a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

4 công trình Việt cổ khiến TG vừa nhìn đã xuýt xoa ngưỡng mộ.

 

Chùa Một Cột, Hoàng thành Huế, Cố đô Hoa Lư, Thành Tây Đô… là 4 trong số những công trình kiến trúc độc đáo, có một không hai, khiến khách du lịch quốc tế chiêm ngưỡng xong đều xuýt xoa ngưỡng mộ.

Công trình kiến trúc chùa Một Cột: Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là chùa Mật, chùa Liên Hoa Đài hoặc chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông xây dựng vào năm 1049.

Tương truyền, vua nằm mộng thấy Phật bà quan âm tọa thiền tại đài hoa sen, xung quanh tỏa ra hào quang sáng rực. Phật bà đưa tay dắt nhà vua lên đài sen. Khi tỉnh mộng, vua Lý Thái Tông đã cho người xây dựng lên ngôi chùa Một Cột với kiến trúc giống như trong giấc mơ.

Ngôi chùa được đặt giữa hồ sen, trên một chiếc cột trụ lớn tạo nên sự độc đáo trong kiến trúc. Chùa còn sử dụng nhiều loại gỗ quý. Mái chùa được lợp bằng loại ngói cổ, hình đao cong và đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt” cùng những hoa văn tinh xảo.

Tổ chức kỷ lục của châu Á xếp Chùa Một Cột vào mục ngôi chùa có kiểu kiến trúc độc đáo nhất châu Á vào năm 2012.

Công trình kiến trúc cố đô Hoa Lư: Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt ni đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 – 10 m.

Do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư….

Ngày nay hình ảnh của Cố đô Hoa Lư tuy không còn nguyên vẹn mà thay vào đó là đền thờ: Vua Đinh – Vua Lê được dựng ngay trên nền của Cố Đô Hoa Lư xưa. Hai ngôi đền cách nhau khoảng 500m.

Công trình thành Tây Đô: Còn có tên gọi là Thành Tây Giai, đây là kinh đô của Việt Nam vào thời nhà Hồ được xây dựng ở địa thế khá hiểm trở và có lợi thế về kinh tế, chính trị, quân sự.

Thành Tây Đô được xem là công trình kiến trúc bằng đá có một không 2 ở Việt Nam và quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á. Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng chỉ trong ba tháng (từ tháng 1- 3/13/1397).

Thành được xây bằng những phiến đá lớn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.

Đặc biệt phiến đá được đục đẽo tinh xảo vuông vức, chồng khít lên nhau. Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào. Công nghệ xây thành này cho đến nay vẫn là bí ẩn lớn đối với các nhà khoa học.

Hoàng thành Huế: Công trình được vua Nguyễn cho xây dựng vào năm 1805. Tuy nhiên, phải đến năm 1833, hệ thống cung điện với hơn 100 công trình ở trong Hoàng thành Huế mới được hoàn thiện.

Hoàng thành Huế có mặt bằng xây bằng gạch, mỗi bề khoảng 600m, chiều cao 4m và dày đến 1m. Xung quanh công trình có hệ thống hào bảo vệ và có 4 cửa để ra vào gồm Ngọ Môn (cửa chính), Hiển Nhơn, Chương Đức và và Hòa Bình.

Toàn bộ hệ thống cung điện ở bên trong Hoàng thành Huế đều được thiết kế trên một trục đối xứng. Trục chính giữa chính là công trình dành cho vua. Các công trình còn lại ở hai bên đều được phân bố chặt chẽ theo khu vực với nguyên tắc “tả nam hữu nữ” và “tả văn hữu võ”.

Hiện nay, Hoàng thành Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Mời độc giả xem video:Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)