Vì sao nói nghèo không thăm họ hàng, giàu không về quê hương? Người xưa dạy con cháu thật thấm thía, ngẫm câu 'Nghèo không thăm họ hàng, giàu không về quê hương' lại càng cho thấy bài học ý nghĩa để giúp mỗi người tránh phải đi đường vòng trong kiếp nhân sinh.
Nghèo không thăm họ hàng, giàu không về quê hương
Vào lúc thất bại, bần cùng không nên đến gần gũi thăm hỏi người thân và bạn bè bởi khi bạn ở giai đoạn khó khăn, không phải ai cũng sẵn lòng giúp đỡ. Cố gắng ít lui tới làm phiền người thân, việc gì tốt nhất cũng nên dựa vào chính mình.
Ông bà xưa có răn: “Ba năm đến nhà người thân một lần sẽ được hoan nghênh. Nếu ba ngày đến một lần sẽ không được chủ nhà chào đón thậm chí còn bị coi như chó tới ăn vụng”.
Còn sau khi thành công, trở về quê hương sẽ có nhiều người chạy theo, đại đa số là những kẻ nịnh nọt vì danh vì lợi. Dù bạn có giúp hay không, giúp ít hay nhiều đều khó làm họ hài lòng. Do vậy, có thể mang đến cho bạn những rắc rối và tranh chấp không đáng có.
Vì vậy khi bạn nghèo mà bạn đến gặp họ hàng thân thích nhất định sẽ bị ghét, khi giàu có mà quay về quê nhất định sẽ chịu không ít lời ra tiếng vào. Sự lạnh nhạt đến từ chính những người thân là thứ khiến ta buồn nhất. Chỉ khi nắm bắt tốt giới hạn này, bạn mới có thể duy trì được tình nghĩa anh em.
Ảnh minh họa
Trời đất không tự cao, bao dung vạn vật
Ông trời trước giờ không bao giờ khoe khoang mình cao rộng ra sao nhưng vẫn có thể bao quát được hết toàn bộ người và việc. Mẹ đất cũng chẳng bao giờ nói mình rộng lớn nhưng lại có thể dung nạp tất cả mọi người. Nhưng cuộc sống có một số người suốt ngày tự khoe khoang, cho rằng chút thông minh của mình là hơn người.
Một người càng khoe khoang cái gì, chứng tỏ họ càng thiếu cái đó. Người càng khoe khoang tài năng kiến thức của bản thân, chỉ càng cho thấy anh ta không có bao nhiêu kiến thức.
Người thực sự có tu dưỡng chưa bao giờ khoe khoang, phô trương bản thân, tuy nhiên những lời họ nói ra đều có sức mạnh.
Thông minh mà ăn nói hồ đồ sẽ càng khiến người khác chán ghét. Nói ít đi làm nhiều lên sẽ thuyết phục hơn, chứng tỏ sức mạnh của mình bằng những hành động thiết thực.
Ảnh minh họa
Sống ở đời cần “mắt nhắm mắt mở"
Hãy học cách mở một mắt nhắm một mắt, như vậy sẽ tốt cho bản thân và người khác. Không phải bất kể việc gì cũng nói hết ra, học cách bao dung với khuyết điểm của người khác.
Hãy nhìn vào ưu điểm và sở trường của đối phương để bao dung khuyết điểm của họ. Nhìn thấu nhưng không nói rõ ra, mới là đại trí tuệ trong đối nhân xử thế.
Con người không ai hoàn hảo, quả dưa cũng không tuyệt đối tròn
Trên đời không có gì là hoàn hảo tuyệt đối, ngay cả quả dưa cũng không phải là hình tròn tuyệt đối.
Đời người cũng vậy, không ai là hoàn hảo cả, mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng.
Đừng tự mãn và cười nhạo người khác vì ưu điểm của bản thân, cũng đừng mất tự tin vì khuyết điểm, hãy học cách nhìn vào sở trường của mình. Nếu bạn cứ chăm chăm vào những khuyết điểm của tự thân, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy vui vẻ. Làm người, nhất định phải học cách tiếp nhận một bản thân không hoàn mỹ, làm bạn với những khuyết điểm của mình.
Trong kiếp nhân sinh này, hãy học cách bao dung với bản thân, có như vậy cuộc sống mới an nhàn tự tại, những hối tiếc mới phần nào nguôi ngoai.
T. Linh
9 bài học ẩn chứa triết lý sâu sắc của cuộc đời
Mai Mai (Theo Sohu)
Có những câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang triết lý sâu sắc.
Dưới đây là những câu chuyện tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng những bài học và triết lý sống sâu sắc khiến chúng ta không khỏi phải suy ngẫm.
CÂU CHUYỆN 1 :
Một hôm, người cha lỡ làm lạc mất chiếc đồng hồ đeo tay, ông bực bội lục lọi tìm kiếm khắp nơi, nhưng tìm cả buổi cũng không thấy. Đợi đến khi ông ra ngoài, đứa con lặng lẽ vào phòng, trong chốc lát đã tìm được.
