a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Hồ nước khổng lồ đột nhiên bị rút sạch nước với tốc độ 'quái vật' 2 triệu mét khối mỗi giây: Chuyện gì đã xảy ra?

 

Theo tin tức khoa học mới nhất đăng trên website trường Đại học Alberta của Canada ngày 5/8/2021, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy bằng chứng về trận lũ lụt thảm khốc xảy ra cách đây hơn 12.000 năm.

Thảm khốc nhất trong lịch sử Trái Đất

Theo tin tức khoa học mới nhất đăng trên website trường Đại học Alberta của Canada ngày 5/8/2021, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy bằng chứng về trận lũ lụt thảm khốc xảy ra cách đây hơn 12.000 năm.

Nước rút mạnh đến mức đã làm cạn kiệt một hồ cổ với tốc độ rút nước của hơn 800 hồ bơi Olympic tiêu chuẩn MỖI GIÂY, có thể đẩy Trái Đất lúc đó đang nóng lên trở lại kỷ Băng hà lạnh giá.

Nhóm nghiên cứu quốc tế - do các nhà khoa học tại Đại học Alberta (Canada) dẫn đầu - ước tính, trận lụt thảm khốc cuốn cạn nước từ hồ băng Agassiz cách đây hơn 12.000 năm đó có thể là trận lụt lớn nhất từng được biết đến trong lịch sử Trái Đất.

Các nhà địa chất từ lâu đã biết đến một hồ cổ ở trung tâm Bắc Mỹ, hồ Glacial Agassiz (hay hồ băng Agassiz), chiếm diện tích 1,5 triệu km vuông của khu vực ngày nay là nam tỉnh Manitoba và trung tâm tỉnh Saskatchewan, cho đến biên giới tỉnh Alberta (3 tỉnh đều thuộc Canada ngày nay).

Hình ảnh về hồ cổ Agassiz. Nguồn: Sheffield University (Anh)

Hồ Agassiz được hình thành cách đây 16.000 năm khi tấm băng Laurentide dày 3.000 mét ở phía bắc Bắc Mỹ tan chảy, tạo ra một con đập tự nhiên ngăn dòng nước băng tan chảy vào Vịnh Hudson (thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada).

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của trận lụt có thể là do Trái Đất khi đó ấm lên làm băng tan ồ ạt, chảy xuống hồ băng Agassiz đến quá ngưỡng chứa của hồ nước và con đập tự nhiên.

Dòng chảy "quái vật"

Bằng chứng địa mạo từ phía bắc Alberta cũng cho thấy rằng, nước của hồ Agassiz tràn ra phía tây bắc dọc theo một con đập chính được gọi là Clearwater-Athabasca Spillway, qua khu vực ngày nay gọi là thung lũng Fort McMurray (đông bắc Alberta) đi vào lưu vực sông Mackenzie (dài thứ hai của Bắc Mỹ) trên đường tới Bắc Băng Dương.

Cả quãng đường tràn nước này dài 233km!

Trong phần đầu tiên của nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng bằng chứng trầm tích để ước tính lực của nước, cũng như hơn 100 mặt cắt ngang của thung lũng để ước tính lưu lượng khổng lồ của dòng chảy.

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra tốc độ xả nước khủng khiếp của trận lũ lụt - ở mức lớn nhất đạt 2 triệu mét khối nước MỖI GIÂY. Lưu lượng đó gấp khoảng 10 lần lượng xả trung bình của sông Amazon mỗi giây!

Tất cả nói lên rằng:Trận lũ lụt thảm khốc đó đã rút đi khoảng 21.000 km khối nước của hồ Agassiz - tương đương với tổng lượng nước của Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ - chỉ trong vòng chưa đầy 9 tháng.

Paul Carling, đồng tác giả nghiên cứu từ Đại học Southampton, Vương quốc Anh cho biết: "Điều tôi cảm thấy vô cùng hài lòng là với mô hình thủy lực hiện đại, khi được áp dụng cho các bằng chứng trầm tích bảo tồn tại đó, đã cho chúng tôi hình dung bức tranh về một trận lũ lụt kinh hoàng đã lan truyền cách đây 12.000 năm như thế nào".

Mặc dù các nhà khoa học không chắc điều gì đã khiến Trái Đất quay trở lại kỷ Băng hà, nhưng giả thuyết về lũ lụt của hồ Agassiz chắc chắn là hợp lý.

Các nhà khoa học sử dụng bằng chứng trầm tích để ước tính lực của nước, cũng như hơn 100 mặt cắt ngang của thung lũng để ước tính lưu lượng khổng lồ của dòng chảy. Ảnh: Đại học Alberta, Canada.

