a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

3 thầy giáo vĩ đại của lịch sử Việt Nam

 Nổi tiếng với đủ ba yếu tố: Tâm, tầm và tài, những người Thầy vĩ đại này mãi mãi được sử sách Việt Nam lưu danh.

1. Thầy giáo Chu Văn An (1292-1370)

Thầy Chu Văn An. Nguồn ảnh: holaai

Ngược dòng thời gian trở về hơn 600 năm trước để cùng tìm hiểu về một người thầy lỗi lạc mà nhân dân đời đời ngưỡng mộ – thầy Chu Văn An, người đã có công lớn trong việc xây dựng Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Là người thầy dạy dỗ Vua Trần Hiển Tông và đào tạo ra những vị quan có tài và thanh liêm cho triều đình nhà Trần.Trong thời gian đứng đầu Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện chương trình truyền dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam và được lưu danh là “ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”. Thầy là người tài cao đức trọng, giữ chức Tư nghiệp đầu tiên và trong một thời gian dài, cũng là người đầu tiên được đưa vào thờ tại Văn Miếu.

Thầy Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà (làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội). Thầy nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông.

Thầy Chu Văn An luôn đối xử bình đẳng và công bằng với các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học trò bình thường ở nông thôn. Thầy cũng rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm thầy vẫn phải khép nép giữ gìn, và nếu có điều gì chưa đúng phép, thầy vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này càng khiến thầy được học trò kính mến hơn.

Thầy được tôn là Vạn thế sư biểu – người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Trần Nguyên Đán đã đánh giá về những đóng góp của thầy như sau: Nhờ có Chu Văn An mà “bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”.

Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của Thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia. Không phải chỉ 6 thế kỷ qua, mà hàng thiên niên kỷ sau, có lẽ người ta vẫn không thôi nhớ đến người thầy vĩ đại đã dành cả cuộc đời chở đạo, những công lao và tiếng thơm về thầy đã khắc sâu trong tâm tưởng mỗi con dân Việt từ thủa ấu thơ.

Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm. vnexpress


Một cây đại thụ tỏa rợp bóng ở thế kỷ XVI – Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một danh nhân văn hóa, một nhà thơ lớn, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài mà còn là một nhà giáo vĩ đại, một bậc sư biểu được người đời tôn vinh, ngưỡng mộ.

Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Giải Nguyên đời nhà Mạc (1527-1592). Làm quan được 8 năm, năm 1542, thầy dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan về ở ẩn lập Am gọi Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học.

Hơn 40 năm lui về Bạch Vân am dạy học là hơn 40 năm thầy dồn hết tâm huyết đào tạo nhiều tri thức lớn cho đất nước. Học trò của thầy đều là những nhân tài xuất chúng, văn võ song toàn như Phùng Khắc Khoan, Lý Hữu Khánh, Nguyễn Quyện… Danh tiếng và tài năng của thầy và trường Bạch vân bên dòng Tuyết Giang vang dội khắp nơi. Thầy được các môn sinh tôn là “Tuyết Giang phu tử”  – Một danh xưng tôn kính cho những bậc sư biểu đức độ.

Đồn rằng, do được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” nên thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông về lý học, tướng số, có thể tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Với những câu “sấm truyền”, thầy được người đời suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Giai thoại cùng với những lời sấm tiên tri của thầy vẫn còn được truyền tụng tận đến ngày hôm nay và ứng nghiệm đếnbất ngờ.

Lúc sinh thời, thầy đã dùng tài lý số của mình “cứu vãn” cho triều nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài. Tương truyền rằng, lúc nhà Mạc sắp mất liền sai người đến hỏi thầy. Thầy đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc rằng: “Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô”. Nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng thì tồn tại được thêm 3 đời.

