Nằm sâu trong sa mạc Tengger của Nội Mông, được bao
quanh bởi những cồn cát mà mắt thường có thể
nhìn thấy là bưu điện cô độc nhất thế giới.
Chỉ có diện tích 15 mét vuông, bưu điện bằng gỗ ở sa mạc
Tengger không có nhiều thứ để nhìn, nhưng dù sao thì nó
cũng không có quá nhiều du khách.
Ngoài ra, sau hơn 35 năm bị bỏ hoang, nó thực sự trông
không tệ chút nào.
Nhờ những nỗ lực của một vài cá nhân , những người đã
biết về sự tồn tại của một bưu điện cũ bị bỏ hoang và sự
kỳ diệu của internet, nó đã thực sự trở nên khá bận rộn.
Mặc dù hiếm khi nhận được bất kỳ du khách nào tới thăm
nhưng đã có hơn 20.000 bức thư và bưu thiếp được gửi
từ bưu điện này chỉ trong tháng 12/2021.
Tất cả là nhờ công sức của cô Zhang, một trong những
người tham gia vào việc hồi sinh bưu điện. Sau khi dồn
hết tâm huyết vào dự án, cô phải đối mặt với thực tế
đau lòng khi thấy công việc của mình bị bỏ qua do
vị trí xa xôi.
Đây được xem là bưu điện cô độc nhất thế giới.
Những bưu điện nằm dưới nước độc đáo nhất thế giới
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng bưu điện ở dưới nước
thì phải gửi thư như thế nào. ??
1. Đảo Hideaway, Vanuatu
Bưu điện dưới nước ngoài đảo Hideaway trên đảo quốc Vanuatu
là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất thế giới. Nó được
thành lập vào năm 2003 và nằm sâu dưới nước 3m. Bưu điện này
cung cấp bưu thiếp không thấm nước rất đặc biệt, khách du lịch
có thể tự tay thả vào hộp bưu điện hoặc yêu cầu nhân viên bỏ giúp.
Vào thời điểm nhất định, nhân viên bưu chính sẽ lặn xuống lấy
bưu thiếp từ bưu điện, dán tem chúng trong khi vẫn còn dưới
nước và chuyển đi. Thay vì đóng các dấu bằng mực thì những
bưu thiếp đặc biệt này được đóng dấu bằng một thiết bị rập
nổi đặc biệt.
2. Vịnh Susami, Nhật Bản
Thị trấn đánh cá nhỏ Susami, thuộc quận Wakayama, Nhật Bản,
có sự khác biệt về việc xây dựng bưu điện dưới nước đầu tiên
trên thế giới.
Bưu điện này được xây dựng như là một phần của hội chợ vào
năm 1999 để quảng bá đường mòn hành hương Kumano Kodo
và các khu vực xung quanh ở phía nam bán đảo Kii của
Wakayama. Trước khi có bưu điện này, Susami không có sức
thu hút đặc biệt. Toshihiko Matsumoto, người quản lý bưu cục
của thị trấn đã đưa ra ý tưởng về một bưu điện dưới biển.
Mọi người mua bưu thiếp không thấm nước từ cửa hàng địa
phương, viết các thông tin và thả chúng vào một hộp thư màu
đỏ nằm dưới nước. Cứ vài ngày, một nhân viên lấy các lá thư
từ hộp thư và đưa đến bưu điện địa phương.
Hàng năm, hòm thư nhận được từ 1.000 đến 1.500 bức thư,
kể từ khi được thành lập, bưu điện đã nhận 32.000 bức thư.
3. Pulau Layang-Layang, Malaysia
Bộ phận bưu chính Malaysia đã phá vỡ kỷ lục vào năm 2015
khi tạo ra một bưu điện dưới nước ở Layang-Layang ở độ
sâu 40m so với mực nước biển.
Bưu thiếp được gửi từ bưu điện dưới nước được đóng dấu
trong túi nhựa không thấm nước, có dấu bưu điện đặc biệt
và được đóng tem có logo Malaysia Book of Records.
