Cuộc 'chạy đua' phát triển các nguồn năng lượng sạch từ mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển, tuyết… được kỳ vọng sẽ giúp thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong tương lai không xa.
Để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái Đất và sự cạn kiệt của các nguồn hóa thạch như than đá, dầu mỏ… phát triển các nguồn năng lượng sạch trở thành xu thế chung của toàn cầu. Nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu – chế tạo các công nghệ, thiết bị hiện đại để khai thác tiềm năng vô tận của các nguồn năng lượng này.
Năng lượng mặt trời
Mặt trời là nguồn năng lượng sạch dồi dào mà con người có thể khai thác thoải mái trong tương lai rất xa – khoảng 5 tỉ năm tới. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, khi lắp kín những tấm pin năng lượng mặt trời vào một tòa nhà cao 1km thì sản lượng điện mà nó tạo ra sẽ lên tới 200 MWp, đủ cung cấp cho khoảng 200.000 hộ gia đình.
Năng lượng mặt trời được đang được đẩy mạnh khai thác với những cánh đồng điện mặt trời bao la. Ảnh minh họa
Các nước Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời (từ những năm 50 ở thế kỷ trước). Tại Việt Nam, công nghệ này được sử dụng nhiều ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Năng lượng mặt trời cũng đang được khai thác và phát triển, trong đó phổ biến nhất là nhiệt mặt trời (dùng để đun nước nóng, sưởi ấm/làm mát không gian…) và điện mặt trời.
Năng lượng gió
Những cối xay gió dùng để xay bột, bơm nước… đã là chuyện của quá khứ. Giờ đây, các nhà khoa học đã “nâng cấp” cối xay gió thành những nhà máy điện với độ cao hơn 5km, đón những cơn gió lộng trên không trung để tạo ra nguồn điện siêu lớn. So với năng lượng mặt trời, năng lượng gió được khai thác hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn, mới chỉ chiếm khoảng 1% nhu cầu điện khắp thế giới.
Những cối xay gió phiên bản hiện đại có thể tạo ra nguồn điện siêu lớn cung cấp cho con người. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng sạch dồi dào và phong phú, lại có mặt ở khắp mọi nơi nên con số này được dự kiến sẽ tăng nhanh. Các “cường quốc” điện gió trên thế giới phải kể đến Trung Quốc, Mỹ, Đức.
Tại Việt Nam, với điều kiện địa lý thuận lợi bờ biển dài, lượng gió nhiều và phân bố đều quanh năm. Đây sẽ là một dạng năng lượng được chú trọng phát triển ở hiện tại và tương lai.
Năng lượng địa nhiệt
Theo các nhà khoa học về Trái Đất, địa cầu của chúng ta là một cỗ máy sinh nhiệt; cứ xuống sâu 33m, nhiệt độ trong lòng đất sẽ tăng 1 độ C. Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C và ở độ sâu từ khoảng 30km trở xuống, bất kỳ chỗ nào cũng có đủ nhiệt để sản xuất điện phục vụ cho toàn thế giới.
Vì thế, đây chính là một năng lượng sạch vô cùng dồi dào mà con người có thể khai thác trong tương lai. Để khai thác địa nhiệt ở vùng 200 độ C, người ta sẽ khoan các giếng sâu 3-5km rồi đưa nước xuống; nhiệt độ trong lòng đất sẽ khiến nước sôi lên, hơi nước bốc lên theo ống dẫn làm quay tuabin máy phát điện. Năng lượng địa nhiệt đã được khai thác và sử dụng từ đầu thế kỷ 20 và các quốc gia hiện đang dẫn đầu về sản xuất điện địa nhiệt là Mỹ, Philippines, Indonesia.
Năng lượng sóng biển
Đây là một nguồn năng lượng vô tận và liên tục trong tự nhiên, từ hơn 100 năm trước đây, con người đã dùng sóng biển để phát điện.
Phương pháp tạo ra dòng điện từ sóng biển là dùng máy phát điện đặt nổi trên mặt biển như một máy bơm đặt nằm ngang, pít-tông nối liền với phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà pít-tông cũng chuyển động lên xuống và biến động lực của sóng biển thành động lực của không khí bị nén. Không khí bị nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của tuabin làm cho máy phát điện hoạt động. Khi đó, năng lượng của sóng biển đã chuyển thành điện năng.
Năng lượng sóng biển có thể cho hiệu năng gấp 100 lần năng lượng mặt trời. Ảnh minh họa
Phát điện bằng năng lượng sóng biển không tốn một chút năng lượng nào và không gây ô nhiễm môi trường, do đó nó là một nguồn năng lượng sạch, hy vọng sẽ giúp giải quyết nguy cơ thiếu năng lượng của toàn thế giới.
