Dân trí
Ziona Chana, người đứng đầu gia đình đông đúc nhất thế giới, đã qua đời ở Ấn Độ, để lại hơn 30 bà vợ và 90 người con.
BBC đưa tin, ông Chana, 76 tuổi, người được cho sở hữu gia đình đông nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 13/6. Ông có 36 bà vợ, 89 con và 36 cháu.
Thủ hiến bang Mizoram, Ấn Độ Zoramthanga đã xác nhận thông tin trên, đồng thời gửi lời chia buồn tới gia đình.
Theo truyền thông địa phương, ông Chana bị mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
Các bác sĩ nói với PTI News rằng, tình hình của ông Chana đã xấu đi rõ rệt khi ông ở nhà riêng tại làng Baktawng Tlangnuam. Ông được đưa tới bệnh viện vào tối qua, nhưng đã qua đời trên đường di chuyển.
Theo BBC, rất khó để kết luận chính xác liệu Chana có phải là người đứng đầu gia đình đông đúc nhất thế giới hay không, vì chưa có ai khác tuyên bố nhận danh hiệu này.
Ngoài ra, cũng khó để kết luận chính xác về số lượng người trong gia đình Chana, khi một số trang tin nói rằng ông này có 39 vợ, 94 con, 33 cháu và 1 chắt. Truyền thông địa phương Ấn Độ cho rằng, ông sở hữu "kỷ lục thế giới" về số lượng thành viên trong gia đình.
Trong nhiều năm, gia đình của Chana đã trở thành một hiện tượng ở địa phương, thu hút lượng lớn khách du lịch tới ngôi làng mà họ sinh sống. Baktawng Tlangnuam trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn của bang Mizoram một phần nhờ gia đình Chana.
Toàn bộ gia đình đông đúc sống trong một căn nhà 4 tầng mang tên "Chuuar Than Run" với 100 phòng. Các bà vợ của ông sống trong căn phòng giống ký túc xá gần phòng ngủ riêng của Chana.
Ngôi nhà trở thành một điểm đến thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người trên khắp thế giới vì họ muốn xem gia đình này sống như thế nào.
Theo Reuters, Chana sinh năm 1945 và ông gặp người vợ cả lớn hơn ông 3 tuổi vào năm ông 17 tuổi.
Cả gia đình ông theo giáo phái Chana Pawl với khoảng 2.000 tín đồ. Họ đều sống xung quanh nhà của Chana ở Baktawng Tlangnuam, cách thủ phủ của Mizoram, Aizawl 55 km.
Giáo phái này do người ông của Chana thành lập vào năm 1942 và cho phép đàn ông được lấy nhiều vợ.
Đức Hoàng Theo BBC
BBC đưa tin, ông Chana, 76 tuổi, người được cho sở hữu gia đình đông nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 13/6. Ông có 36 bà vợ, 89 con và 36 cháu.
Thủ hiến bang Mizoram, Ấn Độ Zoramthanga đã xác nhận thông tin trên, đồng thời gửi lời chia buồn tới gia đình.
Theo truyền thông địa phương, ông Chana bị mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
Các bác sĩ nói với PTI News rằng, tình hình của ông Chana đã xấu đi rõ rệt khi ông ở nhà riêng tại làng Baktawng Tlangnuam. Ông được đưa tới bệnh viện vào tối qua, nhưng đã qua đời trên đường di chuyển.
Theo BBC, rất khó để kết luận chính xác liệu Chana có phải là người đứng đầu gia đình đông đúc nhất thế giới hay không, vì chưa có ai khác tuyên bố nhận danh hiệu này.
Ngoài ra, cũng khó để kết luận chính xác về số lượng người trong gia đình Chana, khi một số trang tin nói rằng ông này có 39 vợ, 94 con, 33 cháu và 1 chắt. Truyền thông địa phương Ấn Độ cho rằng, ông sở hữu "kỷ lục thế giới" về số lượng thành viên trong gia đình.
Trong nhiều năm, gia đình của Chana đã trở thành một hiện tượng ở địa phương, thu hút lượng lớn khách du lịch tới ngôi làng mà họ sinh sống. Baktawng Tlangnuam trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn của bang Mizoram một phần nhờ gia đình Chana.
Toàn bộ gia đình đông đúc sống trong một căn nhà 4 tầng mang tên "Chuuar Than Run" với 100 phòng. Các bà vợ của ông sống trong căn phòng giống ký túc xá gần phòng ngủ riêng của Chana.
Ngôi nhà trở thành một điểm đến thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người trên khắp thế giới vì họ muốn xem gia đình này sống như thế nào.
Theo Reuters, Chana sinh năm 1945 và ông gặp người vợ cả lớn hơn ông 3 tuổi vào năm ông 17 tuổi.
Cả gia đình ông theo giáo phái Chana Pawl với khoảng 2.000 tín đồ. Họ đều sống xung quanh nhà của Chana ở Baktawng Tlangnuam, cách thủ phủ của Mizoram, Aizawl 55 km.
Giáo phái này do người ông của Chana thành lập vào năm 1942 và cho phép đàn ông được lấy nhiều vợ.
Đức Hoàng Theo BBC
Sự thật về hố khổng lồ gần Bắc Cực.
Hố khổng lồ như ở ngoài hành tinh khác chính là mỏ kim cương Diavik của Canada, nơi những viên kim cương đẹp nhất đã được tìm thấy.
