Ngôi đền vàng khổng lồ này là nơi cung cấp bữa trưa miễn phí mỗi ngày, bất kỳ ai đến cũng đều được ăn. thế giới, chắc chắn phải kể đến đền Vàng ở Ấn Độ. Đây là ngôi đền được sáng lập bởi giáo phái Sikh, Nanak, một nơi có thể chứa đến 100.000 người mỗi ngày.
Mỗi ngày bếp ăn sử dụng 12.000kg bột và sử dụng máy nướng thịt tự động để có thể làm ra 25.000 miếng thịt/phút.
Theo Phan Hằng (Theo Xuehua, Sina)
(Dân Việt)
Bánh mì Việt Nam – Cơn sốt mới của ẩm thực đường phố ...
1/ Bánh mì Việt Nam – Cơn sốt mới của ẩm thực đường phố trên toàn thế giới
Với
những gì mà khách du lịch, người nước ngoài ca ngợi về bánh mì Việt Nam trong
suốt thời gian gần đây, có vẻ như món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và
trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.
Chẳng
ai gọi Sushi là fish and rice, chẳng ai gọi Tom Yum là spicy soup hay Thai soup
và cũng chẳng ai gọi Beef bourguignon là beef stew cả. Tại sao phở không cứ đơn
giản là phở và bún không cứ đơn giản là bún? Dù khó phát âm, nhưng đó là món ăn
của người Việt và chẳng thể tuyệt hơn nếu cái tên của nó được biết đến với
chính tiếng Việt, một cái tên mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến bát phở
nóng với nước xương thơm lừng mùi quế hồi và những lát thịt bò tái chín mềm, chứ
không phải là một bát mì kiểu Hàn, kiểu Nhật hay kiểu Trung Quốc rất đỗi chung
chung.
Tôi cứ ấm ức như thế cho tới mãi đợt gần đây, khi khắp các trang web về du lịch hay ẩm thực thế giới, các food blog và thậm chí cả những blogger lừng danh về lifestyle, tất cả như… phát điên vì món bánh mì. Và họ gọi bánh mì đúng là “banh mi” một cách say mê và đầy ngưỡng mộ, chứ không phải “Vietnamese baguette” hay bất cứ cái tên tiếng Anh nào khác. Tôi nghĩ đây thực sự là một dấu ấn khi mà bánh mì đã thực sự khiến người nước ngoài phải nhớ đến nó bằng cái tên riêng, một cái tên độc nhất vô nhị trong trí óc họ mỗi khi muốn ăn bánh mì kiểu Việt Nam. Và với tôi, điều này còn thể hiện được rằng, món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.
Khó mà tin được, phải không? Cả một thập kỉ, món ăn chúng ta tự hào đem khoe với người nước ngoài nhất là phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, trên mọi tạp chí và mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch. Nó trở thành một biểu tượng, một thứ mà bạn phải ăn khi đến Việt Nam. Thậm chí, nếu có một cuộc khảo sát khi đó thì cam đoan tất cả đều sẽ nói họ đến Việt Nam và thích ăn phở.
Nhưng
dường như tất cả mọi chuyện vừa mới thay đổi chỉ trong 1-2 năm trở lại đây. Khi
tất cả những gì khiến người nước ngoài nói đến về ẩm thực Việt Nam là bánh mì.
Bánh mì ở khắp mọi nơi, ở trên các mặt báo, ở các bài trải nghiệm du lịch của
các food blogger. Ở Anh hay Mỹ (và tất nhiên là nhiều nước phương Tây khác), những
cửa hàng bánh mì mọc lên như nấm với những cái tên như Bun mee, Banh mi My Tho
(Mỹ) hay Kêu, Banh Mi Bay, Banhmi11 (Anh). Ở Malay, có một thương hiệu bánh mì
mang tên Ô Bánh Mì và nó thực sự là một “cú nổ lớn” khi trở thành địa điểm yêu
thích của người Malay. Tại Thái Lan, có một xe bán bánh mì lưu động ở khắp
thành phố và nó trở thành cái tên được chú ý và săn đón nhất.
Yum
Brands -Tập đoàn sở hữu KFC và Pizza Hut thậm chí đã mở ra một tiệm bánh mì ở
Texas và đặt tên thân thương là Banh Shop. David Farley – cây viết về ẩm thực
và du lịch của BBC đã hào phóng cho rằng: Bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới!
Còn Iamfoodblog – Blooger ẩm thực nổi tiếng thẳng thừng tuyên bố: Tôi nghĩ rằng
bánh mì là loại sandwich mà tôi mến mộ nhất! Thật sự, thế giới đang phát cuồng
bởi cơn sốt bánh mì, một sự ám ảnh hoàn toàn mới và tất cả những gì người ta
nghĩ đến bây giờ chỉ là bánh mì mà thôi.
Banh Shop, một cửa hàng của “ông lớn” Yum Brands.
Bun
Mee – một cửa hàng bánh mì nổi tiếng ở Mỹ.
Xe bán bánh mì Việt lưu động tại Bangkok.
Bánh mì của Ô Bánh Mì! Cửa hàng bánh mì Việt nổi tiếng tại Malaysia.
