a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

Những điều bình thường ở Thung lũng Silicon nhưng lại kỳ lạ với phần còn lại của thế giới

 


Thung lũng Silicon nằm ở phần phía Nam của vùng vịnh San Francisco, tại phía Bắc California ở Mỹ, được coi là trung tâm công nghệ của thế giới. Cuộc sống tại đây luôn tồn tại những điều kỳ lạ, khác hoàn toàn với suy nghĩ của nhiều người.

Dưới đây là tập hợp các thông tin thú vị về cuộc sống ở Thung lũng Silicon được chia sẻ bởi các CEO, kỹ sư lập trình cũng như những người đã và đang sống, làm việc tại đây.


Giá nhà cửa vô cùng đắt đỏ, để có một căn hộ bình thường dành cho một gia đình bạn sẽ phải bỏ ra số tiền lên tới 400.000 USD. Ở nhiều nơi khác trên thế giới, bạn thậm chí có thể mua được biệt thự với số tiền này.

Ổ gà trên đường. Nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật là có không ít ổ gà vẫn tồn tại trên những con đường tại nơi đầy rẫy những tòa nhà chọc trời, các công ty công nghệ lớn và nổi tiếng thế giới này.

Khó để có thể phân biệt một tỷ phú với người vô gia cư khi họ đi trên đường bởi họ sống cạnh nhau, thậm chí ăn mặc không khác gì nhau.

Một thực tập sinh cho công ty công nghệ có thể có mức lương lên tới 175.000 USD một năm nhưng vẫn không thể mua được một nơi ở riêng cho mình. Nhiều người chọn những chiếc xe Tesla là nơi để ngủ qua đêm.

Ngôi nhà có hai phòng ngủ, một phòng tắm này tại Thung lũng Silicon có giá lên tới 2,3 triệu USD.

Xe tự lái có mặt ở mọi nơi, ở một số khu vực trạm sạc điện nhiều hơn cả trạm xăng. Thậm chí, người ta còn dùng cả Tesla để chạy Uber kiếm sống.

Tại một quán cà phê bình thường, mọi người hầu như chỉ nói về kinh doanh và chính trị, các từ như khởi nghiệp, gọi vốn, ICO… liên tục được nhắc tới.

Người nối tiếng (CEO, chủ tịch hay giám đốc) có mặt ở khắp mọi nơi.

Những người trông bình thường nhất lại là những người giàu có nhất.


Logo công nghệ xuất hiện ở hầu hết các tòa nhà văn phòng lớn.

Giao thông rất tệ, bạn có thể mất tới 4 giờ mỗi ngày trên xe hay mất 30 phút chỉ để tìm một chỗ đỗ.

Tất cả mọi người xung quanh đều làm việc liên quan đến công nghệ, từ người thuê nhà cho tới người tài xế xe Uber.

Xung quanh bạn luôn là những người có trình độ học vấn cao, đến từ các trường đại học nổi tiếng như Stanford, Harvard…

Kỹ sư ở khắp mọi nơi và hầu như ai cũng có thể đọc và giải thích chính xác về các số bát phân và thập lục phân.

Không phải Google, Facebook… mà chính các công ty khởi nghiệp mới là sự lựa chọn của những người thực sự có khả năng. Việc từng tham gia hoặc làm việc tại các công ty khởi nghiệp thất bại là một niềm tự hào với mọi người.

Không cần tấm bằng đại học bạn vẫn có thể trở thành lập trình viên, sau đó vào làm việc tại các công ty khổng lồ và đầy tiếng tăm.


Cuộc sống về đêm khá tẻ nhạt vì hầu hết mọi người đều vẫn đang mải mê làm việc. Dù cho công việc không bận rộn, nhiều người vẫn chọn ở lại văn phòng bởi ở đây có đầy đủ các tiện nghi như thức ăn miễn phí, phòng tập thể dục và thậm chí cả quán bar.

Nam nhiều nữ ít, vì vậy phụ nữ có vẻ ngoài đơn giản cũng nhận được nhiều sự chú ý.

Chi phí sinh hoạt rất rất cao, với mức lương 120.000 USD một năm bạn sẽ phải trả 40.000 USD tiền thuế, phần lớn số tiền còn lại đổ vào thực phẩm, hóa đơn, tiết kiệm, du lịch và nuôi dạy con cái.

Một nhân tài của thế giới.

TS Albert Bourla, CEO của hãng Pfizer Inc.

Tiến sĩ Albert Bourla chính là CEO của hãng dược Pfizer của Mỹ. Hãng này đi đầu sản xuất Vacxin hợp tác với BioNtech có hiệu quả cao nhất thế giới hiện nay.

Hôm nay các hãng tin lớn trên thế giới công bố việc Pfizer chuẩn bị cho ra đời loại thuốc trị dịch này làm bằng công nghệ mới và đã cho thử nghiệm. Mà nếu thành công và nhận phê duyệt từ FDA thì sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm nay. Nó được kỳ vọng là một bước tiến vượt bậc để cứu nhân loại và chấm dứt dịch bệnh.

Albert Bourla là người cực kỳ thông minh và có công trong việc đưa ra vacxin. Khi nhận thấy bệnh dịch tai hại, ông đã cho họp các nhóm làm việc tại Pfizer để tìm cách làm ra chế phẩm này ngay từ tháng 3/2020. Tuy nhiên khi bộ phận nghiên cứu trả lời nhanh cũng phải cuối 2021 mới làm ra nó, thì ông không chấp nhận. 1 tháng sau đó, ông cho ký HĐ tài trợ 563 tr usd cho BioNtech tại Đức vì kỳ vọng vào công nghệ mRNA non trẻ mà hãng này sở hữu dù khi đó còn quá mới và chưa có gì chắc chắn.

