TRUNG QUỐCMột loài thực vật cổ xưa trên dãy Daba đang dần hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng nhờ các nỗ lực nhân giống của chính quyền Trùng Khánh.
Siêu sóng thần tàn phá Scotland cách đây 8.200 năm
Trận sóng thần cổ đại Storegga từng tàn phá 595 km đường bờ biển ở miền bắc và miền đông Scotland, nghiên cứu mới công bố.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Sheffield, St Andrews và York chỉ ra ngày nay, một thảm họa ở quy mô tương tự sẽ gây ra hậu quả tồi tệ hơn. Mật độ dân số đông hơn và mực nước biển cao hơn có thể phá hủy những khu vực ở sát biển trong thành phố và khu cảng ở Arbroath, Stonehaven, Aberdeen, Inverness và Wick, tất cả đều nằm phía trên mực nước biển chưa đến 10 m và trực tiếp quay ra biển.
Nghiên cứu lập bản đồ tác động của sóng thần cổ đại lần đầu tiên, sử dụng mô hình để ước tính sóng biển có thể tràn bao xa vào đất liền. Các ước tính chỉ ra nước biển có thể tiến sâu vào bờ tới gần 30 km, đe dọa tàn phá hoàn toàn những thị trấn như Montrose, nơi nằm trên phá thủy triều và có dân số 12.000 người.
Sóng thần Storegga được xem như thảm họa tự nhiên lớn nhất từng xảy ra ở Anh trong 11.000 năm qua, hình thành do lở đất dưới biển Na Uy. Nước biển tràn bờ đã làm ngập Doggerland, cây cầu cạn nối Anh, Đan Mạch và Hà Lan ở phía nam Biển Bắc. Trận sóng thần cũng tác động tới người dân thời Đồ đá giữa. Phương pháp xác định niên đại phát quang, đo năng lượng phát ra sau khi vật thể tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá trầm tích và cặn lắng từ trận sóng thần.
Thông qua xác định niên đại trầm tích ở Maryton, Aberdeenshire, các nhà nghiên cứu có thể xác định thời gian, số lượng và độ mạnh của cơn sóng. Những trầm tích tương tự dọc bờ biển phía đông và phía bắc Scotland, từ Berwick-upon-Tweed tới Loch Eriboll, Sutherland, bờ biển phía bắc Bergan của Na Uy, Shetland và quần đảo Faroe đã được nghiên cứu trước đây.
Dù không có mối đe dọa tương tự nào ở hướng của Na Uy ngày nay, Anh có thể vẫn có nguy cơ bị ngập lụt từ các vụ phun trào núi lửa trên khắp thế giới. Những vụ phun trào núi lửa này có thể gây ra sóng thần tương tự do lượng vật chất dịch chuyển.
An Khang (Theo Guardian)
Mẫu siêu thuyền buồm chứa cả bể bơi, sân bóng
Nhà thiết kế Steve Kozloff của hãng Goliath Series Yachts tiết lộ mẫu siêu thuyền buồm tương lai tiện nghi bậc nhất thế giới mang tên Galleon.
Lấy cảm hứng từ những chiếc thuyền buồm nhiều tầng được các cường quốc châu Âu dùng trong chiến tranh ở thế kỷ 15, Steve Kozloff thiết kế Galleon với mong muốn thúc đẩy ngành công nghiệp tàu du lịch xanh để bảo vệ môi trường. Siêu du thuyền cỡ gigayacth này hạn chế nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng sức mạnh của cánh buồm kết hợp với động cơ hybrid.
Galleon sẽ dài tới 160 m, cao 8 tầng và được trang bị tiện nghi hiện đại sánh ngang với một công viên giải trí. Theo Goliath Series Yachts, phương tiện có thể chở tối đa 200 hành khách cùng 150 thủy thủ đoàn.
Bên cạnh các tiện ích không thể thiếu như nhà hàng, quán cafe và quán bar, Galleon còn có không gian cho hai bể bơi, 20 dinh thự cao cấp, một nhà chứa rộng 418 m2 có thể để 10 máy bay trực thăng, một trung tâm thể thao trong nhà với bốn sân bóng ném, một sân tennis và một sân bóng rổ, cùng bốn nhà ga có thể chứa sáu tàu cao tốc, bốn tàu ngầm U-Boat Worx NEMO, sáu tàu RIB, 12 thuyền cứu hộ và 21 tàu thủy cá nhân.
Khác với phiên bản tiền nhiệm được đóng bằng gỗ, Galleon có kết cấu bằng kim loại chắc chắn hơn, chủ yếu được làm từ thép và nhôm, mang lại cho nó khả năng đi khắp mọi nơi.