a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Tủ Thuốc Gia Đình

 Mỗi gia đình nên có một tủ thuốc cấp cứu để dùng khi cần. Tủ thuốc cần để nơi khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ trung bình và để xa tầm tay trẻ em. Khi lập tủ thuốc gia đình, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng các loại thuốc và dụng cụ y tế. Thông thường, tủ thuốc gia đình nên có những loại thuốc và các dụng cụ y tế như sau:


– Thuốc Paracetamol, ibuprofen: giảm đau, nóng sốt

– Thuốc trị, phòng ngừa cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, chống dị ứng

– Kem thuốc kháng sinh để thoa lên các vết thương trên da

– Thuốc Calamine bôi da chống dị ứng, viêm da

– Cồn để lau vết thương trên da, khử trùng nhíp, kéo

– Một lọ hydrogen peroxide dùng rửa vết thương ngoài da.

– Kem chống nắng

– Kem mềm da baby lotion

– Thuốc đuổi côn trùng, muỗi

– Một chiếc kéo nhỏ, sắc

– Băng keo kích thước, hình dáng khác nhau để băng các vết thương nhỏ

– Cuộn băng keo để băng vết thương lớn

– Túi chườm nước đá và nước nóng

– Cuộn hoặc hộp miếng gạc 2×2 hoặc 2×4

– Bông gòn

– Tăm bông gòn ngoáy lỗ tai

– Xà bông nước loại nhẹ để rửa vết thương

– Máy đo huyết áp

– Ống đo nhiệt độ cơ thể.

– Cây đè lưỡi Tongue depressor để khám họng

– Một đèn pin nhỏ để khám tai mũi họng

– Ống nhỏ giọt để đếm giọt thuốc nước, muỗng làm riêng để uống thuốc nước

– Petroleum jelly để bôi trơn ống đo nhiệt độ, giảm nứt khô môi, da; bôi dưới mũi em bé để tránh loét da khi sổ mũi nhiều.

– Một cái nhíp để lấy gai, dằm gỗ trên da.

– Ống hút chất nhờn ở mũi

– Sách hướng dẫn cấp cứu.

 

BS Nguyễn Ý Đức


Người Nhật sống thọ hoá ra cũng nhờ 1 thói quen mà nhiều quốc gia khác thấy kỳ cục, nhìn vào tác dụng tuyệt vời phải học tập ngay.


Người Nhật nổi tiếng sống thọ do họ có thói quen chăm sóc sức khỏe quy củ hằng ngày, nhiều trong số đó được thế giới tham khảo và học hỏi.

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có tuổi thọ trung bình của người dân cao hơn hẳn nhiều quốc gia khác. Điều này không chỉ đến từ việc người dân nước họ được hít thở bầu không khí trong lành, ăn nguồn thức ăn xanh sạch mà còn nhờ rất nhiều vào thói quen rất quy củ trong sinh hoạt hàng ngày đã trở thành nét đặc thù tại Nhật Bản.

Một trong những thói quen đó chính là các gia đình Nhật Bản không ngồi ăn trên ghế cao. Thay vào đó họ ngồi trên sàn để thưởng thức bữa ăn của mình. Thậm chí trong các nhà hàng 5 sao, sang chảnh nhất tại Nhật, bạn cũng chẳng thấy họ ngồi trên bàn ghế cao để ăn, lý do không phải nhà hàng hay nhà ở tại Nhật quá nhỏ đâu! Đó là vì tác dụng tuyệt vời của việc ngồi xuống sàn ăn cơm đối với sức khỏe của chúng ta! Cùng điểm qua những tác dụng vàng mà người Nhật đã nhìn ra được từ thói quen khá lạ này nhé!

1. Giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn

Khi bạn ngồi khoanh chân trên sàn nhà và ăn uống cũng gần giống như bạn đang tập yoga theo cách dễ dàng và đơn giản nhất. Khi bạn cúi người về phía trước để lấy thức ăn từ đĩa và sau đó chuyển người quay trở lại vị trí ban đầu để bắt đầu nhai rồi nuốt chúng, bạn đang luyện tập các cơ ở bụng, việc này có thể ngăn ngừa sự đầy hơi.

2. Giúp giảm cân

Ngồi trên sàn trong khi ăn giúp dây thần kinh phế vị của bạn hoạt động tốt hơn. Khi hệ tiêu hóa của bạn tiết ra một loại hormone gọi là leptin, nó sẽ gửi tín hiệu đến dây thần kinh phế vị rằng bạn đã no và chức năng thú vị này chính là một trong số những yếu tố có thể ngăn bạn ăn quá nhiều. 