Tại Mỹ, nhiều nghiên cứu chỉ ra năng lượng sóng ở Mỹ có thể tạo ra sản lượng điện bằng 1/3 tổng điện năng sử dụng của nước này.
Vì thế, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang đầu tư rất lớn vào năng lượng sóng. Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng đang tích cực nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương bao la thành điện năng.
Năng lượng thủy triều
Lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời tạo ra các đợt thủy triều lớn, theo ước tính của các nhà khoa học thủy triều trên toàn thế giới có thể tạo ra nguồn năng lượng điện vào khoảng 3 tỉ KW. Nếu chúng ta có thể tận dụng được 0,1% động năng từ thủy triều thì lượng điện tạo ra có thẻ đáp ứng gấp 5 lần nhu cầu sử dụng toàn cầu.
Nguyên lý hoạt động của năng lượng thủy triều dựa trên sự chênh lệch mức nước triều lên xuống để làm quay động cơ và máy phát điện. Người ta xây đê ngăn nước có nhiều cửa tạo thành một hồ chứa nước và trong đê lắp tổ máy phát điện bánh xe nước. Khi nước triều lên cao bên ngoài một cửa nào đó thì cửa đó mở ra, nước biển chảy vào hồ chứa, dòng nước vào làm quay bánh xe thủy động, kéo theo làm quay máy phát điện để phát điện. Khi nước triều rút xuống thì cửa nói trên đóng lại và cánh cửa khác mở ra, nước từ hồ chứa chảy ra biển và dòng nước lại làm quay máy tải động.
Năng lượng sinh khối
Sinh khối bao gồm cây cối, tảo và các loài thực vật khác; bã nông nghiệp và lâm nghiệp, giấy vụn, metan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi…
Năng lượng sinh khối có thể tạo nhiệt, sản xuất điện năng, làm nguyên liệt cho giao thông vận tải. Trên quy mô toàn cầu, năng lượng sinh khối đang chiếm khoảng 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ, đứng thứ 4 trong các nguồn năng lượng được khai thác.
Ở các nước đang phát triển, nguồn năng lượng sạch này đóng góp khoảng 35% trong tổng cung cấp năng lượng. Riêng trong lĩnh vực điện kinh khối, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đang là những nước phát triển các nhà máy điện sinh học, thị trấn sinh khối cho công suất rất lớn.
Pin nhiên liệu
Pin nhiên liệu là kỹ thuật có thể cung cấp năng lượng cho con người. Mà không phát ra khí thải CO2 hay bất kỳ loại khí độc nào khác. Pin nhiên liệu sản sinh điện năng trực tiếp bằng phản ứng giữa hydro và oxy hay methanol và oxy. Trong đó hydro xuất hiện ở các nguồn khí thiên nhiên và metanol lấy từ chất thải sinh. Do không bị đốt cháy nên chúng không phát ra các khí thải độc hại.
Đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản. Quốc gia này sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu khác nhau. Dùng cho xe phương tiện giao thông, ôtô, các thiết bị dân dụng như điện thoại di động,…
Khí metan lạnh
Đây là một nguồn năng lượng sạch từ các phân tử khí metan được lưu trữ ở nhiệt độ thấp có thể trở thành nguồn năng lượng sạch dồi dào nhất trên Trái đất. Là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất nằm sâu bên dưới lòng đại dương. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lưu trữ khí metan lạnh. Nó được xem là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá.
Năng lượng từ tuyết
Tuyết là một nguồn năng lượng tuyệt vời ít được khai thác. Các nhà khoa học cho biết, tuyết có thể được đốt cháy, bởi tại các thành phố công nghiệp lượng metan được hấp thụ từ không khí có trong tuyết lên tới 70%. Vào mùa đông, tuyết hấp thụ bụi và khí độc hại từ trong không khí, nhưng tới mùa xuân khi tuyết tan thì các thành phần độc hại này sẽ quay trở lại bầu không khí.
Hiện tại, ở Nhật người ta đang ứng dụng công nghệ lấy khí metan từ tuyết, từ 1 tấn tuyết có thể cho 100 lít metan. Lượng khí này được sử dụng làm nhiên liệu, còn lượng tuyết đã tinh chế được ứng dụng trong các hệ thống máy điều hòa và để làm lạnh các kho hàng.
Linh Chi (t/h)
Columbus có thể không phải người đầu tiên tìm ra châu Mỹ.
