a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Những thành phố nằm trên hai châu lục

 

Suez là thành phố cảng biển ở Ai Cập với dân số hơn 700.000 người. Thành phố này nằm trên rìa của kênh đào Suez và nằm trên biên giới giữa châu Á và châu Phi. Nhờ việc mở kênh đào Suez năm 1869, thành phố này trở thành trung tâm hải quân, thương mại quan trọng.


Istanbul là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là thành phố duy nhất của quốc gia này trải dài trên lục địa Á - Âu. Theo World Atlas, Istanbul được chia cắt bởi eo biển Bosphorus, vùng biển hẹp nhưng quan trọng bởi nó ngăn cách châu Á với châu Âu. Nhờ vị trí địa lý đặc biệt, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là thành phố liên lục địa và trở thành trung tâm chính trị, thương mại, văn hóa quan trọng. Ảnh: Hürriyet Daily News.

Theo số liệu cập nhật tháng 3/2021 của Statista, dân số của Istanbul là 15,19 triệu người. Đây là thành phố đông dân nhất châu Âu. Istanbul được xây dựng năm 657 trước Công nguyên với tên gọi ban đầu là Constantinople. Từ năm 330-1453, Constantinople là thủ đô của Byzantine (Đế quốc Đông La Mã). Sau đó, từ năm 1285-1923, nơi này lại trở thành thủ đô của Ottoman. Ảnh: Destine Holidays.

Suez là thành phố cảng biển ở Ai Cập với dân số hơn 700.000 người. Thành phố này nằm trên rìa của kênh đào Suez và nằm trên biên giới giữa châu Á và châu Phi. Nhờ việc mở kênh đào Suez năm 1869, thành phố này trở thành trung tâm hải quân, thương mại quan trọng. Đây cũng là điểm khởi hành cho những người Hồi giáo hành hương đến thành phố Mecca (Ả Rập Xê Út). Ảnh: Planet of Hotels.

Nga là một trong số ít quốc gia có lãnh thổ trải dài trên hai châu lục. Cụ thể, diện tích của quốc gia này rộng hơn 17,1 triệu km2, 3/4 lãnh thổ nằm ở châu Âu và 1/4 còn lại thuộc châu Á. Nhờ diện tích rộng và trải dài, Nga có đến 11 múi giờ khác nhau và trở thành một trong những quốc gia có nhiều múi giờ nhất thế giới. Ảnh: Association Montessori Internationale.

Theo World Atlas, Nga có hai thành phố nằm trên lục địa Á - Âu là Orenburg và Magnitogorsk. Orenburg được thành lập năm 1735 với vai trò là pháo đài quân sự cho Ural Cossacks, đồng thời là trung tâm giao thương quan trọng giữa châu Âu và Trung Á. Magnitogorsk được xây dựng vào năm 1743. Hiện nay, thành phố này trở thành trung tâm công nghiệp với nhiều nhà máy gang thép đặt ở địa phận châu Á, phần địa phận châu Âu là khu dân cư. Ảnh: Collins Dictionary.

Atyrau là thành phố duy nhất của Kazakhstan nằm trên hai châu lục. Thành phố đặc biệt này được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 với tên gọi ban đầu là Guryev. Đến năm 1992, Guryev được đổi tên thành Atyrau. Hiện nay, đây là nơi sinh sống của hơn 230.000 người dân. Ảnh: Flickr.

Atyrau, Magnitogorsk và Orenburg có điểm chung là đều nằm trên sông Ural, con sông dài thứ ba châu Âu với chiều dài hơn 2,4 km. Ngoại trừ Magnitogorsk, Atyrau và Orenburg từng được đổi tên. Tên cũ của thành phố Atyrau là Guryev, còn Orenburg từng được gọi là Chkalov. Ảnh: Freepik.

Theo Minh thúy/Zing News

5 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất lịch sử nhân loại.


Thật không may, các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khá phổ biến trong lịch sử và thường gây ra những "cơn sóng thần" ở các nền kinh tế bị ảnh hưởng.

 

Nhiều người trong chúng ta chắc vẫn còn nhớ sự sụp đổ của thị trường nhà đất ở Mỹ năm 2006 và cuộc khủng hoảng tài chính năm sau đó đã tàn Mỹ và toàn thế giới. Thật không may, các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khá phổ biến trong lịch sử và thường gây ra những "cơn sóng thần" ở các nền kinh tế bị ảnh hưởng. Dưới đây sẽ là mô tả ngắn gọn về năm cuộc khủng hoảng tài chính được coi là tàn khốc nhất mọi thời đại.

 

1_ Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772


Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ London và nhanh chóng lan sang phần còn lại của châu Âu. Vào giữa những năm 1760, Đế quốc Anh trở nên vô cùng giàu có nhờ khối lượng tài sản từ các nước thuộc địa và hoạt động thương mại. Điều này tạo ra một làn sóng lạc quan quá mức, dẫn đến thời kỳ mở rộng tín dụng nhanh chóng của nhiều ngân hàng Anh.