Người cha hỏi: Sao mà con tìm ra được vậy?
Đứa con trả lời: Con chỉ ngồi im lặng, một lát sau có thể nghe được âm thanh tí tách nho nhỏ, thế là con tìm ra.
Cảm ngộ: Chúng ta càng nôn nóng tìm kiếm, càng tìm không ra thứ mình muốn tìm, chỉ có bình tĩnh lại, mới nghe được âm thanh trong đáy lòng.
CÂU CHUYỆN 2 :
Người nam: Ông chủ, tắm ở đây bao nhiêu tiền?
Chủ tiệm: Nhà tắm công cộng nam thì 10 đồng, nhà tắm công cộng cho nữ thì 100 đồng.
Người nam: Ông định cướp tiền thiên hạ chắc…
Chủ tiệm: Bây giờ anh muốn nhà tắm nam hay nữ đây?
Người nam… quả quyết đưa 100 đồng, rồi bước vào nhà tắm dành cho nữ, phát hiện ra toàn là đàn ông ở đó cả!
Anh em trong bồn tắm: Hãi, lại thêm 1 thằng nữa!
Cảm ngộ: Tiêu thụ trong kinh doanh từ trước tới giờ không dựa vào giá thấp mà bán được hàng, mấu chốt là phải dẫn dắt được nhu cầu khách hàng.
CÂU CHUYỆN 3 :
Chỉ khi chiếc ly không đựng gì, mọi người mới nhìn đó là chiếc ly. (Ảnh qua Twitter)
Khi trong ly thủy tinh đựng đầy sữa bò, mọi người nói “đây là sữa bò”; khi đựng đầy dầu, mọi người nói “đây là dầu”; chỉ khi chiếc ly không đựng gì, mọi người mới nhìn đó là chiếc ly.
Cảm ngộ: Cũng như vậy, khi trong lòng chúng ta tràn đầy học vấn, tài phú, quyền thế, thành tựu và thành kiến, thì đã không còn là chính mình. Thường khi đã có được hết thảy mọi thứ, lại không thể là chính mình.
CÂU CHUYỆN 4 :
Một nữ đồng sự xinh đẹp, quyến rũ được chồng mang đồ ăn trưa đến công ty, không nói chuyện câu nào đã vội rời đi.
Một đồng nghiệp nam thấy vậy bèn hỏi: “Ai vậy?”
Người nữ: Người giao hàng đấy!
Người nam: Sao không thấy trả tiền?
Người nữ: Không cần đâu, buổi tối ngủ với người đó một giấc là được rồi!
Ngày hôm sau, người nam đồng nghiệp mang đến cho người nữ một bữa trưa 4 món cơm canh đầy đủ….
Cảm ngộ: Hình thức buôn bán không thể đơn giản bắt chước. Hình thức của người khác nhất định đã bao gồm những điều kiện và tiêu chuẩn yêu cầu từ trước, muốn bắt chước hình thức đó nhất định phải có tìm hiểu và biện pháp tương xứng.
CÂU CHUYỆN 5 :
Hai con hổ, một con trong lồng, một con ở nơi hoang dã. Cả hai đều tự thấy hoàn cảnh của mình không tốt, luôn thấy hâm mộ đối phương. Chúng quyết định trao đổi cho nhau. Lúc đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng lâu sau cả hai con đều chết: Một chết vì đói khát, một chết vì u buồn.
Cảm ngộ: Đôi khi, con người không thấy hài lòng với hạnh phúc mình đang có, cứ luôn hướng mắt về hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, ai cũng có chỗ yêu thích và đáng ngưỡng mộ cả.
Hãy hạnh phúc với những gì bạn đang có.
CÂU CHUYỆN 6 :
Sư phụ: Nếu các con muốn nấu một bình nước sôi, nhóm lửa đến nửa chừng rồi mới phát hiện không đủ củi, các con làm thế nào đây?
Có đệ tử nói phải nhanh đi tìm củi, có đệ tử nói đi mượn, có đệ tử nói đi mua.
Sư Phụ: Vậy tại sao các con không đổ một ít nước ra khỏi bình?
Cảm ngộ: Chuyện trên đời không phải tất cả đều như ý mình được, có xả bỏ đi mới đắc được.
CÂU CHUYỆN 7 :
Một người Bắc Kinh, năm 1984, vì muốn thực hiện giấc mộng xuất ngoại, đã bán đi căn nhà cấp 4 ở trên đường cái, được 30 vạn Nhân dân tệ, ly biệt quê hương đến Italia đãi vàng…
Tha hương phiêu bạt, mưa lớn phải đi giao hàng, nửa đêm học ngoại ngữ, sống trong khu ổ chuột bị hiếp đáp 7 lần, bị đánh 3 lần… vất vả dành dụm, đến nay đầu đã bạc phơ, 30 năm rồi, cuối cùng cũng tích lũy được 1 triệu EUR (khoảng 7,68 triệu Nhân dân tệ), dự định sẽ về quê dưỡng lão, tận hưởng vinh hoa.
