Các nhà khoa học tìm ra loại vi khuẩn có thể gây ra đại dịch cocoliztli ở đế quốc Aztec.
Năm 1545, thảm kịch xảy đến với đế quốc Aztec thuộc lãnh thổ Mexico ngày nay. Hàng loạt người dân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, đau đầu, chảy máu từ mắt, miệng và mũi. Người nhiễm bệnh thường tử vong chỉ sau ba hoặc 4 ngày.
Trong vòng 5 năm, đại dịch lấy đi mạng sống của khoảng 15 triệu người, xấp xỉ 80% dân số của Aztec, khiến đế quốc này suy vong. Người dân gọi căn bệnh này là cocoliztli, nghĩa là "bệnh dịch" trong tiếng Nahuatl mà người Aztec sử dụng.
Cocoliztli được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất lịch sử nhân loại, gần tương đương với đại dịch "Cái chết đen" lấy đi mạng sống của khoảng 25 triệu người ở phía tây châu Âu thế kỷ 14, nghĩa là khoảng một nửa dân số nơi này vào thời đó.
Khi đến châu Mỹ, người châu Âu mang theo những mầm bệnh mà người dân địa phương chưa từng gặp phải nên không thể miễn dịch. Đầu thế kỷ 16, dịch đậu mùa bùng phát đã giết chết 5 - 8 triệu người. Khoảng hai thập kỷ sau, đại dịch cocoliztli diễn ra tiếp tục khiến khoảng 15 triệu người tử vong. Đợt bùng phát cocoliztli lần thứ hai từ năm 1576 - 1578 giết chết khoảng một nửa số dân còn lại.
"Trong thành phố và thị trấn, người ta đào nhiều hào lớn. Từ sáng đến khi mặt trời lặn, các thầy tu liên tục mang thi thể đến và đặt xuống hào", nhà sử học Fray Juan de Torquemada miêu tả. Các bác sĩ thời đó cũng nhận định, triệu chứng của căn bệnh không khớp với những bệnh như sởi hay sốt rét.
"Đại dịch cocoliztli giai đoạn 1545 - 1550 là một trong những đại dịch ảnh hưởng tới Mexico sau khi người châu Âu đến. Đại dịch thứ hai trong ba đại dịch là khủng khiếp nhất và khiến nhiều người thiệt mạng nhất", nhà nghiên cứu Ashild Vagene tại Đại học Tuebingen, Đức, cho biết.
"Các nhà sử học tranh cãi về nguyên nhân gây ra dịch bệnh suốt hơn một thế kỷ. Giờ đây, chúng tôi có thể đưa ra bằng chứng trực tiếp qua việc sử dụng ADN để góp phần giải đáp vấn đề lịch sử tồn tại từ lâu này", bà nói
Phân tích ADN từ 29 hài cốt chôn cất trong một nghĩa trang dành cho bệnh nhân mắc cocoliztli, các nhà khoa học phát hiện dấu vết của vi khuẩn salmonella enteric trên răng. Vi khuẩn này gây ra các bệnh đường ruột, ví dụ như thương hàn. Tuy nhiên, dạng vi khuẩn gây ra đại dịch khi đó hiếm khi khiến con người ngày nay nhiễm bệnh.
Nhiều dòng vi khuẩn salmonella lây lan qua thức ăn hoặc nước uống. Chúng có thể đã đến Aztec theo những động vật được thuần hóa mà người Tây Ban Nha đưa tới, nhóm nghiên cứu nhận định. Salmonella enterica xuất hiện ở châu Âu từ thời Trung cổ.
"Chúng tôi thử kiểm tra mọi loại vi khuẩn gây bệnh và virus ADN có dữ liệu gene. Salmonella enteric là mầm bệnh duy nhất được phát hiện", Alexander Herbig, đồng tác giả cuộc nghiên cứu, cho biết.
Tuy nhiên, cũng có khả năng còn một số mầm bệnh khác không thể phát hiện hoặc chưa được khoa học biết tới. "Chúng tôi không thể chắc chắn salmonella enteric là nguyên nhân gây ra đại dịch cocoliztli. Nhưng chúng tôi tin rằng nên coi loại vi khuẩn này là một ứng viên mạnh", Kirsten Bos, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận xét.
Thu Thảo (Theo VNE)
9 thanh kiếm kỳ bí nhất thế giới: Bảo vật quốc gia, nguyền rủa và chết chóc.
Theo truyền thuyết và lịch sử để lại có những thanh kiếm nhuốm màu sắc kỳ bí, rùng rợn. Có lúc là biểu tượng quyền lực trong nhiều thế kỷ, là bảo vật quốc gia nhưng đôi khi lại là vũ khí nguyền rủa, chết chóc.