Thầy cũng đưa ra lời sấm cho nhà Nguyễn, mà nhờ đó nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi để đất nước ta có hình thái như ngày hôm nay.   Còn với triều đại thứ 3 cùng tồn tại khi ấy là nhà Trịnh, thời điểm vua Lê Trung Tông mất không có người nối dõi, Trịnh Kiểm định soán ngôi nhà Lê nhưng chưa dám quyết nên đã sai người tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thầy cũng chỉ nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn oản”, ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn. Trịnh Kiểm nghe theo liền sai người đi tìm tôn thất nhà Lê đưa lên ngôi. Họ Trịnh mượn tiếng nhà Lê nhưng thực chất nắm quyền điều hành chính sự, hai bên cùng tồn tại tới hơn 200 năm. Vì thế mà có câu: Lê tồn, Trịnh tại.  đôi câu đối ở đền thờ Bạch Vân am “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng/ Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng/Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). Tiếng tăm của thầy không chỉ nổi ở trong nước mà còn vang đến tận Trung Hoa, khiến giới học giả ở đó cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”.

3. Thầy giáo Lê Quý Đôn (1726-1784)

Nguồn ảnh: danviet

Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê ở Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Ngay từ nhỏ thầy đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, thầy theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy thầy đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, thầy thi Hương đỗ Giải Nguyên. 27 tuổi đỗ Hội Nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.

Sau khi đã đỗ đạt, thầy được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê – Trịnh. Thầy là người học rộng, tài cao, am thông nhiều lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, địa lý, khoa học xã hội, văn chương, sử học,… luôn được vua, quan và nhân dân kính nể.

Thầy Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII. Thầy từng mở trường dạy học, phụ trách các kỳ thi, lo lắng quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các nhân tài.

Trái với những nho sĩ chỉ biết nhồi nhét những lý luận kinh điển xa xôi mà coi thường, thậm chí không biết gì đến các môn học khác thì thầy cho rằng cần phải học tập toàn diện. Thầy cũng đã nêu lên một số ý kiến về phương châm học tập, chủ trương học phải biết nắm lấy cái chính: “Không thể vu vơ theo việc ngọn ở ngoài mà không tìm tòi đến chỗ gốc ở trong. Nếu không thể mà cứ vật gì cũng xét cho đến cùng, cho đủ cả thì chẳng hoá ra vì đường có nhiều lối rẽ mà đến nỗi lạc mất dê ư?”

Thầy cũng căn dặn rằng học hành phải có óc suy luận, không chỉ phụ thuộc vào sách vở: “Sách không hết lời, lời không hết ý… Phải hiểu ngầm ý của thánh nhân ở ngoài lời sách mới được”. (Dịch kinh phu thuyết).

Thầy còn khuyên: “Dù ngu dốt đến đâu, cũng nên kính giấy, tiếc chữ, dù keo bẩn đến đâu cũng tìm mua sách vở”. Thầy cho rằng biết học thì không thể biện lẽ thiếu thì giờ.

Sưu Tầm

Nói Tiếng Anh.......


Ngôn ngữ là một trong những di sản quý giá và quan trọng của một dân tộc. Đâu phải bỗng dưng khi không mà cụ Phạm Quỳnh để lại cho đời câu bất hủ: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.” Hãnh diện về tiếng mẹ đẻ của mình không có gì xấu mà còn nên được khuyến khích. Nhưng hãy coi chừng, nếu vì yêu quá mà trở thành tự đắc thì rất có thể sẽ đưa tới những di hại không hay.

Người ta kể câu chuyện, khi nước Pháp được trao chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Âu châu vào đầu năm 2021, Tổng thống Emmanuel Macron đã cố thuyết phục hội đồng sử dụng tiếng Pháp như là ngôn ngữ chính thức nhưng thất bại. Chúng ta hiểu nỗi lòng của ông Macron, người Pháp thường vẫn hãnh diện về ngôn ngữ của dân tộc họ, từng là ngôn ngữ chính của nhiều gia đình quý tộc Âu châu nhiều thế kỷ trước. Nhưng nay tiếng Pháp chỉ còn là ngôn ngữ đứng hàng thứ năm trên thế giới, sau tiếng Anh, Trung Hoa, Tây Ban Nha và Ả Rập. Nỗ lực của ông Macron khiến cho nhiều nhà ngoại giao của Liên Âu (EU) khó chịu là vì lâu nay họ đã quen dùng tiếng Anh, và hơn nữa, đã bỏ nhiều thì giờ để trau dồi kỹ năng tiếng Anh của họ. Câu chuyện nói trên cũng chỉ là một ví dụ về “cuộc chiến ngôn ngữ” đang xảy ra tại nhiều nơi trên khắp thế giới, khi các quốc gia từ Nam Phi đến Maroc đến Ấn Độ đang phải đối mặt với sự bành trướng không ngừng của tiếng Anh.