Cùng với đó, ông đã dành 1 tỷ USD cung cấp cho quá trình điều chế vacxin cho Pfizer. Ông cho rằng với nguồn lực dồi dào của Pfizer cùng những ý tưởng táo bạo của BioNTech chắc chắc sẽ thành công cả 2 sẽ có thể nghiên cứu và tạo ra vaccine ngừa Covid hiệu quả hàng đầu thế giới.

Cái giỏi của Bourla là ông cho thúc đẩy nhanh quá trình thử nghiệm lâm sàng. Và sau 3 giai đoạn đã cho nhân loại một thành tựu rực rỡ. Vì nước sôi lửa bỏng, ông yêu cầu các nhà khoa học điều chế cùng lúc 4 loại vacxin khác nhau thay vì chỉ 1. Cả 4 loại này đều sẽ được thử nghiệm trên tất cả các tình nguyện viên, nếu có biến chứng hay phản ứng nào sẽ ngay lập tức dừng thử nghiệm và tiếp tục cải tiến các loại còn lại cho đến khi đạt được hiệu quả cuối cùng.

Điều đáng nói là Albert Bourla không phải là một người xuất thân tinh hoa ghê gớm gì, cũng không hề học trường đại học nào nổi danh thế giới. Đứng đầu hãng dược lớn nhất thế giới nhưng ông chỉ là bác sĩ thú y. Ông không phải người gốc Mỹ mà là người Hy Lạp gốc Do Thái, có cha trốn thoát khỏi trại tập trung Auschwitz còn mẹ thì tí nữa bị xử bắn, may là được chuộc về từ tay phát xít Đức.

Bourla lấy bằng tiến sĩ về công nghệ sinh học sinh sản tại Khoa Thú y của Đại học Thessaloniki thuộc Đại học Aristotle vào năm 1985. Kể từ 1993, ông vào làm cho Pfizer tại nhiều chi nhánh trên thế giới. Tuy nhiên vì quá thông minh và giỏi giang, ông đã lên chức vụ cao nhất là CEO của hãng này.

Hy vọng với sự dẫn dắt của ông, nhân loại sẽ mau chóng có thuốc trị bệnh dịch. Ông như một nhân tài sinh vào thời điểm mà rất cần có những người như vậy để cứu nhân độ thế.

Sưu Tầm

Khung cảnh hoang tàn của những địa danh bị bỏ hoang trên thế giới.

Vì những lý do khác nhau, những ngôi nhà, công viên hay sân vận động... đã bị bỏ hoang từ rất lâu. Tất cả đều mang trong mình một vẻ đẹp bí hiểm.

Ngôi nhà hoang mang kiến trúc đặc trưng từ thế kỷ 20 lạc lõng giữa những tòa cao ốc của một khu phố đang phát triển ở Thượng Hải.

Làng chài bị bỏ hoang ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đẹp như cổ tích khi được khoác lên mình tấm áo xanh của cây cỏ dại.

Sảnh khách sạnLee Hotel Plaza ở thành phố Detroit, Mỹ bị bỏ hoang với đồ đạc bị vứt chỏng chơ, những mảng tường bong tróc.

Nằm ở Pripyat, Ukraine, khu vui chơi này dự kiến mở cửa vào ngày 1/5/1986 nhân dịp Quốc khánh nước này ngày 24/4. Tuy nhiên, kế hoạch bị phá sản vào ngày 26/4, khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra gần đó. Hình ảnh hoang tàn của công viên đã trở thành một biểu tượng của thảm họa Chernobyl.

Đảo không ngươìGukan jima ở Nhật Bản, hay còn gọi là "Đảo tàu". Những năm 1950, nơi đây từng có khoảng 5.000 người sinh sống.

Một ngôi nhà hoang không còn nguyên vẹn trên sa mạc Sahara.

Một nhà máy bột mì từ thế kỷ 13 bị bỏ hoang ở Sorrento, Italia.

Hình ảnh siêu thực bên trong một nhà máy điện bị bỏ hoang ở Charleroi, Bỉ.

Một ngôi làng khai thác mỏ ở Kolmanskop, Namibia, nơi mà ranh giới giữa trong nhà và ngoài trời biến mất, khi cát ngập vào tận bên trong.

háo đài Maunsell ở cửa sông Thames đã bị bỏ hoang sau khi bảo vệ Vương quốc Anh trong Thế chiến II.

100 biệt thự không có người sinh sống ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Nhà ga quốc tế Canfranc, Tây Ban Nha - mở cửa vào năm 1928 và đột ngột dừng hoạt động vào năm 1970.

Cây xanh mọc um tùm trên những tàn tích của viện điều dưỡng Beelitz-Heilstätten ở Beelitz, Đức.

Khung cảnh hoang tàn ở sân bayHellenikon, từng phục vụ 12 triệu hành khách một năm ở Athens, Hy Lạp.


Nhà thi đấu bóng chuyền bãi biển ở khu phức hợp Olympic Faliro (Athens, Hy Lạp) giờ mọc đầy cỏ dại, cây bụi vì không được sử dụng.

Theo Hà Phương/VOV