1. Thanh gươm trong đá
Trong khi truyền thuyết Arthur được cho là một sản phẩm của văn hóa dân gian và huyền thoại thì xuất hiện một số câu chuyện cho rằng, thanh gươm trong đá là có thật. Theo đó, người ta nhận định nó là thanh kiếm của hiệp sĩ Tuscan có tên Saint Galgano. Galgano sống ở thế kỷ XII. Hiệp sĩ này tin rằng có thể chặt tảng đá bằng thanh gươm sắc bén của mình một cách dễ dàng tựa như cắt bơ nên đã làm điều kỳ lạ ấy. Tuy nhiên, ông đã không thể rút thanh kiếm ra khỏi tảng đá.
2. Thanh kiếm Kusanagi
Theo truyền thuyết, thanh kiếm Kusanagi được tìm thấy trong xác của một con rắn 8 đầu. Nó bị thần bão và biển giết chết. Kusanagi được coi là biểu trưng của hoàng gia (Imperial Regalia) Nhật Bản và là một trong những biểu tượng nữ thần mặt trời. Hoàng gia Nhật Bản sử dụng nó làm biểu tượng của quyền lực thiêng liêng và dùng để cai trị thần dân. Thanh kiếm này được cho là đang "ngự" trong ngôi đền Atsuta thuộc tỉnh Nagano, nhưng sự hiện hữu của nó không được công bố với công chúng trong suốt nhiều thế kỷ qua.
3. Thanh kiếm huyền bí Durandal
Trong hàng trăm năm, thanh kiếm huyền bí Durandal bị gắn vào trong các vách đá phía trên nhà thờ nhỏ Notre Dame ở Rocamadour, Pháp. Các tu sĩ cho hay nó là bảo kiếm của hiệp sĩ Roland. Theo truyền thuyết, Roland đã ném thanh kiếm của mình vào vách đá để nó không rơi vào tay kẻ thù. Kể từ thế kỷ XII, nhà thờ nhỏ Notre Dame đã trở thành một điểm trong cuộc hành hương thiêng liêng của các tín đồ. Năm 2011, giới chức trách đã di chuyển thanh kiếm khỏi vách đá và bảo quản, trưng bày nó ở Bảo tàng Cluny, Paris.
4. Thanh kiếm bị nguyền rủa Muramasas
Theo truyền thuyết, đây là một thanh kiếm cổ của người Nhật Bản và có sức hủy diệt ghê gớm. Do đó, các vị thần đã đưa ra yêu cầu, rằng, người nào sử dụng thanh kiếm buộc phải để nó thấm máu người. Nếu thanh kiếm Muramasas không được thỏa mãn “cơn khát máu” thì người đó sẽ bị giết hoặc phải tự tử. Có rất nhiều câu chuyện về những người sử dụng thanh kiếm Muramasas trở nên điên dại hay bị giết chết. Do đó, người ta cho rằng nó là vũ khí bị nguyền rủa.
5. Thanh kiếm Honjo Masamune
Theo truyền thuyết Nhật Bản, hai thanh kiếm Masamune và Muramasa đã có một so tài với nhau. Trong khi Muramasa có thể chặt đứt tất cả mọi thứ mà nó chạm vào thì thanh kiếm Masamune lại từ chối “xử lý” bất cứ thứ gì không xứng đáng, thậm chí là cả không khí. Masamune được coi là thanh kiếm quý có giá trị như bảo vật quốc gia nhưng người ta chưa bao giờ tìm thấy hay nhìn thấy nó “bằng xương bằng thịt”.
6. Thanh kiếm Joyeuse
Joyeuse là một trong những thanh kiếm huyền thoại, nổi tiếng trong lịch sử. Đây là thanh kiếm huyền thoại của vua Charlemagne. Nó được cho là có khả năng thay đổi màu sắc 30 lần/ngày và sáng như ánh mặt trời. Hoàng đế Charlemagne đã sử dụng thanh kiếm Joyeuse để chặt đầu chỉ huy của người Saracen là Corsuble. Người ta còn sử dụng tên của thanh kiếm này để đặt cho một thị trấn. Sau khi hoàng đế Charlemagne qua đời, thanh kiếm Joyeuse huyền thoại thường được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp.
Vào đầu năm 1271, hai thanh kiếm có tên gọi Joyeuse đã xuất hiện trong nghi lễ đăng quang của các vị vua Pháp. Một trong hai thanh kiếm được cho là thuộc sở hữu của Tòa Thánh La Mã trong nhiều thế kỷ.
7. Thanh kiếm của Thánh Peter
Đã có nhiều truyền thuyết về thanh kiếm của Thánh Peter sử dụng để cắt tai của người hầu trong khu vườn Gethsemane. Joseph xứ Arimathea đã mang thanh kiếm đó cùng Chén Thánh đến Anh. Tuy nhiên, đến năm 968, Đức Giám Mục Jordan đã mang thanh kiếm này đến Ba Lan. Kể từ đó, nó ở lại Ba Lan và được chuyển đến Bảo tàng Archdiocese ở Poznan.
8. Thanh kiếm Wallace
Truyền thuyết kể rằng hiệp sĩ William Wallace đã sử dụng da người làm vỏ kiếm, chuôi kiếm và dây đai dùng để đeo gươm. Wallace đã sử dụng da khô của chỉ huy Scotland phụ trách ngân khố Hugh de Cressingham sau khi đánh bại người này trong trận chiến cầu Stirling. Hiện thanh kiếm này được trưng bày tại Đài tưởng niệm quốc gia Wallace. Nó đã được sửa chữa nhiều lần, không còn nguyên vẹn như ban đầu.
