a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

Kinh ngạc với 3 cái nhất ở đất nước Timor Leste ít người biết đến

 

Ngoài việc đây là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, bạn còn biết những gì về Timor Leste?

Nhắc đến Timor Leste, nhiều người đều biết rằng đây là một quốc gia nhỏ nằm ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, bên cạnh vị trí địa lý, có những sự thật thú vị hơn về đất nước này mà bạn nên biết đấy!

Timor Leste là một trong những quốc gia mới nhất trên Trái đất

Timor Leste từng bị người Bồ Đào Nha cai trị từ những năm 1600 cho đến năm 1975. Không lâu sau khi giành được độc lập từ Bồ Đào Nha, Timor Leste tiếp tục chịu sự kiểm soát của Indonesia. Sau nhiều năm đấu tranh, đất nước này cuối cùng đã giành được độc lập vào năm 2002.

Timor Leste là quốc gia đầu tiên được chính thức thành lập ở thế kỷ 21.

Timor Leste trở thành quốc gia mới đầu tiên của thế kỷ 21 sau khi giành được độc lập. Đồng thời, Timor Leste cũng là quốc gia mới nhất của Châu Á.

Một sự thật thú vị khác: Do đất nước gần Indonesia nên nhiều người từng nghĩ rằng người dân Timor Leste đến từ vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, thực chất họ được cho là hậu duệ của thổ dân Úc.

Một trong những khu vực có con người sinh sống lâu đời nhất

Các di tích khảo cổ học được tìm thấy ở Timor Leste cho thấy khu vực này đã có người sinh sống trong ít nhất 42.000 năm, khiến nơi đây trở thành một trong những địa điểm lâu đời nhất ở khu vực về hoạt động của con người hiện đại.

Khung cảnh ở hang Lena Hara.

Có một hang động lớn trên đảo Timor Leste được gọi là Lena Hara. Chiếc lưỡi câu lâu đời nhất thế giới đã được khai quật tại đây. Cùng với đó, dựa vào các thử nghiệm carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy con người hiện đại đã đánh bắt cá từ đại dương cách đây 42.000 năm.

Ngoài ra, trên tường còn có những khuôn mặt chạm khắc có niên đại 10.000 năm và những bức tranh được cho là có tuổi đời lên đến 6.000 năm

Dấu vết chạm khác của những người con người đầu tiên từng sống tại vùng đất này.

Nơi có vùng biển đa dạng sinh học nhất thế giới

Đảo Atauro, cách Dili, Timor Leste 24 km về phía Bắc, nằm trong vùng biển có nhiều loài cá rạn hơn bất kỳ nơi nào trên hành tinh. Vào năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện ra 643 loài ở vùng biển xung quanh đảo Atauro, nhiều loài trong số đó được cho là hoàn toàn mới.

Timor Leste hiện là nơi có vùng biển đa dạng sinh học nhất thế giới.

Địa điểm này nằm trong khu vực được gọi là Tam giác San hô - một khu vực biển ở phía Tây Thái Bình Dương là nơi có số lượng san hô vô cùng lớn và có sự đa dạng sinh học cao nhất so với bất kỳ môi trường biển nào trên thế giới. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên trước sự đa dạng sinh học kỷ lục tại đảo Atauro.

Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng khu vực này nên được biến thành một công viên biển. Đảo Atauro sẽ gây ấn tượng với bất kỳ ai đến thăm và có thể đóng góp vào một thị trường du lịch sinh thái béo bở cho Timor Leste .

Cersei(Tổng hợp)

Vì sao Alexander đại đế đột ngột qua đời khi 32 tuổi?

Năm 323 trước Công nguyên, Alexander đại đế đột ngột qua đời sau 12 ngày lâm bệnh, thọ 32 tuổi. Nguyên nhân khiến ông hoàng này qua đời trở thành bí ẩn lớn.


Alexander đại đế là một trong những chỉ huy quân sự thành công nhất lịch sử. Ông hoàng Macedonia được biết đến là nhà cầm quân bách chiến bách thắng.

Với tài cầm quân đánh trận chưa từng nếm mùi thất bại, Alexander đại đế xây dựng đế chế rộng lớn trải dài từ Macedonia và Hy Lạp ở châu Âu tới Ba Tư, Ai Cập và nhiều vùng lãnh thổ khác ở phía Bắc Ấn Độ.

Thế nhưng, khi đang ở độ tuổi sung mãn, Alexander đại đế đột ngột qua đời khi ở Babylon vào năm 323 trước Công nguyên. Vào thời điểm tử vong, ông hoàng này mới 32 tuổi.

