Ngoài ngôi mộ nơi Vua Raedwald an nghỉ trong một con thuyền, Sutton Hoo còn bao gồm 2 khu nghĩa trang cổ đại rộng lớn được sử dụng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7, nằm gần Woodbridge, Suffork, Anh. Trong đó có rất nhiều ngôi mộ thuyền, tùy quy mô kém ngôi mộ của Vua Raedwald, nhưng rất sang trọng và đồ tùy táng trong mỗi ngôi mộ đều xứng đáng là một kho báu.
Chiếc nón hiệp sĩ tinh xảo đáng kinh ngạc đã được tạo ra từ xưởng thủ công cổ đại - Ảnh: British Museum
Theo Acient Origins, rất nhiều món đồ trong số vật tùy táng Anglo Saxon quý giá đó đã được tạo ra bởi công xương vừa khai quật. Nó được gọi là xưởng Rendelesham, nơi người ta tìm thấy tàn dư của nhiều trục kéo sợi, khung cửi dệt vải, các chiếc trâm và khóa thắt lưng bằng hợp kim đồng.
Thậm chí người ta còn tìm thấy một chiếc nón hiệp sĩ tinh xảo, có thể đang được gia công dang dở cho Vua Raedwald.
Người phát ngôn của hạt Suffolk nói với Daily Mail rằng họ đã tìm ra "xưởng kho báu" này từ tàn tích các mảnh kim loại nóng chảy và xỉ đồng, cho thấy dấu hiệu của nghệ luyện kim.
Những gì vừa khai quật có thể mới là một phần của cả một trung tâm thủ công nghiệp rộng lớn, nơi những người Anglo Saxon cổ đại thể hiện tài năng "vượt thời gian" của mình với những món đồ tinh xảo khiến các thợ kim hoàn ngày nay cũng phải kinh ngạc.
Một trong các món trang sức tinh xảo bằng vàng và đá quý - Ảnh: British Museum
Một cuộc khai quật lớn, quy tụ nhiều nhà khảo cổ lẫn 150 tình nguyện viên với hầu hết là trẻ em từ trường tiểu học Rendlesham gần đó, đã được tổ chức. Giáo sư Chris Scull, cố vấn chính của dự án, cho biết Renlesham là một "trung tâm quyền lực hoàng gia" của Vương quốc Đông Anglian thời trung cổ mà Raedwald từng trị vì.
Nhiều châu báu làm từ vàng, bạc, đá quý kỳ lạ và đẹp mắt, với nhiều nguyên liệu nhập khẩu, đã được tìm thấy tại di tích đặc sắc này.
Anh ThưGiật mình nguyên nhân thực sự giúp đế chế Ba Tư đánh bại Ai CậpNăm 525 trước Công nguyên, một trận chiến đặc biệt xảy ra giữa quân đội Ba Tư và Ai Cập. Với 'đội quân' mèo tiên phong, Ba Tư đánh bại lực lượng Ai Cập.
Đế chế Ba Tư và Ai Cập thường xuyên xảy ra những cuộc chiến trong suốt nhiều thế kỷ. Trong đó, trận chiến Pelusium diễn ra vào năm 525 trước Công nguyên được đánh giá là nổi tiếng nhất.
Nguyên do là bởi trong trận chiến này, đế chế Ba Tư triển khai lực lượng tiên phong đặc biệt là những con mèo. Nhờ "đội quân" này, Ba Tư giành chiến thắng lừng lẫy trước lực lượng Ai Cập.
Cụ thể, trong trận chiến Pelusium, hoàng đế Cambyses II chỉ huy quân đội Ba Tư đối đầu với lực lượng Ai Cập do pharaoh Psametik III thống lĩnh.
Trận chiến Pelusium nổ ra xuất phát từ việc hoàng đế Cambyses II cử sứ giả tới cầu hôn con gái của pharaoh Ai Cập lúc đó là Amasis. Nhà vua Ai Cập này không muốn gả con gái yêu của mình cho người Ba Tư. Sau một thời gian suy tính, pharaph Amasis quyết định đem gả con gái của pharaoh đời trước sang Ba Tư.
Nàng công chúa bị gả sang Ba Tư cảm thấy tức giận vì trở thành quân cờ trong cuộc hôn nhân chính trị giữa 2 nước nên tiết lộ bí mật về thân phận của mình cho hoàng đế Cambyses.
