a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Người mẹ già đang khóc, hãy cho bà ấy thêm một chút hiếu thảo.

“Các con trai của mẹ:

Hôm nay ngày mùng 6 tháng 6, mẹ đón sinh nhật 80 tuổi, điều đó cũng có nghĩa là mẹ đã sống trọn vẹn 80 năm rồi.

Những ngày tháng này, mẹ sinh ra 4 đứa con, lại giúp các con chăm sóc 8 đứa cháu. Cũng có thể nói rằng, cả đời mẹ dùng chính đôi tay mình tận tâm chăm sóc cho 12 người cả con lẫn cháu.

Nhưng mẹ già rồi, già đến mức phải nhìn sắc mặt của các con mà sống. Thực ra vài năm trước, khi bố các con qua đời mẹ cũng đã cảm giác rõ ràng được rằng các con đối với mẹ có chút không nhẫn nại, một ngày rồi lại một ngày qua.

Khi bố các con qua đời, mẹ thực sự hy vọng một trong số các con có thể đón mẹ về nhà sống, mẹ muốn sống cùng các con, đứa nào cũng được. Cũng vì vậy mà mẹ chờ đợi cả hai tháng trời, rồi lại hai tháng tiếp, trái tim mẹ nguội lạnh vì mẹ biết, không có ai muốn đón mẹ về nhà.

Cũng may khi đó, các con đối xử với mẹ cũng có thể coi là tốt, 4 đứa con thay phiên nhau, mỗi người một tuần đến chăm sóc mẹ, như vậy mỗi ngày đêm đến mẹ cũng không còn sợ hãi nữa.

Thật lòng mà nói, mẹ sống đến tuổi này rồi, còn sợ cái gì nữa chứ?

Mặc dù từ nhỏ lớn lên ở nông thôn, đã được nghe kể lại những câu chuyện kinh dị, nhưng đến thời khắc này, mẹ không còn tin những truyền thuyết đó nữa, cũng không sợ nữa, cái mẹ sợ chẳng qua là sự cô đơn.

Các con trai của mẹ, các con đã ở bên cạnh mẹ 1 năm 9 tháng, cũng khoảng 630 ngày, là một người mẹ, mẹ rất cảm động, cảm động các con đã bầu bạn với mẹ.

Sau đó, sắc mặt của các con, từng đứa một càng ngày càng khó coi, đến rồi, cũng chẳng nói một câu, đi, cũng như vậy, chẳng lấy một lời chào hỏi. Giống như các con vào trong một khách sạn, người bên trong đó nhìn các con và bà lão đi cạnh sẽ cảm thấy như chẳng có chút quan hệ nào cả.

Mẹ cứ sợ đắc tội với một trong 4 đứa con, mặc dù mẹ không ăn của các con một miếng cơm nào, không mặc của các con một cái quần, cái áo nào, không tiêu của các con một đồng… nhưng các con bầu bạn với mẹ, cũng chính là mẹ đã thiếu nợ các con.

Vì thế mẹ cũng trở nên thận trọng hơn, nhưng các con vẫn như thế, dần rời bỏ mẹ một mình trong đêm khuya vắng rồi chẳng ai quay lại nữa, để lại cho mẹ trong cô đơn.

Như thế cũng tốt, bố các con đã qua đời, các con cũng ở bên cạnh mẹ được 1 năm 9 tháng, như thế đối với mẹ đã rất cảm động rồi, những ngày tháng còn lại mẹ tự bước tiếp.

Cứ như vậy 2 năm khó khăn qua đi, mẹ đã qua sinh nhật lần thứ 80, các con chúc thọ mẹ rằng: ‘Trường mệnh 100 tuổi, mẹ cười, cười khổ, sống đến tuổi này là đủ rồi, 100 tuổi cũng chẳng có ích gì’.

Khoảng thời gian này, lòng mẹ càng lúc càng buồn, mẹ không nói ra, cũng không biết nói với ai, mẹ hy vọng bệnh tật có thể sớm ngày mang mẹ đi, như thế, mẹ đã vô cùng cảm kích vận mệnh không bạc đãi mình.

Vài ngày trước, mẹ mơ thấy bố con, ông ấy nhìn mẹ, cười với mẹ nói: ‘Đi thôi, tôi về đón bà, đi với tôi, bà sẽ không còn cô đơn nữa’.