3. Giúp cơ thể linh hoạt hơn

Nếu ngồi trên ghế quá lâu, bạn có thể thấy hơi đau lưng, căng cứng các đĩa đệm cột sống trong khi đó ngồi trên sàn sẽ giúp kéo căng đầu gối và phần hông của cơ thể. Mỗi khi cắn đồ ăn, bạn sẽ vô thức đẩy cơ thể mình cao lên, giúp làm vai và lưng khỏe hơn thay vì chùng xuống như ngồi trên ghế.


4. Giúp tăng tuổi thọ

Bạn hãy nhớ rằng nếu bạn có khả năng đứng dậy dễ dàng sau khi ngồi với tư thế bắt chéo chân mà chẳng cần đến bất kỳ sự hỗ trợ nào, điều đó cho thấy sức khỏe của bạn rất dẻo dai. Hóa ra, ngồi trên sàn để ăn và rồi đứng dậy nhiều lần trong ngày chính là cách chúng ta tập luyện cũng như vận động, từ đó nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ.

5. Giúp giữ các khớp được trơn tru, linh hoạt

Nếu ngồi trên ghế quá lâu, hông của bạn sẽ bị căng cứng. Ngược lại, nếu ngồi trên sàn, bạn được phép duỗi hông và mắt cá nhân, điều này giúp các khớp của bạn trở nên linh hoạt hơn. Một số tư thế ngồi như quỳ hay ngồi xổm sẽ giúp cơ bắp của bạn hoạt động ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Bất kỳ cơ quan nào không hoạt động mỗi khi bạn ngồi ghế thì ngược lại sẽ hoạt động mỗi khi bạn ngồi trên sàn.

6. Giúp cải thiện tư thế

Nếu ngồi trên một chiếc ghế không đỡ được phần lưng thì đơn giản các cơ thiết yếu của bạn bắt buộc phải vận động, điều này có tác dụng tuyệt vời đối với tư thể của bạn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn không thả lỏng người quá, điều này về lâu dài sẽ gây ra bệnh đau lưng.

7. Giúp tâm trí được an tĩnh

Ngồi trên sàn chẳng khác nào đang "tập yoga" trong khi ăn và điều này chắc chắn cũng sẽ giúp tâm trí bạn được tĩnh lặng đôi chút. Khi tâm trí bình yên, bạn có thể thưởng thức đồ ăn nhiều hơn và chỉ ăn cho đến khi no.


Nguồn: Brightside

Giờ giấc uống thuốc.....

Đa số thuốc có thể uống giờ nào trong ngày cũng được.

Nên uống thuốc khi nào cho tốt?

Trong một bài viết trước, tôi đã trình bày, đa số thuốc có thể uống giờ nào trong ngày cũng được, vì phần nhiều thuốc được chia làm hai, hay ba lần mỗi ngày, chỉ trừ một số thuốc, mà phần nhiều liên hệ đến bệnh tim mạch, hay hội chứng “mỡ, đường, máu.”

Thứ nhất, thuốc statin, giảm cholesterol, tốt nhất uống ban đêm, sau buổi cơm tối, vì 70% cholesterol được sản xuất ra trong khi ngủ.

Kế đến là thuốc Metformin, trị bệnh tiểu đường, thường thì được chia ra làm 2 hay 3 cử, nên uống viên cuối cùng trước bữa cơm tối, nhưng đừng gần giờ đi ngủ quá, vì sẽ làm cho lượng đường trong máu xuống thấp khoảng 3, hay 4 giờ sáng, làm mất giấc ngủ.

Riêng thuốc trị bệnh cao huyết áp, “cao máu,” theo một nghiên cứu từ trường Bioengineering and Chronobiology Labs at the University of Vigo in Spain, dựa trên 19,084 bệnh nhân, so sánh uống thuốc vào buổi sáng và vào giấc tối, thì nên uống trước giờ đi ngủ sẽ có lợi hơn. Những người uống thuốc hạ huyết áp vào buổi tối, nguy cơ bị tử vong vì bệnh tim, đột quỵ tim, suy tim, hay bị tai biến não, sẽ giảm đi 45% đến 66%.

Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân uống thuốc vào buổi sáng vì áp suất thường tăng cao khi mới thức dậy, và chuẩn bị cho một ngày làm việc trước mặt, nhưng điều nầy không đúng, dựa trên nghiên cứu mới nầy.

