Ở đâu đó trong sa mạc Atacama của Chile có một bức tượng kỳ lạ nằm lọt thỏm giữa khoảng không rộng lớn thu hút du khách tham quan.
Một góc sa mạc Atacama, Chile.
Cách thành phố Antofagasta khoảng 60km, băng qua vùng sa mạc rộng lớn này là Pan American Highway, còn được gọi là Đường số 5 ở Chile. Dọc theo đường cao tốc, từ hư không, một bàn tay khổng lồ vươn lên từ cát sẽ dần hiện ra trước mắt du khách.
Mano del Desierto dịch từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa “bàn tay của sa mạc”, là tên gọi của tác phẩm điêu khắc ấn tượng này. Công trình được xây dựng bởi nhà điêu khắc người Chile - Mario Irarrázabal. Ông là một nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực điêu khắc, các tác phẩm của ông được ca ngợi trên toàn thế giới do tính độc đáo và cảm xúc mà chúng thể hiện.
Tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ người Chile đã được ra mắt từ năm 1992.
Bàn tay khổng lồ có nền bằng sắt và bê tông cao 11 mét, nằm ở độ cao 1.100 mét so với mực nước biển. Tác phẩm này được khánh thành vào ngày 28/3/1992 và được tài trợ bởi Corporacíon Pro Antofagasta -một tổ chức thúc đẩy địa phương.
Hằng năm, các tình nguyện viên phải thường xuyên lau chùi, xóa đi những bức vẽ graffiti của người đến tham quan.
Một số khác cho rằng bàn tay là biểu tượng cho ý chí và sự phấn đấu của con người ngay cả trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất. Bản thân tác giả phần nào đã đề cập rằng tác phẩm của mình là hiện thân của sự cô đơn và đau khổ của một người mà không ai để ý đến.
(Ảnh: sierra.somewhere)
Cersei(Tổng hợp)
Phát lộ thành phố bị mất tích 3.400 năm dưới lòng sông.
Dòng sông trơ cạn đã giúp các nhà khảo cổ khai quật được thành phổ bị mất tích hơn 3.400 năm. |
Ngôi làng này được xây dựng khoảng thời gian giữa năm 1475 và 1275 trước Công nguyên (thời kỳ Đồ đồng) khi đế chế Mitanni thống trị ở khu vực Tigris. Nó đã hiện ra bên ngoài khu bảo tồn Mosul, trên sông Tigris ở Kemune, khi hạn hán khiến mực nước sông trơ cạn hồi đầu năm nay và làm lộ ra thành phố cổ đại này.
Khu định cư xây bằng tường gạch này bao gồm một cung điện, nhiều tòa tháp và các tòa nhà cao tầng cũng như các cấu trúc to lớn khác. Nó có thể là đại diện cho thị trấn cổ Zakhikhu, một trung tâm thương mại trong lòng vương quốc Mitanni.
Tiến sỹ Ivana Puljiz, thuộc đại học Freiburg cho biết, sự hợp tác tích cực của Tổ chức khảo cổ học người Kurd, đã giúp nhóm khảo cổ quốc tế tìm ra thành phố cổ đã mất tích mấy ngàn năm. Việc phát lộ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó đã phát hiện ra nhiều đồ vật được cất giữ tốt và kể ra câu chuyện của toàn bộ khu vực này.
Các hiện vật được tìm thấy ở thành phố cổ bị mất tích. |
Khu vực này chưa bao giờ được các nhà khảo cổ học khám phá từ trước, khi nó bị ngập khoảng 40 năm trước khi khu bảo tồn Mosul được xây dựng. Từ hồi tháng 12 năm ngoái, khi khu vực này bị hạn nặng, khiến cho các cộng đồng sinh sống gần đó phải rút nước từ đập để làm nước sinh hoạt.
Sau đó, các sự kiện không có kế hoạch đã khiến các nhà nghiên cứu người Kurd và người Đức bắt đầu khai quật và lập bản đồ thành phố này trước khi thành phố cổ đại hiện ra.
Khu vực Zakhikhu đã bị phá hủy hoàn toàn bởi một trận động đất vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 100 tấm bảng hình nêm, một số vẫn bị vùi trong đất sét, có ghi niên đại của thời kỳ ngay sau thảm họa này xảy ra. Những dòng chữ này có thể cung cấp thông tin giá trị về sự di cư của xã hội loài người và thời kỳ kết thúc của kỷ nguyên Mittani.
Tiến sỹ khảo cổ học Peter Pfalzner cho biết, những tấm bảng hình nêm này được làm từ loại đất sét không nung và tồn tại được nhiều thập kỷ dưới nước là một điều kỳ lạ.
Ngôi đền đôi trên chóp đá cheo leo
Hàng trăm triệu năm trước, núi Phạm Tịnh từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương. Những cảnh quan tuyệt đẹp như vách đá dốc đứng, thung lũng sâu và thác nước hình thành từ 1 đến 1,4 tỷ năm trước còn tồn tại nguyên vẹn đến nay. Toàn bộ dãy núi Phạm Tịnh là một trong năm ngọn núi thiêng trong Phật giáo, được người dân Trung Quốc coi là bồ đề của Phật Di Lặc. Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy núi là nơi có nhiều chùa Phật giáo xây từ thời cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn đều bị phá hủy trong thế kỷ 16, ngày nay còn lại ít nhất 50 ngôi chùa. Phạm Tịnh Sơn được công nhận là Di sản Thiên nhiên của UNESCO vào năm 2018.
Baodantoc.vn