"Chúng tôi không biết chắc chắn rằng trận lũ lụt gây ra bởi việc hồ Agassiz tràn nước có khiến Trái Đất quay trở lại kỷ Băng hà hay không, nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu bạn đổ lượng nước khổng lồ đó (21.000 km khối nước) xuống Bắc Băng Dương, thì các mô hình cho thấy, khí hậu Bắc Bán cầu sẽ mát mẻ hơn nhiều" - Duane Froese, Trưởng ban Nghiên cứu Canada về Thay đổi Môi trường Phương Bắc, thuộc Khoa Trái Đất và Khí quyển (Đại học Alberta) cho biết.

Tiếp theo đây, các nhà nghiên cứu sẽ cố gắng tìm hiểu cũng như tìm kiếm bằng chứng về trận lụt xảy ra đã kích hoạt sự kiện khí hậu Younger Dryas, hay nó chỉ là một phần của các sự kiện khác.

Trước đó, vào tháng 6/2021, một nhóm các nhà nghiên cứu riêng biệt đã nói rằng một tác động vũ trụ, có thể là một tiểu hành tinh, đã va vào Trái Đất và có khả năng gây ra sự thay đổi khí hậu Younger Dryas. Sự thay đổi này có khả năng là 'tác động tàn khốc nhất kể từ khi khủng long tuyệt chủng' và dẫn đến một tiểu Kỷ Băng hà kéo dài hơn 1.000 năm.

Theo Trang Ly/Pháp luật & Bạn đọc

Những sự thật ít biết về các kim tự tháp Ai Cập.

Trong các kim tự tháp Ai Cập vẫn chứa nhiều bí ẩn mà con người vẫn chưa khám phá ra.

Kim tự tháp Ai Cập.

1. Công dụng và ý nghĩa của kim tự tháp Ai Cập

Theo nhiều tài liệu ghi lại, người Ai Cập cổ đại có niềm tin mãnh liệt về sự hồi sinh và bất tử. Họ chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo cho cái chết của bản thân mình và những người trong gia đình, dòng họ bằng cách xây dựng lăng mộ. Kim tự tháp đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaoh và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.

Hình dạng của kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia nắng Mặt Trời chiếu xuống. Tên của các kim tự tháp cũng có liên hệ tới ánh sáng mặt trời. Chẳng hạn như kim tự tháp Cong tại Dahshur có tên là kim tự tháp Tỏa sáng ở phía Nam, còn kim tự tháp Senwosret ở el-Lahun có tên là Senwosret đang Tỏa sáng.

Đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra 138 kim tự tháp ở Ai Cập. Chúng đa phần đều được xây trên tả ngạn sông Nile, nơi mặt trời lặn và được xem là có liên quan tới thế giới của người chết trong thần thoại Ai Cập. Sông Nile là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải. Sông Nile có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nile.

Trong số các kim tự tháp ở Ai Cập, đại kim tự tháp Giza hay còn gọi là kim tự tháp Khufu là kim tự tháp cổ đại và lớn nhất nằm ở quần thể kim tự tháp Giza của Ai Cập, chỉ có duy nhất kim tự tháp này là nằm trong danh sách bảy kì quan thế giới cổ đại. Đại kim tự tháp Giza được xây trong khoảng thời gian 24 năm từ khoảng năm 2560 TCN, là lăng mộ của Pharaoh Cheops thuộc Triều đại thứ 4 thời Ai Cập cổ đại.

2. Nhiệt lượng dị thường bên trong các Kim tự tháp

Dù bên ngoài nhiệt độ rất nóng nhưng bên trong các kim tự tháp, cụ thể là kim tự tháp Giza nhiệt độ luôn ổn định ở khoảng 20 độ C. Theo sách lịch sử văn minh thế giới, các nhà khoa học mang những đồng xu hoen gỉ vào trong kim tự tháp và sau hơn 1 tháng thì những đồng tiền đó đã trở nên sáng bóng và mới tinh.

Họ tiếp tục mang một cốc sữa tươi vào bên trong kim tự tháp và sau 1 tháng thì mùi vị và màu sắc của ly sữa vẫn không hề thay đổi, hay hoa quả mang vào đó để nửa tháng vẫn còn rất là tươi, không hề bị mất nước, khô héo hay hư hỏng. Đó vẫn là một bí ẩn lịch sử mà chưa nhà khoa học nào giải thích được.

3. Cách xây dựng kim tự tháp

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chính xác giúp người Ai Cập cổ xây dựng các kim tự tháp.

Kim tự tháp được xây dựng từ 2,3 triệu khối đá, mỗi khối đá có trọng lượng từ 2,5 – 15 tấn. Con người đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về quá trình xây dựng các kim tự tháp. Một số cho rằng các kim tự tháp do các sinh vật ngoài trái đất xây dựng, còn những người khác lại tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sở hữu một bí quyết thất truyền nào đó qua nhiều thế hệ để xây dựng các kim tự tháp.

Các Pharaoh đều bắt đầu xây dựng các kim tự tháp dành cho mình ngay khi họ lên ngôi. Thường những lăng mộ đặc biệt này được đặt bên bờ tây sông Nile, với quan niệm rằng linh hồn của các Pharaoh sẽ hòa cùng với ánh mặt trời và tiếp tục chu trình bất diệt cùng vầng thái dương.