Tỉnh dậy nhìn ra ngoài cửa số, mẹ thấy những ngôi sáng lấp lánh, cả vầng trăng vừa tròn vừa lớn, trong cảnh sắc tuyệt vời của màn đêm ấy, mẹ mơ thấy bố con, mơ thấy ông ấy về đón mẹ, mẹ cảm kích tình yêu cả đời của ông ấy dành cho mẹ, cũng cảm kích 630 ngày các con ở bên cạnh mẹ.

Lòng mẹ mỗi ngày lại càng buồn bã, mẹ biết ngày mai, mặt trời lại chiếu sáng, khi mẹ viết những dòng thư này, mẹ biết duyên phân mẹ con chúng ta, cuối cùng cũng có ngày kết thúc.

Đầu mẹ tóc đã bạc trắng, mẹ xin dùng cả mái đầu bạc này thề rằng, mẹ thực sự cảm ơn các con đã bầu bạn, chăm sóc mẹ, nhưng ngoài câu đó, mẹ còn muốn nói: ‘Mẹ hối hận vì đã sinh ra các con, nếu có kiếp sau, mẹ không muốn gặp lại nữa’.

Nhưng là một người mẹ, mẹ không thể trở nên lạnh nhạt với các con mình được, mẹ vẫn hy vọng cả 4 con cuối đời được hạnh phúc, sẽ không bị 8 đứa cháu từ bỏ. Tình hết rồi, từ ngữ hết rồi thì dừng lại ở đây”.

Vài ngày sau, bà lão qua đời, ra đi một cách nhẹ nhàng trên giường của mình, trong tay nắm chặt bức ảnh của hai ông bà.

Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra cây và hoa của cha đã trở nên hoang phế.

Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra tủ quần áo trong nhà đã chứa đầy bụi bẩn.

Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra đồ ăn mẹ bạn nấu quá mặn quá khó ăn.

Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ thường quên tắt bếp gas.

Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra, phản ứng của cha mẹ lúc qua đường dần trở nên chậm chạp.

Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra, cha mẹ già có những thói quen không còn được duy trì như trước nữa, giống như chuyện họ không thích ngày nào cũng phải tắm.

Nếu có một ngày, bạn nhận ra rằng, cha mẹ không thích đi ra ngoài… Thì xin hãy chăm sóc kỹ cho cha mẹ, đừng làm những chuyện khiến bản thân phải cảm thấy hối hận, đừng để đến khi họ không còn nữa mới hiểu thế nào là trân trọng.

Nếu có một ngày, hai người sinh bạn ra, nuôi bạn khôn lớn đều đi cả rồi, trên đời này sẽ không còn ai yêu thương bạn, bao bọc bạn mà một cách thật lòng thật tâm như thế nữa.

Khi bạn hồi tưởng lại những khoảnh khắc ở bên cha mẹ, có phải cả mặt sẽ đầy nước mắt? Có phải khóc trước mộ cha mẹ đến đứt ruột đứt gan? Khi có thời gian hãy trở về nhà, thăm cha mẹ, họ chỉ cần nhìn thấy bạn trở về nhà. Đừng lãng phí thời gian của mình trong những trò  vô bổ, hãy về nhà ăn với cha mẹ một bữa cơm, đừng để họ phải ngóng đợi bạn.

Nếu có một ngày, cả hai người sinh ra bạn đều đi rồi, trên đời này không còn ai có thể bảo vệ bạn vô điều kiện… Vì thế đừng làm bố mẹ bạn đau lòng, khi cha mẹ còn sống, hãy mang đến cho họ nhiều niềm vui hơn. Đừng nói bản thân không có thời gian, rằng công việc bận rộn. Bạn phải biết rằng, trên đời này bạn chỉ có một cha một mẹ, công việc không còn thì tìm việc khác, ngay cả khi trái tim không còn nữa bạn còn thay một cái khác cơ mà.