4. Risor, Na Uy
Bưu điện dưới nước, ở thị trấn Risor, bờ biển phía Nam Na Uy,
nằm ở độ sâu 4m bên cạnh bến tàu. Khách cho thư của họ vào
hộp bưu điện ở bến tàu, đóng kín trong một túi chống nước và
đưa xuống bưu điện dưới nước.
Sau đó thư được dán tem và lưu thông bình thường.
5. Quần đảo Bahamas
Bưu điện "Sea Floor" ở Bahamas không còn tồn tại nhưng nó là
một trong những bưu điện dưới nước đầu tiên thế giới, được xây
dựng vào năm 1939.
Bưu điện dưới đáy biển này được do nhiếp ảnh gia người Mỹ
John Ernest Williamson (1881-1966) xây dựng. Năm 1912,
Williamson thiết kế một buồng với một cửa sổ kính dày có thể
hạ xuống xuống đáy biển.
Thiết kế này được ông gọi là "Williamson Photosphere" và từ
trong căn phòng này, nhiếp ảnh gia có thể quan sát sinh vật
dưới đáy biển và chụp ảnh.
Năm 1939, Williamson bắt đầu cuộc thám hiểm dưới đáy biển
Bahamas và bưu điện Sea Floor đã được thành lập. Bưu điện
tồn tại thời gian ngắn, sau đó đóng cửa vào năm 1941.
Nguồn: Amusing Planet
Dòng sông bí ẩn nhất Philippines với làn nước xanh thẳm nhìn thấu đáy.
Con sông này xứng đáng là một trong những điểm đến nổi bật không thể bỏ qua ở Philippines với dòng nước trong và xanh ngắt.
Cách khoảng 30 phút từ thị trấn Hinatuan ở Barangay Cambatong, sông Hinatuan đã trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất ở Philippines. Con sông này còn được người dân gọi là 'sông mê hoặc' bởi những câu chuyện thần bí xoay quanh.
Sông Hinatuan đặc trưng với sắc xanh thẳm tuyệt đẹp. (Ảnh: goontripindia)
Không ai biết nước của sông chảy đến từ đâu. Nguồn gốc của nó đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Dòng sông có làn nước trong như pha lê, đến mức bạn có thể nhìn thấy đáy sông ngay cả ở phần sâu nhất. Nếu nhìn vào những bức ảnh về sông Hinatuan, nhiều người sẽ nghĩ rằng chúng đã được chỉnh sửa bởi photoshop, nhưng vẻ đẹp ở con sông này hoàn toàn có thật.
Nước trong đến mức có thể nhìn thấu cả đoạn sông sâu nhất. (Ảnh: crismari90)
Khu vực này được bao quanh bởi cây cối và những vách đá cao tới 40m. Sông Hinatuan sâu khoảng 24m, và khá ngắn, chỉ đủ dài để được coi là một con sông. Sông Hinatuan được chú ý bởi một điểm nhấn là làn nước xanh thẳm đặc trưng ở những phần sâu nhất.
Khung cảnh ấn tượng nhất ở con sông Hinatuan. (Ảnh: truelocalph)
(Ảnh: mondoyecao)
(Ảnh: mondoyecao)
"Dòng sông mê hoặc" còn có khoảnh khắc kỳ diệu nhất vào đúng 12 giờ trưa, người trông coi sẽ bấm chuông yêu cầu mọi người rời khỏi dòng sông vì đó là giờ cho cá ăn. “Bài thánh ca của Hinatuan” được phát ra và một đàn cá đông đúc như xuất hiện từ hư không, tập trung gần cửa sông khi người chăm sóc bắt đầu cho chúng ăn.
Cứ đến 12 giờ trưa, mọi người được yêu cầu lên bờ để người dân địa phương cho cá ăn.
Theo những người lớn tuổi sống gần khu vực này, việc bơi lội trên sông chỉ được đến khoảng 6 giờ tối hoặc trước khi trời tối, "nhường" lại không gian cho các "linh hồn bảo vệ".