Kể từ sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ nổi lên thành một siêu cường về quân sự và kinh tế, tiếng Anh nhờ đó cũng trở thành ngôn ngữ thống trị thế giới. Đó là chưa kể trước đó, tiếng Anh đã được truyền bá rộng rãi trong thời gian mấy thế kỷ khi Đế quốc Anh đô hộ cả một diện tích rộng lớn trên thế giới đến nỗi đã từng được mệnh danh là “Mặt trời không bao giờ lặn trên Đế quốc Anh.” Ngày nay người ta ước tính có khoảng 1.5 tỷ người nói tiếng Anh, trong khi có ít hơn 400 triệu người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ. Nó là ngôn ngữ mà người Ba Tây sử dụng khi làm ăn với người Hoà Lan và người Nhật với người Ý. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Toà án Tội phạm Quốc tế và khối liên minh NATO. Các nhà hoạt động chính trị từ Bắc Phi đến Miến Điện sử dụng tiếng Anh khi cần một diễn đàn quốc tế.

Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, gây ra một số hậu quả nghiêm trọng cho nhân viên của họ. Năm 2010, công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất của Nhật là Rakuten tuyên bố là trong vòng hai năm tất cả nhân viên của công ty phải qua một kỳ thi để trắc nghiệm trình độ tiếng Anh của họ và nếu không vượt qua được có thể bị mất việc hoặc bị giáng cấp. Kết quả là đa số nhân viên của Rakuten đã không đậu kỳ thi, và đến năm 2018, 80% những kỹ sư mới làm việc tại văn phòng Tokyo là không phải người Nhật. Một số nhân viên may mắn được giữ lại nay cho biết họ có cảm tưởng giống như “người lưu vong” ngay trên chính quê hương của họ.


Một điều rõ ràng là việc sử dụng một ngôn ngữ chung tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung trong nhóm và chia sẻ kiến thức giữa các quốc gia với nhau. Thuốc chủng ngừa Covid của Pfizer, thuốc chủng đầu tiên sử dụng thành công tại Âu châu và Bắc Mỹ, là sản phẩm từ kết quả hợp tác giữa công ty dược phẩm Pfizer của Hoa Kỳ và công ty kỹ thuật sinh học BioNTech của Đức. Nếu không sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chung, thuốc chủng này chưa chắc đã được phát minh ra trong một thời gian ngắn kỷ lục.

Nhưng đồng thời, nếu chỉ dựa vào tiếng Anh không thôi chắc chắn cũng sẽ hạn chế tới việc chia sẻ kiến thức chung của thế giới. Những nhà khoa học và học giả không thông thạo tiếng Anh thường không có cơ hội được giảng dạy, xuất bản, diễn thuyết và những cơ hội cần thiết khác để thăng tiến trong sự nghiệp của họ. Đối với các học sinh và sinh viên, hậu quả cũng đáng ngại không kém. Nhiều đại học trên khắp thể giới buộc phải sử dụng tiếng Anh để quốc tế hoá trường của họ, nâng cấp bậc xếp hạng và chuẩn bị cho sinh viên để họ khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận với nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh rõ ràng là ưu tiên cho các sinh viên từ những gia đình có trình độ giáo dục cao, là những người sẵn được hưởng lợi từ nhiều năm được đào tạo trong môi trường giảng dạy bằng tiếng Anh ở bậc trung và tiểu học. Để tạo điều kiện cho nhiều người dễ tiếp cận hơn với chương trình giáo dục cấp đại học, năm 2018, Đan Mạch đã cắt giảm số lượng các môn học giảng dạy bằng tiếng Anh và Hoà Lan cũng đang xem xét để có thể có quyết định tương tự.

