Hội Đồng Giám Khảo thông qua luận án, sinh viên được
cấp văn bằng này. Với bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp sinh viên có thể nghiên cứu, soạn
và trình luận án Tiến Sĩ Quốc Gia. Học trình Tiến Sĩ Quốc Gia dài từ 5 đến 7
năm. Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn tổ chức các kỳ thi Tiến Sĩ Quốc Gia bằng cách
trình luận án ở Pháp.
7. Trường Đại Học Luật Khoa
Trường Đại Học Luật
Khoa Sài Gòn là hậu thân của Trường Pháp Chính Đông Dương (École de Droit et
d’Administration). Trường này được thành lập tai Hà Nội ngày 15/10/1917. Do sắc
lệnh của Tổng Thống Pháp ngày 11/09/1931 Trường đổi tên là Trường Cao Đẳng Luật
Khoa Đông Dương (École Supérieure de Droit de l’Indochine), đến 1941 đổi thành
Trường Đại Học Luật Khoa (Faculté de Droit). Năm 1954 Trường chuyển vào Sài Gòn
và thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam, sau 1957 thuộc Viện Đại Học Sài Gòn.
Trường cấp học vị từ Cử Nhân đến Tiến Sĩ, nhằm đào tạo các chuyên viên luật cho
ngành Tư Pháp, Kinh Tế, Ngân Hàng. Muốn nhập học chỉ cần có bằng Tú Tài 2 không
kể ban, không phải qua kỳ thi tuyển. Học trình có 3 cấp:
1. Cử Nhân: học trình
lúc đầu là 3 năm, đến giữa thập niên 60 đổi thành 4 năm. Từ khi tăng lên 4 năm,
2 năm đầu giảng dạy các vấn đề tổng quát luật học, 2 năm sau đi vào chuyên khoa
của từng bộ môn gồm kinh tế, công pháp, tư pháp. Cuối mỗi năm sinh viên phải qua
một kỳ thi lên lớp. Với học trình 3 năm, khi tốt nghiệp đươc cấp văn bằng Cử
Nhân Luật Khoa. Kể từ khi học trình tăng lên 4 năm, khi tốt nghiệp được cấp
bằng Cử Nhân theo các bộ môn Kinh Tế, Tư Pháp, Công Pháp.
2. Cao Học: Cao Học có 3 ban giống như Cử Nhân, học trình 2 năm. Nếu đỗ năm thứ
nhất được cấp chứng chỉ Cao Học Đệ Nhất Cấp, đỗ năm thứ 2 được cấp chứng chỉ
Cao Học Đệ Nhị Cấp.
3. Tiến Sĩ: nếu có 2 chứng chỉ Cao Học được theo học chương trình Tiến Sĩ nhưng
cần có giáo sư thực thụ bảo trợ để soạn luận án. Nếu luận án được Hội Đồng Giám
Khảo thông qua được cấp học vị Tiến Sĩ Luật Khoa có ghi rõ từng ban.
8. Trường Đại Học Văn Khoa
Trường Đại Học Văn
Khoa lúc đầu chỉ là lớp Dự Bị Văn Chương Pháp, thuộc Viện Đại Học Hà Nội có từ
trước 1945. Niên khóa 1948-1949 trường mở cửa lại, có 2 trung tâm Hà Nội và Sài
Gòn. Sau 1954 trung tâm Hà Nội sát nhập với trung tâm Sài Gòn và đươc nâng lên
thành một phân khoa Đại Học (Faculté). Muốn nhập học chỉ cần có bằng Tú Tài 2
không kể ban. Trường có các ban cho các bằng Cử Nhân tương ứng: Việt Văn, Việt
Hán, Pháp Văn, Anh Văn, Sử Học, Địa Lý, Triết Học, Nhân Văn. Sinh viên theo học
ban nào thì phải học một môn chính bắt buộc, một môn phụ bắt buộc. Thí dụ: ban
Pháp Văn, môn chính bắt buộc là Pháp Văn, môn phụ bắt buộc là Việt Văn, các môn
khác là Anh Văn, Triết và Sử, Địa.
Cuối năm thứ nhất sinh
viên thi lấy chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa, nếu đỗ, được theo học các chứng chỉ
thuộc ban đã chọn từ đầu. Chứng chỉ Dự Bị là cửa ngõ duy nhất, nhưng khi tốt
nghiệp Cử Nhân chứng chỉ này không được ghi vào văn bằng. Nếu sinh viên đỗ 4
chứng chỉ trong đó có một chứng chỉ Văn Chương thuộc ngành đã chọn thì được cấp
phát văn bằng Cử Nhân Tự Do (Licence Libre). Muốn lấy văn bằng Cử Nhân Giáo
Khoa (Licence d’Enseignement) sinh viên phải đỗ đủ 4 chứng chỉ bắt buộc.