Một lý thuyết cho rằng, áp suất thường tăng cao trong khi ngủ, nếu giấc ngủ không được sâu, nhất là cho những người bị bệnh mất ngủ. Đây là mối liên hệ giữa bệnh mất ngủ và bệnh cao huyết áp, phần nhiều huyết áp tăng cao, kéo dài trong ngày sau một đêm ngủ không ngon.

Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân giết người cao nhất, thường là thầm lặng. Vì thế, ngoài việc uống thuốc đều đặn, nên tìm cách giảm stress, thay đổi nếp sống càng sớm càng tốt.

Nên tránh tham khảo “bác sĩ Google”

Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường sẽ dẫn ta đi lòng vòng như vào ma trận, tạo thêm những lo âu không cần thiết.

Ví dụ, để tìm nguyên do bị đau xương sườn, có thể dẫn tới những lo âu về bệnh tim mạch, bệnh ung thư, hay bệnh xuất huyết.
Ví dụ khác, bị nhức đầu, hơi sốt vì bị cảm cúm, khi tham khảo Google, có thể tự đặt mình vào những trường hợp bệnh như nhiễm trùng máu, bướu não, hay xuất huyết não chẳng hạn.

Nghiên cứu cho thấy, tự tìm hiểu triệu chứng trên mạng thường dẫn đến những kết luận sai lệch. Do vậy, tham khảo triệu chứng với “bác sĩ Google” thường là nguy hiểm cho tính mạng, khi mà kiến thức y khoa căn bản không có.

Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường tạo thêm những lo âu không cần thiết.

Tại sao nên tránh tra cứu Google về tình trạng sức khỏe?

Thường thường, có hai khuynh hướng: Có khi ta thường hay phóng đại các triệu chứng và tự chữa bệnh… trật. Ngược lại, có khi ta lại tự phủ nhận những triệu chứng có thật, đi tra cứu để tìm cách bỏ qua các triệu chứng báo trước của một căn bệnh nguy hiểm.

Thêm vào đó, là nguy cơ hình thành một tình trạng gọi là “sợ bị bệnh” và ngược lại, gọi là bị bệnh tưởng… tượng. Càng tra cứu trên mạng, dễ đưa đến tình trạng, sợ phải “chạm mặt” với bác sĩ.

Kiến thức y khoa trên mạng thuộc vào diện, thượng vàng hạ cám, không biết đâu là đúng, đâu là sai, phần nhiều là tin đồn hoảng. Cho dù đúng đi chăng nữa, phần nhiều lại vượt quá tầm hiểu biết của người trung bình.
Để tìm hiểu cho đúng mức độ chính xác của bài viết y khoa:

1-Nên chú trọng ở một số website có khả tín, ví dụ như Web MD chẳng hạn. Nhưng nên tránh wikipedia, vì ở đây, ai cũng có thể “đóng góp” mà không có kiểm chứng.

2-Khi đọc một bài viết y khoa, nên tìm hiểu về căn bản của người viết, trình độ y khoa của tác giả, xem có đáng tin cậy hay không.

3-Khi tác giả nêu một số nghiên cứu, cần nêu rõ nguồn của nghiên cứu ấy, từ trung tâm hay bệnh viện nào, đăng trên báo nào. Nếu cần, tìm đến nguồn xuất xứ của nghiên cứu ấy để đọc.

4-Khi đọc một nghiên cứu, cần phải biết thêm nghiên cứu ấy có nhận thêm nguồn tài trợ tài chánh của ai khác hay không. Ví dụ, một số hãng thuốc cho tiền đài thọ một nghiên cứu có lợi cho thuốc của họ, thì cũng nên cẩn thận chừng mực về mức độ khả tín.

5-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy có được sự phê chuẩn của các đồng nghiệp cùng ngành nghề hay không?

6-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy đã được nghiều nghiên cứu khác nêu tên hay không?

7-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu ấy cũ hay mới. Một nghiên cứu xảy ra hơn 10 năm có thể không còn đúng nữa.

Nói chung, khi mà chúng ta không chắc, thì nên đi tham khảo với bác sĩ, người thật, việc thật, là nhanh nhất và trung thật nhất. Bạn có thể hỏi bác sĩ về một số điều “học hỏi” được trên mạng, nhưng tránh không nên thách đố bác sĩ về những kiến thức được truyền xuống từ “thầy Google.” Nên nhớ, để trở thành một bác sĩ, phải trải qua nhiều năm học chứ không phải vài giờ hay vài ngày trên net.