Mặt khác, đối với những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, sự phổ biến rộng rãi của ngôn ngữ này mang lại nhiều lợi ích. Khi đi du lịch, người nói tiếng Anh có thể đi được nhiều nơi trên thế giới mà không gặp trở ngại ngôn ngữ; các nhà lãnh đạo chính trị cũng như kinh doanh có thể nói chuyện với nhau trực tiếp; sinh viên có thể hưởng lợi từ các chương trình du học. Người Mỹ, cũng như người Anh, người Canada, người Úc và những người nói tiếng Anh khác, có thể dễ dàng đi tới kết luận rằng việc học một ngôn ngữ khác là điều không đáng và không cần thiết. Nếu cả thế giới nói tiếng Anh thì tại sao mình phải bận tâm?


Với riêng người Mỹ, sự thờ ơ đối với việc học thêm ngoại ngữ còn có nguyên do từ chính sách giáo dục. Một thế kỷ trước, 89% các trường đại học bốn năm ở Hoa Kỳ đòi hỏi người sinh viên trước đó phải học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh thì mới được nhận vào học. Năm 2020, con số đó rớt xuống chỉ còn 25%.

Một số tiểu bang nay cũng không còn bắt buộc học sinh phải học ngoại ngữ: Học sinh ở Oklahoma và Texas có thể thay thế bằng môn điện toán chẳng hạn, trong khi học sinh tại California có thể chọn các lớp về nghệ thuật hay kỹ thuật. Cứ năm người Mỹ thì có một là sử dụng một ngôn ngữ không phải tiếng Anh ở nhà, tuy nhiên người Mỹ lại không biết lợi dụng lợi thế đó để trau dồi kỹ năng ngoại ngữ và trở thành một quốc gia đa ngôn ngữ đúng với ý nghĩa của nó.

Có ý kiến cho rằng không học ngoại ngữ cũng chẳng sao vì nay ai cũng nói tiếng Anh thực ra không hẳn đúng. Chỉ có một phần tư dân số trên thế giới nói thông thạo tiếng Anh ở mức tối thiểu và thậm chí cả những người tự nhận là giỏi cũng không hẳn nói và viết thông thạo ở trình độ cao. Người chỉ nói độc một ngôn ngữ tiếng Anh sẽ không thể giao tiếp trực tiếp với ba phần tư dân số còn lại của thế giới. Điều này có nghĩa là họ không thể tiếp thu được kho tàng kiến thức trong những ngôn ngữ kia.

Tệ hơn nữa, họ có nguy cơ bị cô lập về chính trị và văn hoá. Theo kết quả cuộc nghiên cứu vào tháng Giêng 2020, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên internet với gần 26% người sử dụng. Nhưng tiếng Hoa đứng sau không xa mấy ở mức 19%, và một số lượng lớn khác sử dụng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Trong khi những ứng dụng như Gentle Reader của công ty Apple có thể chuyển một bài báo hay một bài viết bằng ngoại ngữ ngay sang tiếng Anh để người đọc có thể đọc được trên máy điện toán và điện thoại iPhone, nhưng việc chuyển dịch đó không thể gọi là hoàn hảo nếu so với nguyên bản, đôi khi lại tối nghĩa.

Kỹ thuật hiện nay vẫn chưa thể đảm trách được công việc thông dịch. Người thông dịch viên vẫn cần đến trong những trường hợp khi người ta phải đưa ra những quyết định ngay tại chỗ mà nếu chỉ dựa vào máy thông dịch có thể đưa tới những sai lầm tai hại. Thế nên học để biết thêm một ngoại ngữ không chỉ có lợi mà còn là điều cần thiết.