Thí dụ 1: Cử Nhân Giáo
Khoa Việt Văn phải có các chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Văn Chuơng Việt Hán,
Ngữ Học và một trong các chứng chỉ Văn Hóa Pháp, Pháp Văn Thực Hành, Văn Hóa
Anh Mỹ, Anh Văn Thực Hành.
Thí dụ 2: Cử Nhân Giáo
Khoa Pháp Văn phải có các chứng chỉ Văn Chương Pháp, Ngữ Học Pháp, Văn Hóa Pháp
và một trong 2 chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm, Văn Chương Việt Hán.
Nếu đỗ Cử Nhân Giáo
Khoa trong đó có 2 chứng chỉ hạng Bình Thứ trở lên và được một giáo sư bảo trợ
sẽ đủ điều kiện ghi danh Cao học (Diplôme d’Études Supérieure). Sinh viên phải
soạn tiểu luận tối thiểu 100 trang đánh máy. Nếu tiểu luận được Hội Đồng Giám
Khảo, gồm 1 chủ tịch, 2 giám khảo (một vị là giáo sư bảo trợ), sau khi Hội Đồng
đánh giá và thảo luận chấp thuận thì được cấp văn bằng Cao Học Văn Chương của
từng ban. Từ niên khóa 1971-1972 bắt đầu có chương trình Tiến Sĩ Chuyên Khoa.
Ngoài ra, ở thành đô
Sài Gòn còn có các trường cao đẳng, học viện, trung tâm khác như sau:
Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú
Thọ
Trung Tâm Quốc Gia Kỹ
Thuật Phú Thọ được thành lập do Sắc Lệnh năm 1957 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Trung Tâm gồm các Trường Cao Đẳng Chuyên
Nghiệp. Muốn nhập học phải có Tú Tài 2 ban A hoặc B, thời gian học cho Kỹ Sư từ
4 đến 5 năm tùy theo ngành, ban Cán Sự 2 năm. Trung Tâm gồm 3 trường:
1. Trường Cao Đẳng
Công Chánh: đào tạo Kỹ Sư Cầu Cống, Cán Sự Công Chánh, Địa Chánh.
2. Trường Cao Đẳng Điện Học: đào tạo Kỹ Sư Điện, Cán Sự Điện, Điện Tử.
Trường Kỹ Sư Công Nghệ: đào tạo Kỹ Sư Công Nghiệp.
3. Trường Cao Đẳng Hóa Học: đào tạo Kỹ Sư Hóa Học, Cán Sự Hóa Học.
Trường Việt Nam Hàng Hải: đào tạo Thuyền Trưởng Viễn Duyên, Sĩ Quan Cơ Khí Hàng
Hải.
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ
Thuật
Trường Cao Đẳng Sư
Phạm Kỹ Thuật thành lập do Nghị Định số 1082/GD ngày 05/10/1962 của Tổng Thống
Ngô Đình Diệm. Trụ sở ở Thủ Đức, Trường đào tạo các giáo chức dạy các môn kỹ
thuật cho các trường Sư Phạm Kỹ Thuật Trung Cấp. Trường có các ngành về Khoa
Học Ứng Dụng, Khoa Học Chuyên Nghiệp, Kỹ Nghệ Họa, Thương Mại, Tiểu Công Nghệ.
Đến niên khóa 1973-1974 trường được kết hợp với một số trường Cao Đẳng và Khoa
của Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ để trở thành Viện Đại Học Bách Khoa Thủ
Đức dưới sự điều khiển trực tiếp của Bộ Văn Hóa Giáo Dục.
Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp
Trung Tâm Quốc Gia
Nông Nghiệp là hậu thân của Trường Chuyên Nghiệp Nông Lâm Đông Dương (École
Spécial d’Agriculture et de Sylviculture) tại Hà Nội do nghị định ngày
15/08/1938 của Toàn Quyền Đông Dương. Sau 1954 trường dời vào Nam. Năm 1959
trường được tái lập tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Bộ Canh Nông, nhằm
đào tạo kỹ sư Nông Lâm Súc. Sau vì mất an ninh trường dời về Sài Gòn. Năm 1963
trường đổi tên thành Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp trực thuộc Bộ Văn Hóa Giáo
Dục và trở thành viên của Viện Đại Học Sài Gòn.
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
Tiền thân của Học Viện
Quốc Gia Hành Chánh là Trường Pháp Chính Đông Dương (École de Droit et
d’Administration) thành lập ở Hà Nội ngày 15/10/1917, sau đổi thành Trường Đại
Học Luật Khoa Hà Nội (Faculté de Droit) vào năm 1941. Ngày 01/01/1953 một bộ
phận của Trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội được thành lập ở Đà Lạt mang tên
Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt, trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, nhằm đào
tạo các viên chức hành chánh cao cấp. Đến 1954 trường được cải tổ sâu rộng và
đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng. Năm 1955 Trường dời về Sài Gòn và đổi thành Học
Viện Quốc Gia Hành Chánh.
Nguồn: fb Nam Kỳ Lục Tỉnh