Tôi
không cảm thấy lạ khi người Tây mê mẩn bánh mì đến thế. Với nhiều sự tương đồng
với món sandwich (và tất cả chúng ta đều biết họ yêu món sandwich như thế nào),
thì bánh mì thực sự là môt làn gió mới nếu đặt đứng cạnh những CubaSandwich hay
Kebab hoặc những chiếc sandwich footlong kiểu Mỹ dài khủng khiếp và đầy ự những
rau diếp, bacon cùng vài ba loại pho mát. Sự yêu thích bánh mì có thể giải
thích bởi món ăn này là kết quả của một cú va chạm hoàn hảo giữa ẩm thực phương
Tây và tinh tuý của ẩm thực Việt, nó mang đầy đủ đặc điểm của một món ăn hiện đại
mà bất cứ người bận rộn nào cũng cần. Nó gần gũi với người phương Tây nhưng
cũng mang đầy hương vị cầu kỳ, tinh tế của châu Á.
Và
trời! Các bạn có nhớ cái tiếng đó không, tiếng lớp vỏ bánh mì vỡ vụn ra trong
miệng khi bạn cắn miếng đầu tiên. Nó là thứ âm thanh rộn ràng và vui tươi nhất
mà một món ăn có thể tạo ra. Rồi lớp ruột mềm mại như một lớp đệm bên trong nữa,
chúng được thấm đều bơ và nước thịt nên lại càng đậm đà.
Và
làm sao chúng ta có thể bỏ qua phần nhân, phần nhân mới thực sự là linh hồn của
chiếc bánh. Thịt xá xíu, pa tê, giò chả hay trứng rán, xúc xích bì,… mỗi hàng
bánh mì lại có một cách riêng để khiến phần nhân của mình trở nên đặc biệt.
Chúng vừa béo ngậy, vừa đậm đà, vừa đầy hương vị như một khu rừng. Rồi cuối
cùng là một chút vị thanh chua của dưa góp và chỉ với vài sợi rau thơm, cả chiếc
bánh đã ngào ngạt hương vị thảo mộc, tất cả quyện vào với lớp vỏ thần kỳ và đó,
chúng ta có một thiên đường vị mặn, ngọt, giòn, dai, mềm, một thiên đường của tất
cả các hương vị trên trần thế.
Richar
Sự thật đằng sau hồ nước xanh ngắt đẹp như tranh vẽ ở Pakistan.
Vào tháng 1/2010, trận động đất trong khu vực đã gây ra đợt lở đất ập xuống núi và chôn vùi ngôi làng Attabad, trong Thung lũng Hunza, vùng Gilgit Baltistan, cách Islamabad khoảng 760 km.
Đá và đất cũng đổ vào khu vực thoát nước của sông Hunza và nhanh chóng lấp đầy một vùng, tạo ra hồ nước mới. Trận lở đất khiến khoảng sáu nghìn người phải di tản và làm hư hại, ngập nước hơn 20 km đường cao tốc Karakoram quan trọng, là kết nối duy nhất đến vùng hẻo lánh khi đó.
Cao tốc Karakoram khởi công xây dựng năm 1959 do Trung Quốc và Pakistan cùng làm và hoàn thành 20 năm sau đó, vào năm 1979.
Khoảng năm tháng sau thảm họa, hồ Attabad đã mở rộng dài đến 21 km, sâu hơn 100 m. Hồ chạy dọc theo thung lũng, hẹp như một con rắn lớn màu xanh lam, làm tăng thêm vẻ đẹp ngoạn mục của thung lũng Gilgit và Hunza.
Sắc xanh tuyệt đẹp của hồ như hòa cùng nền trời, tạo nên bức họa thiên nhiên tuyệt mỹ. Nằm nép mình giữa những dãy núi Karakoram hùng vĩ ở miền bắc Pakistan, hồ Attabad hiện là hồ lớn nhất ở vùng Gilgit-Baltistan này.
Hồ trở thành một điểm thu hút khách du lịch lớn. Khách sạn và nhà nghỉ mọc lên xung quanh hồ cùng với nhiều hoạt động giải trí khác nhau như chèo thuyền, mô tô nước và câu cá.
Nhưng đối với những người bị ảnh hưởng vì trận lở đất, thì hồ nước, khung cảnh không hoàn toàn đẹp như tranh vẽ.
Thảm họa Attabad đã nhấn chìm hoàn toàn bốn ngôi làng gồm Ainabad, Shishkat, Gulmit và Gulkin. Vườn cây táo với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, các di tích lịch sử, đền thờ đều bị chìm trong hồ nước.
Vào thời gian đó, lực lượng quân đội đã sơ tán người dân địa phương và tạm thời đưa họ đến một thung lũng khác. Đường cao tốc ngập nước, các phương tiện, hành khách và hàng hóa phải di chuyển bằng thuyền gỗ.
Năm năm sau, đường cao tốc Karakoram đã chuyển hướng dọc theo bờ hồ và cuộc sống của người dân trở lại bình thường. Ngày nay, hồ Attabad thu hút du khách trên khắp thế giới, thỏa sức chiêm ngưỡng tận mắt kỳ quan đặc biệt do thiên nhiên tạo ra. Pakistan có nhiều hồ nước đẹp như hồ Borith nằm ở độ cao 2.600 mét so với mực nước biển, hay hồ sông băng Passu giữa núi non trùng điệp… nhưng ít hồ nước mang cả vẻ đẹp thiên nhiên và cả sự tan hoang như hồ Attabad.