Về đến Bắc Kinh, mới phát hiện căn nhà cấp 4 năm đó bán đi giờ đang treo bảng nhờ môi giới bán với giá 80 triệu Nhân dân tệ, trong chốc lát người này dường như sụp đổ…
Cảm ngộ: Có lẽ, con người hơn nửa cuộc đời là dọ dẫm, bận bịu ngược xuôi… Có đôi khi, lựa chọn so với cố gắng lại quan trọng hơn!
CÂU CHUYỆN 8 :
Buông tay sẽ nhẹ nhõm hơn. (Ảnh qua PicsArt)
Cụ già nói với đứa trẻ: Nắm chặt nắm tay của con lại, nói cho ông biết con thấy thế nào?
Đứa trẻ nắm chặt tay lại rồi nói: Hơi mệt ông ạ!
Cụ già: Thử nắm chặt một chút nữa xem!
Đứa trẻ: Con thấy mệt hơn ông ạ! Có một chút tức thở!
Cụ già: Vậy thì con buông tay ra!
Đứa trẻ thở một mạch: Thoải mải hơn nhiều rồi ạ!
Cụ già: Khi con thấy mệt, con càng nắm chặt con càng mệt, buông nó ra, sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều!
Cảm ngộ: Đạo lý đơn giản, biết buông tay mới thấy nhẹ nhõm!
CÂU CHUYỆN 9 :
Nước hoa của công ty bách hóa, 95% là nước, còn 5% là khác nhau, đó đều là nhờ bí mật công thức khác nhau. Con người cũng như vậy, 95% mọi thứ căn bản là như nhau, khác biệt chỉ then chốt ở 5% mà thôi, bao gồm đặc sắc tu dưỡng, hay dục vọng, đau khổ, hạnh phúc của mỗi người.
Cảm ngộ: Tinh dầu phải sắc 5 năm, 10 năm mới thêm vào được nước hoa, con người cũng vậy, phải kinh qua phát triển rèn luyện, mới có được “hương vị” độc nhất vô nhị.
Sưu Tầm
Niềm vui cuộc sống của tuổi già.
Đời người
thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong khuôn
viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua rồi. Đời
người thoáng chốc đã già !
Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày… rồi không biết được bao nhiêu ngày nữa.
Hạnh phúc
là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui
ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xãy ra trong đời sống.
Hạnh phúc là những gì hiện đang ở chung quanh chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Nhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm: “Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc. Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”…
Tiền rất quan trọng trong đời sống của con người nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền và cũng đừng lệ thuộc vào đồng tiền, mặc dù biết rằng nếu không có tiền thi làm sao chúng ta sống, làm sao để được thoải mái. Ta vẫn biết khi ta ra đời, ta đâu có mang nó đến và khi ra đi, chúng ta cũng không mang nó theo.
Đồng tiền
có thể mua một lâu đài to lớn nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình.
Đồng tiền
giúp chúng ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống nhưng đồng tiền
không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời sống.
Quãng đời
còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải
làm cho cuộc đời thêm phong phú .
Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình.
Vào trong internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt.
Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rổi đi làm những việc từ thiện xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.
Hơn nửa đời, chúng ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẽ.
Việc gì muốn
thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay
không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức,
ăn uống quá kiêng cữ thì không đủ chất bổ dưởng, quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn
ào thì khó chịu…
Cuộc sống tuổi già thật đa dạng, nhiều màu sắc nên ta cần có nhiều bạn bè, nhiều nhóm bạn bè hoặc tham dự vào những sinh hoạt trong các Hội đoàn ái hữu lành mạnh. Gặp bạn, nói ra những điều phiền muộn cho nhau nghe. Hãy tìm cách gặp gỡ bạn bè và người thân vì không còn nhiều thời gian nữa.
Một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chổ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghỉ là: “ Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nửa”. Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng.
Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một liều thuốc bổ mà không Bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được.
Ở tuổi hiện
tại, chúng ta đừng nghĩ đến đồng tiền, đừng nghĩ đến giàu hay nghèo nữa và cũng
đừng than trách hay hối hận vì những lầm lỗi trong quá khứ và cũng đừng tự hỏi
là tại sao bây giờ ta không có nhiều tiền. Đừng nói ta không có tiền.
Có những thứ hiện đang chung quanh ta rất quí giá mà có nhiều tiền cũng không mua được, đó là người phối ngẫu của chúng ta.
Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc chúng ta để lại cho người khác xài. Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già.
Rồi ta tìm đến những người bạn cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại.
Cuối tuần, hẹn nhau với người bạn đi câu cá, hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và cũng để cho tâm tư lắng đọng, tinh thần thanh thản. Đó là những niềm vui trong cuộc sống cuả tuổi già.
theo ngaymoionline