BS.Hồ Ngọc Minh

7 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ, minh mẫn như xưa! -

 

Rất nhiều người đã trải qua việc như thế này: Có chuyện muốn nói, nhưng khi mở miệng ra thì không biết nói gì; Đi được nửa đường, nhưng lại không nghĩ ra là đi làm gì; Vừa đặt đồ xuống liền quên mất là để đâu rồi.

Suy giảm trí nhớ bắt nguồn từ nhiều phương diện. Một trong số các nguyên nhân đó là không khí trong phòng thiếu oxy, máu lưu thông không tốt, dẫn đến não bộ không được cung cấp đủ máu khiến xuất hiện các cảm giác đau đầu chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

Thực ra chỉ cần một số động tác nhỏ trong cuộc sống – nếu bạn thường xuyên tập luyện sẽ rất có ích cho việc cải thiện trí nhớ.

 Mẹo 1: Nâng cao chân

Khi phần cẳng chân được nhấc lên, cao hơn vị trí của tim một chút thì máu ở phần cẳng chân và đùi sẽ chảy về phổi và tim, không những có thể giảm áp lực cho tĩnh mạch ở cẳng chân và đùi mà còn khiến cho lượng máu cung cấp cho phần đầu tăng lên, khiến tinh thần của bạn trở nên sảng khoái.

Mẹo 2: Lắc đầu qua lại

Các động mạch ở cổ là đường ống để cung cấp máu cho não. Lắc đầu khiến cho những bộ phận này vận động, không những có thể tăng lượng máu cung cấp cho não mà còn có thể giảm khả năng chất béo ứ đọng lại trong động mạch cổ. Đồng thời nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ.

Mẹo 3: Vươn vai

Cơ thể nếu ở trong một tư thế quá lâu, phần điểm cuối của mạch máu ở tay sẽ bị tích tụ rất nhiều máu. Động tác vươn vai là quá trình cơ bắp được thắt chặt và thả lỏng, lượng máu tích tụ cũng được đưa về tim.Tim sẽ nhận được nhiều máu để đưa đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó đại não cũng được chia cho một phần.

Mẹo 4: Chải tóc

Mang theo bên mình một cây lược hoặc là lấy tay để chải tóc có thể cải thiện sự chuyển động của máu ở phần da đầu. Cách làm cụ thể: Mở nhẹ mười ngón tay, chải tóc từ trước ra sau từ trên xuống dưới, một ngày làm 3-4 lần, mỗi lần từ 3-5 phút có thể tác dụng nâng cao trí lực, tinh thần được thả lỏng và chăm sóc sức khỏe não, nó đặc biệt có ích cho những người mắc bệnh suy nhược thần kinh.

Mẹo 5: Cắn chặt răng

Khi cắn chặt răng, lượng nước bọt bài tiết ra sẽ tăng lên, trong nước bọt có chứa Parotin có tác dụng trì hoãn sự già yếu. Mấy năm gần đây có nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong nước bọt có chứa thành phần ức chế ung thư, có tác dụng phòng ngừa các u ác tính ở đường tiêu hóa.

Mẹo 6: Vận động ngón tay 

Ngón tay là đại não thứ hai của con người, thông qua việc vận động ngón tay có thể kích thích đại não, làm trì hoãn sự chết đi của các tế bào não. Duỗi các ngón tay ra, cuộn tròn chúng lại, hai động tác thực hiện xen kẽ nhau, hoặc là hai tay thay phiên nhau mát xa các đầu ngón tay. Bạn cũng có thể thường xuyên dùng tay để nắm các quả bóng tập gym, để hai quả bóng gym chuyển động trong tay. Hoặc là bạn có thể trộn gạo và đỗ đen lại với nhau sau đó lại nhặt tách chúng ra. Dùng những động tác này để vận động hai tay sẽ đạt được mục đích là tăng cường và duy trì trí nhớ của đại não.

Mẹo 7: Vận động kích thích

Vận động có thể kích thích sự hoạt động của lớp vỏ đại não khiến não khỏe hơn. Một tuần chạy bộ, đi nhanh 5 lần, mỗi lần tập trong nửa tiếng, tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng cường trí nhớ. Nước chiếm 50% thể tích đại não, chăm chỉ uống nước không những có thể trì hoãn sự già hóa mà còn có ích cho đại não. Khi uống nước nên nắm vững nguyên tắc chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống một lượng nhỏ, đợi khi khát mới uống thì có nghĩa là cơ thể bạn khá thiếu nước rồi.