9. Thanh kiếm Zulfiqar
Bộ tộc Dani ở Indonesia phụ nữ ở trần, quấn váy cỏ và đàn ông che của quý bằng quả bầu
Bộ tộc Dani sống ở thung lũng Baliem, một khu vực cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nằm ở Tây Papua, Indonesia. Bộ tộc này được phát hiện vào năm 1938 bởi nhà động vật học người Mỹ Richard Archbold. Tuy nhiên, dù thế giới phát triển không ngừng nghỉ, bộ tộc này vẫn sống theo kiểu hồng hoang, giữ gìn nguyên vẹn bản sắc dân tộc mình. Họ vẫn ở trong những ngôi nhà tranh, trần truồng và săn bắn kiếm sống.
Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở bộ tộc này. Người phụ nữ làm mọi việc từ trồng trọt, hái lượm, chế biến thức ăn, đến chăm sóc con cái. Đàn ông chỉ có mỗi việc đi săn và kiếm thức ăn. Xưa kia, bộ tộc Dani có tập tục săn đầu người. Họ chiến đấu với các bộ tộc khác và cắt đầu kẻ thù về trưng bày như chiến công. Tuy nhiên, chính quyền Indonesia đã gây áp lực nên tập tục này đã không còn nữa.
Phụ nữ bộ tộc Dani chỉ mặc chiếc váy cỏ. Cứ 4 tuổi họ lại mặc 1 lớp váy. Phụ nữ nào mặc 4 lớp, nghĩa là 16 tuổi, và đây cũng là tuổi đến lúc phải lấy chồng. Phụ nữ Dani có thú xăm ngực. Họ sẵn sàng chịu đau để có được những bộ ngực đẹp, khoe với thiên hạ.
Để che chắn và bảo vệ, người đàn ông ở Dani dùng một quả bầu để che đi phần nhạy cảm của cơ thể. Những quả bầu này được gọi là koteka.
Chiếc koteka làm từ quả bầu. Người Dani thích dùng những chiếc koteka thật to để nhét tất cả mọi thứ, từ thức ăn đến đồ đạc vì họ ngại không muốn cho người khác biết mình đang sở hữu cái gì.
Hàng năm, cứ vào tháng 8, tại thung lũng Baliem lại diễn ra các lễ hội của thổ dân. Lễ hội tái hiện lại cuộc sống săn bắn hái lượm, các cuộc chiến đẫm máu, các cuộc săn đầu người, những điệu nhảy của thiếu nữ ngực trần mô tả cảnh sinh hoạt, ái ân...
Những tục lệ rùng rợn của bộ tộc Dani
Bộ tộc Dani được biết đến bằng những hủ tục kì lạ và có phần man rợ khi chặt ngón tay phụ nữ bằng rìu đá với mỗi người thân qua đời và cả tập tục ăn thịt người. Chính niềm tin tôn giáo của bộ tộc là nhân tố chính khiến họ thực hiện hủ tục. Nếu như người quá cố được xem là người có sức mạnh, quyền lực thì họ tin rằng linh hồn và tinh thần của họ cũng sẽ có được sức mạnh và quyền lực như vậy. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, chưa có trường hợp nào được ghi nhận vì đã bị chính phủ cấm.
Ngoài ra, việc bảo quản xác người chết cũng được bộ tộc này thực hiện hàng ngày với một xác ướp hiện đã 250 năm tuổi.
Nhiếp ảnh gia du lịch người Ý, Gianluca Chiodini, 41 tuổi, đã dành nhiều ngày để tìm ra bộ tộc sống trên ngọn núi bị cô lập. Sau khi sử dụng nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau để tiếp cận với người Dani kín tiếng, Chiodini đã được chào đón bằng lòng tốt của dân làng cùng với bộ xác ướp 250 tuổi được đặt giữa làng.
Trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền Indonesia đã thực thi một số điều luật khiến người Dani phải từ bỏ nhiều truyền thống và văn hóa của họ. Tuy nhiên, nhiều truyền thống quý báu vẫn được gìn giữ, trong số đó là những lễ hội đặc sắc.
Một điều đặc biệt nữa trong văn hóa của bộ tộc Dani, đó là phụ nữ sau khi sinh nở không được quan hệ tình dục 2-5 năm - Bộ Văn hóa Indonesia cho biết. Tục lệ này được hình thành có lẽ là để người phụ nữ trong thời gian đó có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc đứa con.
Nhiếp ảnh gia Chiodini nhận xét: "Mặc dù có vẻ ngoài hung dữ và sống biệt lập với xã hội, bộ tộc Dani rất thân thiện.
Có thể mất một chút thời gian để họ tin tưởng người ngoài, đó là lý do tại sao tôi quyết định dành thời gian với họ. Nơi đây thật sự rất đẹp".
Hoàng Hoài (Dailymail)