Hãy sống thật tốt, đối xử tử tế với cha mẹ mình, nếu có một ngày những người sinh ra, nuôi dưỡng bạn đều đi rồi, chúng ta có hối tiếc cũng chẳng còn kịp nữa…

Nguồn: Dkn.tv


VĂN ĐẾ LƯU HẰNG, THIÊN TỬ MẶC ÁO THÔ

Hán Văn Đế (202 TCN - 157 TCN), tên thật là Lưu Hằng, là vị hoàng đế thứ năm của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 180 TCNl đến năm 157 TCN, tổng cộng 23 năm.i

Sau khi Lã thái hậu chết, các đại thần Trần Bình và Chu Bột đã trừ khử các thân tính của họ Lã và phế truất cháu bà là Hán Hậu Thiếu Đế. Trong tình thế không có ai làm Hoàng đế, Trần và Chu quyết định phò tá Lưu Hằng, khi đó đang là vua chư hầu nước Đại. Bởi lẽ theo họ, mẹ ông là Bạc Cơ nổi tiếng hiền đức và quan trọng hơn là bà không có một gia thế quyền quý, không lập lại sự chuyên quyền của Lã hậu như trước.

Văn Đế Lưu Hằng được đánh giá cao trong sử sách Trung Quốc, nổi tiếng là một minh quân, thiết lập và cai trị quốc gia Đại Hán trở nên thái bình thịnh trị sau nhiều năm biến động.

Ông còn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc về tính tiết kiệm, sự tiết kiệm này được ca ngợi là vì dân. Đường đường là thiên tử nhưng thường ngày ông chỉ mặc quần áo may bằng loại vải thô, dày, rẻ tiền màu đen. Lẽ dĩ nhiên hoàng đế ăn mặc giản dị như vậy thì gia đình ông cũng không thể diêm dúa được. Ngay cả một sủng phi của Hán Văn đế là Thận phu nhân cũng thường xuyên bị nhắc nhở là phải ăn mặc giản dị, không được diện những bộ y phục thướt tha dài quét đất.

Long sàng của Văn Đế là chiếc giường rất đơn sơ, chăn nệm đều giản dị. Tất cả các loại rèm, màn trướng trong cung đều là loại vải bình thường, không được thêu thùa cầu kỳ gì cả. Suốt 23 năm trị vì, ông vua tiết kiệm này cũng hề tăng số người hầu, xe, ngựa, chó săn… Cung điện, lâu đài, hoa viên cũng không được tu sửa vì ông cho rằng ở thế là tốt lắm rồi.

Có lần, Hán Văn đế định xây một tòa tòa lộ đài (đài hứng sương), bèn sai thợ đến đo đạc, tính toán chi phí. Tính toán xong, đám thợ cho biết công trình sẽ tốn khoảng 100 lạng vàng. Đây là khoản tiền rất nhỏ so với chi tiêu của một bậc quân vương, nhất là vào thời Văn đế quốc thái dân an, không có thiên tai địch họa gì. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Văn đế vẫn quyết định thôi xây lộ đài, lý do là: “100 lạng vàng đã bằng sản nghiệp của 10 hộ trung lưu. Tiên đế đã để lại cho ta nhiều cung điện, đình đài rồi, ta còn lo không đủ công đức để hưởng, làm ô danh tiên đế, nay sao có thể nghĩ đến chuyện chi nhiều tiền để xây lộ đài này được”.

Văn đế muốn rằng cả cái chết của mình cũng không được gây tốn kém. Nhà vua hạ chiếu rằng, lăng mộ của ông chỉ được trang trí bằng gốm chứ không dùng bạc, vàng, thậm chí không dùng cả đồng, thiếc. Lăng cũng không được xây cao, không được để việc xây lăng ảnh hưởng đến chuyện canh tác của dân.

2. ĐẠO QUANG ĐẾ NHỊN ĂN CHO ĐỠ TỐN TIỀN

Tên thật của Đạo Quang Đế là Miên Ninh, sinh ngày 10 tháng 8 năm Càn Long 47 (tức ngày 16 tháng 9 năm 1782) ở trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. Ông là con trai thứ hai của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế, mẹ là Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu Hỉ Tháp Lạp thị. Khi Miên Ninh ra đời, Gia Khánh Đế vẫn còn là Gia Thân vương, Hoàng thập ngũ tử của Càn Long Đế, còn Hỉ Tháp Lạp thị là Đích Phúc tấn. Trước ông, Gia Thân vương đã có con trai trưởng do Hoà Dụ Hoàng quý phi sinh, được 10 tháng thì chết yểu (sau truy phong Mục Quận vương). Miên Ninh là con của chính thê, người anh thứ xuất lại mất sớm nên không được liệt vào hàng đếmccbbbb  chính thức, do đó Miên Ninh có thân phận cao quý hơn cả, vừa là con cả lại vừa là đích tử. Ông thông minh hoạt bát từ nhỏ, lại là cháu đích tôn nên rất được lòng Càn Long Đế.