Sự ra đi đột ngột của Alexander đại đế khi mới ngoài 30 tuổi với nhiều kế hoạch chưa được thực hiện khiến dân chúng bàng hoàng. Theo đó, người dân tò mò nguyên nhân nào khiến Alexander đại đế tử vong khi còn trẻ như vậy.

Để giải mã bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các tư liệu, sử liệu ghi chép về cái chết của của Alexander đại đế. Một số nguyên nhân được liệt kê như: sốt rét, thương hàn, ngộ độc rượu, thậm chí là bị kẻ thù ám sát được giới chuyên gia đưa ra nghiên cứu, thảo luận.

Những tài liệu được các chuyên gia tìm thấy có ghi chép về việc Alexander đại đế lâm bệnh trong 12 ngày. Trong khoảng thời gian đó, ông bị sốt, đau bụng, bị liệt nhưng vẫn tỉnh táo.

Thế nhưng, một chi tiết kỳ lạ mà các nhà nghiên cứu phát hiện là 6 ngày sau khi Alexander đại đế qua đời, thi hài của ông không có dấu hiệu bị phân hủy. Sự việc này khiến một số chuyên gia hoài nghi có thể trong 6 ngày đó, Alexander đại đế vẫn còn sống.

Các thầy thuốc thời đó có thể nhầm lẫn trong việc tuyên bố thời gian tử vong của Alexander đại đế. Theo giả thuyết này, Alexander đại đế có thể đã bất tỉnh đến mức thầy thuốc không bắt được mạch đập rất yếu nên thông báo là đã chết.

Thêm nữa, các chuyên gia vẫn chưa tìm được bằng chứng chắc chắn nào giúp giải mã nguyên nhân tử vong của Alexander đại đế.

Xuất phát từ điều này, họ nỗ lực tìm kiếm mộ với hy vọng tìm thấy thi hài sẽ làm sáng tỏ bí ẩn về cái chết của nhà câm quân nổi tiếng lịch sử này.

Tâm Anh (theo History)



Vệ tinh chụp được hình ảnh đáng sợ: "Mưa máu" có thể trút xuống Tây Âu ......

Dịch vụ Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) của ESA cho biết "bóng ma màu đỏ" dự kiến sẽ tới vùng cung núi lửa Lesser Antilles của Caribean và Puerto Rico vào ngày 16 và 17-5.

Theo Daily Mail, đó là một đám mây bụi khổng lồ. Sau khi di chuyển qua Caribean, nó sẽ đến khu vực bán đảo Ibera và Tây Âu vào ngày 20 và 21-5, gây mưa máu đáng sợ ở nhiều nơi từ ngày 20-5.


Hình ảnh vệ tinh cho thấy một đám mây bụi đỏ lớn đang di chuyển về phía châu Âu - (Ảnh: CAMS)

Nhà khoa học cao cấp Mark Parrington của CAMS nói với MailOnline: "Hầu hết luồng di chuyển của bụi có thể đạt được độ cao lớn hơn, dẫn đến bầu trời mở ảo hơn và ảnh hưởng đến chất lượng không khí bề mặt".

Một đám mây bụi đỏ tương tự từng đổ bộ vào Tây Âu hồi giữa tháng 3, biến bầu trời nhiều nơi thành màu cam ma quái, bao phủ nhiều ô tô, nhà cửa bằng lớp bụi đỏ mịn. Vì thế "mưa máu" sẽ thực sự đáng sợ vì có thể khiến nhiều thứ ngoài trời bị đóng cặn đỏ sau khi tạnh mưa.

Nước Anh trong một lần chìm trong mây bụi đỏ trước đây - (Ảnh: ALAMY)

Tiến sĩ Parrington giải thích thêm rằng, nguồn phát sinh bụi trong khí quyển phụ thuộc vào các kiểu gió ở Sahara. Mùa hoạt động mạnh nhất là mùa xuân nhưng mây bụi dày đặc cũng có thể xảy ra vào các thời kỳ khác trong năm.

Các đám bụi được hình thành khi gió mạnh cuốn cát và các trầm tích hữu cơ khác từ sa mạc và đưa nó vào tầng đối lưu của bầu khí quyển. Do thời điểm này nhiều nơi bắt đầu có mưa nên ngoài việc khốn khổ vì bụi, nhiều quốc gia phải chịu đựng thêm việc các đám mây bụi đỏ này hòa vào mưa, trở thành "mưa máu".

Sưu Tầm