Nghiên cứu mới chỉ ra một tu sĩ dòng Dominica, Italy, có thể đã biết về châu Mỹ trước Columbus trong khoảng năm 1339-1345.
Trước đó, nhiều học thuyết tin rằng Christopher Columbus là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ. Nhưng theo Headtopics, không phải Columbus mà chính người Viking đã vượt Đại Tây Dương và đến lục địa này đầu tiên.
Trong các saga (hình thức sử thi phổ biến ở Bắc Âu), người Viking kể về những chuyến thám hiểm đến bờ biển của Canada ngày nay, bao gồm Helluland (đảo Baffin hay Labrador), Markland (Labrador hoặc Newfoundland) và Vinland (Newfoundland).
Mặc dù vậy, trước khi Columbus ra khơi năm 1492, chưa từng có bằng chứng chính thức nào cho thấy có người biết về châu Mỹ.
Mới đây, Giáo sư Paolo Chiesa tại Đại học Milan, đã tiết lộ tài liệu quan trọng chỉ ra một tu sĩ từng nhắc đến vùng đất này vào đầu thế kỷ 14.
Cụ thể, trong một bản sao mà Giáo sư Chiesa tìm thấy năm 2015 tại New York, tu sĩ Galvano Fiamma đã kể về Markland trong Cronica Universalis, cuốn sách ông viết cách đây 680 năm.
Người Viking được biết đến là những thủy thủ tài giỏi. Họ có thể là người đã đi đến Markland, châu Mỹ ngày nay, trước Columbus. Ảnh: Steam.
Theo Mymodernmet, cuốn sách từng thuộc về thư viện của vương cung thánh đường Sant'Ambrogio ở Milan nhưng vào thời Napoléon chinh phạt, tu viện này sụp đổ và các tài liệu bị phân tán.
Giáo sư Chiesa đã chụp toàn bộ bản sao của cuốn sách và cho sinh viên của mình chép lại. Một sinh viên đã tìm thấy đoạn văn mà tác giả mô tả: “Xa hơn về phía tây có một vùng đất khác tên là Marckalada, nơi những người khổng lồ sinh sống. Vùng đất này có các công trình kiến trúc bằng phiến đá lớn đến nỗi không ai có thể xây được, trừ những người khổng lồ. Cây xanh, động vật và một số lượng lớn các loài chim cũng sinh sống tại đây”.
Ngoài ra, văn bản có đoạn “không một thủy thủ nào biết chắc chắn về vùng đất này hoặc về các đặc điểm của nó” và tu sĩ Galvano nghe được câu chuyện từ “các thủy thủ thường xuyên qua lại giữa biển Đan Mạch và Na Uy”.
Một góc của Newfoundland ngày nay. Ảnh: CIC News.
“Đoạn mô tả về Markland thật đáng kinh ngạc. Đó là bằng chứng cho thấy có ít nhất một người đã nhận thức sự tồn tại của châu Mỹ từ rất lâu trước khi Columbus ra khơi”, Giáo sư Chiesa chia sẻ.
Ông cho rằng “người khổng lồ” trong bài viết cũng rất phù hợp với các chuyện kể dân gian của người Bắc Âu về những vùng đất xa xôi.
Theo ông, tác giả Galvano có thể đã nghe được câu chuyện của nhóm người đi biển tại Genoa, một cảng gần thành phố Milan, nơi ông theo học tiến sĩ, và đưa nó vào cuốn sách của mình.
Khám phá trên giúp lý giải vì sao Columbus, một người Genoa, vẫn quyết tâm khám phá vùng đất nơi mà hầu hết người đương thời coi là một khoảng trống không có đất.
Phát hiện này cũng mở ra nghi vấn liệu còn bao nhiêu người khác biết về châu Mỹ và vì sao vùng đất này chưa từng xuất hiện trong bản đồ Italy thời điểm đó.
Sang Trần
9 sự thật kỳ quặc chứng minh cơ thể người là một hệ thống đầy bí ẩn.
Cơ thể con người vô cùng đặc biệt. Nó là một cơ chế phức tạp và có nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu hàng thế kỷ.
Dưới đây mà một số sự thật về khả năng kỳ diệu của cơ thể bạn mà chính bạn còn chưa biết.
1. Bộ não của chúng ta là bộ nhớ có dung lượng lớn nhất thế giới
Bộ não có thể ghi nhớ đén 2,5 triệu GB thông tin, tức là khoảng 300 năm video. Đỉnh cao của khả năng ghi nhớ xảy ra ở tuổi 25 và bắt đầu giảm ở tuổi 50, trừ khi bạn huấn luyện lại bộ não của mình.