Năm Càn Long thứ 60 (1796), Càn Long Đế thoái vị trở thành Thái thượng hoàng, Gia Thân vương nối ngôi, lấy hiệu Gia Khánh, phong Hỉ Tháp Lạp thị làm Hoàng hậu. Năm Gia Khánh 2 (1797), Hoàng hậu bạo băng, Miên Ninh được giao Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị nuôi dưỡng. Miên Ninh là người giỏi võ công, tiếng tăm vượt trội trong số các Hoàng tử.

Năm Gia Khánh 4 (1799), tháng 4, Nữu Hỗ Lộc thị được lập làm Kế hậu. Thời điểm đó Hoàng hậu đã sinh 2 đích tử là Hoàng tam tử Miên Khải và Hoàng tứ tử Miên Hân, nhưng Gia Khánh vẫn bí mật lập Hoàng nhị tử Miên Ninh làm Trữ quân vì Miên Ninh thông minh và có chí hơn người, lại mất mẹ từ sớm nên được vua cha thập phần thương yêu. Năm thứ 13 (1808), con trai trưởng của Miên Ninh là Dịch Vĩ ra đời. Sự kiện Thiên Lý giáo vào năm Gia Khánh thứ 18 (1813) diễn ra, ông đích thân đánh giặc, do đó vào tháng 9 được tấn phong tước vị Trí Thân vương.

Vào năm Gia Khánh thứ 23 (1818), Trí Thân vương Miên Ninh theo Gia Khánh Đế đi Thịnh Kinh (tên gọi khác của Thẩm Dương) để tế lễ tưởng nhớ tổ tiên. Tối đó hai cha con nghỉ tại Cố cung Thẩm Dương. Tuy nói nơi là cung điện, nhưng thực tế lại khá tồi tàn, chật hẹp, thậm chí còn không bằng với thương phủ Sơn Tây hay phủ đệ của Vương gia. Gia Khánh Đế đưa Miên Ninh tới phòng lò sưởi phía đông của Thanh Ninh cung, lại sai người lấy di vật của Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Thái Tông Hoàng Thái Cực cho Trí Thân vương xem qua. Nhìn những vật phẩm đơn sơ, lại nghe phụ hoàng hồi tưởng lại những năm tháng gian nan lập nghiệp của tổ tiên, Miên Ninh từ đó quyết chí rèn luyện tính tiết kiệm.

Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), ngày 18 tháng 7 (âm lịch), Gia Khánh Đế đến Nhiệt Hà, mệnh Trí Thân vương Miên Ninh và Thụy Thân vương Miên Hân phò giá. Khi đó Gia Khánh Đế đã 60 tuổi, thân thể đẫy đà mập mạp. Ngày thứ 24, tùy giá đến Nhiệt Hà, sử sách ghi chép là "Thánh cung không vui". Tối hôm đó, Gia Khánh Đế đến Thành Hoàng miếu thấp lễ thì đột ngột bạo băng. Nguyên nhân cái chết có lẽ do thân thể ông phì nộn, tiết trời lại nắng nóng, lữ đồ mệt nhọc, dụ phát não, tâm huyết quản bệnh mà chết đột ngột. Cơ Mật viện đại thần họp khẩn, mở ra chiếu đạo bí mật, tuyên bố Trí Thân vương Miên Ninh kế vị. Năm đó, tháng 8 (âm lịch), tức vào ngày 3 tháng 10 dương lịch, Miên Ninh chính thức đăng cơ ở Thái Hòa điện, niên hiệu là Đạo Quang. 

Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử Trung Hoa, Đạo Quang Đế là người vô địch về khoản “vắt cổ chày ra nước”. Vị vua này ki bo đến mức bệnh hoạn. Mặc dù ngân khố trở nên dồi dào kể từ khi vua cha tịch thu gia sản của gian thần Hòa Khôn nhưng Đạo Quang luôn miệng kêu khánh kiệt để bắt quần thần tiết kiệm. Bản thân nhà vua toàn mặc quần áo cũ rách, khiến bá quan cũng chẳng dám mặc lành, áo đang mới cũng phải cố đắp thêm vài mụn vá. Vì thế, đứng trên điện nhìn xuống sân chầu, thấy triều thần văn võ chẳng khác gì hai hàng ăn mày đứng chực xin cháo thí, mà Hoàng đế chính là bang chủ cái bang. Có điều Đạo Quang không biết, là những ông quan rách rưới kia khi về phủ lại diện gấm vóc, sống xa hoa vô độ bằng tiền bóp nặn của nhân dân.

