a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Tứ đại mỹ nhân thời cổ Trung Quốc: Người trở thành phi tử được sủng ái, người có kết cục bi thảm

 ( PHUNUTODAY ) - Lịch sử Trung Quốc nổi tiếng với rất nhiều mỹ nhân. Nhan sắc của họ được lan truyền từ đời này sang đời khác. Cùng mang phận hồng nhan nhưng số mệnh của họ lại không giống nhau.

Tây Thi

Tây Thi sống vào cuối thời Xuân Thu. Nàng vốn là một cô gái giặt lụa Trữ La (phí Nam Chư Kị tỉnh Chiết Giang ngày nay) ở nước Việt. Vào năm 494 trước Công nguyên, nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt vương là Câu Tiễn dâng Tây Thi cho Ngô vương Phù Sai. Từ đó, nàng trở thành một phi tử được Phù Sai rất sủng ái. Thế nhưng vào năm 473 trước Công nguyên, nước Việt diệt lại nước Ngô. Truyền thuyết kể lại rằng Tây Thi đã theo quan đại phu Phạm Lãi của nước Việt bỏ vào Tây Hồ.

Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân sống vào thời Tây Hán, tên Tường. Nàng vốn là một cung nữ của Hán Nguyên Đế. Vào năm 33 trước Công nguyên, chúa Thiền Vu Hồ Hán Tà của thị tộc Hung Nô xin hoà thân với triều đình nhà Hán. Trước tình hình đó, Chiêu Quân tự nguyện xin đi xa lấy chúa Hung Nô và được phong là Ninh Hồ Yên Hung.

Vương Chiêu Quân đi hòa thân suốt hơn 60 năm thì cũng là khoảng thời gian mà Hung Nô và triều đình nhà Hán đối xử với nhau rất hòa mục. Có thể nói, Vương Chiêu Quân đã cống hiến rất nhiều cho an ninh quốc gia và quan hệ hòa mục giữa hai dân tộc.

Điêu Thuyền

Điêu Thuyền là một nhân vật trong bộ tiểu thuyết cổ điển trứ danh Tam Quốc Diễn Nghĩa. Nàng sống dưới đời Hán Hiến Đế (190 – 200 sau Công nguyên). Điêu Thuyền là ca kỹ trong phủ quan tư đồ Vương Doãn (chức quan quản lý ruộng đất và nhân khẩu trong nước).

Vì thái sư Đổng Trác chuyên quyền hoành hành tàn bạo, Điêu Thuyền muốn góp phẩn diệt trừ Đổng Trác đã tự nguyện hiến thân giúp Vương Doãn, dùng kế liên hoàn ly gián được quan hệ giữa Đổng Trác và con nuôi của hắn là đại tướng Lã Bố. Cuối cùng Điêu Thuyền đã mượn được tay Lã Bố giết Đổng Trác.

Dương Ngọc Hoàn

Dương Ngọc Hoàn sống vào đời Đường. Năm 745 sau Công nguyên, nàng được Đường Huyền Tông phong làm quý phi. Dương Ngọc Hoàn thực ra không quan tâm gì đến chuyện chính trị trong triều đình, nhưng vì nàng được Đường Huyền Tông hết sức yêu quý, cho nên không những chị và em gái nàng được phong làm phu nhân, mà đến người anh em con chú con bác của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều chính.

Năm 775 sau Công nguyên, An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ Dương Quốc Trung. Sau khi Dương Quốc Trung bị giết, Dương Ngọc Hoàn cũng bị treo cổ.

Chân dung các bộ lạc độc đáo trên thế giới.

Cuốn sách 'Entitled Vulnerable' có 140 hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia du lịch Olga Michi, mang đến góc nhìn chân thực và ấn tượng về các cộng đồng đa sắc màu nhất thế giới.

Hơn 100 dân tộc khác nhau cư trú ở Myanmar. Trong đó, dân tộc Chin có khoảng 1,5 triệu người và được chia thành 37 nhóm. Chỉ phụ nữ lớn tuổi của một số bộ lạc Chin mới có những hình xăm trên khuôn mặt. Theo nhiếp ảnh gia Michi, việc truyền thống độc đáo này biến mất chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bức hình ấn tượng này chụp những người phụ nữ Padaung, hay bộ lạc cổ dài, cũng đến từ Myanmar. Theo truyền thuyết, người Padaung là hậu duệ của một con rồng có cổ bọc thép. Thời điểm và lý do họ bắt đầu đeo vòng để làm dài cổ vẫn là một bí ẩn.

Người đàn ông thuộc bộ lạc Mursi ở thung lũng Omo của Ethiopia. Anh đeo chiếc khẩu trang một cách kiêu hãnh và tự tin như những món đồ trang sức bình thường trong tình trạng đại dịch Covid-19 lan tràn khắp thế giới.

Tác giả Olga Michi miêu tả bức ảnh này thể hiện sự kết hợp của thời trang Đông Phi ngày nay với châu Âu thế kỷ 18. Con ruồi trên mặt của người phụ nữ Mursi trong hình được cho là gợi nhớ đến những miếng dán làm đẹp (gọi là "mouches") phổ biến vào thời điểm đó, đặc biệt là ở Pháp.

Hóa trang là trò chơi yêu thích của trẻ em trên toàn thế giới. Những cậu bé người dân tộc Surma ở miền Nam Ethiopia này cũng như vậy. Chúng muốn được Olga Michi chụp ảnh nhiều lần nên đã tự trang điểm rất kỹ, với đầy màu sắc và trí tưởng tượng phong phú.


Chăn nuôi gia súc là một trong những nguồn sống để tồn tại quan trọng nhất của người Mursi và Surma ở Ethiopia. Những chiếc sừng gia súc mà nhiều phụ nữ đeo, không chỉ là trang sức mà còn phản ánh thái độ của bộ lạc đối với động vật. Trước đây, sừng còn được dùng làm tiền tệ. Ngoài ra, trong văn hóa của người Mursi, họ rất coi trọng đồ trang sức. Trang sức phản ánh tài năng, nỗ lực và sự sáng tạo của người đeo. Việc đeo đĩa vào môi là một nghi thức. Kích thước của chiếc đĩa được cho là để xác định giá trị cô dâu khi kết hôn.


Trong ảnh là một cô bé người Chukchi, nhóm bộ lạc bản địa có khoảng 15.000 thành viên, sống ở cực Đông Bắc nước Nga.

Những chiếc lều di động của người Chukchi được gọi là yarangas. Kiểu nhà truyền thống này được làm từ 35-40 bộ da tuần lộc. Quá trình dựng mái ấm của người Chukchi khá khó khăn, thường mất hàng giờ và là nhiệm vụ của riêng phái nữ. Nhiếp ảnh gia Olga Michi sinh ra ở Havana (Cuba) trong một gia đình Nga. Cô thường thực hiện những chuyến thám hiểm ở khắp các châu lục để trải nghiệm sống với người dân bản địa.

Uyên Hoàng Theo Daily Mail