 

Nhưng sự quá độ này đã kết thúc đột ngột vào ngày 8 tháng 6 năm 1772, khi Alexander Fordyce, một trong những đối tác của các ngân hàng Anh Neal, James, Fordyce, and Down, đã bỏ trốn sang Pháp nhằm thoát nợ. Tin tức nhanh chóng lan truyền và gây ra sự khủng hoảng tột độ tại ngân hàng ở Anh, khi các chủ nợ bắt đầu xếp hàng dài yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức.


Cuộc khủng hoảng sau đó nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan, các khu vực khác của châu Âu và các thuộc địa của Anh - Mỹ. Các nhà sử học đã tuyên bố rằng hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng này là một trong những yếu tố then chốt làm bùng nổ cuộc biểu tình Tiệc trà Boston và Cách mạng Mỹ.

 

2_ Đại khủng hoảng 1929 – 1939


Đây là thảm họa tài chính và kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Nhiều người tin rằng Đại khủng hoảng được châm ngòi bởi bởi vụ sụp đổ ở Phố Wall năm 1929, và sau đó trở nên trầm trọng hơn bởi các quyết sách tồi tệ của chính phủ Mỹ. Khủng hoảng kéo dài gần 10 năm và dẫn đến thất thoát một lượng thu nhập khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục và đầu ra sản xuất giảm đáng kể, đặc biệt là ở các Quốc gia công nghiệp hóa.


Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 25% vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 1933.

 

3_ Cú sốc giá dầu OPEC năm 1973


Cuộc khủng hoảng này bắt đầu khi các nước thành viên của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) mà chủ yếu bao gồm các quốc gia thuộc tiểu vương quốc Ả Rập, quyết định trả đũa Mỹ nhằm đáp trả việc cung cấp vũ khí cho Israel trong Chiến tranh Ả Rập - Israel lần thứ tư.

 

Các nước OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, đột ngột ngừng xuất khẩu dầu sang Mỹ và đồng minh của Mỹ. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt lượng lớn dầu và giá dầu tăng đột biến, dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và nhiều nước phát triển khác.


Điều độc đáo về cuộc khủng hoảng sau đó là sự xuất hiện "đúng thời điểm" của lạm phát cực cao (nguyên nhân là do sự tăng vọt của giá năng lượng) và sự đình trệ kinh tế (do khủng hoảng kinh tế). Do đó, các nhà kinh tế đã đặt tên cho kỷ nguyên là thời kỳ "stagflation", (thuật ngữ chỉ sự trì trệ kết hợp với lạm phát), và phải mất vài năm để sản lượng phục hồi và tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức trước đó.

 

4_ Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997


Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Thái Lan vào năm 1997, đã nhanh chóng lan sang phần còn lại của Đông Á và các đối tác thương mại. Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển chảy vào các nền kinh tế Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc (được coi là con hổ châu Á) đã tạo ra một kỷ nguyên lạc quan quá độ dẫn đến tình trạng quá mức tín dụng và tích lũy nợ lớn tại các nền kinh tế.


Vào tháng 7 năm 1997, chính phủ Thái Lan đã phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đã có từ trước đó rất lâu, với lý do thiếu nguồn lực ngoại tệ. Điều này đã khơi nguồn cho làn sóng hoảng loạn trên khắp thị trường tài chính châu Á và nhanh chóng dẫn đến sự đảo ngược dòng đầu tư hàng tỷ USD từ nước ngoài.


Khi sự hoảng loạn bùng phát trên thị trường và các nhà đầu tư cảnh giác trước những vụ phá sản có thể xảy ra của các chính phủ Đông Á, nỗi lo về một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới bắt đầu lan rộng. Phải mất nhiều năm để mọi thứ trở lại bình thường. Quỹ tiền tệ Quốc tế đã phải can thiệp để tạo ra các gói cứu trợ cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhằm giúp các Quốc gia này thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.

 

5_ Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007


Điều này đã gây ra cuộc Đại suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ Đại khủng hoảng và nó đã tàn phá thị trường tài chính trên toàn thế giới. Bị kích động bởi sự sụp đổ của bong bóng nhà đất ở Mỹ, cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự sụp đổ của Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới), đưa nhiều tổ chức tài chính và doanh nghiệp quan trọng đến bờ vực sụp đổ, buộc Chính phủ phải giải cứu với những tiền lệ chưa từng có. Hệ quả là mất gần một thập kỷ để mọi thứ trở lại bình thường, nhưng trước đó nó đã kịp xóa sạch hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD thu nhập trong vỏn vẹn hơn một năm.


Tháng 8 đầy biến động của thị trường tài chính: Những gì đang diễn ra giống với thời điểm 'tiền khủng hoảng' năm 1999 hay 2007?

 

 

Peter Bondarenko  _  Mỹ Linh