Người ta tin rằng dòng sông được bảo vệ bởi một số linh hồn, còn được gọi là "Engkantos". Các linh hồn được miêu tả là hai người phụ nữ với mái tóc dài màu vàng và một người đàn ông da xanh, đang đi bộ trên sông và biến mất trong không trung. Và các linh hồn này có nhiệm vụ trông coi dòng sông, giữ cho vùng nước nguyên sơ và tài nguyên thiên nhiên nơi đây tránh bị tổn hại.
Con sông xanh biếc trong vắt hấp dẫn những tay bơi đắm mình trong làn nước. (Ảnh: partiu_mundoafora)
(Ảnh: travel_eat_havefun1)
Sông Hinatuan là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. (Ảnh: ricardo_dalisay83)
Những năm gần đây, vẻ đẹp tráng lệ của dòng sông này nhận được rất nhiều sự chú ý trên toàn thế giới, giúp phát triển ngành du lịch của thành phố Hinatuan. (Ảnh: iamjerand)
Theo Cersie/VTC News
Khám phá hẻm núi kỳ vĩ với dòng sông uốn lượn vắt ngang như một con đèo nước.
Hẻm núi Uvac và những khúc sông uốn lượn quanh co nằm ở phía Tây Nam của Serbia là một trong những địa danh hấp dẫn nhất đất nước này.
Uvac là một khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt ở phía Tây Nam của Serbia, được bình chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của Serbia. Với diện tích khoảng 75 km2, Uvac mang trong mình vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên và sự đa dạng trong hệ động thực vật.
Hẻm núi Uvac là một trong những địa điểm thu hút bậc nhất Serbia.
Đây là khu phức hợp hang động lớn nhất Serbia, với hệ thống đá ở thung lũng Uvac dài khoảng 6000m. Điểm thấp nhất của khu bảo tồn là 760m và cao nhất là 1322m trên mực nước biển.
Sức quyến rũ đặc biệt của hẻm núi xinh đẹp này nằm ở địa hình độc đáo của con sông Uvac và những khúc quanh co uốn lượn. Qua thời gian, sông Uvac đã khoét sâu vào cao nguyên Pešter của khối núi đá vôi để tạo ra những đường cong ngoạn mục nhất, hình thành nên hẻm núi Uvac tuyệt đẹp.
Con sông uốn lượn quanh co như một cung đèo đường thủy tuyệt đẹp.
Các khúc quanh của sông Uvac giống như một mê cung, và ở một số khúc cua, độ quanh co lên đến 270 độ. Dòng sông xanh uốn lượn như một dải lụa xuyên qua đá vách đá vôi - cảnh tượng kỳ vĩ của thiên nhiên mà du khách có thể chiêm ngưỡng tại các đài quan sát Molitva hoặc Veliki.
Cảnh quan ngoạn mục của hẻm núi Uvac nhìn từ trên cao.
Được coi là một trong những “khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt”, khu vực lãnh thổ xung quanh sông Uvac là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật độc đáo với 219 loài thực vật, 24 loại cá và 130 loài chim, bao gồm cả loài kền kền Griffon - một loại kền kền ăn xác thối đặc biệt từng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở Serbia.
Khu vực này đặc biệt nổi tiếng với những người yêu kền kền, vì nó là khu bảo tồn cho kền kền Griffon, một loài chim đặc trưng với sải cánh có thể dài tới 3m.
Người dân địa phương và các nhà bảo tồn đã phát quang một khu vực để họ có thể thường xuyên thả xác động vật nhằm cung cấp thức ăn cho kền kền. Điều này đã tác động mạnh mẽ và giúp tăng số lượng giống loài này lên đến 50 con, khiến nơi đây trở thành thuộc địa của kền kền Griffon lớn nhất ở châu Âu.
Bạn có thể tận hưởng khung cảnh ấn tượng của khu bảo tồn và ngắm nhìn loài kền kền Griffon sải cánh bay trên trời bằng cách đi bộ đường dài trên lối mòn dẫn quanh hẻm núi, hoặc thưởng ngoạn sông Uvac bằng thuyền.
Du khách có thể đi thuyền trên sông Uvac...
Hoặc thưởng ngoạn khung cảnh từ đài quan sát từ trên cao.
Theo Cersie/VTC News