Trong triều có đại học sĩ Tào Chấn Dung, do bản tính bủn xỉn vô song nên cùng với Hoàng đế tạo thành một đôi tri kỷ, hằng ngày nói chuyện vô cùng tương đắc. Một hôm, nhìn hai miếng vá bự tổ chảng trên cái quần rách của Tào học sĩ, Đạo Quang hỏi tiền vá hết bao nhiêu. Họ Tào bảo ba đồng, khiến Hoàng đế giật nảy mình: “Trời ơi, cũng hai miếng vá y như vậy, sao phủ nội vụ tính của trẫm những năm lạng bạc?”. Xót quá, Hoàng đế liền hạ lệnh cho từ Hoàng hậu đến cung nhân đều phải học may vá, để mỗi khi áo ngài bị rách thì có thể xử lý mà không mất tiền. Mãn Thanh ngoại sử ghi chép: "Đạo Quang Hoàng đế “y phi tam hoán bất dịch”. Thượng tuần, trung tuần, hạ tuần của mỗi tháng lần lượt sẽ gọi là thượng hoán, trung hoán, hạ hoán, hợp lại làm một tháng. Đạo Quang “một hoán” mới đổi một bộ quần áo".

Ngày ngày vắt óc nghĩ cách giảm chi phí cho hậu cung, cuối cùng Đạo Quang cũng nghĩ ra một giải pháp: bắt cả cung nữ lẫn thái giám ra ngoài kiếm tiền tự nuôi thân, khiến tam cung lục viện vắng như chùa bà đanh. Hoàng đế cũng chả buồn vui chơi giải trí, suốt ngày quanh quẩn ở nhà cho đỡ tốn.

Cắt hết các khoản vẫn cảm thấy chưa đủ tiết kiệm, Đạo Quang cắt xén luôn cả bữa ăn của mình. Nhà bếp khốn khổ vì làm cho Hoàng đế món gì, ngài cũng nhờ Tào học sĩ hỏi giá ở hàng quán bên ngoài rồi ỏng eo chê sao trong cung nấu đắt thế. Theo lệ thường, mỗi bữa ăn của Hoàng đế chi hết 800 lạng bạc, Đạo Quang thấy như thế quá tốn nên bắt giảm hết trân tu mỹ vị, chỉ còn rau dưa. Mặc dù vậy, mỗi bữa ăn của ngài vẫn hết 140 lạng. Đây là điều khiến Hoàng đế đau lòng nhưng không làm gì được. Ngài phải chấp nhận một sự thật là, cùng một thứ đồ ăn, nhưng ở trong cung giá “chát” hơn bên ngoài rất nhiều, nên ngài chẳng dám ăn gì cả vì tiếc tiền. Thậm chí thèm một quả trứng gà, ngài cũng phải kiềm chế vì mỗi quả giá đến 5 lạng bạc. Có lần thèm quá, Đạo Quang hỏi Tào học sĩ có thích trứng gà không, họ Tào hồ hởi nói ngay: “Dạ có, trứng gà bổ lắm, sáng nào thần cũng phải ăn 4 quả trứng chần”. Hoàng đế kinh ngạc: “Mỗi ngày khanh ăn đến hai chục lạng bạc tiền trứng sao?”. Họ Tào giải thích là không tốn đến thế, vì trứng do gà nhà ông ta đẻ, không phải mua. Đạo Quang nghe vậy mừng quá, bèn sai nội thị ra ngoài mua gà mái đem về nuôi để chúng đẻ trứng cho ngài ăn. Nhưng khi nghe nói mỗi con gà giá 24 lạng bạc, ngài đành chịu nhịn vậy.

Ông còn ban hành quy định: trong cung ngoại trừ Thái hậu, Hoàng đế và Hoàng hậu, những người khác trong Hoàng thất nếu không phải dịp lễ tết thì không được ăn thịt. Phi tần bình thường cũng không được dùng đồ trang điểm, không được mặc y phục gấm vóc. Trong lần tổ chức sinh thần cho Hoàng hậu, trong bữa tiệc mỗi người chỉ được một bát mì. Sau đó, Hoàng đế đã “đặc biệt” sai ngự thiện phòng làm hai chiếc thủ lợn để chiêu đãi.