Phần trung tâm của các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi có chất lượng tốt, những lớp đá vôi này được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp giúp chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ cách xa hàng dặm. Đá đặt trên đỉnh thường là đá granit, bazan hoặc bất kì loại đá cứng nào khác có thể mạ được vàng, bạc hoặc electrum – hợp kim vàng và bạc. Đặc biệt những viên đá đó phải phản chiếu tốt với ánh sáng Mặt Trời.

Phương pháp cắt và vận chuyển đá của người Ai Cập cổ đại hiện vẫn đang được nghiên cứu. Các nhà khoa học đã tìm được bằng chứng người Ai Cập cổ sử dụng những cái đục bằng đồng đỏ để khai thác sa thạch và đá vôi. Đối với những loại đá cứng hơn như granit hay diorit đòi hỏi phải có những dụng cụ mạnh hơn. Dolerit – một loại đá lửa màu đen rất cứng được người Aswa sử dụng để lấy đá granit.

Để vận chuyển đá đến công trường, một nhóm người đàn ông hoặc đàn bò sẽ kéo những tảng đá trên một con đường được bôi trơn bằng dầu trước đó. Kế tiếp, người ta sẽ dùng những con dốc nhỏ được làm từ gạch bùn rồi phủ vữa lên trên để làm cứng bề mặt và vận chuyển những tảng đá lên trên kim tự tháp.

4. Các loại bẫy bên trong kim tự tháp

Có rất nhiều loại bẫy khác nhau được đặt trong các lăng mộ cổ nhằm mục đích bảo vệ các vua chúa khỏi sự quấy nhiễu, làm phiền của những người không mong muốn. Bẫy dây làm từ những sợi thép vô cùng mỏng, sắc được treo ngang tầm cổ. Bẫy rắn cũng thường xuất hiện trong nhiều lăng mộ cổ Ai Cập, chúng thường là những con rắn hổ mang cực độc, được huấn luyện để coi giữ lăng mộ. Loại bẫy không thể thiếu là bẫy chất độc, người ta sẽ rải rất nhiều bột hematite - loại bụi kim loại sắc nhọn, nếu vô tình hít phải bột hematite thì cơ thể sẽ bị bào mòn dần và chết từ từ trong đau đớn.

Bảo Tuấn

Vùng đất kỳ lạ khiến cây trồng cao lớn khổng lồ như trong thế giới cổ tích.

Vùng đất này có những loại cây như kiều mạch, ngưu bàng, cây bìm bịp cao tới 5m, gấp nhiều lần so với cây bình thường.

Đảo Sakhalin được biết đến là hòn đảo lớn nhất ở Nga, đồng thời là điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Nga qua nhiều thế kỷ. Trên hòn đảo này, các loại thực vật bình thường nó chỉ cao tới đầu gối người trưởng thành lại phát triển gấp nhiều lần, cao hơn cả con người.

Theo một báo cáo trên tờ Izvestia của Nga vào năm 2009, các nhà khoa học của Nga từ lâu đã nghiên cứu những loài thực vật khổng lồ, mọc ở một số vùng nhất định trên đảo Sakhalin.

Báo cáo cho thấy, có những cây kiều mạch cao 3m, cây ngưu bàng cao 5m, những bức ảnh về những loại cây khổng lồ này được lan truyền trên mạng xã hội, cho thấy chúng hoàn toàn có thật.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Địa chất và Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, họ đã thực hiện các nghiên cứu về các loài thực vật thân thảo lớn bất thường ở 12 khu vực khác nhau ở phía nam các đảo Sakhalin và Kunashir, phát hiện ra những loài thực vật khổng lồ chỉ mọc ở một số khu vực nhất định các hòn đảo.

Chúng dường như bị ảnh hưởng bởi hoạt động kiến tạo thường xuyên trên đảo, tạo ra nhiệt lượng đáng kể.

Rõ ràng kích thước ấn tượng của những loài cây này không liên quan tới bản thân chúng thuộc loại thực vật nào. Bởi khi đưa đi trồng ở nơi khác, chúng sẽ phát triển với kích thước bình thường vốn có.

Các loài thực vật khổng lồ phát triển trên đất liền, vùng ngập úng nước nằm trên các đứt gãy của vỏ Trái đất, qua đó một lượng lớn nhiệt và hydrocacbon dầu mỏ được cung cấp cho rễ cây.


Nồng độ cao hơn của các hợp chất đồng và crom cũng được xác định là một yếu tố khiến cây cối tăng trưởng phi thường.

Cư dân mạng có những phản ứng trái chiều nhau, có người tin và không tin.

Theo Phan Hằng/Báo Giao thông


50 PHÉP TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT.


1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.
20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
22. Không gõ đũa bát thìa.
23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
49. Không được phép quá chén.
50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Sưu tầm