a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

Di tích Chăm nào quy tụ hơn 70 đền tháp ở miền Trung?

 Miền Trung nổi tiếng với nhiều di tích, đặc biệt là những đền tháp Chăm cổ kính. Bảy di tích Chăm mà du khách không thể bỏ qua khi ghé miền Trung là tháp Bạc (Bình Định), tháp Đôi (Quy Nhơn), tháp Nhạn (Phú Yên), tháp Bà Ponagar (Nha Trang), tháp Po Klong Garai (Phan Rang), tháp chăm Pô Sah Inư (Phan Thiết), Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Khu đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng với lối kiến trúc đặc sắc. Theo sách Đường đến các di sản thế giới miền Trung, di tích có hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp và hàng chục bi ký ở nhiều hình dạng được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13.

Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vô số con suối nhỏ, róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh cao 2.498 m, ở giáp ranh tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Con sông này chảy qua nhiều thắng cảnh đẹp, làng mạc trù phú, từng đi vào thơ ca Việt Nam.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Shiva, đấng bảo hộ các dòng vua Chăm pa. Còn có đền thờ vị vua Bhadresvara, người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4.

Đền chính, hay còn gọi là Kalan Chăm, tượng trưng cho tiểu vũ trụ linh thiêng của thế giới. Đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh. Ba yếu tố trên làm nên ý nghĩa của các đền tháp di tích văn hóa Chăm.

Năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là Camille Michel Paris. Sau nhiều năm bị tàn phá, di tích được trùng tu bởi Trường Viễn đông Bác cổ (Escole Francaise d'Extreme Orient) trong thời gian từ 1937 đến 1944.

Sau hàng thập kỷ trùng tu, đến ngày 15/1/1996, ban bảo vệ di tích văn hóa du lịch Mỹ Sơn mới chính thức đi vào hoạt động. Nơi đây thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến năm 1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Theo Phương Hà/Zing

'Điểm tên' những loài động vật kỳ lạ của Việt Nam.

Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một hệ động vật đa dạng và phong phú. Sự đa dạng sinh học này được thể hiện qua không ít loài động vật kỳ lạ khiến nhiều người cảm thấy kinh ngạc. Dơi quỷ, ếch bay ma cà rồng… là những loài như thế.

Dơi mặt quỷ: Loài rơi này có mũi hình ống, khuôn mặt xấu xí và là loài động vật kỳ lạ chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Chúng có lông phần đầu đen, tương phản với phần bụng có màu hơi trắng. Chúng sống ở những cánh rừng nhiệt đới và hiện đang bị rủi ro cao trước nạn chặt phá rừng.

Ếch bay ma cà rồng: Đây cũng là một trong những loài kỳ lạ ở Việt Nam. Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm của những chiếc răng nanh màu đen lạ của chúng. Loài này dài khoảng 5cm và chỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới ở miền nam Việt Nam.

Rắn mắt màu ngọc đỏ: Loài động vật kỳ lạ này có tên khoa học là Cryptelytrops rubeus. Chúng sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP. HCM, các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam và miền đông Campuchia.

Cày vằn: Loài này được tìm thấy một cách đáng ngạc nhiên ở nhiều nơi tại Kon Plông tỉnh Kon Tum. Đây là loài thú ăn thịt nhỏ, xếp loại “Nguy cấp” trong Sách Đỏ IUCN. Loài này bị bẫy bắt tại nhiều nơi, ngay cả tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn của Việt Nam.

Hươu chuột: Chúng thuộc họ cheo cheo, bị nghi tuyệt chủng đã được chụp lại ở một cánh rừng miền Nam Việt Nam. Có tên là hươu chuột nhưng loài không phải hươu hay chuột mà là động vật có vú, móng guốc nhỏ nhất thế giới, với trọng lượng chưa tới 5kg. Loài động vật này ưa những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư.

Bọ lá: Đây là loài côn trùng thuộc bộ Bọ que có màu xanh nõn chuối và hình dạng giống lá cây. Bọ lá có hai cánh trước dài và rộng, hai cánh sau hình quạt nan, nhiều gân và trong suốt, thân dài tới 95mm.

Rắn giun: Đây là loài rắn nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.

Thu Hà (TH)

Trung Quốc công bố lý do tòa tháp chọc trời liên tiếp rung lắc.

Chính quyền thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, thông báo kết quả điều tra ban đầu cho thấy tòa tháp SEG Plaza cao 355 mét bị rung lắc do một loạt các yếu tố tự nhiên.

Truyền thông Trung Quốc dẫn báo cáo sơ bộ của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp tỉnh Quảng Đông, cho biết tòa tháp SEG Plaza bị chao đảo theo chiều dọc, không phải chiều ngang bởi sự kết hợp của gió, tuyến đường sắt ngầm bên dưới tòa nhà và sự giãn nở của thép do nhiệt độ tăng.

Có hai tuyến tàu điện ngầm bên dưới tòa nhà. Ngoài ra, nhiệt độ trong hai ngày qua đã tăng lên tới 8 độ, điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu thép, báo cáo cho biết.

Cấu trúc chính của tòa nhà vẫn ổn định, sau khi các chuyên gia trực tiếp khảo sát địa điểm, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.

Tháp SEG Plaza ở Thâm Quyến có 70 tầng, cao 355 mét.

Kết quả điều tra sơ bộ cũng cho thấy tòa tháp cao 355 mét không có van điều tiết khối lượng, là thiết bị như quả lắc khổng lồ được sử dụng trong các tòa nhà chọc trời để cân bằng cấu trúc.

Theo truyền thông Trung Quốc, tòa tháp SEG Plaza, 70 tầng, ở thành phố Thâm Quyến đã liên tiếp rung lắc trong 3 ngày 18, 19 và 20, cùng vào khoảng thời gian đầu giờ chiều.

1 giờ chiều ngày 20.5, những người có mặt ở tầng 25, 55 và 60 lại cảm thấy tòa nhà bị rung lắc. Ở thời điểm đó, chỉ có các tiểu thương và nhân viên của tòa nhà được phép vào bên trong.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, kết quả điều tra công bố ngày 20.5 mới chỉ là kết quả sơ bộ. Giới chức tỉnh Quảng Đông vẫn đang mở rộng xác minh nguyên nhân tòa tháp liên tiếp rung lắc và tìm phương án khắc phục.

SEG Plaza là tòa tháp cao thứ 18 ở Thâm Quyến. Hiện chưa rõ khi nào tòa tháp có thể mở cửa lại hoàn toàn.

Theo Đăng Nguyễn / Dân Việt