2. Cơ thể sẽ làm chậm mọi quá trình để bảo vệ bạn khi đuối nước
Hiệu ứng này được gọi là "phản xạ lặn". Khi não bộ nhận ra cơ thể bạn đang bị chìm trong nước, nó sẽ làm chậm nhịp tim để máu từ các chi về lại những bộ phận quan trọng và duy trì oxy. bạn lặn càng sâu hay ở dưới nước càng sâu thì nhịp tim sẽ càng chậm đi.
3. Bạn có sức mạnh siêu phàm khi mới đẻ
Trẻ sơ sinh rất khỏe so với kích thước và trong lượng cơ thể. Nếu cho một đứa trẻ nắm thanh ngang, nó có thể đu trên đó một thời gian dài mà không thấy mệt.
Phản xạ nắm bắt lòng bàn tay này được thừa hưởng từ tổ tiên của chúng ta khi những con khỉ mới sinh phải ôm lấy mẹ của chúng, nắm lấy tóc của mẹ. Từ 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường mất khả năng này.
4. Chiều dài của tất cả các mạch máu bên trong cơ thể của chúng ta là đủ để quấn quanhTrái đất 2,5 lần vòng theo đường xích đạo
Nếu bạn rút tất cả các mạch máu ra khỏi một người trưởng thành và trải chúng ra, nó có thể dài hơn 160.934 km, đủ để quấn 2,5 vòng quanh Trái đất.
Ngoài ra, trái tim của con người bơm trung bình 5,7 triệu lít máu trong suốt cuộc đời.Thể tích này đủ để lấp đầy 3 bể bơi kích thước Olympic.
5. Màu sắc của những giấc mơ của bạn có thể phụ thuộc vào loại tivi bạn xem
Loại TV bạn xem khicòn nhỏcó thể ảnh hưởng đến màu sắc trong những giấc mơ của bạn. Nghiên cứu này cho thấy phần lớn những người khi bé xem phim đen trắng sẽnhìn thấy những giấc mơ màu đen trắng.
Trong khi đó, những người được sinh ra ở thời đại TV màu lại có những giấc mơ đầy màu sắc.
6.Cơ bắp của bạn được thiết kế để nâng hàng tấn
Năm 1982, tại Georgia, Mỹ, anh chàng Tony Cavallo đã bị chiếc xe Chevolet Impala 1964 đè lên người trong khi sửa chữa nó. Tưởng chừng Tony sẽ chết vì sức nặng hơn 1,5 tấn của chiếc xe, nhưng may mắn thay mẹ của anh là Angela Cavallo đã xuất hiện kịp thời và làm một việc phi thường: nâng chiếc xe lên với hai bàn tay không, cứu thoát con trai mình.
Đây không phải là trường hợp duy nhất mà ai đó đã làm được điều tưởng như không thể. Chúng ta có 640 cơ bên trong cơ thể chúng ta,và không ai biết đâu là giới hạn của chúng.
7. Cơ thể bạn là một cỗ máy sản xuất dịch nhầy
Trung bình, cơ thể 1 người lớn sản xuất 1,5 lít dịch nhầy mỗi ngày. Chúng ta đã nuốt hết phần lớn số đómà không chú ý đến nó. Ngoài ra, một cơ thể cũng sản xuất một lít nước bọt, 3 lítdịchdạ dày, 3,5 lít dịch đường ruột và một lít mật.
8. Nước mũi có thể là dịch từ não
Chất lỏng chảy ra từ mũi bạn có thể là dịch ở não. Dịch này phân bổ quanh não và được giữ bởi một màng đặc biệt. Đôi khi nó có thể rò rỉ qua mũi của bạn với số lượng nhỏ, chỉ trông như chất lỏng trong suốt.
9.Cơ thể của bạn là cấu trúcđược bảo vệ mạnh nhất trên thế giới
Trong hình này, bạn có thể thấy tế bào bạch cầu đang đuổi theo một con vi khuẩn và nuốt nó. Bạch cầu được gọi là những "vệ sĩ" của cơ thể, bảo vệ khỏi những kẻ xâm lược xấu xa.
Đồng thời, cơ thể chúng ta cũng loại bỏ các tế bào đã chết. Ví dụ, trong khi bạn đang đọc câu này 22 triệu tế bào của bạn đã chết. Trong 30 giây sau, cơ thể bạn sẽ sản xuất 72 triệu tế bàohồng câùmới và sẽ loại bỏ 174 nghìn tế bào da chết.
Theo Hoàng Nguyên/Gia đình mới