Khi những bức ảnh chụp từ trên không về mỏ kim cương Diavik ở Canada được công bố, nhiều người đã không biết đây là "hố" gì nếu không đọc chú thích về những bức ảnh này.
Diavik là mỏ kim cương thứ hai được mở ở Canada. Mỏ nằm ở đáy hồ Lac de Gras ở Tây Bắc Canada, cách vòng Bắc Cực 222 km về phía nam. Vào tháng giêng và tháng hai, nhiệt độ của nơi này xuống thấp kỷ lục: -55⁰C đến -75⁰C.
Những viên kim cương đầu tiên lấy ra từ mỏ này vào năm 2003. Mỏ này dự kiến sẽ khai thác được 100 triệu carat kim cương, trị giá hơn 10 tỷ đô la Canada trong vòng 20 năm tới.
Vào tháng 10 năm 2018, ba viên kim cương "khủng" đã được khai thác từ mỏ Diavik. Trong ba viên kim cương này có một viên kim cương 177,71 carat được coi là một trong những viên kim cương thô có chất lượng nhất và có giá trị nhất từng được tìm thấy ở Canada". Ngoài ra còn có viên kim cương 59,10 carat và viên kim cương màu vàng 24,82 carat. Kim cương vàng Capella cực kỳ hiếm, mỗi năm, mỏ Diavik chỉ khai thác được khoảng 5 viên kim cương lớn màu vàng, chiếm chưa đến 0,001% sản lượng kim cương hàng năm.
Canada là quốc gia sản xuất kim cương lớn thứ ba trên thế giới. Hoạt động liên quan đến việc khai thác, sản xuất kim cương đã mang lại hàng tỷ đô la cho nền kinh tế miền Bắc Canada.
Vĩnh Ngọc Theo Geology
Thị trấn bỏ hoang ở Mỹ với những bóng trắng bí ẩn.
MỸMột người dùng Google Earth phát hiện ra "những người đàn ông đáng sợ đứng trong vòng tròn" ở một thị trấn vắng vẻ.
Jason Cline, Tiktoker người Mỹ có gần 4 triệu lượt theo dõi, vừa chia sẻ một video được nhiều người đánh giá là "rùng rợn". Video kể về việc Cline phát hiện ra những điều kỳ quái tại thị trấn Rhyolite ở bang Nevada qua ứng dụng Google Earth. Đây là một thị trấn khai thác mỏ vào đầu thế kỷ 20, bị bỏ hoang từ những năm 1920 và hiện được biết đến là điểm hút khách du lịch nhờ sự ma quái, vắng vẻ.
Cline cảnh báo người xem về những gì họ sắp chứng kiến: "Những gì mà bạn sắp nhìn thấy này chính tôi không thể giải thích và cũng không hiểu. Tôi nghĩ rằng không nên nhìn thấy những thứ này". Sau đó, anh tiếp tục nhấn vào chế độ "Xem phố" (Street View) để nhìn rõ hơn cảnh vật xung quanh. Trước mắt anh hiện ra hình ảnh một ngôi nhà hoang, cùng hình dáng một người đàn ông mặc đồ trắng đứng cạnh một chiếc xe đạp. Cline miêu tả về những điều mình nhìn thấy là "trông thực sự đáng sợ".
"Nhưng không chỉ có vậy. Nếu bạn nhìn xung quanh sẽ thấy có một nhóm người đang đứng trong một vòng tròn. Họ như đang thực hiện một nghi lễ kỳ quái nào đó", Cline nói thêm.
Video sau vài ngày thu hút hơn 17 triệu lượt xem. Phần lớn mọi người đều cho rằng những gì Cline phát hiện là đáng sợ. "Có thể đó là những bóng ma", một người phỏng đoán. Tuy nhiên, những người khác đã nhanh chóng vén bức màn bí ẩn về các bóng trắng đứng im lặng này. Trên thực tế, thứ mà Cline nhìn thấy qua Google Earth chính là những bức tượng, và chúng là tác phẩm của nghệ sĩ người Bỉ Albert Szukalsk.
"Tôi đã đến nơi này. Đó là một thị trấn bị bỏ hoang ở Vườn quốc gia Thung lũng Chết. Thứ bạn đang nhìn thấy là một phần của bảo tàng ngoài trời Goldwell. Du khách có thể nhìn thấy bảo tàng ngay gần con đường dẫn đến sa mạc Thung lũng Chết nổi tiếng", "Tôi từng đến bảo tàng này, và người quản lý nó là một người thật ngọt ngào", nhiều du khách để lại bình luận trên trang Tiktok của Cline.
Theo thông tin trên trang web của bảo tàng, những bức tượng điêu khắc này có kích thước như người thật. Chúng được đưa đến thị trấn vào năm 1984. Tác phẩm những người đàn ông mặc áo choàng trắng đứng trong vòng tròn lấy cảm hứng từ Bữa tiệc ly - bữa ăn tối cuối cùng của chúa Jesus với các môn đệ. Còn bóng trắng đứng cạnh chiếc xe đạp mà Cline đã hốt hoảng khi lần đầu nhìn thấy, chính là tác phẩm điêu khắc Ghost Rider, cũng của Szukalski.
Anh Minh (Theo Indy 100)