a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa.

 

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình ảnh một số nghề ít được nhắc tới.

Khảm xà cử: Nghề này đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ của người thợ khảm. Người thợ phải trổ tấm gỗ lấy nền, sau đó cắt mảnh trai ốc cho khít hình và ghép xuống.




Xẻ gỗ: Nghề phổ biến ở khu vực rừng núi phía Bắc. Các thợ sơn tràng phải phối hợp nhịp nhàng để đưa đẩy lưỡi cưa sao cho tấm gỗ được xẻ phẳng như ý.


Phu kéo xe: Với sự xuất hiện của người Pháp, loại hình vận chuyển xe tay bánh gỗ hoặc bánh cao su do người kéo có mặt ở thành thị Việt Nam đầu thế kỷ 20. Để làm được việc này người phu xe tay phải có sức khỏe dẻo dai, sử dụng đôi tay thuần thục giữ thăng bằng cũng như phân phối sức cho đều tùy vào quãng đường kéo.

Cắt tóc: Nghề cắt tóc và lấy ráy tai dạo phổ biến ở Việt Nam trước đây. Có thể nhìn thấy trong hình những người thợ cắt tóc và khách hàng đều búi tó củ hành để tóc dài.


Nghề làm giấy: Trong ảnh chụp cảnh làng làm giấy ở Hà Nội, có thể là làng Bưởi. Những người thợ giã vỏ cây dó trong những chiếc cối đá lớn. Đây là nguyên liệu chính để làm giấy.


Diễn viên: Đây là hình ảnh trang phục và các diễn viên tuồng của một gánh hát. Họ thường biểu diễn nhiều nơi với sân khấu tự dựng hoặc tận dụng sân đình.

Mò cua bắt ốc: Đúng nghĩa đen với câu cửa miệng "mò cua bắt ốc", đồng ruộng xưa nhiều tôm cá, nên lúc nông nhàn công việc này góp phần cải thiện cuộc sống của người thôn quê.

Gánh nước: Khi những con phố ở thành thị, nhất là ở Hà Nội chưa có nước, người dân còn dùng nước giếng và nước ở máy nước công cộng. Nghề gánh nước thuê nhờ đó có đất sống. Nhất là vào dịp Tết, những người làm nghề gánh nước ăn nên làm ra vì gia chủ phải trả thêm cho họ để lấy may cho năm mới "tiền vô như nước" 

Trần Đình Ba 

Nguồn: sách Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 


Khám phá bảo tàng 'độc lạ' ít người biết giữa trung tâm Sài Gòn

Ngắm nhìn những mẫu vật của bảo tàng này, du khách như lạc vào một thế giới khác để trôi theo dòng chảy tiến hóa địa chất của lãnh thổ Việt Nam từ hàng tỉ năm về trước cho đến nay.


Nằm ở số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Địa chất TP HCM là một điểm tham quan lý thú dành cho những người thích khám phá thế giới tự nhiên.


Được thành lập năm 1954, nơi đây lưu giữ hàng chục nghìn mẫu đá, hàng ngàn mét lõi khoan, 50 sưu tập mẫu cổ sinh vật, nhiều sưu tập mẫu khoáng sản của các mỏ điển hình của Việt Nam cũng như khoáng vật của các nơi trên thế giới.


Hệ thống trưng bày của Bảo tàng địa chất chia thành các chuyên đề như địa chất, khoáng vật, cổ sinh, đá quý... Một phần lớn mẫu vật do người Pháp thu thập ở khu vực Đông Dương một thế kỷ trước, còn lại là các mẫu vật giai đoạn sau này.


Những bộ sưu tập mẫu khoáng sản được trưng bày tại Bảo tàng cho thấy sự phong phú tài nguyên khoáng sản của đất nước ta, nổi bật là các khoáng sản có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế như dầu mỏ, than đá...


.Kế đến là các loại quặng kim loại như sắt, đồng, vàng, bạc, kẽm...


Có sức hút đặc biệt là các loại đá quý như ruby thạch anh, sapphire, topaz, thạch anh... với hình dáng, kích thước, màu sắc rất đa dạng.


Vẻ đẹp huyền bí của một khối Amethyst (thạch anh tím) được trưng bày tại Bảo tàng.


Các mẫu hóa thạch động vật, thực vật... niên đại từ hàng chục nghìn cho đến hàng triệu năm cung cấp kiến thức trực quan về ngành cổ sinh học.


Một thân cây hóa thạch đẹp như tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa.


Các dụng cụ bằng đá do người tiền sử chế tác như rìu, dao... mang đến cái nhìn sinh động về cuộc sống của con người thuở sơ khai.


Bảo tàng dành riêng một gian để trưng bày các mẫu vật địa chất thu thập ở quần đảo Trường Sa, qua đó góp phần khẳng định chủ quyền với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Một hiện vật đặc biệt gắn với lịch sử ngành địa chất Việt Nam là tấm bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, được hoàn thành năm 1988. Các nhà địa chất học đã mất nhiều năm nghiên cứu để thực hiện tấm bản đồ này.


Ngắm nhìn những mẫu vật của Bảo tàng, du khách như lạc vào một thế giới khác để trôi theo dòng chảy tiến hóa địa chất của lãnh thổ Việt Nam từ hàng tỉ năm về trước cho đến nay.


Bảo tàng Địa chất TP HCM mở cửa miễn phí cho du khách tham quan từ 8h đến 16h30 hàng ngày, trừ hai ngày cuối tuần.


Huyền thoại một thời Honda 67.