Hiện nay người ta đang bàn cãi và suy đoán xem trong tương lai ngôn ngữ nào có khả năng đẩy tiếng Anh ra rìa để trở thành ngôn ngữ chung của thế giới không. Tiếng Pháp có lẽ không đủ khả năng lội ngược dòng để giành lại sự thống trị như thời đi thôn tính thuộc địa của họ. Tiếng Quan Thoại của Trung Quốc cũng thường được nhắc tới, nhưng với những chính sách đàn áp của chính quyền Trung Quốc hiện nay khiến nhiều người mất cảm tình và không thấy ngôn ngữ này hấp dẫn nữa. Tiếng Tây Ban Nha hiện đang được sử dụng tại năm châu lục có thể là ứng viên sáng giá nhất và là ngôn ngữ thông dụng đứng hàng thứ hai tại Hoa Kỳ.

Nhưng nói gì thì nói, tiếng Anh bị một ngôn ngữ khác qua mặt là điều khó xảy ra. Lý do một phần là vì tiếng Anh là ngôn ngữ tương đối dễ học và văn phạm đơn giản hơn so với nhiều ngôn ngữ khác. Riêng với người Việt chúng ta khi qua tới bên này, dù muốn dù không, trong thời gian đầu phải học để biết chút tiếng Anh tối thiểu để giao tiếp. Lúc đầu có người gặp nhiều khó khăn nhưng dần dà rồi cũng quen nhờ sống trong môi trường mà chung quanh ai cũng nói tiếng Anh. Ngẫm nghĩ lại mới thấy mình là người may mắn, bỗng dưng có được cơ hội để biết thêm một ngôn ngữ, được xếp vào nhóm người song ngữ và là một trong 1.5 tỷ người nói tiếng Anh.

Huy Lâm


VTV.vn - Búp bê Hina là vật không thể thiếu trong lễ hội dành cho các bé gái vào đầu tháng 3 hàng năm tại Nhật Bản.

Để chuẩn bị cho lễ hội này, các nghệ nhân tại tỉnh Shiga đã bắt đầu chế tác búp bê Hina. Điểm khác biệt ở đây không phải là sử dụng vật liệu bằng vải độn rơm hoặc gỗ như thường lệ, mà sử dụng chất liệu gốm.

Trong xưởng sản xuất của nghệ nhân Kuruhara Junko, bà đang rất bận rộn để làm ra những búp bê Hina, chuẩn bị cho lễ hội hoa anh đào (lễ hội của các bé gái). Điều khác biệt so với các búp bê Hina thường thấy được làm bằng vải độn rơm hoặc gỗ, búp bê của nghệ nhân Junko được làm từ chất liệu gốm, các chi tiết của một búp bê đã được hoàn thiện, nổi bật là thiết kế áo truyền thống Kimono.


Bà Kuruhara Junko - Nghệ nhân búp bê Hina chia sẻ: "Mùa xuân đã đến và tôi tạo ra và trang trí những con búp bê này để cầu chúc may mắn cho mọi người".

Búp bê Hina được người Nhật Bản rất coi trọng, lễ hội búp bê Hina ngày 3/3 hàng năm cũng trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống người dân nước này.

Chị Saito - Khách tham quan nói: "Tôi rất ngạc nhiên với số lượng búp bê được trang trí ở đây, thật là vui khi đến những nơi như thế này vào lễ hội búp bê mỗi năm".


Trong mỗi gia đình ở Nhật Bản, cha mẹ thường sẽ tặng cho con gái mới sinh của mình một bộ búp bê Hina, bộ búp bê này sẽ được mang ra trưng bày vào lễ hội mỗi năm để cầu nguyện sức khỏe, những điều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống cho con gái của họ.

Tại Nhật Bản, búp bê Hina còn được truyền từ đời này sang đời khác, là một phần của hồi môn của các cô dâu khi về nhà chồng và những búp bê này được các cô dâu coi như một vật hộ mệnh cho gia đình của mình