Khi biết sự thật, hoàng đế Cambyses vô cùng giận dữ nên phát động cuộc chiến tranh với Ai Cập. Vào thời điểm cuộc chiến diễn ra, pharaoh Amasis băng hà và tân vương mới của Ai Cập là Psammenitus hay còn gọi Psamtik III.
Pharaoh Psammenitus quyết định tập kết quân lính Ai Cập tại Pelusium - thành phố quan trọng nằm gần cửa sông Nile để đương đầu quân Ba Tư. Nhà vua Ai Cập không thể ngờ rằng, hoàng đế Cambyses có một kế sách đặc biệt là sử dụng "đội quân" mèo làm lực lượng tiên phong.
Người Ba Tư biết được Ai Cập tôn sùng loài mèo. Bất cứ ai gây ra cái chết của mèo dù là vô tình hay cố ý đều đối mặt với án tử hình. Do đó, hoàng đế Cambyses sử dụng những con mèo làm "vũ khí sống" khiến binh sĩ Ai Cập run sợ, không dám tấn công.
Cuối cùng, binh sĩ Ai Cập bị "đội quân" mèo đẩy lùi về phía thành và bị quân Ba Tư tràn lên tiêu diệt. Hậu quả là Ai Cập thất bại đau đớn với hàng ngàn người tử trận
Trên đà chiến thắng, hoàng đế Cambyses dẫn quân tiến đánh thành Memphis. Theo đó, quân đội Ba Tư công phá thành trì thành công và bắt giữ được pharaoh Psammenitus. Từ đây, người Ba Tư thống trị Ai Cập.
Tâm Anh (theo Grunge)
Hồ nước mặn được mệnh danh 'Biển Chết của Mỹ'
Là hồ nước mặn lớn thứ 6, hồ Great Salt ở phía bắc Utah, Mỹ, có khung cảnh biến đổi theo mực nước.
Hồ Great Salt là vùng nước mặn nội địa lớn nhất Tây bán cầu và cũng là một trong những vùng nước mặn nhất thế giới. Hồ lấy nước từ sông Bear, Weber, Jordan và không có nguồn ra. Ảnh: European Space Agency.
Diện tích của hồ thay đổi đáng kể theo từng thời điểm, phụ thuộc vào tốc độ bốc hơi và dòng chảy của những con sông dẫn nước. Mặt hồ thời điểm cao nhất có thể rộng đến 6.200 km2 (năm 1873) và hẹp nhất là 2.460 km2 (năm 1963). Mực nước trung bình trong hồ là khoảng 4,5 m, chỗ sâu nhất là 11 m. Ảnh: Utah.
Giống như Biển Chết, hồ Great Salt tồn tại trong môi trường khô và có đặc trưng hóa học tương tự với biển. Tuy nhiên, hồ có độ mặn cao hơn biển, do tốc độ bốc hơi tự nhiên cao hơn nguồn cấp nước vào hồ từ các sông. Ảnh: Emily Jeppson.
Nằm giữa những dải cát rộng, đất mặn và đầm lầy, hồ tách biệt khỏi các khu dân cư. Gần đây, nơi này không chỉ được coi là nguồn khai thác khoáng chất, mà còn được xem như một bãi biển, điểm chơi thể thao dưới nước và khu bảo tồn hoang dã. Ảnh: Visitutah.
Hồ có 11 hòn đảo nhỏ, trong đó lớn nhất là hai đảo Antelope và Fremont. Tất cả nằm ở phía nam tuyến đường sắt Lucin cắt ngang qua hồ. Tuyến đường này cũng hạn chế nước lưu thông, khiến một nửa có hàm lượng muối và màu sắc khác nửa còn lại. Ảnh: ESPD.
Hàng năm, sông Bear, Weber và Jordan đem khoảng 1,1 triệu tấn muối vào hồ. Tổng cộng, lưu lượng khoáng chất hòa tan ở lòng chảo hồ là 5 tỷ tấn, chủ yếu là sodium và clo, dù lưu huỳnh, magie và kali cũng khá nhiều. Các loại muối ăn và sản phẩm kali ở đây được sản xuất từ thế kỷ 19, trong khi việc khai thác magie quy mô lớn mới chỉ bắt đầu từ 1971. Ảnh: Standard Examiner.
Hàm lượng muối cao khiến hồ nước có ít sinh vật sống, chỉ vài loại có thể sinh tồn như tôm nước mặn. Tuy nhiên, các hòn đảo, đầm lầy thu hút nhiều loài chim, và đảo Antelope là nơi trú ẩn cho bò rừng. Ảnh: Science.
An Ngọc/Theo Britannica