Khi Đạo Quang còn tại vị, việc tổ chức hôn lễ cho các Hoàng tử được tiến hành vô cùng giản lược. Hoàng đế khi đó còn yêu cầu nhà gái không được dùng của hồi môn xa hoa, nếu cố tình thì không những không được đáp lễ mà còn bị xử phạt. Các loại lễ vật con dâu phải dâng lên cha mẹ chồng cũng đều được miễn. Về phần Công chúa xuất giá, chi phí không được vượt quá 2000 lượng bạc trắng. Sính lễ của Phò mã đối với Hoàng gia cũng được giảm, ngay cả lễ vật thiết yếu là “cửu cửu lễ” cũng được miễn. Sau này, Đạo Quang lại thấy làm như vậy chẳng khác nào đem con mình đi tặng không thiên hạ, nên đã khôi phục “cửu cửu lễ”, nhưng đổi thành “dê chín con” để tượng trưng. Tuy nhiên Hoàng đế vẫn không làm yến tiệc, thịt dê của Phò mã sẽ đưa đến Ngự Thiện phòng, các khách mời chỉ hàn huyên uống trà vài câu liền được tiễn.

Bởi Đạo Quang chi li và bủn xỉn như vậy nên những người phục vụ ông mất bao nhiêu tiền của mới chạy được chân hầu cận bên Hoàng đế, tưởng có thể kiếm chác để bù lại, ai ngờ lỗ chỏng gọng, chẳng xơ múi được gì.

SƯU TẦM


10 ĐIỀU GIÚP TA HẠNH PHÚC MỖI NGÀY..! 

1. CƯỜI: 
Cười vang hay mỉm cười đều là cách để chia sẻ hạnh phúc, làm người khác nguôi cơn giận và khiến tình huống bớt căng thẳng hơn.

2. SỐNG ĐƠN GIẢN: 
Bằng lòng với những gì ta đang có, thay vì luôn mong ước quá nhiều thứ.

3. NGHE: 
Hãy lắng nghe người khác với tâm hồn và trái tim rộng mở.

4. NGỒI: 
Đừng ngại ngồi tĩnh lặng. Hãy quan sát những gì đang diễn ra trong tâm ta và để mặc chúng như tự nhiên. Đôi khi, hãy ngồi xuống chỉ để cảm nhận mặt trời đang tỏa sáng hay gió thổi nhẹ nhàng trên mặt.

5. ĐI DẠO: 
Đi dạo đưa ta trở về với nhịp điệu của thế giới và cảm nhận sự cân bằng trong từng bước chân. Hãy ngắm nhìn mọi người xung quanh, lắng nghe giai điệu âm thanh thành phố, những chuyển động thay đổi của cuộc sống vĩ đại đang diễn ra trong từng khoảnh khắc nhịp đập con tim.

6. MỖI LÚC CHỈ LÀM MỘT VIỆC: 
Đừng lầm tưởng rằng bận rộn đồng nghĩa với hạnh phúc. Nhờ mỗi lúc chỉ tập trung làm một việc, ta sẽ làm việc đó và cả các việc khác hiệu quả hơn. Nếu đang đọc truyện cho con nghe, hãy hoàn toàn ở bên con và trân trọng khoảng thời gian này với con. Nếu uống trà, hãy tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi đó để thư giãn.

7. LUÔN NHÌN NHẬN ĐIỀU TỐT ĐẸP CỦA CUỘC SỐNG:
Đừng để suy nghĩ chìm đắm trong những điều tồi tệ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

8. CHẤP NHẬN THAY ĐỔI, THĂNG TRẦM CỦA CUỘC SỐNG:
Ta có thể nổi giận trước một tình huống nhưng đừng bám chặt lấy cơn giận đó mà hãy để nó trôi qua như đám mây trên bầu trời.

9. TRỞ VỀ HIỆN TẠI:
Đừng nghĩ ngợi quá nhiều về những gì đã xảy ra. Đừng lo lắng quá mức về những điều chưa tới. Hiện tại mới là cái ta đang thực sự có trong tay.

10. THƯƠNG YÊU VÀ CẢM THÔNG:
Khi yêu thương và được yêu thương, cảm thông, ta đều cảm thấy rất tuyệt vời. 
Vậy tại sao không làm điều đó với mọi người thường xuyên hơn nhỉ?

Sưu Tầm